Tiểu luận Quản lý và khai thác nguồn tài nguyên đất than bùn tại Việt Nam và trên thế giới

ĐỊNH NGHĨA: Than bùn là loại than được tạo ra bởi hiện tượng phân giải yếm khí do một số cây rừng bị phù sa vùi lấp lâu ngày trong quá trình cấu tạo địa chất. Loại than này có hai đặc điểm vật lý nổi bật là: - Sức chứa ẩm cao. - Mức độ phân giải tương đối cao. . Hầu hết các mẫu than bùn đều có độ ẩm cao.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý và khai thác nguồn tài nguyên đất than bùn tại Việt Nam và trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT THAN BÙN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Nhóm tác giả Võ Yến Nhi Nguyễn Ái Mi Giang Hồng Cẩm ĐỊNH NGHĨA: Than bùn là loại than được tạo ra bởi hiện tượng phân giải yếm khí do một số cây rừng bị phù sa vùi lấp lâu ngày trong quá trình cấu tạo địa chất. Loại than này có hai đặc điểm vật lý nổi bật là: - Sức chứa ẩm cao. - Mức độ phân giải tương đối cao. ... Hầu hết các mẫu than bùn đều có độ ẩm cao. DIỆN TÍCH, PHÂN BỐ : Diện tích : Diện tích đất than bùn chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu là ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng U Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với diện tích khoảng 24.000 ha. Quốc gia Diện tích trung bình (ha) Diện tích dao động (ha) Indonesia 18.963.000 17.853.000 – 20.073.000 Malaysia 2.730.000 2.730.000 Papua new guinea 1.695.000 500.000 – 2.890.000 Thailand 64.000 64.000 Brunei 110.000 110.000 Philippines 10.700 10.700 Việt nam 24.000 24.000 Tổng cộng 23.596.700 21.291.700 – 25.901.700 Phân bố :  Đất than bùn vùng nhiệt đới xuất hiện nhiều ở vùng Đông và Đông Nam Á, vùng Caribbe và Trung Mỹ, Nam Mỹ và Nam Phi.  Tổng diện tích đất than bùn chưa phát triển trong vùng nhiệt đới khoảng 30 – 40 triệu ha, chiếm khoảng 10 – 12 % của tài nguyên đất than bùn của thế giới.  Đất than bùn khu vực Đông Nam Á đặc trưng vùng nhiệt đới chiếm phần lớn ở những vùng đất thấp ven biển, cận ven biển và mở rộng mở rộng vào phía lục địa với hoảng cách hơn 100 km dọc theo thung lũng sông và trên lưu vực sông. Có khả năng phát triển nhanh hơn những đất than bùn trong vùng ôn đới.  Đất than bùn phân bố nhiều nhất ở bờ biển Sumatra, Đông Kalimantan (miền Trung, Đông, Nam và Tây Kaliman- tan), Tây Papua, Papua New Guinea, Brunei, bán đảo Malaya, Sabah, Sarawak, Đông Nam Thái Lan, Philippines và Việt Nam. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG Than bùn của nước ta có những đặc tính rất đặc biệt: • Hàm lượng cacbon lớn, • Lượng mùn cao, • Độ xốp cao, • Khả năng giữ nước và vi khoáng cao Do đó, than bùn nước ta có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: phân bón, nhiên liệu, hóa học... Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng không hiệu quả đất than bùn như hiện nay chẳng những không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế mà còn làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc khai thác than bùn tràn lan khiến cho các mỏ than bùn bị hư tổn, ảnh hưởng tới sinh thái, khí hậu, hệ thực vật, động vật HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TRỞ NGẠI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC • Giá trị sử dụng đất than bùn ở nước ta còn rất thấp. • Phần lớn, than bùn nước ta được khai thác và sử dụng dưới dạng thô dùng làm nhiên liệu và phân bón sinh học. Khi sử dụng than bùn thô làm nhiên liệu hay phân bón thì luôn sinh ra lượng CO2 đáng kể trong quá trình sử dụng. Lượng CO2 này có thể xâm nhập vào đất, làm cho đất trở nên xốp, dễ sụp lún. Do đó, việc khai thác, sử dụng hiệu quả và quản lý được mỏ than bùn là một vấn đề cấp thiết. • Theo một số thống kê trên thế giới cho thấy, khi phân tách than bùn và sử dụng các sản phẩm sau phân tách làm phân bón thì lượng CO2 thoát ra từ quá trình sử dụng là không đáng kể. Trước tình hình khai thác và sử dụng than bùn chưa hiệu quả như ngày nay Bộ Công Thương đã ra quyết định về việc: • Thăm dò • Khai thác • Chế biến • Sử dụng than bùn Trên phạm vi cả nước tính đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, vấn đề chế biến và sử dụng than bùn hiệu quả là một trong bốn mục tiêu chính của quyết định. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC (tt) Để quản lý bền vững đất than bùn của Việt Nam cũng như của khu vực Đông Nam Á, TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định: “Rất cần sự tham gia và hợp tác chặt chẽ của các đơn vị, cơ quan, các tổ chức và cá nhân liên quan, đặc biệt là Ban Lãnh đạo và cộng đồng dân cư tại các điểm có trữ lượng đất than bùn lớn điển hình là VQG U Minh Hạ và VQG U Minh Thượng”. Các nhà nghiên cứu đề xuất một số hoạt động nhằm bảo tồn và phục hồi vùng đất than bùn như: • Không để vùng đất than bùn quá ngập nước suốt năm, • Tạo thêm các hồ chứa lớn để chủ động chống cháy rừng vào mùa khô, • Tăng cường công tác quản lý đất than bùn có sự tham gia của cộng đồng, • Tăng cường truyền thông về giá trị môi trường và tài nguyên tự nhiên của vùng đất than bùn, • Tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ quản lý,.. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC (tt)
Tài liệu liên quan