Quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đang rất tích cực tham gia vào quá trình này.
Dịch vụ ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập.
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, dịch vụ ngân hàng không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng, Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, dịch vụ ngân hàng Việt Nam còn bộc lộ những mặt hạn chế, thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế như từng dịch vụ của ngân hàng thương mại chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, hoạt động marketing ngân hàng chưa mạnh
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là dịch vụ cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập, Em chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong giai đọan 2009 - 2011” làm bài tiểu luận Tài chính doanh nghiệp. Hi vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ giúp cơ quan hữu quan định hướng và có cơ sở giải quyết các vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn mới.
26 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong giai đọan 2009 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đang rất tích cực tham gia vào quá trình này.Dịch vụ ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập.
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, dịch vụ ngân hàng không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng,… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, dịch vụ ngân hàng Việt Nam còn bộc lộ những mặt hạn chế, thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế như từng dịch vụ của ngân hàng thương mại chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, hoạt động marketing ngân hàng chưa mạnh…
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là dịch vụ cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập, Em chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong giai đọan 2009 - 2011” làm bài tiểu luận Tài chính doanh nghiệp. Hi vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ giúp cơ quan hữu quan định hướng và có cơ sở giải quyết các vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn mới.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VÀ XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
I. Khái quát về dịch vụ ngân hàng
1. Dịch vụ ngân hàng truyền thống
Các dịch vụ ngân hàng truyền thống có quá trình hình thành và phát triển lâu dài như: Thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, huy động vốn, bảo quản vật có giá, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các tài khoản giao dịch, cung cấp các dịch vụ uỷ thác.
+. Thực hiện trao đổi ngoại tệ
+. Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại.
+. Huy động vốn.
+. Bảo quản vật có giá trị.
+. Tài trợ các hoạt động của chính phủ
+. Cung cấp các tài khoản giao dịch.
+. Cung cấp dịch vụ ủy thác.
2. Dịch vụ ngân hàng hiện đại
a. Khái quát về dịch vụ ngân hàng hiện đại
- Dịch vụ ngân hàng hiện đại là: dịch vụ ngân hàng truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại (process innovation) và những dịch vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng (product innovation) như các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tư vấn và môi giới tài chính, bảo hiểm…
- Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại không hoàn toàn là sự thay thế các sản phẩm truyền thống mà nó mang tính kế thừa, thậm chí là sự nâng cấp của các sản phẩm truyền thống. Với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì những quan hệ giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng thu hẹp lại và thay thế vào đó là các giao dịch ngân hàng tại nhà (Home Banking), ngân hàng qua Internet (Internet Banking), ngân hàng qua điện thoại (Phone/Mobile Banking)... Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển và thịnh vượng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam có thể thấy các nhu cầu này chưa nhiều, song trong định hướng lâu dài thì nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, doanh số và lợi nhuận của mảng hoạt động này sẽ dần chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
b. Các sản phẩm dịch vụ cung ứng tại Việt Nam
+. Dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến với những tiện ích vượt trội, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống.
+. Các dịch vụ thanh toán tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán có ứng dụng công nghệ cao, trong đó dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh.
+. Dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển nhanh chóng, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng khoán
+. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được các NHTM Việt Nam quan tâm phát triển với nhiều chủng loại đa dạng và tiên tiến. Nhiều tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá, các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối như: Hợp đồng giao ngay (Spot), Hợp đồng kỳ hạn (Forward), Hợp đồng hoán đổi (Swap)... Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, đầu tư.
II. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
1. Xu hướng của quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
- Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng của một nền kinh tế được thể hiện thông qua mức độ mở cửa về hoạt động Ngân hàng giữa nền kinh tế đó với cộng đồng tài chính, tiền tệ khu vực và quốc tế. Mức độ mở cửa hội nhập quốc tế về hoạt động Ngân hàng là mức độ quan hệ giao lưu về ngân hàng (gồm các quan hệ tín dụng, tiền tệ và dịch vụ ngân hàng) của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới, là quá trình tự do hóa khu vực tài chính tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tháo dỡ các rào cản ngăn cách khu vực này với phần còn lại của thế giới.
2. Tác động cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
a. Tác động tích cực
+. Tạo ra nguồn vốn mới và đưa đến các thông lệ quốc tế trong hoạt động giám sát ngân hàng.
+. Nguồn vốn được phân bố hiệu quả hơn
+. Cải thiện sự hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong nước
+. Nâng cao trình độ quản lý của các ngân hàng trong nước
+. Cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng trong nước
+. Chất lượng dịch vụ tài chính tốt hơn với chi phí thấp hơn
b. Tác động tiêu cực
+. Tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính và nền kinh tế trong nước
+. Tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước
+. Tác động đến danh mục tín dụng của các ngân hàng trong nước
+. Tác động đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao
+ Tác động đến hoạt động quản lý, giám sát trong hoạt động ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
I. Thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam
1. Khái quát tình hình thị trường một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua
a. Thị trường tài chính
Trong thời gian qua, cùng với các TCTD là những chủ thể chính trong cung cấp dịch vụ ngân hàng, đã xuất hiện thêm nhiều trung gian tài chính của các chủ thể nước ngoài, các tổ chức khác không phải ngân hàng cũng tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng. Tất cả đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên thị trường Tài chính Việt nam trong thời gian qua.
Đối tượng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế được mở rộng hơn, bên cạnh các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế đã xuất hiện rất nhiều khách hàng là các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã được hình thành và đang ngày càng hoàn thiện đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ thể chế về dịch vụ ngân hàng, nhằm định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia trên thị trường Việt Nam.
HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN KINH TẾ
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, đóng góp cho tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế từ các tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tính đến cuối năm 2010, tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống TCTD đạt 47,64%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2009 và 32,08% của năm 2008. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 53,99%, tăng mạnh so với mức 41,15% của năm 2009; huy động ngoại tệ đạt 29,66%, tăng so với mức 25,31% của năm 2009. Tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng mạnh nhất, đạt 101,85%, huy động vốn của khối NHTM nhà nước cũng đạt tốc độ tặng 24,45%. Theo thống kê mới nhất thu thập được từ ngân hàng nhà nước, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động của cả nước năm 2009 tiếp tục tăng mạnh. Tính đến tháng 10/2009 tổng vốn huy động đạt mức tăng trưởng hơn 22% so với thời điểm cuối năm 2008. Vào thời điểm từ nay đến cuối năm, các ngân hàng thương mại liên tục tăng cao lãi suất huy động và áp dụng nhiều hình thức quảng bá, khuyến mãi nhằm hút lượng tiền gửi đáp ứng cho nhu lớn lượng tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh tế và trong dân cư.cầu vốn lớn của các doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm nên triển vọng tốc độ tăng trưởng 22% sẽ còn tăng cao.
Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ, …, các TCTD đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hoá các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ hấp dẫn, … Ngoài ra việc mở rộng mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch của hệ thống TCTD trong năm qua đã góp phần thu hút được khá.
b. Thị trường tín dụng
Năm 2010, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2009, góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cao nhất tập trung ở khối NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng, đạt mức tăng 105,27%, khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng 31,09%.
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành nông – lâm – thuỷ sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng, khoảng 28,92%. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp đã cải thiện hơn so với năm trước, chiếm 26,02% và 18,24%; tỷ trọng cho vay ngành xây dựng được duy trì ở mức như năm 2009, chiếm 14,15% trong tổng dư nợ.
Theo thống kê từ VCCI đến hết tháng 10/2010, tổng dư nợ tăng trên 33% so với cuối năm 2009. Tỷ lệ này hiện đã cao hơn tốc độ tăng vốn huy động so với năm 2009 là 22%, vượt 3% so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2010 cuối chính phủ. Mức tăng trưởng này theo các chuyên gia phân tích là chưa đáng lo ngại so với tỷ lệ nợ xấu vẫn được khống chế dưới mức 3%. Tuy nhiên, cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng chặt hơn từ nay đến cuối năm để tránh tình trạng tăng trưởng nóng tín dụng gây ra nguy cơ lạm phát cho nền kinh tế.
c. Thị trường dịch vụ thanh toán
Cơ cấu TPTTT có thay đổi tích cực, tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán, chiếm 83,64%. Trong đó tỷ trọng tiền gửi bằng VND chiếm 64,46%, tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 19,18%. Tỷ trọng tiền mặt chiếm 16,36% và liên tục giảm dần từ trong những năm gần đây. Tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.
Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại phát hành, lắp đặt ngày càng tăng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn.
CƠ CẤU TỔNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt
d. Thị trường dịch vụ ngoại hối
Thị trường ngoại hối Việt Nam trong 3 năm gần đây có những nét chính như sau:
- Năm 2008, thị trường ngoại hối có 1 số đặc điểm:
Cung ngoại tệ trên thị trường lớn
Lượng đầu tư gián tiếp tăng 6,5 lần so với năm 2007 và gây ra hiện tượng thừa ngoại tệ tại một số thời điểm.
- Sang năm 2009, thị trường ngoại hối từng có những đợt biến động mạnh và căng thẳng; tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do có lúc lên sát 19.000 VND. Những diễn biến này được đặt trong những áp lực cơ bản: nhập siêu tăng kỷ lục và lạm phát tăng rất mạnh.
- Trong hơn 10 tháng đầu năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam có nhiều khó khăn. Nhiều thời điểm thanh khoản ngoại tệ trên thị trường có dấu hiệu khan hiếm, nổi lên tình hình căng thẳng về ngoại tệ kinh doanh của các ngân hàng thương mại, có người gọi đó là "tình trạng đóng băng thị trường ngoại hối", gây áp lực lên tỉ giá và các chính sách quản lý ngoại hối của NHNN. Tuy nhiên, trong tháng 8 vừa qua, theo thông tin từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tình hình cung – cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng; doanh nghiệp và người dân cũng đã bắt đầu bán ra USD thay vì chủ yếu găm giữ trước đó. Và tính đến thời điểm hiện nay, thị trường ngoại hối của Việt Nam đã dần lấy lại được sự ổn định sau khi chính phủ và Ngân hàng nhà nước cam kết thực hiện các biện pháp can thiệp mạnh mẽ.
- Nhìn chung, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn như:
Biên độ của tỷ giá mà SBV quy định được nới rộng dần theo thời gian trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam. Ban đầu tỷ giá là cố định, sau đó tỷ giá có biên độ dao động từ mức +/- 0.25%; +/-0.3% … và hiện nay +/- (3%-5%)
Mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn
Có thể nói, thị trường ngoại hối Việt Nam sau 19 năm (kể từ năm 1990) hoạt động đã có nhiều sự phát triển nhưng chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như ngoại tệ trôi nổi ngoài sự kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng,...
e. Thị trường dịch vụ khác
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác hiện đang được triển khai tại Việt Nam có thể kể đến đó là các dịch vụ ngân hàng điện tử - các sản phẩm dịch vụ nâng cấp từ các sản phẩm dịch vụ chính yếu của ngân hàng (như internet-banking; home-banking; phone-banking; sms,mobile-banking, …) và các sản phẩm dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, kinh doanh bảo hiểm, … - các sản phẩm kết hợp dịch vụ tài chính phi ngân hàng
- Dịch vụ ngân hàng điện tử
Hiện nay, Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức Ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng internet, cung cấp dịch vụ 100% qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tự Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này.
Từ năm 1994, NH ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Home-banking. Đến năm 1999, NH ngoại thương VN thực hiện dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở VN với hệ thống VCB vision 2010. Đến tháng 11/2002, NH Công Thương VN khai trương dịch vụ này. Hiện nay đối với dịch vụ PC-banking, trên thị trường còn khá nhiều NHTM trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử (như Vietcombank, Techcombank, ACB, Eximbank, Đông Á, ANZ, Citibank…).
- Các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance)
Trong thời gian qua, các sản phẩm dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường tài chính Việt Nam nên cũng chỉ mới phát triển trong giai đoạn thử nghiệm, vẫn chưa được phân phối rộng khắp trên toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên cũng cho những kết quả khả quan như các sản phẩm tư vấn tài chính cá nhân của ACB, kết hợp bán các sản phẩm bảo hiểm giữa techcombank và AIA…
2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của thị trường DVNH VN
a. Những hạn chế
Các dịch vụ mà hệ thống NHVN cung cấp trên thị trường chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống như huy động vốn và cấp tín dụng đối với nền kinh tế. Điều này thể hiện: Doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 70% trong nguồn thu dịch vụ của ngành ngân hàng, tỷ lệ thu nhập từ những loại hình dịch vụ ngân hàng khác trong nguồn thu dịch vụ của các ngân hàng VN vì thế thấp hơn nhiều so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và càng thấp hơn nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự đơn điệu được thể hiện ngay cả trong các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống : huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi, còn cấp tín dụng chủ yếu dưới dạng cho vay.
Thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển dưới mức tiềm năng. Mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội nói chung và đặc biệt nhu cầu của dân cư về dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế do khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng còn chưa vươn kịp với nhu cầu của xã hội:
Đa số các ngân hàng quan tâm nhiều tới dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ bước đầu đã được chú trọng và hiện nay còn rất nhiều tiềm năng cần phát triển đặc biệt là đối với dịch vụ thanh toán thẻ trong dân cư. Với hơn 82 triệu người dân, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, thị trường Việt nam sẽ có khoảng hơn 10 triệu người có khả năng sử dụng các loại thẻ thanh toán - trong khi hiện nay số lượng khách hàng sử dụng thẻ mới đạt tới con số 2 triệu. Đây là cơ hội và cũng là những thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các TCTD triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng... Các dịch vụ ngân hàng của các TCTD thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng. Chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành Ngân hàng vì thế đã vừa gây tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích trong dân cư. Máy ATM hay bị trục trặc, tiền không được đưa vào máy kịp thời làm cho người sử dụng đôi khi không rút được tiền khi cần. Mặt khác việc hạn chế số tiền rút/lần và số lần rút/ ngày cũng làm giảm đi tính tiện ích của dịch vụ ATM. Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng phát triển không đồng đều, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũng không đồng bộ nên không kết nối được theo mô hình thanh toán quốc gia. Vấn đề về bảo mật thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nạn hacker đối với phần mềm ngân hàng vẫn xảy ra, nguy cơ rủi ro vẫn còn tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng.
Các TCTD chưa đáp ứng căn bản nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó phải kể tới các đối tượng là người có thu nhập thấp, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Qui mô của từng dịch vụ ngân hàng còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao trong khi hoạt động Marketing ngân hàng còn hạn chế nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch ngân hàng còn ít. Đối tượng sử dụng thẻ thanh toán chủ yếu vẫn là tầng lớp công chức trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, du lịch…Séc thanh toán, chuyển khoản, thanh toán điện tử… hầu như chỉ có các cơ qua