Tiểu luận Pháp luật về hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu để thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi. Vì vậy, bao thanh toán nếu được triển khai tích cực và hiệu quả, sẽ góp tên vào danh mục các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các Ngân hàng Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài. Đây cũng là một dịch vụ mà các Ngân hàng, các tổ chức tài chính (TCTC) của VN cần mở rộng trong quá trình hội nhập với nền tài chính quốc tế. Do đó Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng và đặc biệt là là Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1096/2004/QĐ-NHNN đã quy định rõ ràng về bao thanh toán để đảm bảo tính công bằng, khách quan và bảo vệ các quyền lợi của các bên tham gia hoạt động bao thanh toán. Bài thuyết trình này chúng em xin giới thiệu về các vấn đề như: pháp luật về hoạt động bao thanh toán, hợp đồng của bao thanh toán cũng như hiện trạng về bao thanh toán ở Việt Nam và giải pháp để phát triển dịch vụ bao thanh toán ở nước ta. Do thời gian chuẩn bị và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi có những thiếu sót. Mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài thuyết trình hoàn thiện hơn nữa

docx21 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Pháp luật về hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÍN DỤNG LỚP LW006_112_T01 TIỂU LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM GVHD: Bùi Kim Dung Nhóm sinh viên : 1. Đinh Ngọc Quỳnh Như 6. An Thị Oanh 2. Đào Thị Kim Oanh 7. Thạch Thị Phi 3. Giang Thị Sa Mênh 8. Nguyễn Ngọc Thành 4. Bá Thị Thúy Hằng 9. Lê Thị Bạch Tuyết 5. Nguyễn Thị Hương Hảo 10. Đàm Thế Hoạt TP HCM, ngày 12 tháng 2 năm 2012 DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 2 Nhóm sinh viên thực hiện MSSV Đàm Thế Hoạt 030125090244 An Thị Oanh 030125090603 Thạch Thị Phi 030125090032 Nguyễn Ngọc Thành 030125090793 Bá Thị Thúy Hằng 030125090022 Giang Thị Sa Mênh 030125090028 Lê Thị Bạch Tuyết 030125090972 Nguyễn Thị Hương Hảo 030125090302 Đinh Ngọc Quỳnh Như 03012509057 Đào Thị Kim Oanh 030125090031 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU H iện nay, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu để thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi. Vì vậy, bao thanh toán nếu được triển khai tích cực và hiệu quả, sẽ góp tên vào danh mục các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các Ngân hàng Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài. Đây cũng là một dịch vụ mà các Ngân hàng, các tổ chức tài chính (TCTC) của VN cần mở rộng trong quá trình hội nhập với nền tài chính quốc tế. Do đó Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng và đặc biệt là là Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1096/2004/QĐ-NHNN đã quy định rõ ràng về bao thanh toán để đảm bảo tính công bằng, khách quan và bảo vệ các quyền lợi của các bên tham gia hoạt động bao thanh toán. Bài thuyết trình này chúng em xin giới thiệu về các vấn đề như: pháp luật về hoạt động bao thanh toán, hợp đồng của bao thanh toán cũng như hiện trạng về bao thanh toán ở Việt Nam và giải pháp để phát triển dịch vụ bao thanh toán ở nước ta. Do thời gian chuẩn bị và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi có những thiếu sót. Mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài thuyết trình hoàn thiện hơn nữa. I. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VỀ BAO THANH TOÁN Pháp luật về bao thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức tín dụng cung ứng tín dụng cho bên bán hàng hóa thông qua việc mua lại các khoản phải thu thuộc quyền đòi nợ của bên bán hàng đối với bên mua hàng. Về hình thức, pháp luật hiện hành về bao thanh toán của Việt Nam đề cập hai nhóm quan hệ: Nhóm quan hệ về quản lí nhà nước đối với hoạt động bao thanh toán. Nhóm quan hệ kinh doanh bao thanh toán của tổ chức tín dụng với nhóm khách hàng. Về nội dung, các quy định về bao thanh toán tập trung vào văn bản quy phạm pháp luật là Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. II. PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN (BTT): 1. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán: 1.1 Bên bao thanh toán: Khái niệm: Bên bao thanh toán là tổ chức tín dụng (TCTD) được cấp phép để tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng của mình dưới hình thức mua lại các khoản phải thu thương mại. a. Quy định pháp lý: Theo quy định tại điểm 2.1, khoản 2, Điều 1 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN loại hình TCTD được thực hiện bao thanh toán: Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoải Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Công ty tài chính mới được quyền thực hiện hành vi bao thanh toán Bên bao thanh toán phải được ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán. Theo khoản 1, Điều 7 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN quy định điều kiện hoạt động của các tổ chức bao thanh toán: Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán; Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;    Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.   b. Quy định về an toàn: Theo điều 20 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN quy định về an toàn như sau: Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;        Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng. Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được  thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán.  Hiện nay ở Việt Nam đã có một số TCTD thực hiện hoạt động bao thanh toán như: Deutsche Bank; Far East National Bank (FENB); UFJ Bank; Citi Bank NA; HSBC; ngân hàng Mizuho; NHTM cổ phần Á Châu (ACB); NHTM Sài Gòn Thương Tín(Sacombank)… 1.2 Bên được bao thanh toán: a. Khái niệm: Bên được bao thanh toán là bên bán hàng có các khoản phải thu phát sinh đã được thỏa thuận theo hợp đồng mua, bán hàng hóa với bên mua. b. Quy định pháp lý: Về tư cách pháp lý: chỉ có các tổ chức kinh tế Việt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu mới có thể trở thành bên được bao thanh toán (Quy định tại điểm 2.2 khoản 2, Điều 1 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN) Quy định trên giúp xác định đối tượng của hợp đồng bao thanh toán, các tiêu chí pháp lý gắn liền với tư cách pháp lý. Về quyền sở hữu và chuyển nhượng các khoản phải thu của bao thanh toán, pháp luật hiện hành không có quy định trực tiếp vấn đề này. Một số khía cạnh pháp lý: Bên được bao thanh toán là bên bán hàng trong hợp đồng mua, bán hàng hóa. Bên được bao thanh toán phải là chủ sở hữu hợp pháp các khoản phải thu và được quyền chuyển nhượng các khoản phải thu này, không bị giới hạn bởi hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như bởi pháp luật. Bên được bao thanh toán chưa chuyển nhưỡng các khoản phải thu này cho bất kỳ ai trước đó 2. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán Đối tượng của quan hệ bao thanh toán là các khoản phải thu thương mại Khoản phải thu được xác định là khoản tiền bên bán hàng được phép thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán nhưng người mua chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Theo pháp luật VN, các khoản phải thu là đối tượng của hoạt động bao thanh toán được điều chỉnh theo những nội dung sau: - Một là, về tính chất thương mại của các khoản phải thu, theo pháp luật hiện hành có phạm vi hẹp. Các khoản phải thu được bao thanh toán phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa và đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa là đối tượng của quan hệ bao thanh toán (các KPT phát sinh từ các hoạt động TM như cung ứng dịch vụ,cho thuê tài sản sẽ không trở thành đối tượng được bao thanh toán) Các khoản phải thu được xác định gắn liền với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Hệ quả là khi vi phạm nghĩa vụ này, bên bán hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bồi hoàn các khoản phải thu đã được bao thanh toán ngay cả trong trường hợp là bao thanh toán có quyền truy đòi, và tương tự, bên mua hàng có khả năng từ chối thanh toán cho tổ chức bao thanh toán. - Hai là, về tính thời hạn các khoản phải thu, do mục đích của quan hệ bao thanh toán là 1 hình thức tài trợ vốn lưu động cho bên được bao thanh toán, nên pháp luật chỉ qui định các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại không quá 180 ngày mới đủ điều kiện là đối tượng được bao thanh toán (thực tế, tổ chức bao thanh toán thường chỉ chấp nhận BTT cho các KPT còn thời hạn trong vòng 90 ngày) - Ba là, tính hợp pháp của các khoản phải thu phải phát sinh từ các giao dịch mua, bán hàng hóa hợp pháp. Đặc tính này đảm bảo việc chuyển nhượng các khoản phải thu là có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua, bán và thanh toán. Hệ quả là các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm hoặc từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp hoặc giao dịch có tranh chấp sẽ không thuộc đối tượng của bao thanh toán. - Bốn là, xét tính độc lập của các khoản phải thu, do quyền lợi của các bên bao thanh toán chỉ có thể được đảm bảo bởi nghĩa vụ thanh toán của người mua hàng, nên thông thường bên bao thanh toán được xác lập quyền tối cao trong việc thu nhận các khoản phải thu. Các khoản phải thu không thuộc đối tượng của bất kỳ giao dịch nào khác. Các khoản phải thu được xác định chắc chắn tại thời điểm hợp đồng bao thanh toán được ký kết ¯ Theoluật VN Điều 19 của 1096/2004/QĐ-NHNN thì các khoản phải thu không được bao thanh toán là: Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm; Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp; Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp; Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày; Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp; Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng; III. HỢP ĐỒNG BAO THANH TOÁN 1. Định nghĩa và các điều khoản trong hợp đồng bao thanh toán( BTT) 1.1 Định nghĩa Theo điều 21 Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN, Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật. Hơn nữa, hợp đồng bao thanh toán còn được xem là sự thỏa thuận nhất trí của các bên nếu khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên tự do,tự nguyện,bình đẳng,thiện chí và trung thực. 1.2 Các điều khoản chủ yếu Ngoài các điều khoản tùy nghi và thường lệ,hợp đồng bao thanh toán còn có một số điều khoản đặc biệt chủ yếu dưới đây: - Điều khoản về chủ thể hợp đồng: điều khoản này phải phản ánh được đầy đủ các yếu tố để xác định được tư cách pháp lí của các bên. Mặt khác phải xác định đúng thẩm quyền của người đại diện (đại diện đương nhiên hay ủy quyền), là căn cứ để xác định cơ quan tài phán và luật áp dụng và đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán - Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên: đây là cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng. Nội dung của quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động bao thanh toán sẽ được tìm hiểu chi tiết ở phần III, mục 2 của bài tiểu luận. - Điều khoản về nội dung của cấp tín dụng bao thanh toán: phản ánh các yếu tố cơ bản của quan hệ tín dụng ngân hàng , bao gồm các giá trị của các khoản phải thu, lãi, phí bao thanh toán… - Điều khoản về thủ tục chuyển giao các khoản phải thu: khi chuyển giao các khoản phải thu các bên phải thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về: Các loại và phương thức chuyển giao hợp đồng mua bán hàng hóa, Chứng từ bán hàng và các giấy tờ liên quan đến việc mua hàng và các chứng từ khác có liên quan đến việc giao hàng Các yêu cầu thanh toán của bên bán hàng với bên mua hàng. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên 2.1. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị BTT Tổ chức BTT thực hiện hai nhóm công việc: Tài trợ tín dụng ứng trước cho khách hàng Thu nợ từ người mua Để thực hiện các công việc trên thì theo luật VN các quyền và nghĩa vụ của đơn vị BTT được quy định tại điều 23 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN a. Quyền của đơn vị BTT - Đơn vị bao thanh toán có quyền yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên mua hàng. Từ đó, đơn vị thanh toán sẽ có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính để đưa ra các quyết định đối với bên mua hàng. - Ngoài ra, bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. - Mặt khác, đơn vị bao thanh toán có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua, bán hàng. - Đơn vị bao thanh toán được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng bao thanh toán có thoả thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ. - Nói chung, đơn vị bao thanh toán có quyền đánh giá và lựa chọn các khoản thu để bao thanh toán dựa theo sự cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan dến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bên bán hàng; yêu cầu bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bản gốc hợp đồng mua bán, chứng từ bán hàng, quyền và lợi ích và các giấy tờ có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán. b. Nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán: - Sau khi kí hợp đồng bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan. - Thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán. - Đơn vị bao thanh toán sẽ là đơn vị chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện bao thanh toán không có quyền truy đòi.    - Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.  - Nghĩa vụ cơ bản của đơn vị bao thanh toán là thanh toán cho bên được bao thanh toán theo giá mua khoản phải thu, phối hợp với các bên được bao thanh toán để thông báo cho bên mua hàng, gánh chịu rủi ro tín dụng nếu bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. 2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được BTT: Theo luật VN các quyền và nghĩa vụ của bên được BTT được quy định tại điều 24 số 1096/2004/QĐ-NHNN a. Quyền của bên được BTT: Bên được BTT được cấp tín dụng bởi tổ chức BTT nên có quyền là nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán b. Nghĩa vụ của bên được BTT - Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán. - Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan về hợp đồng BTT. - Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi. - Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán. - Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng. 2.3 Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng Bên mua hàng là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng. Theo luật VN các quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng được quy định tại điều 25 số1096/2004/QĐ-NHNN a . Quyền của bên mua hàng - Bên mua hàng sẽ được thông báo về việc bao thanh toán. - Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản. b. Nghĩa vụ của bên mua hàng: - Bên mua hàng sẽ xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán; trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán. - Sau đó, bên mua hàng sẽ thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng. - Đặc biệt, bên mua hàng không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng. Một ví dụ về mô hình bao thanh toán trong nước của ngân hàng ACB: Để được ACB bao thanh toán, khoản phải thu phải phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa hợp pháp và thời hạn thanh toán còn lại không quá 180 ngày. ACB sẽ không thực hiện bao thanh toán phát sinh từ các khoản phải thu từ hợp đồng mua bán các loại hàng hóa bị pháp luật cấm; các giao dịch thỏa thuận bất hợp pháp, đang có tranh chấp… Sau khi chấp nhận bao thanh toán, ACB sẽ kí hợp đồng bao thanh toán với bên bán hàng và bên bán hàng sẽ thực hiện chuyển nhượng quyền đòi nợ khoản phải thu cho ACB. 3.Giao kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán 3.1 Giao kết hợp đồng bao thanh toán Giao kết trong hợp đồng bao thanh toán là quá trình các bên bày tỏ ý chí và kí kết hợp đồng. Quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện theo trình tự: - Thứ nhất, bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu: Về bản chất pháp lý, hành vi này của bên bán hàng được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Bên bán hàng phải thể hiện rõ ý định và các căn cứ của sự đề nghị, phải chịu sự ràng buộc về mặt nội dung đề nghị của mình. Lợi ích của hoạt động bao thanh toán rất đa dạng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp nhà sản xuất có vốn để tiếp tục hoạt động, vì thế các doanh nghiệp muốn duy trì được mức nhân công và quy mô sản xuất; giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thời vụ tiến hành hoạt động sản xuất quanh năm, tránh hiện tượng sa thải công nhân khi hết thời vụ; giúp doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn. Nội dung đề nghị bao thanh toán phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng và toàn diện các khía cạnh pháp lý và kinh tế các khoản phải thu cũng như tư cách pháp lý của các bên trong giao dịch mua bán hàng hóa. - Thứ hai, tổ chức bao thanh toán xem xét đề nghị bao thanh toán Vì bao thanh toán là hoạt động cấp tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro nên tổ chứ bao thanh toán phải thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. Trước mắt, các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép cũng như các doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng bao thanh toán cần phải lường trước vấn đề này để quy định thật cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đặc biệt các TCTD nên thực hiện hình thức bao thanh toán có quyền truy đòi, quy định cụ thể TCTD có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Qua đó TCTD có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo khả năng thu hồi vốn khi cấp tín dụng dưới hình thức bao thanh toán - Thứ ba, tổ chức bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. Về bản chất pháp lý, hoạt động bao thanh toán là một dạng đặc biệt của chuyển giao quyền yêu cầu trong pháp luật dân sự, nhưng quyền yêu cầu ở đây là khoản phải thu phát sinh từ một hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, và quyền yêu cầu này có thể là quyền yêu cầu trong tương lai, chưa tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng bao thanh toán. Do đó, mặc dù Quy chế bao thanh toán không quy định cụ thể, nhưng nếu khoản phải thu được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo đảm theo quy định của hợp đồng giao kết giữa bên bán và bên mua, thì đơn vị bao thanh toán cũng được hưởng biện pháp bảo đảm đó theo nguyên tắc thế quyền. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên cuối cùng kí vào văn b
Tài liệu liên quan