Tiểu luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Liên Minh

Tài chính DN là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động phân phối sử dụng và quản lí vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.Vốn kinh doanh là biểu hiện về mặt giá trị tính bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tổng thể các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh lam cơ sở cho việc đưa ra những quyết định. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm nhận thức đánh giá một cách đúng đắn toàn diện và khách quan tinh hình khả năng tài chính DN thấy được sự tác động ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Liên Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tài chính DN là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động phân phối sử dụng và quản lí vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.Vốn kinh doanh là biểu hiện về mặt giá trị tính bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tổng thể các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh lam cơ sở cho việc đưa ra những quyết định. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm nhận thức đánh giá một cách đúng đắn toàn diện và khách quan tinh hình khả năng tài chính DN thấy được sự tác động ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh Với mục đích như vậy nhóm 4 lớp HK1B2 chúng em quyết định lựa chọn đề tài thảo luận : “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Liên Minh “ 1.Giới thiệu chung về công ty 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH Tên giao dịch : ALLIANT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : ALLIANT, JSC Địa chỉ trụ sở chính : Phòng 401,tầng 4 ,trung tâm giao dịch CNTT ,185 Giảng Võ,Phường Cát Linh,Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội Điện thoại :5729777 Fax:5735015 Email : contac@allian-corp.com 1.2.Ngành nghề kinh doanh : - Tư vấn về quản lí kinh doanh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thông tin viễn thông - Sản xuất ,buôn bán ,lắp ráp máy móc thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông - Cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông bao gồm hệ thống phần cứng và phần mềm - Dịch vụ đào tạo về quản lý kinh doanh ,công nghệ thông tin và viễn thông - Đại lí mua,đại lí bán ,kí gửi hàng hóa. 1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy kế toán của công ty Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thương mại Phú Xuyên được tổ chức gọn nhẹ, khoa học phù hợp với đặc điểm kinh doanh và điều lệ hoạt động của công ty bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng chức năng. Mỗi phòng đều có chức năng và quyền hạn riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh sao cho toàn bộ các hoạt động đều diễn ra nhịp nhàng ăn khớp, nhằm thực hiện thống nhất các mục tiêu của công ty. * Ban lãnh đạo gồm có hai thành viên: - Giám đốc: Ông Cao Kim ánh - Phó giám đốc: Ông Nguyễn Cao Xạ - Phòng kinh doanh: Có 8 thành viên. Phòng kinh doanh có chức năng nhiêm vụ là trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của Công ty; đại diện cho Công ty đàm phán với các đối tác làm ăn; quản lý và theo dõi tình hình kinh doanh của các cửa hàng. Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và Phó Giám đốc. - Phòng kế toán tài chính: Gồm 5 thành viên Phòng kế toán tài chính có chức năng, nhiệm vụ là thực hiện công tác kế toán sổ sách chứng từ theo luật định: Quản lý các hoạt động tài chính của Công ty; quản lý các tài khoản, ngân quỹ; trực tiếp giao dịch với các tổ chức tài chính. Phòng kế toán tài chính chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và Phó Giám đốc. - Phòng kế toán tài chính có 5 thành viên: + 1 kế toán trưởng + 1 kế toán tổng hợp + 1 kế toán tiền lương,TSCĐ,vật tư hàng hoá + 1 kế toán doanh thu,công nợ, thanh toán với khách hàng + 1 thủ quỹ Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty CP Liên Minh Với chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính, phòng kế toán tài chính của Công ty góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch SXKD hàng năm của công ty. Có thể nói, phòng kế toán tài chính là người trợ lý đắc lực cho ban lãnh đạo công ty trong việc ra các quyết định điều hành quá trình SXKD một cách đúng đắn và hiệu quả. Phòng kế toán có nhiệm vụ chính là thu thập, ghi chép, thu thập và tổng hợp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và phản ánh các hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của công ty mà bộ máy kế toán tài chính được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành, bao quát chung toàn bộ công việc trong phòng: Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong công ty, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, vận dụng sáng tạo hình thức và phương pháp kế toán phù hợp với điều kiện và đặc điểm hoạt động SXKD của công ty. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kế toán tổng hợp, lập BCTC của công ty, phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán, tổ chức tổng hợp và chi tiết nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của đơn vị. - Kế toán tiền lương, TSCĐ, vật tư hàng hoá: Đảm bảo theo dõi quá trình nhập xuất hàng hoá trong công ty, tính lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi TSCĐ. - Kế toán doanh thu, công nợ, thanh toán với khách hàng: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, doanh thu, công nợ, tiền gửi, tiền vay của công ty,. . . - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt cho các đối tượng sử dụng theo phiếu thu, phiếu chi đã được người có thẩm quyền ký duyệt. Với cách sắp xếp và bố trí nhân viên trong phòng kế toán như vậy đã tạo cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả cao, đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm của kế toán. Công ty tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Hình thức này phù hợp đặc điểm kinh doanh của Công ty vì các cửa hàng của công ty có địa điểm khá xa công ty. áp dụng hình thức kế toán này đảm bảo công tác kế toán đầy đủ kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có thể minh hoạ bộ máy tổ chức công tác kế toán của công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty . 2.Phân tích tình hình tài chính tại công ty 2.1.Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản trong mối liên hệ DT và LN Các chỉ tiêu  Năm trước  Năm nay  So sánh    ST  TT  ST  TT  ST  TL  TT   1. Giá trị TS bình quân  9.922.087.156,5  100  10.070.354.726,5  100  148.267.570  1,49    a. TSNH bq  9.815.893.658,5  98,93  9.953.768.881,5  98.84  137.875.223  1,4  -0,09   b. TSDH bq  106.193.498  1.07  116.585.845  1.16  10.392.347  9,79  0,09   2. Tổng DT thuần  1.008.113.918   2.041.277.035   1.033.163.117  102,48    3. Lợi nhuận thuần KD  36.040.852   52.193.138   16.152.286  44,82    Tổng giá trị tài sản bq của DN năm nay so với năm trước tăng 1,49% tương ứng với mức tăng là 148.267.570 đồng trong đó : - Tài sản ngắn hạn bq tăng 1,4% tương ứng với mức tăng là 137.875.223 đồng - Tài sản dài hạn bq tăng 9,79% tương ứng với mức tăng là 10.392.347 đồng Như vậy ,tài sản của DN tăng chủ yếu là do tăng tài sản dài hạn,tài sản nhắn hạn có tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp. Đối chiếu tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh ta thấy : Doanh thu bán hàng thực hiện so với năm trước tăng 102,48% tương ứng với mức tăng là 1.033.163.117 đồng:lợi nhuận kinh doanh tăng 44,82% tương ứng với mức tăng là 16.152.286 đồng.Như vậy, việc đầu tư quản lí và sử dụng tài sản của Dn năm nay so với năm trước là tốt hơn đảm bảo cho việc tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh. Mặt khác ta thấy tỉ lệ tăng của doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ tăng của tài sản điều đó là rất tốt vì nó đã việc tăng tài sản như vậy là hợp lí góp phần vào việc tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh. Phân tích cơ cấu tài sản của DN ta thấy: Tài sản ngắn hạn bq của DN chiếm tỉ trọng lớn tăng 1,4% còn tài sản dài hạn bq chiếm tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều tăng lên 9,79 % đã làm cho cơ cấu của 2 loại tài sản này thay đổi cụ thể là TSNH bq giảm đi 0,09 % còn TSDN bq tăng them 0,09 %.Tuy vậy xét tổng thể thì TSNH bq vẫn lớn hơn TSDH bq điều đó chứng tỏ cơ cấu tài sản của Dn là hợp lí. 2.1.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn  Nguồn vốn kinh doanh của DN cuối năm so với đầu năm tăng 4,47% tương ứng với mức tăng 440.100.697 đồng trong đó: - Nợ phải trả tăng thêm 42.153,04 % tương ứng với mức tăng 426.717.802 đồng. - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 0,14% tương ứng với mức tăng 13.382.895 đồng. Như vậy nguồn vốn kinh doanh tăng chủ yếu được huy động từ nguồn nợ phải trả. Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ta thấy : Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn vốn chủ sở hữu dù cuối năm tỷ trọng của nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn so với đầu năm nhưng so với vốn CSH vẫn nhỏ hơn.điều đó chứng tỏ rằng tình trạng nợ đang tăng lên nhưng mức độ tự chủ vẫn tốt 2.1.3.Phân tích mối quan hệ giữa các loại nguồn vốn với các loại tài sản Bảng 1: Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với tài sản Các khoản mục  Năm 2007  Năm 2008  TL(%)  So sánh                  ST  TL(%)   1. Nguồn vốn chủ sở hữu  9.849.292.072  9.862.674.967  100,14  13.382.895  0,14   2. Tài sản dài hạn  98.693.498  134.478.192  136,26  35.784.694  36,26   3. So sánh  9.750.598.574  9.728.196.775            Nhân xét : Năm 2008 NVCSH lớn hơn nhiều so với TSDH là 9.750.598.574đ, năm 2008 NVCSH nhiều hơn TSDH là 9.728.196.775đ. Như vậy ,tình hình tài chính của DN là tốt, đảm bảo kinh doanh ổn định,có khả năng tự chủ về tài chính ,vì DN đủ bù đắp cho TSNH đáp ứng VCSH > TSDH và có phần dôi ra. Nhu cầu hoạt động kinh doanh bình thường. Bảng 2:Phân tích tình hình nguồn vốn thường xuyên, nguồn vốn luân chuyển Các chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  So sánh               ST  TL(%)   1. NVCSH  9.849.292.072  9.862.674.967  13.382.895  0,14   2. Nợ phải trả  0  0  0  0,00   3. NV thường xuyên (=1+2)  9.849.292.072  9.862.674.967  13.382.895  0,14   4. TSDH  98.693.498  134.478.192  35.784.694  36,26   5. NV luân chuyển (=3-4)  9.750.598.574  9.728.196.775  -22.401.799  -0,23   6. TSNH  9.751.610.880  10.155.926.883  404.316.003  4,15   7. Chênh lệch (=6-5)  1.012.306  427.730.108  426.717.802      Nhận xét : Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên năm 2008 so năm 2007 tăng 13.355.895 đ, tỷ lệ tăng 0.14% ,trong đó NVCSH tăng 13.355.395 đ ,tỷ lệ tăng 0,14% , còn nợ dài hạn không đổi . Như vậy , NV thường xuyên tăng chủ yếu là từ NVCSH TSDH tăng 35.784.694 tỷ lệ tăng 36,26%. Sau khi bù đắp cho TSDH, NV thường xuyên còn lại (NV luân chuyển) 2008 là 9.728.196.775đ, giảm 22.401.799 đ, tỷ lệ giảm 0,23% so với nămn 2007. Như vậy, khả năng NV cho HĐKD năm 2008 không tốt bằng năm 2007. Tuy nhiên, so với giá trị của TSNH thì năm 2007 còn thiếu 1.012.306 đ, cuối năm 2008 còn thiếu 427.730.105 đ, DN phải huy động từ nguồn vốn vay và nợ ngân hàng. Như vậy, tình hình huy động NVKD bù đắp cho các loại TS của DN là không tốt. 2.2.Phân tích tài sản ngắn hạn 2.2.1.Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản ngắn hạn  Nhận xét: Như vậy qua bảng số liệu ta thấy:Tài sản ngắn hạn năm nay so với năm trước tăng 404.316.003 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4% ,do đó đánh giá  chung việc quản lý tài sản ngắn hạn là tốt. Phân tích chi tiết khoản các khoản mục: -Tiền và các khoản tương đương tiền:giảm 118.268.796 đồng, tỷ lệ giảm 14,1% -Trả trước cho người bán: giảm 6.000.000 đồng ,tỷ lệ giảm 1% -Thuế và các khoản thu khác nhà nước: giảm 2.148.871 đồng,tỷ lệ giảm là 42,2% - Phải thu của khách hàng: tăng 497.333.670 đồng -Tài sản ngắn hạn khác:tăng 33.400.000 đồng Như vậy tài sản ngắn hạn tăng là do khoản phải thu khách hàng và tài sản ngắn hạn khác là tăng so với năm trước không có. Phân tích tỷ trọng của các khoản mục ta thấy: - Khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất  nhưng giảm mạnh nhất là 3,63%. - Tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ trọng giảm là 1,51%. - Trả trước cho người bán có tỷ trọng giảm là 0,061% - Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước có tỷ trọng giảm là 0,022% - Phải thu khách hàng có tỷ trọng tăng là 0,05% - Tài sản ngắn hạn khác có tỷ trọng tăng là 0,33%. Như vậy việc phân bổ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh là tốt. 2.2.2.Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nợ phải trả Các chỉ tiêu  Số đầu năm  Số cuối kỳ     So sánh            ST  TT  ST  TT  ST  TL  TT   I. Nợ ngắn hạn  1.012.306  100  427.730.108  100  426.717.802  42.153,04      1. Vay và nợ ngắn hạn  0  0  0  0  0         2. Phải trả người bán  0  0  94.150.060  22,01  94.150.060     22,01   3. Người mua trả tiền trước  0  0  0  0  0         4. Thuế và các khoản phải nộp NN  21.306  2,10  21.306  0,005  0     -2,10   5. Phải trả người lao động  0  0  0  0  0         6. Chi phí phải trả  0  0  331.684.742  77,55  331.684.742     77,55   7. Phải trả nội bộ  0  0  0  0  0         8. Phải trả theo tiến độ HĐ XD  0  0  0  0  0         9. Các khoản phải trả, pnộp khác  991.000  97,90  1.874.000  0,44  883.000  89,10  -97,46   10. Dự phòng phải trả NH  0  0  0  0  0         II. Nợ phải trả  0  0  0  0  0         1. Phải trả dài hạn người bán                        2. Phải trả dài hạn nội bộ                        3. Phải trả dài hạn khác                        4. Vay và nợ dài hạn                        5. Thuế TN hoãn lại phải trả                        6. Dự phòng trợ cấp mất vc làm                        7. Dự phòng phải trả dài hạn                        Tổng  1.012.306     427.730.108     426.717.802  42.153,04      Nhận xét: Nợ phải trả cuối kỳ của Công ty tăng 426.717.802 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 42.153,04 %. Trong đó, tỷ lệ tăng hoàn toàn là do khoản nợ ngắn hạn tăng, Cụ thể: Trong nợ NH, khoản phải trả người bán tăng 94.150.060 đồng .Thuế và các khoản phải nộp nhà nước không biến động. Chi phí phải trả tăng 331.684.742 đ .Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng 883.000 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 89,10%. Phân tích tỷ trọng của các khoản mục ta thấy :Khoản mục phải trả cho người bán tăng lên 22,01% ; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 2,1% ; Chi phí phải trả tăng lên 77,55% ; Các khoản phải trả ,phải nộp khác giảm 97,46%. Qua biểu phân tích trên ta thấy tình hình nợ phải trả của Công ty tăng cao chủ yếu là do khoản tăng nợ phải trả. Khoản chi phí phải trả của công ty quá cao, điều này không phù hợp với tình hình biến động chung của các khoản nợ. Từ đó, công ty cần xem xét điều chỉnh các khoản phí phải trả cho phù hợp. 2.2.3. .Phân tích tình hình biến động và cơ cấu hàng tồn kho Khoản mục  Năm 2007     Năm 2008     So sánh            ST  TT  ST  TT  ST  TL  TT   Hàng mua đang đi đường  1.050.000  35,22  783.750  52,28  -266.250  -25,36  17,06   Công cụ dụng cụ  315.540  10,58  240.825  16,06  -74.715  -23,68  5,48   Hàng hóa  735.357  24,67  213.511  14,24  -521.846  -70,96  -10,42   Hàng gửi đi bán  880.289  29,53  261.100  17,42  -619.189  -70,34  -12,11      2.981.186  100  1.499.186  100  -1.482.000  -49,71      Nhận xét: So với năm 2007, tổng trị giá hàng tồn kho năm 2008 của DN giảm 1.482.000 đ, tỷ lệ giảm 49,71%. Trong đó: -Hàng mua đang đi đường giảm 266.250 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 25,36% -CCDC giảm 74.715 đ, tỷ lệ giảm 23,68% -Hàng hóa giảm 521.846 đ, tương ứng với tỷ lệ giảm 70,96% -Hàng gửi bán giảm 613.189 đ, tương ứng tỉ lệ giảm 70,34% Phân tích tỷ trọng các khoản mục trên ta thấy, -Hàng mua đang đi đường chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng 17,06% -Hàng gửi bán có tỷ trọng giảm 12,11% -Hàng hóa có tỷ trọng giảm 10,42 % -CCDC có tỷ trọng tăng 5,48 % Như vậy, so với năm 2007 thì hàng tồn kho năm 2008 giảm, như vậy, khả năng kinh doanh của DN còn hạn chế 2.3. Phân tích tài sản dài hạn 2.3.1.Phân tích chung tình hình biến động và cơ cấu tài sản dài hạn  Nhận xét: Tổng tài sản dài hạn cua DN cuối năm tăng so với đầu năm 36,26% tương ứng với mức tăng 35.784.694 đồng trong đó : - Tài sản cố định giảm 433.216 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5,31% -Tài sản dài hạn khác tăng 36.217.910 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 40% Như vậy tài sản dài hạn của DN tăng chủ yếu là do tăng tài sản dài hạn khác .Trong năm tới DN cần chú ý đến việc đầu tư vốn kinh doanh cho hoạt động đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư. Phân tích kết cấu tỷ trọng các khoản mục tài sản ta thấy:Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản dài hạn.việc giảm TSCD cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN.Đánh giá chung : Chính sách đầu tư ,phân bổ tài sản dài hạn của DN là tườn đối tốt đáp ứng tốt cho nhu cầu hoạt động kinh doanh. 2.3.2. Phân tích chung tình hình biến động và cơ cấu tài sản cố định Các chỉ tiêu  Nam truoc     Nam nay     SS            ST  TT  ST  TT  ST  TL  TT   1. Giá trị tài sản bquan  9.922.087.157  100,00  10.070.354.727  100,00  148.267.570  1,49      a. TSNH bquan  9.815.893.659  98,93  9.953.768.882  98,84  137.875.223  1,40  -0,09   b. TSDH bquan  106.193.498  1,07  116.585.845  1,16  10.392.347  9,79  0,09   2. Tổng doanh thu thuần  1.008.422.890     2.041.649.756     1.033.226.866  102,46      3. Lơi nhuận thuần kinh doanh  36.404.852     52.193.138     15.788.286  43,37      Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy số liệu giữa năm nay và năm trước thay đỏi như sau: Giá trị tài sản bình quân tăng 148.276.570 đồng tương đương tỷ lệ tăng 1,49% trong đó: -Tài sản NH tăng 137.875.223 đồng tương đương tỷ lệ tăng 1,4 % nhưng tỷ trọng giảm 0,09% -Tài sản DH tăng 10.392.347 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,79% đồng thời tỷ trọng tăng 0,09%.Mức tăng của tài sản dài hạn nhanh hơn của tài sản ngắn hạn và tỷ trọng của TSNH cũng giảm trong năm 2008.Như vậy TS của DN tăng chủ yếu là TSDH,TSNH cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp. Đối chiếu với tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận thuần kinh doanh : -Doanh thu thuần tăng 1.003.226.866 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 102,46% -Lợi nhuận kinh doanh tăng 15.788.386 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 43,37% Như vậy việc đầu tư quản lí và sử dụng tài sản của DN năm nay là tốt hơn so với năm trước đảm bảo cho việc tăng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần.Tuy nhiên,tỷ lệ tăng của doanh thu ,lợi nhuận thuần lớn hơn nhiều tỷ lệ tăng của tài sản.Để giữ mức tăng doanh thu ,lợi nhuận thì DN cần chú trọng vào TSNH vì đây là tài sản trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất ,đồng thời giữ nguyên mức tăng của TSDH. 2.4.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.4.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh Chỉ  tiêu  Năm 2007  Năm 2008  So sánh      Số  tiền  %   Tổng vốn kinh doanh BQ  9.992.087.157  10.070354.727  148.267.570  1,4   Doanh thu  1.008.113918  2.041.277.035  1.033.163.117  102,5   Lợi nhuận kinh doanh  36.404.852  52.193.138  15.788.286  43,4   Hệ  số DT/LN  0,102  0,202  0,101  99,5   Hệ  số LN/VKD  0,003  0,005  0,002  41,25   Nhận xét: Vốn kinh doanh đầu tư  vào năm 2008 tăng lên 148.267.570 đồng tương ứng tăng 1,4% so với năm 2007 và Hiệu quả sử dụng vốn năm 2008 tăng lên so với năm 2007, thể hiện cụ thể như sau: Hệ số DT/VKD tăng 0,101 tương ứng tăng 99,5% . và hệ số LN/VKD tăng 0,002 tương ứng tăng 41,25% so với năm 2007. Như vậy có nghĩa là việc tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư thêm cho sản xuất, mua sắm thêm trang thiết bị… đồng thời cải tiến mẫu mã sản phẩm và đẩy nhanh các hoạt động xúc tiến bán hàng cộng thêm các hoạt động bổ trợ khác làm cho doanh
Tài liệu liên quan