Tiểu luận Phân tích và thiết kế hệ thống đăng kí học online

Trường Đại học Tây Bắc áp dụng chế độ học theo tín chỉ và cho phép sinh viên có quyền lựa chọn môn học cho mỗi học kì. Dựa vào kế hoạch đào tạo và dựa vào chương trình khung của từng ngành, hệ thống lập thời khoá biểu dự kiến cho từng môn học của từng ngành trong một học kỳ. Trước khi bước vào học kì mới các giảng viên đăng ký các môn (tối đa là 4 môn) mà mình có thể dạy trong học kì đó. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo và thời khoá biểu dự kiến đã lập, hệ thống hỗ trợ việc hiển thị lịch học dự kiến cho từng Ngành trong từng học kì, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết, số tín chỉ, thời gian học, thời lượng học, số lượng sinh viên tối đa được phép, số lượng sinh viên hiện tại đã đăng kí để Sinh viên có căn cứ lựa chọn. Sinh viên chọn từ 6 đến 8 môn (tối đa 20 tín chỉ) cho mỗi học kì và việc đăng ký được thực hiện trong vòng một tuần. Nếu việc đăng kí của sinh viên không được chấp nhận (trong trường hợp lớp học quá đông hoặc quá ít) thì phải thông báo cho những sinh viên đó để họ đăng kí lại. Khi chấp nhận đăng ký của sinh viên, hệ thống kiểm tra được các ràng buộc sau: • Số tín chỉ đăng ký có nằm trong khoảng tín chỉ tối đa và tín chỉ tối thiểu cho phép. • Các môn tự chọn có thể không nằm trong khung chương trình của ngành. • Đối với sinh viên học 2 ngành, các môn bắt buộc sẽ nằm trong khung chương trình của 2 ngành.

doc62 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích và thiết kế hệ thống đăng kí học online, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỚI UML Đề bài: Phân tích và thiết kế hệ thống đăng kí học online. NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN STT Họ và tên thành viên Nội dung công việc 1 Phạm Quốc Thắng Định hướng công việc, mô tả bài toán, xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ, xác định các yêu cầu hệ thống, xác định các tác nhân của hệ thống. Tham gia phân tích và thiết kế các ca sử dụng, các lớp. 2 Hoàng Thị Lam Xác định các tác nhân của hệ thống, xác định các ca sử dụng của hệ thống, đặc tả các ca sử dụng, tìm lớp, xây dựng biểu đồ trình tự, vẽ biểu đồ lớp, xây dựng biểu đồ thành phần, biểu đồ triển khai. 3 Nguyễn Thị Thanh Hà Xác định các tác nhân của hệ thống, xác định các ca sử dụng của hệ thống, đặc tả các ca sử dụng, tìm lớp, xây dựng biểu đồ trình tự, vẽ biểu đồ lớp, xây dựng biểu đồ thành phần, biểu đồ triển khai. 4 Phạm Quang Trung Thiết kế cơ sở dữ liệu 5 Lê Thị Thanh Huyền Thiết kế giao diện MỤC LỤC I. Giới thiệu chung Hệ thống đăng ký học online: Tên hệ thống: Hệ thống đăng ký học online (University Online Course Registration System) Nhà tài trợ: tổ chức giáo dục (trường đại học, cao đẳng...) 1. Mô tả bài toán Trường Đại học Tây Bắc áp dụng chế độ học theo tín chỉ và cho phép sinh viên có quyền lựa chọn môn học cho mỗi học kì. Dựa vào kế hoạch đào tạo và dựa vào chương trình khung của từng ngành, hệ thống lập thời khoá biểu dự kiến cho từng môn học của từng ngành trong một học kỳ. Trước khi bước vào học kì mới các giảng viên đăng ký các môn (tối đa là 4 môn) mà mình có thể dạy trong học kì đó. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo và thời khoá biểu dự kiến đã lập, hệ thống hỗ trợ việc hiển thị lịch học dự kiến cho từng Ngành trong từng học kì, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết, số tín chỉ, thời gian học, thời lượng học, số lượng sinh viên tối đa được phép, số lượng sinh viên hiện tại đã đăng kí để Sinh viên có căn cứ lựa chọn. Sinh viên chọn từ 6 đến 8 môn (tối đa 20 tín chỉ) cho mỗi học kì và việc đăng ký được thực hiện trong vòng một tuần. Nếu việc đăng kí của sinh viên không được chấp nhận (trong trường hợp lớp học quá đông hoặc quá ít) thì phải thông báo cho những sinh viên đó để họ đăng kí lại. Khi chấp nhận đăng ký của sinh viên, hệ thống kiểm tra được các ràng buộc sau: Số tín chỉ đăng ký có nằm trong khoảng tín chỉ tối đa và tín chỉ tối thiểu cho phép. Các môn tự chọn có thể không nằm trong khung chương trình của ngành. Đối với sinh viên học 2 ngành, các môn bắt buộc sẽ nằm trong khung chương trình của 2 ngành. Các môn được cung cấp cho sinh viên là các môn mà nhà trường dự kiến đào tạo nằm trong khung chương trình của Ngành.Việc đăng ký các môn học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể. 2. Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ Dựa vào mô tả bài toán ở trên, có thể thấy hệ thống đăng kí học online sẽ đem lại một số lợi ích sau: a. Mang lại giá trị nghiệp vụ: Tăng khả năng xử lý: thông tin được xử lý một cách tự động, có thể xử lý đồng thời và cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Thu thập được thông tin về các sinh viên một cách tự động, không phải mất công nhập lại thông tin. Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ một cách tin cậy, chính xác, an toàn, bí mật. b. Mang lại giá trị kinh tế: Giảm biên chế cán bộ, giảm chi phí hoạt động: nhờ có hệ thống đăng kí học online, thông tin được xử lý tự động, không phải mất công nhận, nhập hồ sơ, giấy tờ nên giảm thiểu được số lượng cán bộ tham gia vào công tác này, từ đó giảm chi phí hoạt động cho tổ chức. Tăng thu nhập, hoàn vốn nhanh: khi hệ thống đăng kí học online được triển khai trên mạng sẽ có nhiều người, nhiều đơn vị tổ chức biết đến. Họ có thể trở thành đối tác của hệ thống và như vậy chính họ là người góp phần làm tăng thu nhập cho hệ thống. Người học sẽ tiết kiệm được tiền bạc, thời gian, công sức khi sử dụng hệ thống đăng kí học online. c. Mang lại giá trị sử dụng: Sinh viên có thể nhanh chóng tìm ra các thông tin về các học phần mà mình muốn đăng kí học, họ dễ dàng cung cấp thông tin bản thân cho hệ thống và nhận thông tin phản hồi từ hệ thống. Thông tin người học được giữ bí mật tuyệt đối. Sinh viên mất ít thời gian để đăng ký một học phần vì quá trình làm hồ sơ, giấy tờ đăng ký đã được thay bằng việc khai báo các thông tin trên form đăng ký của hệ thống. Quá trình chờ thông báo kết quả nhanh hơn rất nhiều do không phải thông qua các bộ phận hành chính, nghiệp vụ... kết quả sẽ được gửi thông qua e-mail từ hệ thống sau khi hệ thống đã kiểm tra đầy đủ thông tin. Sinh viên có thể thực hiện việc đăng kí học dễ dàng và thuận tiện. Thay vì học viên phải đến và trực tiếp tìm hiểu thông tin về các học phần mình định học, thông qua hệ thống này, sinh viên chỉ cần xem thông tin về các học phần, sau đó lựa chọn học phần mình định học và điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký và sau đó chờ kết quả phẩn hồi từ hệ thống. d. Khắc phục các nhược điểm của hệ thống cũ, hỗ trợ các chiến lược phát triển lâu dài, đáp ứng được các ưu tiên, các ràng buộc quan trọng của hệ thống. Hệ thống đăng ký học online giới thiệu và cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về các học phần cho người học tốt hơn so với hệ thống đăng ký học trực tiếp. Hệ thống này giúp ích cho việc quảng bá, giới thiệu tới đông đảo người học về thông tin các học phần của cơ sở giáo dục, đào tạo. Chính việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi và những tiện ích do hệ thống mang lại sẽ giúp cho người học hài lòng, thoải mái, đó chính là những giá trị phi vật thể mà hệ thống đem lại. Tuy nhiên, bên cạnh các giá trị mà hệ thống mang lại, một vấn đề đặt ra là cần phải có cơ chế xác nhận thông tin đã đăng ký của sinh viên để đảm bảo các thông tin đó là chính xác. Việc này có thể thực hiện bằng cách kiểm tra hồ sơ sau (hậu kiểm). 3. Xác định các yêu cầu của hệ thống - Hệ thống phải cung cấp cho Sinh viên một danh sách các học phần cùng với các thông tin liên quan (nội dung, thời lượng, thời điểm bắt đầu, người dạy...) để người học có thể xem và lựa chọn. - Khi Sinh viên có yêu cầu đăng kí một học phần, hệ thống phải cung cấp cho họ mẫu Form để họ điền những thông tin cần thiết, giúp cho họ có thể thực hiện được việc đăng kí dễ dàng. - Sau khi nhận được thông tin đăng kí của Sinh viên, hệ thống sẽ xử lý thông tin nhận được một cách tự động và gửi thông tin phản hồi tới họ để xác nhận việc đăng kí thành công hay không. Thông tin phản hồi phải nhanh chóng và chính xác. - Hệ thống hỗ trợ việc hiển thị lịch giảng dạy của từng Giảng viên và lịch học cho từng Sinh viên. - Hệ thống sẽ tạo ra cho mỗi Sinh viên, Giảng viên một tài khoản đăng nhập. Căn cứ vào đó hệ thống có thể nhận biết Sinh viên, Giảng viên đó thuộc khoa nào, ngành nào… để hiển thị thông tin về môn học cho phù hợp. - Khi hết hạn đăng kí, danh sách các Môn học mà Sinh viên đã đăng kí sẽ được gửi cho Hệ thu học phí để tính học phí. - Thông tin đăng kí Môn học của sinh viên, thông tin đăng kí Môn dạy của giảng viên và thông tin chi tiết về môn học sẽ được gửi cho Hệ quản lý TKB để xếp thời khoá biểu, tổ chức lớp học, tổ chức thi. II. Xác định các tác nhân của hệ thống Dựa vào văn bản mô tả bài toán, ta xác định được các tác nhân của hệ thống như sau: Tác nhân Giảng viên: sử dụng hệ thống để chọn các môn học mà mình sẽ dạy trong một kì. Tác nhân Hệ thu học phí: là một hệ thống ngoài có chức năng: Xác định số tiền phải thu trong kỳ dựa trên số tín chỉ sinh viên đăng ký học đã được xác nhận của nhà trường và đơn giá, hệ số tính theo môn học. Thu (học phí của kỳ) nhiều đợt (trong thời gian cho phép) đối với một sinh viên. Thu học phí có đối chiếu với danh sách sinh viên được giảm, miễn học phí. Trả lại số tiền học sinh đã nộp (theo đăng ký môn học), nhưng không theo học (được nhà trường chấp nhận). Tác nhân Hệ quản lý TKB: là một hệ thống ngoài có chức năng: Hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu tự động, tổ chức các lớp giảng, xếp phòng học. Hỗ trợ việc tổ chức các lớp giảng cho mỗi môn học trong từng học kì. Một môn học có thể có nhiều lớp giảng, mỗi lớp giảng có thể được tổ chức học theo cả tuần hoặc từng đợt. Mỗi lớp giảng có từ 20 đến 40 sinh viên. Hỗ trợ quản lý thời khóa biểu thi, phân bổ phòng thi, số lượng sinh viên thi, kiểm tra việc thi chính thức, thi lại của sinh viên. Tác nhân Sinh viên: sử dụng hệ thống để đăng kí các môn học. Tác nhân CB tuyển sinh: Có nhiệm vụ duy trì thông tin giảng viên, thông tin sinh viên, thông tin môn học và lập bản giới thiệu các môn học. III. Xác định các ca sử dụng của hệ thống Dựa trên văn bản mô tả bài toán và việc phân tích để tìm ra các tác nhân, ta xác định được các ca sử dụng như sau: Đăng nhập hệ thống Đăng kí môn học Chọn môn học để giảng dạy Duy trì thông tin sinh viên Duy trì thông tin giảng viên Duy trì thông tin môn học Lập bản giới thiệu các môn học Các tác nhân Các ca sử dụng Sinh viên Đăng nhập hệ thống Đăng kí môn học Giảng viên Đăng nhập hệ thống Chọn môn học để giảng dạy CB tuyển sinh Đăng nhập hệ thống Duy trì thông tin sinh viên Duy trì thông tin giảng viên Duy trì thông tin môn học Lập bản giới thiệu các môn học Hệ quản lý thời TKB Đăng kí môn học Chọn môn học để giảng dạy Hệ thu học phí Đăng kí môn học Vẽ biểu đồ ca sử dụng IV. Đặc tả các ca sử dụng 1. Ca sử dụng Đăng nhập hệ thống a. Mô tả tóm tắt Tên ca sử dụng: Đăng nhập hệ thống Mục đích: Mô tả cách một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống. Tác nhân: Sinh viên, Giảng viên, Bộ CB tuyển sinh. b. Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính Ca sử dụng này bắt đầu khi tác nhân muốn đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống yêu cầu tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập. Tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập của mình. Hệ thống xác nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập có hợp lệ không, nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng A1. Hệ thống ghi lại quá trình đăng nhập. Các luồng rẽ nhánh Luồng A1: Nhập sai tài khoản/mật khẩu đăng nhập - Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi. - Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc . c. Tiền điều kiện Không d. Hậu điều kiện Nếu việc đăng nhập thành công, người sử dụng sẽ đăng nhập được vào hệ thống. 2. Ca sử dụng Đăng kí môn học a. Mô tả tóm tắt Tên ca sử dụng: Đăng kí môn học Mục đích: - Giúp cho Sinh viên có thể đăng kí những môn học mà mình có thể học trong một học kì. - Sinh viên chọn các môn học để đăng kí hoặc có thể huỷ bỏ, thay đổi các môn học mà mình đã đăng kí trong khoảng thời gian cho phép trước khi bắt đầu kì học. Tác nhân: Sinh viên b. Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính Ca sử dụng này bắt đầu khi sinh viên muốn đăng kí môn học hoặc thay đổi môn học đã đăng kí. Hệ thống yêu cầu Sinh viên chọn học kỳ. Sinh viên chọn một học kỳ. Hệ thống hiển thị các lựa chọn: - Thêm - Xoá - Xem - In - Thoát Hệ thống yêu cầu sinh viên lựa chọn chức năng mà họ muốn thực hiện. - Nếu Sinh viên lựa chọn “Thêm một môn học” thì luồng sự kiện con Thêm sẽ được thực hiện. - Nếu Sinh viên lựa chọn “Xoá một lớp giảng đã đăng kí theo học” thì luồng sự kiện con Xoá sẽ được thực hiện. - Nếu Sinh viên chọn “Xem lịch học” thì luồng sự kiện con Xem sẽ được thực hiện. - Nếu Sinh viên chọn “In lịch học” thì luồng sự kiện con In sẽ được thực hiện. Thêm - Nếu hết hạn đăng kí, thực hiện luồng A2. - Hệ thống hiển thị một danh sách các môn học có trong học kì đó để Sinh viên lựa chọn. - Sinh viên chọn một môn học. Nếu việc lựa chọn của sinh viên không thoả mãn điều kiện tiên quyết hoặc là môn học đó đã đủ số lượng Sinh viên đăng kí thì thực hiện luồng A1. - Hệ thống hiển thị các lớp giảng sẽ tổ chức cho môn học đó. - Sinh viên chọn một lớp giảng và xác nhận. Nếu Sinh viên chọn Huỷ (không đăng kí nữa), ca sử dụng bắt đầu lại. - Hệ thống sẽ kết nối Sinh viên với lớp giảng đó. Xoá lớp giảng đã đăng kí học - Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Sinh viên đã đăng kí theo học. - Sinh viên lựa chọn một lớp giảng và xác nhận xoá. Nếu sinh viên chọn Huỷ (không xoá nữa), ca sử dụng bắt đầu lại. - Hệ thống xoá bỏ kết nối giữa Sinh viên và lớp giảng đó. Xem lịch học - Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Sinh viên đã đăng kí theo học. - Sinh viên lựa chọn một lớp giảng. - Hệ thống sẽ hiển thị lịch của lớp giảng đó gồm các thông tin sau: tên môn học, mã môn học, mã số lớp giảng, các ngày lên lớp trong tuần, thời gian, địa điểm. In lịch học - Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Sinh viên đã đăng kí theo học. - Sinh viên lựa chọn một lớp giảng và chọn In. - Hệ thống sẽ in lịch học của lớp giảng đó. Nếu không in được lịch học, thực hiện luồng A3. Các luồng rẽ nhánh Luồng A1: Môn học mà Sinh viên đăng kí không thoả mãn các điều kiện tiên quyết, hoặc là môn học đó đã đủ số lượng sinh viên đăng kí. - Hệ thống hiển thị thông báo lỗi. - Sinh viên có thể lựa chọn một môn học khác và đăng kí lại hoặc là thoát khỏi ca sử dụng này. Luồng A2: Hết hạn đăng kí. - Hệ thống hiển thị thông báo lỗi. - Ca sử dụng kết thúc. Luồng A3: Lịch học không in được. - Hệ thống hiển thị thông báo cho người dùng. - Ca sử dụng bắt đầu lại. c. Tiền điều kiện Sinh viên phải đăng nhập thành công vào hệ thống. d. Hậu điều kiện Nếu ca sử dụng được thực hiện thành công thì danh sách các môn học mà Sinh viên đã đăng kí sẽ được tạo ra. Sinh viên có thể thay đổi hoặc xóa những môn học đã đăng kí, trong trường hợp khác hệ thống ở trong trạng thái không thay đổi. 3. Ca sử dụng Chọn môn học để giảng dạy a. Mô tả tóm tắt: Tên ca sử dụng : Chọn môn học để giảng dạy Mục đích: - Giúp Giảng viên chọn môn học mà mình sẽ giảng dạy trong một học kì nào đó. - Giảng viên có thể thực hiện thêm, xóa, xem, hoặc in danh sách các lớp giảng mà mình đã đăng kí dạy trong khoảng thời gian cho phép trước khi bắt đầu kì học. Tác nhân: Giảng viên b. Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính Ca sử dụng này bắt đầu khi một Giảng viên muốn chọn môn học mình sẽ giảng dạy cho học kì sắp tới. Hệ thống yêu cầu Giảng viên chọn học kỳ. Giảng viên chọn một học kỳ. Hệ thống hiển thị các lựa chọn: - Thêm - Xoá - Xem - In - Thoát Hệ thống nhắc Giảng viên chọn chức năng mà họ muốn thực hiện: - Nếu Giảng viên lựa chọn Thêm thì luồng sự kiện con Thêm một lớp giảng được thực hiện. - Nếu Giảng viên chọn Xoá thì luồng sự kiện con Xoá một lớp giảng được thực hiện. - Nếu Giảng viên chọn Xem thì luồng sự kiện con Xem lịch giảng dạy của từng lớp giảng được thực hiện. - Nếu Giảng viên chọn In thì luồng sự kiện con In lịch giảng dạy cho từng lớp giảng sẽ được thực hiện. Thêm một lớp giảng - Hệ thống hiển thị một danh sách các môn học có trong kì đó để Giảng viên lựa chọn. Nếu Giảng viên không lựa chọn được môn giảng dạy, thực hiện luồng A1. - Giảng viên chọn một môn mà mình có thể giảng dạy và xác nhận việc lựa chọn. Nếu Giảng viên lựa chọn Huỷ, ca sử dụng bắt đầu lại. - Hệ thống hiển thị các lớp giảng đối với môn học đã chọn. - Giảng viên chọn một lớp giảng. - Hệ thống sẽ tạo kết nối giữa Giảng viên và lớp giảng đó. Xoá một lớp giảng - Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Giảng viên đã đăng kí. - Giảng viên chọn một lớp giảng và xác nhận xoá. Nếu giảng viên chọn Huỷ, ca sử dụng bắt đầu lại. - Hệ thống sẽ huỷ bỏ liên kết giữa giảng viên và lớp giảng đó. Xem lịch giảng dạy - Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Giảng viên đã đăng kí. - Giảng viên chọn một lớp giảng. - Hệ thống sẽ hiển thị lịch giảng dạy của lớp giảng đó gồm các thông tin sau: tên môn học, mã môn học, mã số lớp giảng, các ngày lên lớp trong tuần, thời gian, địa điểm. In lịch giảng dạy - Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Giảng viên đã đăng kí. - Giảng viên chọn một lớp giảng. - Hệ thống sẽ in lịch giảng dạy của Giảng viên. Nếu không in được lịch giảng dạy, thực hiện luồng A2. Các luồng rẽ nhánh: Luồng A1: Giảng viên không lựa chọn được môn giảng dạy. - Giảng viên chọn Thoat. - Ca sử dụng kết thúc. Luồng A2: Lịch giảng dạy không in được. - Hệ thống hiển thị thông báo cho người dùng. - Ca sử dụng bắt đầu lại. c. Tiền điều kiện Giảng viên phải đăng nhập thành công vào hệ thống. Ca sử dụng này chỉ có thể thực hiện được khi đã có thời khoá biểu dự kiến (do Hệ quản lý TKB cung cấp). d. Hậu điều kiện Nếu ca sử dụng được thực hiện thành công, môn học mà Giảng viên lựa chọn sẽ được thêm vào hay bị xoá khỏi danh sách chọn. Trong các trường hợp khác, hệ thống ở trong trạng thái chưa thay đổi. 4. Ca sử dụng Duy trì thông tin giảng viên a. Mô tả tóm tắt Tên ca sử dụng: Duy trì thông tin giảng viên. Mục đích: Ca sử dụng này cho phép cán bộ tuyển sinh duy trì thông tin của Giảng viên trong hệ thống. Cán bộ tuyển sinh có thể thực hiện việc Thêm, Sửa, và Xoá thông tin Giảng viên từ hệ thống. Tác nhân: CB tuyển sinh. b. Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính: Ca sử dụng này bắt đầu khi CB tuyển sinh muốn thêm, sửa, hoặc xóa thông tin Giảng viên trong hệ thống. Hệ thống hiển thị các lựa chọn: - Thêm - Sửa - Xoá Hệ thống yêu cầu CB tuyển sinh chọn công việc mà họ muốn thực hiện. Nếu CB tuyển sinh chọn “Thêm một giảng viên”, luồng sự kiện con Thêm một giảng viên sẽ được thực hiện. Nếu CB tuyển sinh chọn “Sửa thông tin giảng viên”, luồng sự kiện con Sửa thông tin giảng viên sẽ được thực hiện. Nếu CB tuyển sinh chọn “Xoá một giảng viên”, luồng sự kiện con Xoá một giảng viên sẽ được thực hiện. Thêm một giảng viên Hệ thống yêu cầu CB tuyển sinh nhập thông tin giảng viên, bao gôm: - Họ tên - Ngày sinh - Giới tính - Khoa - Nhóm ngành giảng dạy - Số điện thoại - Email CB tuyển sinh nhập thông tin được yêu cầu. Hệ thống tạo ra mã số tự động (duy nhất) và gán cho giảng viên. Trong đó mã giảng viên được qui định như sau: - Mã Giảng viên có độ dài tối đa 7 kí tự: - 2 kí tự đầu qui định mã khoa - 3 kí tự tiếp theo qui định mã nhóm ngành - 2 kí tự cuối qui định số thứ tự của giảng viên trong nhóm ngành đó. Giảng viên được thêm vào hệ thống. Hệ thống cung cấp cho CB tuyển sinh mã số mới của giảng viên. Sửa đổi thông tin giảng viên Hệ thống yêu cầu CB tuyển sinh nhập mã số giảng viên. CB tuyển sinh nhập vào mã số giảng viên. Hệ thống kiểm tra mã số giảng viên vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu không tồn tại thì thực hiện luồng A1. Hệ thống hiển thị thông tin về giảng viên có mã số vừa nhập. CB tuyển sinh sửa những thông tin cần thiết về giảng viên và xác nhận việc sửa đổi. Hệ thống cập nhật những thay đổi vừa được thực hiện. Xoá một giảng viên Hệ thống yêu cầu CB tuyển sinh nhập mã số giảng viên. CB tuyển sinh nhập vào mã số giảng viên. Hệ thống kiểm tra mã số giảng viên vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu không tồn tại thì thực hiện luồng A1. Hệ thống hiển thị thông tin về giảng viên có mã số vừa nhập. Hệ thống nhắc CB tuyển sinh xác nhận việc xoá giảng viên. CB tuyển sinh xác nhận việc xoá. Giảng viên đó sẽ bị xoá khỏi hệ thống. Các luồng rẽ nhánh Luồng A1: Nhập mã số giảng viên không tồn tại. Hệ thống thông báo lỗi. Hệ thống yêu cầu CB tuyển sinh nhập vào một mã số giảng viên khác hoặc huỷ bỏ thao tác xoá hoặc sửa. Nếu CB tuyển sinh nhập mã số giảng viên khác thì quay lại luồng Xoá hoặc Sửa. Nếu CB tuyển sinh chọn Huỷ, ca sử dụng kết thúc. c. Tiền điều kiện CB tuyển sinh phải đăng nhập thành công vào hệ thống. d. Hậu điều kiện Nếu ca sử dụng này được thực hiện thành công, thông tin về giảng viên sẽ được thêm vào, sửa đổi, hay xoá khỏi hệ thống. Trong các trường hợp khác, hệ thống ở trong trạng thái chưa thay đổi. 5. Ca sử dụng Duy trì thông tin sinh viên a. Mô tả tóm tắt Tên ca sử dụng: Duy trì thông tin sinh viên. Mục đích: Ca sử dụng này cho phép cán bộ tuyển sinh duy trì thông tin của Sinh viên trong hệ thống. Cán bộ tuyển sinh có thể thực hiện việc Thêm, Sửa, và Xoá thông tin sinh viên từ hệ thống. Tác nhân: CB tuyển sinh. b. Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính: Ca sử dụng này bắt đầu khi CB tuyển sinh muốn thêm, sửa, hoặc xóa thông tin sinh viên từ hệ thống. Hệ thống hiển thị các lựa chọn: - Thêm - Sử
Tài liệu liên quan