Tiểu luận Quản lý nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam

Quản lý nhà nước về du lịch là việc nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong lĩnh vực du lịch thể hiện qua bốn nội dung: - Quản lý kinh tế trực tiếp. - Quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế trong du lịch của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Xác định các quy tắc ứng xử kinh tế của mỗi chủ thể quản lý. - Chỉ đạo các hoạt động kinh tế đối ngoại gắn với du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch bằng quản lý kinh tế trực tiếp tức là: tất cả các hoạt động tăng giảm lợi nhuận, các chính sách về sản phẩm đều phải chịu sự điều chỉnh, quản lý trực tiếp của ngành du lịch. Đồng thời, ngành du lịch cũng không thể đưa ra bất cứ một sản phẩm chính sách nào trái với quy định của nhà nước. Nói cách khác, tất cả các sản phẩm chính sách ấy phải được đảo bảm điều kiện lưu hành. Ví dụ: Sản phẩm Sextour có thể được phép tồn tại, được mua bán ở một số quốc gia như Đức, Thái Lan nhưng ở Việt Nam sản phẩm ấy không được phép lưu hành. Các cơ quan kiểm tra, điều chỉnh cho đúng với các quy định văn bản pháp quy là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cấp vĩ mô có trách nhiệm theo dõi, hoạch địch chính sách và chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý kinh tế trực tiếp của mình.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan