Tiểu luận Phân tích vai trò tác chiến của lực lượng phòng không, không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và điện biên phủ trên không 12 ngày đêm tháng 12-1972

Một dân tộc muốn đứng vững không những có một tiềm lực kinh tế to lớn mà còn phải có một nền quân sự hùng mạnh. Lịch sử thế giới đã minh chứng rằng, các dân tộc dù có phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội đến đâu mà không đảm bảo được về an ninh, quốc phòng thì sớm hay muộn cũng bị dân tộc hiếu chiến khác thôn tính. Loài người đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Từ xa xưa, đó là các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Phương tiện chiến đấu hết sức thô sơ, từ giáo mác, gậy gộc, đá.

doc19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò tác chiến của lực lượng phòng không, không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và điện biên phủ trên không 12 ngày đêm tháng 12-1972, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích vai trò tác chiến của lực lượng phòng không-không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm tháng 12-1972 1.Mở đầu Một dân tộc muốn đứng vững không những có một tiềm lực kinh tế to lớn mà còn phải có một nền quân sự hùng mạnh. Lịch sử thế giới đã minh chứng rằng, các dân tộc dù có phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội đến đâu mà không đảm bảo được về an ninh, quốc phòng thì sớm hay muộn cũng bị dân tộc hiếu chiến khác thôn tính. Loài người đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Từ xa xưa, đó là các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Phương tiện chiến đấu hết sức thô sơ, từ giáo mác, gậy gộc, đá...Trong thời kì đầu, các trận chiến chủ yếu diễn ra trên mặt đất. Chiến trường được mở rộng theo bước chân của người chiến binh. Theo sự phát triển của xã hội loài người, các cuộc chiến tranh trở nên qui mô hơn và các vũ khí, phương tiện chiến tranh cũng được hiện đại hoá dần lên. Chiến trường lúc này không chỉ diễn ra trên bộ mà còn được mở rộng ở trên biển, trên không. Như vậy, quan niệm về sự thắng bại ở chiến trường trên bộ quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cũng thay đổi. Ngày nay, cùng với những phát kiến vượt bậc về khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực quân sự thì các nhà quân sự cũng đề ra các chiến lược chiến lược, chiến thuật chiến đấu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất ở đây được hiểu tức là làm sao giành phần thắng nhanh chóng, ít tổn hao sinh lực, thực hiện các mục đích đã được đề ra. Quan sát một số cuộc chiến tranh gần đây ta thấy rằng, các đế quốc hùng mạnh về kinh tế và quân sự hầu hết đều sử dụng các phương tiện tiến công đường không để oanh kích đối phương, do đó tạo lợi thế to lớn trên chiến trường. Các phương tiện tiến công đường không là các vũ khí, trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước...của đối phương, gồm: các phương tiện mang(máy bay ném bom, máy bay chở quân...), phá huỷ(máy bay, tên lửa...), dẫn đường đấu tranh điện tử(radar, vệ tinh...)... phục vụ cho tiến công đường không. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những quả tên lửa của Đức đã được phóng sang đất Anh. Thời đó, Mỹ cũng đã có tên lửa phóng từ trên không được điều khiển theo lệnh vô tuyến. Cả Mỹ và Đức đều chế tạo được đầu tự dẫn cho người và bom ném từ máy bay. Thảm hoạ bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, đã cho thấy sức mạnh huỷ diệt của các phương tiện tiến công đường không. Sau chiến tranh, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện tiến công đường không cũng được phát triển nhanh chóng. Máy bay và tên lửa là loại vũ khí có thể giải quyết, khắc phục được mâu thuẫn giữa sự cơ động và địa hình, giải quyết mâu thuẫn giữa đột kích hoả lực với thời gian và không gian. Máy bay và tên lửa không bị giới hạn về không gian và thời gian. Ngoài ra các phương tiện này còn có thể đánh được vào toàn bộ đất nước đối phương chỉ trong thời gian ngắn, dù trong điều kiện địa hình phức tạp mà bộ đội lục quân không thể làm như thế được. Hỏa lực của máy bay và tên lửa cũng rất lớn. Do có tính ưu việt như vậy nên chúng ngày càng được phát triển và ngày càng chiếm ưu thế trong chiến đấu. Thực tế các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy ,có trường hợp phải chống cuộc tiến công bằng hoả lực đường không đồng thời với chống tiến công trên bộ ,trên biển .Dù trong trường hợp nào ,chống tiến công bằng hoả lực đường không là rất quan trọng .Trong khi bộ đội lục quân của hai bên đánh nhau ở ngoài mặt trận thì ở hậu phương của nước bị xâm lược cũng bị kẻ xâm lược tiến công bằng hoả lực đường không .Cũng có trường hợp ,kẻ xâm lược dùng biện pháp tiến công hoả lực đường không trước ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt hậu phương của đối phương ,làm mềm chiến trường ,sau đó mới dùng biện pháp tiến công trên bộ và trên biển để xâm chiếm đất đai hòng đạt được mục đích cao hơn. Như vậy, sự tác động mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi căn bản chiến lược chiến đấu của các quốc gia. Bài tiểu luận này của em nhằm mục đích trước hết là làm rõ một chiến lược chiến tranh của đối phương-chiến tranh đường không. Tiếp theo là tìm hiểu về lực lượng phòng không-không quân của quân đội Việt Nam và những thắng lợi vang dội của lực lượng phòng không-không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và trong 12 ngày đêm tháng 12-1972. 2.Nội dung chính 2.1.Sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không và việc sử dụng chúng trong một số một số cuộc chiến tranh gần đây. Sau đây là một số mốc quan trọng trong sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không. -Tháng 10/47 Mỹ chế tạo động cơ lớn hơn tốc độ âm thanh -Năm 1960, xuất hiện máy bay không người lái đầu tiên với nhiệmvụtrinh sát ,chiến đấu. -Năm 1970 ra đời máy bay tàng hình đầu tiên ở Mỹ . Kể từ khi Liên Xô tan rã, nước Mỹ trở thành nước thống trị trên lĩnh vực quân sự. Nước Mỹ hiện nay có lực lượng không quân hùng mạnh với nhiều chủng loại máy bay chiến đấu .Ví dụ như máy bay ném bom (A10, A7...) ,máy bay tiêm kích (F4, F5, F117...) ,máy bay ném bom chiến lược (B52, B2...) .Bên cạnh đó là nước Nga cũng có các loại máy bay như máy bay ném bom (Su22, Su37...) ,máy bay tiêm kích (Mig21, Mig27...) ,máy bay ném bom chiến lược (Tu160...). -Đêm 14/4/1986 cả nước LiBi bị rung chuyển. Mỹ sử dụng không quân hơn 30 máy bay trong đó có 15 máy bay tiêm kích bảo vệ, 18 F111 bất ngờ không kích LiBi. Mỹ đã bắn hơn 20 quả tên lửa, dội 60 tấn bom. Với yếu tố bất ngờ, cả về thời điểm tấn công và căn cứ xuất kích, LiBi đã đầu hàng chỉ sau vài chục phút. -Năm 1991, dựa vào cớ Irắc xâm lược Côoét, Mỹ và đồng minh đã sử dụng chiến thuật tiến công đường không tấn công Irắc. Liên quân đã oanh kích Irắc liên tục 38 ngày đêm, tiêu diệt các cứ điểm quân sự quan trọng của Irắc. Sau đó, Mỹ mới cho bộ binh đổ bộ vào Irắc và chỉ mất có 4 ngày để làm chủ thế trận.. Trong 5 tuần oanh kích Irắc, Mỹ sử dụng nhiều loại máy bay hiện đại như F117-A, máy bay chỉ huy E-8A, máy bay chở quân CH-47, máy bay AWACS(máy bay trinh sát báo động sớm các mục tiêu trên không, máy bay trở quân CH-47...Có tới 43% trong tổng số 2665 xe tăng và 32% trong số 2624 xe bọc thép của Irắc bị tiêu diệt trong các đợt tấn công bằng không quân của Mỹ. Như vậy, cuộc chiến đấu giữa Mỹ và Irắc trên thực tế chỉ diễn ra có 42 ngày. Qua cuộc chiến tranh này ta thấy, tiến công trên bộ phụ thuộc vào kết quả của tiến công hoả lực đường không. Nếu tiến công hoả lực đường không làm cho đối phương tiêu hao nặng nề thì tiến công trên bộ chỉ là khâu cuối cùng để giải quyết chiến tranh. Hình 1.Máy bay tàng hình F111 của Mỹ -Từ ngày 24/3 đến ngày 10/6/1999 ,tổ chức NATO(North Atlantic Treaty Organization) đứng đầu là Mỹ tấn công Nam Tư. Cuộc chiến diễn ra chủ yếu bằng không quân. Một lần nữa không quân được coi như quyết định tới thế trận ở chiến trường. Trong cuộc chiến này Mỹ đã sử dụng nhiều vũ khí, trang thiết bị hết sức tối tân như máy bay ném bom B-1, máy bay tàng hình F117-A ,trực thăng AH-64. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng hai vệ tinh Keyhole KH-12 để giám sát khu vực chiến sự bằng các camera quang điện tử. Cũng trong cuộc chiến này, Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk, loại tên lửa đánh mục tiêu đã được lập trình sẵn. Mặc dù vậy, không ít lần tên lửa này đánh nhầm các mục tiêu(trong đó có cả các mục tiêu dân sự) thậm chí còn đánh ngược trở lại liên quân...Tuy chấp nhận đầu hàng nhưng quân đội Nam Tư không bị thiệt hại nặng nề. Các điểm yếu của tiến công đường không công nghệ cao đã bắt đầu lộ rõ. Tiến công bằng đường không chỉ đạt được mục đích hạn chế vì không có bộ đôi lục quân chiếm lĩnh đất đai. Bên bị tiến công nếu khéo nguỵ trang, nghi binh lừa địch thì tiến công hoả lực đường không lại càng kém hiệu quả. Có thể khẳng định rằng, trên thế giới hiện nay chưa có một quốc gia nào chống chọi lại được các cuộc tiến công đường không của Mỹ ngoại trừ Việt Nam. Đây là một niềm tự hào rất to lớn đối với toàn thể dân tộc cũng như lực lượng quân đội của nước ta. Trong lịch sử dân tộc, chúng ta đã từng đánh bại nhiều kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần bằng sự mưu trí, dũng cảm, tự lực tự cường, sáng tạo nghĩ ra các cách đánh mới, đem lại hiệu quả cao. Bài tiểu luận này nhằm mục đích chính là tìm hiểu thắng lợi vẻ vang của quân đội qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiêu biểu là trong chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đỉnh cao là đập tan cuộc tập kích chiến lược của địch vào miền Bắc tháng 12-1972. 2.2.Thắng lợi của lực lượng phòng không-không quân Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ 2.2.1.Kháng chiến chống Pháp Ngày 10-12-1910, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một máy bay của Pháp kiểu Farnan do Wanden Borg lái vào. Từ đó, thực dân Pháp đã tăng cường sử dụng máy bay để tấn công nhân dân ta. Năm 1917, thực dân Pháp đã cho sử dụng máy bay nóm bom vào cuộc khởi nghĩa của Lương Ngọc Quyến. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 cũng bị thực dân đàn áp dã man. Chúng đã thả bom vào đoàn người nổi dậy làm chết hơn 300 người và làm bị thương hàng ngàn người. Lúc đó, trong tâm thức người Việt Nam, những chiếc máy bay là “con chim sắt” hay những chiếc tàu chiến là “con ngựa chết trương” ngay cả khẩu súng được coi là “cái đanh thổi lửa” đem lại nỗi kinh hoàng, tàn sát đối với người nông dân. Cho đến năm 1945, chúng ta vẫn chưa thể và chưa biết cách hạ máy bay của thực dân Pháp. Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, quân đội ta đã ý thức rất tốt về mối nguy hiểm của các phương tiện tiến công trên không của địch và đã có những chiến lược đúng đắn để từng bước xây dựng đội ngũ phòng không- không quân. Đi đôi với những biện pháp phòng tránh, quân đội ta đã từng dùng súng trường, súng máy thiết lập thành những tổ những trung đội, đại đội trực tiếp chiến đấu với không quân hiện đại của địch và những chiếc máy bay đầu tiên của quân xâm lược bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Ngày 29-6-1946 quân và dân huyện Đức Hoà(Long An) đã bắn rơi máy bay bằng súng bộ binh. Ngày 16-8-1946 đồng chí Nguyễn Cao Thương cán bộ bộ đội địa phương tỉnh Vĩnh Trà bắn rơi một máy bay trinh sát Pô-tê bằng súng trung liên. Chúng ta đã tận dụng và kết hợp tất cả những phương tiện hiện có để đánh địch như: “mìn tự tạo”, những quả “không lôi”, “mìn neo” gây cho giặc lái địch hoang mang lo sợ, không cho máy bay địch xà xuống thấp. Tuy nhiên do trang thiết bị còn thô sơ, lạc hậu, trình độ của ta chưa cao nên hiệu quả hạ máy bay địch còn thấp. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với quân đội ta là phải thành lập ra các binh chủng mang tính chính qui, chuyên nghiệp hơn. Ngày 1-4-1953, tại rừng Bộc Nhiêu, Định Hoá, Thái Nguyên, đại tướng Võ Nguyên Giáp kí sắc lệnh thành lập trung đoàn 367 (6 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 li ). Lớp không quân đầu tiên gồm những cán bộ chiến sĩ được tuyển chọn năm 1953 trở thành nòng cốt xây dựng đội ngũ cán bộ phòng không. Lực lượng phòng không mới ra đời đã lập công lớn góp phần vào thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Tương quan lực lượng của ta và địch lúc đó rất chênh lệch. Lúc đó nước Pháp đã là một cường quốc quân sự, chúng đã sử dụng rất nhiều loại máy bay hiện đại lúc bấy giờ. Điển hình là các loại : B24, AB.24, P.38, F.6F... Mặc dù vậy lực lượng không quân của ta không hề sợ hãi, đã dũng cảm, mưu trí sáng tạo lập công. Pháo cao xạ của ta tấn công, bao vây địch dữ dội. Nhiều máy bay địch thả lính dù và hàng tiếp tế bị ta bắn hạ. Ngoài ra, do bị hoả lực của ta bủa vây, máy bay Pháp không thể thả hàng tiếp tế vào đúng trận địa của địch mà chỉ dám thả ở vòng ngoài nên đa số hàng tiếp viện của chúng rơi vào tay chúng ta,làm cho địch đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vào lúc 7h30 ngày 13-3-1954, ta bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của Pháp và chiếc máy bay cuối cùng của Pháp bị ta bắn hạ trong chiến dịch vào ngày 8-5-1954. Trong 56 ngày đêm chiến đấu ở Điện Biên Phủ, trung đoàn phòng không 367 đã bắn rơi 52 máy bay Pháp, bắn bị thương 117 máy bay của Pháp và Mỹ can thiệp. Hình 2. Thực dân Pháp thả lính dù xuống Điện Biên Phủ Ngày 20-7-1954 Hiệp định Giơnevơ kết thúc sự thống trị của chế độ thực dân cũ ở Đông Dương. Cầu Hiền Lương tạm thời là giới tuyến chia cắt hai miền Nam, Bắc Việt Nam. 2.2.2.Kháng chiến chống Mỹ Tiếp nối truyền thống thắng lợi, lực lượng phòng không-không quân, quân ngày càng đựơc củng cố và hoàn thiện hơn. -Ngày 21-3-1958: Thành lập Bộ tư lệnh Phòng không. -Tháng 8-1958, quân đội ta tổ chức lớp học về radar đầu tiên (gồm 20 người được cử sang nước Trung Quốc học ). Sau đó, quân đội ta được trang bị đài radar đầu tiên do các nước bạn giúp đỡ. Lúc 0h ngày 1-3-1959 các đài radar của ta bắt đầu phát sóng đánh dấu sự kiện quan trọng là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Việt Nam quản lí bầu trời bằng sóng điện từ. -Ngày 22-10-1963: Thành lập Quân chủng Phòng không Không Quân. -Ngày 5-8-1964: Bộ đội phòng không đánh thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ trên miền Bắc Việt Nam. -Ngày 17-9-1967: Bộ đội phòng không bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên. Lực lượng pháo phòng không của ta liên tục lập công. Tiêu biểu như trận đánh ngày 17-10-1967 trên tuyến đường số 1 Bắc dưới sự chỉ đạo của tiểu đoàn trưởng Nông Văn Dũng bảo vệ cầu Đáp Cầu đã tiêu diệt nhiều máy bay địch. 24 máy bay gồm 20 chiếc F.105 và 4 chiếc F.4 đánh cầu Đáp Cầu thị trấn Bắc Ninh. Năm đại đội pháo 37 (20 khẩu) và một trung đội súng máy PK 14,5mm đã đồng loạt nổ súng bắn rơi 5 chiếc F.105 có 4 chiếc rơi tại chỗ... Được sự giúp đỡ của Liên Xô, năm 1966 đến năm 1967, chúng ta có được 2 súng máy và hai tên lửa X51. Mỹ âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ hung hăng tuyên bố : “...chúng ta ném bom đẩy lùi miền Bắc Việt Nam về thời kì đồ đá...” . Mỹ huy động các loại máy bay hiện đại bậc nhất lúc đó như máy bay AC124, A1E(ném bom phốtpho trên mặt đất), AC.130H(máy bay ném bom chiến thuật bắn phá mạnh nhất, lớn nhất), A.6A,A.7,B52, B-57B, F.105F, F111, F4, RS74, EB-66... Ngày 7-2-1965, bất chấp công ước quốc tế, tổng thống Mỹ Giônsơn đã cho máy bay Mỹ đánh phá Vĩnh Linh, Quảng Bình mở màn cho cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam. Quân và dân miền Bắc Việt Nam anh dũng đáp trả lại quân địch. Đầu năm 1965, trận địa bắn máy bay bằng súng bộ binh của dân quân Vĩnh Linh đã bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Ngày 31-5-1966, một chiếc C.130 bị ta bắn rơi tại cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá. Ngày 31-5-65, ta bắn rơi F-8U cũng tại cầu Hàm Rồng. Còn nhiều trận đánh nữa ,lực lượng phòng không của ta đã làm cho địch phải khiếp sợ và bảo vệ an toàn các mục tiêu đúng như lời Bác Hồ dạy: “...Ta nhất định thắng, Mỹ nhất định thua... Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B52, B57 hay “Bê” gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”(ngày 19-7-1965 khi Người đến thăm trung đoàn tên lửa 236). Đỉnh cao của thắng lợi của lực lượng phòng không-không quân là vào 12 ngày đêm tháng 12-1972. Trong trận “Điện Biên Phủ trên không” này, đế quốc Mỹ huy động 193 máy bay ném bom B.52 (chiếm 46% tổng số B.52 của Mỹ), 1077 máy bay chiến thuật, kể cả F.111( chiếm 31% tổng số máy bay chiến thuật của Mỹ). Tập trung hải quân lớn nhất :6 tàu sân bay(chiếm 43% tổng số tàu sân bay của Mỹ). Căn cứ xuất phát :không quân chiến lược ở Anderson(Guam) và Utapao(Thái Lan), không quân chiến thuật tại 6 sân bay: Uđon, Ubon, Taili, Cò rạt, Nậm phong, Nakhon-phanom(Thái Lan) và 6 tàu sân bay (từ đông Hải Phòng đến đông Đà Nẵng). Ngoài ra chúng còn cấp tốc thiết lập ban chỉ huy tập đoàn không quân chiến lược số 57 (tại Guam) đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nicxơn. Phía ta gồm có các sư đoàn phòng không 361(Hà Nội), 363(Hải Phòng), 375(Bắc đường 1), 365(Nam đường 1). Tên lửa: trung đoàn 257, 261, 274 (Hà Nội), 285, 238(Hải Phòng), 268(Hà Bắc), 263(Nghệ An). Radar :trung đoàn 290,291,292,293. Cao xạ :trung đoàn 220, 260, 212,245(Hà Nội), 252(Hải Phòng), 240, 213, 224, 216, 282(Bắc đường 1), 228, 226, 234(Nam đường 1). Không quân: trung đoàn 921, 923, 925, 927. Trung đoàn thông tin 26, tiểu đoàn vận tải, công binh. Xí nghiệp quốc phòng A31, A34, A38. Trong trận Điện Biên Phủ trên không, lực lượng phòng không-không quân của ta đã phát huy hết sức mạnh, luôn trong trạng thái chiến đấu cao, sẵn sàng đối phó với các diễn biến trên chiến trường. Ngày 18-12-1972, quân đội Mỹ mở cuộc không kích đầu tiên, đại đội 45 cùng đại đội 16 trung đoàn radar 291 đã phát hiện sớm B.52 và báo về trung tâm trước khi B.52 vào Hà Nội 35 phút, đủ thời gian cho đơn vị tên lửa, pháo cao xạ bố trí trận địa, chuyển từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu sang trạng thái chiến đấu đánh trả, đủ thời gian cho nhân dân đi sơ tán. Các lực lượng pháo phòng không, tên lửa, bộ đội không quân tiêm kích của ta liên tiếp lập công. Thể hiện ở lịch bắn rơi B52 như dưới đây: Lịch bắn rơi B.52 Ngày Đơn vị bắn rơi B.52 Số lượng 18/12 bộ đội tên lửa 3 19/12 bộ đội tên lửa 2 20/12 bộ đội tên lửa 7 21/12 bộ đội tên lửa 3 22/12 bộ đội tên lửa 2 24/12 pháo cao xạ 1 26/12 tên lửa và pháo cao xạ 8 27/12 tên lửa và không quân 5 28/12 tên lửa và không quân 2 29/12 tên lửa 1 Trong 12 ngày đêm anh hùng đó, ngày nào lực lượng phòng không-không quân cũng lập chiến tích vẻ vang. Không những bảo vệ được các mục tiêu quan trọng mà còn tiêu diệt được các phương tiện tiến công hiện đại bậc nhất của địch. Đến nỗi tổng thống Mỹ đã tuyên bố, nếu tiếp tục đánh Hà Nội, Hải Phòng thì trong vòng vài tuần nữa nước Mỹ sẽ hết B52! Địch phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, tạo thế có lợi cho ta trên bàn đàm phán. Như vậy, từ ngày 18.12 đến ngày 29-12-1972, quân và dân Miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 máy bay chiến lược B.52 và 5 F.111. Tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái, bắn cháy 9 tàu chiến. Hình 3. Máy bay B52 của Mỹ Hình 4.Máy bay B52 của Mỹ phơi xác trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội Tổng kết lại, số máy bay Pháp bị bắn rơi và phá hủy từ ngày 23-4-1945 tới ngày 20-7-1954 là 435 chiếc. Số máy bay Mỹ ngụy bị bắn rơi và phá hủy từ ngày năm 1961 tới ngày 30-4-1975 là 37143 chiếc. Trong đó miền Bắc bắn rơi 4181 chiếc (có 68 B.52, 13 F.111), bắt sống 472 giặc lái. Quân chủng phòng không không quân :bắn rơi 2635 chiếc (có 62 B.52 và 3 F.111). Các binh chủng phòng không-không quân đã được Đảng và nhà nước ta khen thưởng, binh chủng tên lửa anh hùng :”...bắn rơi 800 máy bay gồm nhiều kiểu loại của không quân chiến lược và không quân chiến thuật của đế quốc Mỹ, trong đó có 57 B.52...” (trích tuyên dương anh hùng tháng 1-1973), binh chủng radar anh hùng :”...phát hiện được hơn 500,000,000 lần tốp máy bay và hàng vạn lần tàu chiến định xâm phạm vùng trời, vùng biển... ”(trích tuyên dương anh hùng ngày 20-10-1976), binh chủng pháo cao xạ anh hùng :”...đã bắn rơi 5000 máy bay địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, bảo vệ giao thông vận tải chiến lược,bảo vệ các lực lượng hành quân chi viện cho các binh chủng bạn chiến đấu...”(trích tuyên dương anh hùng ngày 20-10-1976). 2.3.Xu hướng phát triển các phương tiện, vũ khí tiến công đường không Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc. Mỗi khi có một phát minh thì hầu như trước hết nó được ứng dụng trong quân sự. Chính vì vậy, quân sự luôn là lĩnh vực có tính công nghệ rất cao. Đặc biệt là các phương tiện tiến công đường không luôn đi trước một bước, luôn được ứng dụng các công nghệ mới nhất. Chúng ta tìm hiểu một số trang thiết bị, vũ khí hiện đại. 2.3.1.Vũ khí tác chiến trên bộ -Xe tăng: có khả năng cơ động cao, lớp vỏ áo giáo chịu đựng tốt, hoả lực mạnh. Ví dụ như xe tăng M21 của Mỹ kíp lái xe có 3 người, trên xe có trang bị hệ thống phòng chống hạt nhân, sinh hoá, hệ thống điều khiển tinh vi, thời gian chuẩn bị hoả lực ngắn, độ chính xác cao... -Pháo: các loại pháo tự hành, pháo đa năng có tầm bắn từ 30 km cho đến 50 km. Ví dụ pháo tự hành M109 của Mỹ trọng lượng 55 tấn, tầm bắn 48 km, công suất
Tài liệu liên quan