Tiểu luận Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kì giai đoạn 1945 -1954

Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời 2/9/1945.Bản “Tuyên ngôn độc lập” được đọc tại quảng trường Ba Đình khẳng định về thực tế và pháp lý sự ra đời của một quốc gia độc lập. Ngay sau đó, thực dân pháp thực hiện âm mưu trở lại đô hộ nước ta. Ngày 23/9/1945, chúng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền nam Việt Nam, rồi mở rộng xâm lược cả nước. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp tiến hành ngay khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời và mở rộng thành cuộc kháng chiến toàn quốc , kết thúc với Hiệp định giơnevơ được ký kết, sau chiến thắng lịch sử Điện biên phủ. Trong 9 năm (1945-1954) Mỹ đã thay đổi quan hệ, thái độ với Việt Nam như thế nào thì trong bài tiểu luận này tôi xin được làm rõ qua các giai đoạn cụ thể. Bài tiểu luận này được tìm hiểu qua 3 nội dung lớn như sau: I. Quan hệ Việt Nam – Mỹ giai đoạn 1945-1949 II. Quan hệ Việt Nam – trong giai đoạn 1950-1954 III. Quan hệ Việt Nam – Mỹ về vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương

doc14 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kì giai đoạn 1945 -1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM I TIỂU LUẬN QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1945-1954 Giảng viên hướng dẫn cô : Nguyễn Phú Tân Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Sinh Hoàng Lớp : CT38H Hà Nội, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời 2/9/1945.Bản “Tuyên ngôn độc lập” được đọc tại quảng trường Ba Đình khẳng định về thực tế và pháp lý sự ra đời của một quốc gia độc lập. Ngay sau đó, thực dân pháp thực hiện âm mưu trở lại đô hộ nước ta. Ngày 23/9/1945, chúng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền nam Việt Nam, rồi mở rộng xâm lược cả nước. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp tiến hành ngay khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời và mở rộng thành cuộc kháng chiến toàn quốc , kết thúc với Hiệp định giơnevơ được ký kết, sau chiến thắng lịch sử Điện biên phủ. Trong 9 năm (1945-1954) Mỹ đã thay đổi quan hệ, thái độ với Việt Nam như thế nào thì trong bài tiểu luận này tôi xin được làm rõ qua các giai đoạn cụ thể. Bài tiểu luận này được tìm hiểu qua 3 nội dung lớn như sau: Quan hệ Việt Nam – Mỹ giai đoạn 1945-1949 Quan hệ Việt Nam – trong giai đoạn 1950-1954 Quan hệ Việt Nam – Mỹ về vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương NỘI DUNG TÌM HIỂU I. QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ 1945-1949 1. Bối cảnh nước mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới đã có sự thay đổi căn bản, tác động, chi phối đến quan hệ quốc tế, cũng như đối với dòng chảy lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ở cả châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ Latinh. Có thể nhận thấy một số nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự chi phối tiến trình lịch sử thế giới sau năm 1945. Chủ nghĩa xã hội từ một nước đang trong quá trình hình thành một hệ thống thế giới và dần dần có vai trò là một nhân tố góp phần quyết định sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ngay sau khi ra đời, hệ thống xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là liên xô, đã thể hiện được ưu thế của mình trên nhiều lĩnh vực Quan hệ Việt – Mỹ 1939-1954, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. . Nó đã phát huy mạnh mẽ vai trò trụ cột, uy tín và ảnh hưởng đối với phong trào cách mạng thế giới. Dưới ảnh hưởng trực tiếp của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết, chủ nghĩa xã hội không chỉ chiến thắng ở Đông Âu mà còn lan sang khu vực Châu Á, trong đó nổi bật là Đông Nam Á. Với sự động viên, khích lệ, ủng hộ về tinh thần, nhân dân các nước ở châu lục này đã tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, diễn ra sự ra đời của hàng loạt quốc gia độc lập với nhiều mức độ khác nhau, theo các thể chế không giống nhau. Sự phát triển về quy mô và chiều sâu của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc làm suy yếu lực lượng của chủ nghĩa đế quốc, tạo những điều kiện thuận lợi cho cách mạng thế giới phát triển. Làm bá chủ toàn cầu là tham vọng đã có từ lâu của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Mặc dù có những lợi thế đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đứng trước một thế giới đầy biến động, những mâu thuẫn tồn tại đã và đang vận động mạnh mẽ, tạo ra những xu hướng mới có lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì việc thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ có sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị, mà còn đòi hỏi phải có chính sách xâm nhập và bành trướng khôn khéo, chiến lược phù hợp để thực hiện ý đồ của mình, Đó là điều rất khó khăn của Mỹ. Để thực hiện âm mưu, chiến lược toàn cầu của mình, Mỹ đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh”, gây tình hình căng thẳng trên thế giới. Ngay thời gian đầu sau chiến tranh, Mỹ đã sớm triển khai học thuyết Truman (12-3-1946) mà định đề trung tâm của nó là ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Phụ họa với mỹ, đế quốc Anh đã cùng lớn tiếng kêu gọi chống Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản. Trong diễn văn ngày 15 tháng 3 năm 1946 tại Fulton (Mỹ) cựu thủ tướng Anh churchill đã kêu gọi các nước tư bản phương tây tập hợp lực lượng, tiến công các lực lượng dân chủ ở các nước tư bản, chống Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và phe xã hội chủ nghĩa. Vì thế “diễn văn Fulton” được coi là lời kêu gọi phát động cuộc “chiến tranh thập tự” mà mũi nhọn của nó chía vào Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới. Cùng với học thuyết Truman, “diễn văn fulton” là phát súng lệnh mở đầu cuộc “chiến tranh lạnh” của chủ nghĩa đế quốc mà trọng tâm của chiến lược này là bao vây, ngăn chặn Liên xô. 2. Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng tám năm 1945 Thắng lợi nhanh chóng của cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 ở việt nam đã gây sự bất ngờ lớn đối với thế lực thù địch đang có âm mưu chống phá nước ta. Vì thế, cuộc đấu tranh tiếp theo để bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam gặp nhiều thử thách lớn. Trước hết nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa ra đời phải đối phó ngay với các thế lực thù địch bên ngoài kéo tới để thực thi quyết định của hội nghị Potsdam với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. ở miền Bắc có khoảng 20 vạn quân của tưởng giới thạch, miền Nam lực lượng quân Anh kéo đến. Ngoài lực lượng của quân Tưởng, quân Anh, còn có mặt khoảng 6 vạn quân nhật đã đầu hàng nhưng chưa về nước và quân pháp. Như vậy, cùng một lúc trên đất nước ta có mặt gần 30 vạn quân chính quy của các thế lực Anh, Pháp, Nhật, tưởng. Nguy cơ đe dọa trực tiếp là âm mưu quay trở lại đánh chiếm Đông Dương của thực dân pháp. Bên cạnh đó, các lực lượng phản động trong nước cũng ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng. Chua bao giờ trên đất nước Việt Nam lại có nhiều kẻ thù đến thế. 3. Vấn đề công nhận độc lập của việt nam và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam – Mỹ Trong bối cảnh lịch sử sau khi cách mạng tháng tám 1945 thành công, vấn đề quan hệ Việt – Mỹ phải xuất phát từ chủ trương đối ngoại chung của đảng và chính phủ lúc bấy giờ. Mục tiêu chung của các thế lực đế quốc và phản động là chống phá cách mạng Việt Nam. Tuy cùng thống nhất với nhau trong ý đồ tiêu diệt cách mạng Việt Nam, song các thế lực đế quốc lại rất mâu thuẫn nhau về quyền lợi cụ thể, càng làm cho tình hình phức tạp. Nhưng đó cũng là một thuận lợi khách quan mà cách mạng Việt Nam cần khai thác. Trong bối cảnh đó, việc định ra chủ trương đối ngoại phù hợp nhằm đưa đất nước vượt qua nguy hiểm, giữ vững nền độc lập dân tộc, xác định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một việc đầy khó khăn. Do phân tích, dự đoán đúng tình hình thế giới, với cách nhìn toàn diện và biện chứng, xác định rõ tương quan lực lượng giữa các thế lực thù địch với cách mạng trong nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Hiện thời trên thế giới lực lượng hòa bình mạnh hơn lực lượng chiến tranh”. Người cùng trung ương Đảng, chính phủ có cách nhìn và định hướng đúng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam nhằm giữ vững sự tồn tại của nhà nước non trẻ, đang trong vòng vây của các thế lực thù địch. Đồng thời, cũng mở ra hướng mới trong chính sách đối ngoại của nước Việt Nam, không phải tư cách một nước thuộc địa mà với tư cách của một nhà nước độc lập, một quốc gia có chủ quyền – một chủ thể chủ yếu và đầy đủ của công pháp quốc tế. Thực hiện tốt điều này sẽ tập hợp lực lượng dân tộc và thế giới có lợi cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. II. QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 1950-1954 Từ năm 1950, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi không có lợi cho Mỹ và các nước tư bản đế quốc: cách mạng Trung Quốc thành công, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển, phong trào cách mạng thế giới lên cao, Mỹ xa lầy ở Triều Tiên, cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Việt Nam ngày càng thắng lợi, những sự kiện này ảnh hưởng, chi phối mạnh quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam, cũng như Đông Dương nói chung. 1. Mỹ trong những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ XX Vào cuối những năm 40, tình hình quốc tế có nhiều biến chuyển tác động mạnh đến vị trí của Mỹ. Ở châu Á, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã lần lượt làm chủ hoàn toàn lục địa Trung Quốc buộc chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và bộ tư lệnh Mỹ ở Trung Quốc phải rút chạy ra Đài Loan. Còn ở châu Âu, nước cộng hòa dân chủ Đức được thành lập(10/1949), và việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử (10/7/1949), làm cho Mỹ mất độc quyền vũ khí nguyên tử. Trước những biến động mới của tình hình quốc tế và trong nội tình nước Mỹ, chiến lược của Mỹ buộc phải có những điều chỉnh quan trọng. ở tây Âu, từ cuối 1949, Mỹ tăng số đơn vị lục quân Mỹ ở đó lên gấp 3 lần, ở khu vực châu Á, chiến lược ngăn chặn cũng có sự điều chỉnh. Trong quá trình điều chỉnh chiến lược ngăn chặn ở Châu Á, Mỹ đã chọn Đông Bắc Á làm chiến trường trọng điểm, vì thế mọi cố gắng, nỗ lực quân sự của Mỹ đều được tập trung vào đây nhằm hình thành thế bố trí chiến lược Nhật Bản - nam Triều Tiên – Đài Loan. Nhưng sự phát triển sôi động của tình hình chính trị ở khu vực châu Á đã diễn ra theo chiều hướng bất lợi cho việc thực hiện chiến lược của Mỹ. Việc ra đời nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sự thành lập nước cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc ngày càng dâng cao ở khu vực Đông Nam Á, đã đẩy Mỹ vào thế bị động, lúng túng, cần thế giới tự do. Cùng với Triều Tiên, Đông Dương trở thành một trong hai gọng kìm chiến lược “ngăn chặn cộng sản” của Mỹ ở phía đông Châu Á. Do vậy nền an ninh của thế giới tự do tùy thuộc vào sự sống còn của Đông Dương thuộc pháp. Trong Đông Dương Mỹ chú trọng đặc biệt đến Việt Nam mà việc bảo vệ bắc kỳ là quan trọng nhất. Bởi vì, giữ được Bắc Kỳ là điều quan trọng đối với việc giữ cho lục địa Đông Nam Á nằm trong các lực lượng không cộng sản. Giới cầm quyền Washington thống nhất rằng trong việc bảo vệ Đông Nam Á thì đông dương, đặc biệt Việt Nam được xem là khâu then chốt, có ảnh hưởng đối với cả khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác. Quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Việt Nam – đông dương không chỉ dừng lại ở các bị vong lục, Mỹ còng tiến hành những bước xa hơn trong những năm sau đó. Mở đầu cho sự trực tiếp dính líu của Mỹ ở Việt Nam là Mỹ cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nó “đặt ra một số nguyên tắc mà nhiều năm sau đã tạo cơ sở cho chính sách của Mỹ ở Việt Nam” trong việc can thiệp trực tiếp vào Việt Nam từ cuối những năm 40, đầu những năm 50 của thế kỷ XX. 2. Việt Nam từ 1950-1954 Cho đến năm 1950, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã giành được những thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao, quân sự. Với đường lỗi kháng chiến, kiến quốc nhằm tạo ra sức mạnh, đảng ta đã lãnh đạo, tập hợp, động viên được lực lượng toàn dân. Tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện. Đó cũng chính là quá trình xây dựng hậu phương kháng chiến – một yêu cầu khách quan của sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta. Một hậu phương mạnh là một hậu phương có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tiên tiến. Nắm vững tinh thần đó, trong tiến hành cuộc kháng chiến, đảng luôn chú trọng xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tổ chức toàn dân kháng chiến và tiếp tục xây dựng chế độ mới. Chính quyền cách mạng ở vùng tự do và vùng giáp gianh có cở chính trị vững mạnh là khối đoàn kết toàn dân, được tập hợp trong mặt trận Liên Việt, có lực lượng vũ trang nhân dân và công an nhân dân làm hậu thuẫn để bảo vệ và củng có quyền làm chủ của nhân dân. Hậu phương kháng chiến ngày càng được mở rộng và vững chắc về mọi mặt, nhờ vậy, ta đã đủ sức tự bảo vệ và chiến thắng được thực dân pháp và can thiệp Mỹ, thực hiện kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Cũng từ sự lớn mạnh về mọi mặt trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến, uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập với thế giới bên ngoài. Đầu năm 1950, nhận lời mời của đảng và chính phủ các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang thăm hai nước bạn. Nhân dịp này người đã trao đổi nhiều ý kiến về tình hình thế giới và các vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến của Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, vì nó góp phần phá vỡ vòng vây của chủ nghĩa đế quốc đối với nước ta. Từ đó mở rộng hậu phương quốc tế, tạo hậu thuẫn vững mạnh cho cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và can thiệp Mỹ. Từ đây Việt Nam trở thành một tiền tiêu trong mặt trận dân chủ chống đế quốc ở Đông Nam Á. Điều này càng làm tăng sự lo ngại của Mỹ đối với Việt Nam và Đông Dương nói chung. Do đó vấn đề Việt Nam và Đông Dương càng được Mỹ đặc biệt chú ý hơn trong các văn kiện ngoại giao cũng như trong các hoạt động thực tiễn của mình ở khu vực này. 3. Đối sách của đảng và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa trong việc Mỹ can thiệp vào Đông Dương Đảng ta vẫn luôn phân biệt rất rõ bản chất và âm mưu của Mỹ đối với thế giới nói chung, Việt Nam và Đông Dương nói riêng. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1947, đồng chí Trường Chinh đã nhấn mạnh “ kế hoạch marshall” đã thò ra cái ngón tay tham lam của Mỹ muốn bắt pháp phải dành quyền lợi ở thuộc địa Pháp cho Mỹ. Tiếp đó hội nghị toàn quốc lần thứ III của đảng(tháng 1,2 – 1950) đã nhận định rằng, Đông Dương hiện là nơi hai thế lực dân chủ chống đế quốc và đế quốc phản dân chủ tranh chấp nhau. Và bọn đế quốc Mỹ - Anh cũng ra sức xúc tiến việc giúp đỡ thực dân pháp và can thiệp thẳng vào Đông Dương hòng biến Đông dương thành một căn cứ chống cộng ở Đông Nam Châu Á. Trước âm mưu can thiệp ngày càng lộ rõ, phong trào đấu tranh các tầng lớp nhân dân chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã bùng lên mạnh mẽ. Đặc biệt ngày 19/3/1950, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương, hàng vạn nhân dân Sài Gòn – chợ lớn đã xuống đường biểu tình chống Mỹ đưa tàu chiến đến cảng Sài Gòn, với khẩu Hiệu “ đả đảo đế quốc Mỹ”, “ đả đảo bù nhìn bảo đại”, “Hồ Chí Minh muôn năm” khiếp sợ trước khí thế đấu tranh đó, tàu Mỹ buộc phải nhổ neo rút khỏi cảng Sài Gòn Quan hệ Việt – Mỹ 1939-1954, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. . Từ đó, ngày 19/3 chính thức trở thành ngày lịch sử toàn quốc chống Mỹ của dân tộc ta. Như vậy, khi Mỹ đã lộ rõ âm mưu và hành động trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thì đảng và nhân dân ta đa kịp thời có những đối sách. Chúng ta đã đặt đế quốc Mỹ lên thành kẻ thù chính, trực tiếp và tập trung lực lượng vào đánh bại thực dân pháp và can thiệp Mỹ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp cũng là thắng lợi bước đầu chống mỹ, chứng tỏ sự sáng suốt của đảng trong việc nhìn nhận và xác định kẻ thù. Đồng thời cũng cho thấy tài năng lãnh đạo của đảng ta thể hiện trong việc vạch ra chiến lược và sách lược trong từng giai đoạn cụ thể của cách mạng. Đối phó với cuộc kháng chiến ngày càng thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Mỹ lại bày ra những Âm mưu, kế hoạch thâm hiểm hơn. II. QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ VỀ VẤN ĐỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG Khi xác định tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, các nhà chiến lược quân sự Mỹ đã mô tả bằng một hình ảnh đầy sinh động: “nếu Đông Nam Á là ổ khóa để mở cửa vào lục địa châu Á thì Đông Dương là chìa khóa” . đối với Mỹ, từ những năm 1950 trở đi, Đông Dương là một khu vực then chốt và đang bị trực tiếp đe dọa. Từ năm 1950 tình hình đã khác rất nhiều, với sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, việc Việt Nam chính thức gia nhập hệ thống này đã khiến Mỹ coi Việt Nam như “cái nút của chiếc bình” nếu cái nút được mở ra thì chủ nghĩa xã hội sẽ tràn ngập vào làm chìm ngập “ thế giới tự do” của Mỹ ở Đông Nam Á. Từ những năm 1950, trong thực tế đã tồn tại hai khối nước có chế độ chính trị và xu hướng phát triển kinh tế, xã hội khác nhau, đã tác động đến cuộc chiến tranh Việt Nam và Đông Dương. Việc thế giới hình thành hai hệ thống đối địch nhau, càng làm cho cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dương mang tính chất cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống. Diễn biến tình hình trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương từ những năm 1950 trở đi đã cho thấy, đây là nơi tập trung hành động của các nước lớn (Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc). Chính sách của các nước lớn đều có tác động đến các tiến trình, kết cục của cuộc chiến cũng như “quyết định sự ổn định của khu vực châu Á. Cho đến cuối những năm 1949 đầu năm 1950 do những biến động mới của tình hình quốc tế và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã khiến Mỹ nhận thức rõ hơn tầm quan trọng chiến lược đặc biệt của Việt Nam đối với quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Từ đây Việt Nam trở thành một điểm tiền tiêu trong mặt trận dân chủ chống đế quốc ở Đông Nam Á. Diều này càng đẩy Mỹ tăng cường những hoạt động can thiệp trực tiếp, mạnh mẽ vào Việt Nam và Đông Dương, cũng vì thế mà thái độ của Mỹ đối với Việt Nam ngày càng tiến triển theo chiều xấu đi. Từ chỗ ủng hộ pháp, Mỹ đã dần dính líu rồi can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh của pháp ở Việt Nam và Đông Dương (1950-1954). Từ đó quan hệ Việt – Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi cử tuyệt không công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Mỹ lại nhiệt tình dựng lên và cộng nhận chính quyền bù nhìn bảo đại, với ý đồ thông qua chính quyền này thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp, độc chiếm Việt Nam và Đông Dương. Đến đây quan hệ Việt – Mỹ thực sự trở thành quan hệ thù địch, đối kháng. Điều đó làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân pháp và can thiệp Mỹ trở nên Quyết liệt hơn. Cuộc đấu tranh sẽ tiếp diễn và trở thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi đế quốc Mỹ công khai phá bỏ hiệp định giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và trực tiếp xâm lược Việt Nam. Cùng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ trong giai đoạn 1954-1975 có nhiều biến chuyển lớn. LỜI KẾT Hiện nay chúng ta đã và đang sẵn sàng khép lại quá khứ nhìn về tương lai để cùng hợp tác và phát triển với Hoa Kỳ cũng như tất cả các nước đã từng có quan hệ thù địch với Việt Nam trong quá khứ, theo phương châm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Kiên trì đường lỗi độc lập dân tộc, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đã được lựa chọn và khẳng định, góp sức vào giữ gìn hòa bình, chống chiến tranh thế giới, đảng ta mong muốn có quan hệ tốt đẹp với Mỹ trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi. Đường lối, chủ trương này thực sự được nhân dân Mỹ hoan nghênh, ủng hộ, có sức thuyết phục lớn. Với đường lối đối ngoại của Đảng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự phát triển vững chắc, nhanh chóng con đường đổi mới, nhân dân ta sẽ góp phần gìn giữ, phát triển quan hệ Việt Nam – Mỹ ngày một tốt đẹp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Âm mưu của đế quốc Pháp – Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nxb sử học, Hà Nội 1963. Âm mưu xâm lược Đông Dương của đế quốc Mỹ. Tổng cục chính trị Bộ Tổng tư lệnh xuất bản 1995. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: văn kiện Đảng 1945-1954, tập 2, Hà Nội 1979. Ngọc An: bộ đội Việt – Mỹ. Tạp chí nghiên cứu Lịch sử quân sự, tháng 10, 1986. Báo Nhân dân số ra ngày 19-5-1965. Báo Nhân dân số ra ngày 3-12-1985. Phạm Thu Nga: quan hệ Việt – Mỹ 1939-1954, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
Tài liệu liên quan