Tiểu luận Phân tích về mối quan hệ Việt- Mỹ từ năm 1991 đến nay

Khu vực Châu Á sẽ khắc phục được khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển năng động, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới. "Các nền kinh tế Châu Á chắc chắn sẽ phát triển và thịnh vượng, cũng như sẽ tạo ra những sự thần kỳ mới về phát triển kinh tế". Đó là lời phát biểu tại hội nghị cấp cao các doanh nghiệp của ASEAN tại Kualalumpur của Bộ trưởng bộ ngoaị thương Trung Quốc Thạch Quảng Sinh tháng 4/2000. Ông cũng cho rằng khu vực Đông Á có thể lại tạo ra một sự thần kỳ mới về kinh tế nếu các nước trong khu vực này rút ra được những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế từ năm 1997. Châu Á, với Nhật Bản nổi lên không những như một nền kinh tế thống trị khu vực mà còn là một cực của thế giới, cùng những nền kinh tế mới CNH (Nies) Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan đang vươn lên đầy thách thức với các cường quốc kinh tế trong khu vực và thế giới, theo sau đó là sự trỗi dậy của "các con rồng nhỏ" Thái lan, Malaixia, Indonêxia. Đặc biệt là sự góp mặt của Trung Quốc _ một tiềm năng kinh tế đang bùng nổ và là một sự cạnh tranh nguy hiểm cho bất cứ một cực kinh tế thế giới nào trong tương lai. Với kết cấu 3 tầng như vậy, Nước Phát triển ( Nhật Bản), các nền kinh tế mới CNH (NIEs), các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác- đang kết tạo thành mô hình " đàn sếu bay" trong đó Nhật Bản là con chim đầu đàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng Châu Á có khả năng trong "Kịch Bản Châu Á" tức là ra đời khối Châu Á hoạt động trong khuôn khổ 'đồng yên'. Theo thực định, " Kịch Bản Châu Á" được hình thành do hai hướng phát triển kinh tế chính trị : Một hướng do các nguyên nhân bên ngoài tạo ra và một hướng khác do tiến trình của các sự kiện bên trong sinh ra. Thứ nhất, các mâu thuẫn thương mại giữ một bên là Đông Á, một bên là Mỹ và Tây Âu đã đạt đến độ gay gắt trong đó Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á luôn nêu cao chủ nghĩa khu vực. Thứ hai, thương mại bên trong khu vực và các dòng đầu tư qua lại đang được tăng cường đến mức tất yếu là cơ sở cho dòng liên kết chính trị. Trong trường hợp đó, một chính sách chung sẽ được đưa ra và hoạt động phù hợp với tổ chức thương mại thế giới (WTO) , bao quát tất cả các lĩnh vực thương mại, hoạt động đầu tư và kinh tế vĩ mô mà điều này cuối cùng sẽ dẫn đến hình thành khu vực tự do Đông Á hoặc thị trường chung Đông Á. Hơn nữa, một lý do thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế, mậu dịch nội khu vực phát triển mạnh mẽ cũng được giải thích bằng sự không đồng đều về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực. Nó có nghĩa là mô hình phân công lao động nhiều tầng đã được các nước trong khu vực, đặc biệt nước đang phát triển, khai thác bằng cách thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế thu hút công nghệ cao và phát huy những thế lợi so sánh của mình.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích về mối quan hệ Việt- Mỹ từ năm 1991 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan