Tiểu luận Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

“Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng con người trong cõi nhân gian. Văn học Việt Nam sau năm 1975 có sự chuyển đổi mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đánh giá về giai đoạn văn học sôi động này, Đại hội Đảng lần thứ 6 khẳng định:Đời sống văn học đang có nhiều hứa hẹn đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới, những bước phát triển đáng mừng, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp độc giả. Văn học đổi mới phát triển mạnh mẽ với phương châm dân chủ hóa, mới mẽ về tư duy nghệ thuật để nhận thức lại con người. Các nhà văn trong khi cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản - thể - người, đều đang tìm một hướng đi riêng để khẳng định mình. Trong số đó có những người đã trở thành hiện tượng nổi bật của văn học đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ Mặc dù không nổi bật ngay từ đầu nhưng Hồ Anh Thái đã bền bỉ tạo cho mình một phong cách vô cùng độc đáo, tinh tế và mang đậm những đặc sắc riêng biệt. Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà văn Hồ Anh Thái đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị với một cách viết mới mẻ, một văn phong mang dấu ấn cá nhân sâu sắc. Ông sáng tác nhiều thể loại trong đó tiêu biểu là tiểu thuyết. Đến với Hồ Anh Thái ta bắt gặp một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, tinh nghịch, hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa qua khỏi sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh qua quan niệm nghệ thuật về con người Hồ Anh Thái là một trong số không nhiều những cây bút xuất hiện sớm và để lại dấu ấn văn xuôi đương đại Việt Nam. Tác phẩm của ông tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để qua đó nói lên cảm nhận về nhân sinh. Hơn nữa, tác phẩm của Hồ Anh Thái thường đề xuất thể nghiệm những nhận thức mới về xã hội, những cách nhìn mới về nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong việc thể hiện con người theo cảm quan của mình. Với gần 30 năm cầm bút, ông đã cho xuất bản hơn 20 tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Hồ Anh Thái đã từng đạt giải thưởng của văn xuôi 1983 – 1984 của Báo Văn nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, nhận giải văn xuôi 1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới trăng. Nhiều cuốn sách của ông đã được chọn dịch, giới thiệu ở nước ngoài và tạo được dư luận tốt.

doc81 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI – NHÂN VĂN HOÀNG THỊ TỐ NGA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI TIỂU LUẬN NĂM THỨ BA NGÀNH : NGỮ VĂN Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Hằng Hoàng Thị Tố Nga Huế, 05/ 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Dân Lập Phú Xuân cùng khoa Xã Hội Nhân Văn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên Lê Thị Thúy Hằng đã quan tâm giúp đỡ tận tình tôi về mọi mặt. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!! Huế, tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Tố Nga A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng con người trong cõi nhân gian. Văn học Việt Nam sau năm 1975 có sự chuyển đổi mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đánh giá về giai đoạn văn học sôi động này, Đại hội Đảng lần thứ 6 khẳng định:Đời sống văn học đang có nhiều hứa hẹn đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới, những bước phát triển đáng mừng, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp độc giả. Văn học đổi mới phát triển mạnh mẽ với phương châm dân chủ hóa, mới mẽ về tư duy nghệ thuật để nhận thức lại con người. Các nhà văn trong khi cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản - thể - người, đều đang tìm một hướng đi riêng để khẳng định mình. Trong số đó có những người đã trở thành hiện tượng nổi bật của văn học đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ… Mặc dù không nổi bật ngay từ đầu nhưng Hồ Anh Thái đã bền bỉ tạo cho mình một phong cách vô cùng độc đáo, tinh tế và mang đậm những đặc sắc riêng biệt. Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà văn Hồ Anh Thái đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị với một cách viết mới mẻ, một văn phong mang dấu ấn cá nhân sâu sắc. Ông sáng tác nhiều thể loại trong đó tiêu biểu là tiểu thuyết. Đến với Hồ Anh Thái ta bắt gặp một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, tinh nghịch, hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa qua khỏi sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh qua quan niệm nghệ thuật về con người Hồ Anh Thái là một trong số không nhiều những cây bút xuất hiện sớm và để lại dấu ấn văn xuôi đương đại Việt Nam. Tác phẩm của ông tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để qua đó nói lên cảm nhận về nhân sinh. Hơn nữa, tác phẩm của Hồ Anh Thái thường đề xuất thể nghiệm những nhận thức mới về xã hội, những cách nhìn mới về nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong việc thể hiện con người theo cảm quan của mình. Với gần 30 năm cầm bút, ông đã cho xuất bản hơn 20 tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Hồ Anh Thái đã từng đạt giải thưởng của văn xuôi 1983 – 1984 của Báo Văn nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, nhận giải văn xuôi 1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới trăng. Nhiều cuốn sách của ông đã được chọn dịch, giới thiệu ở nước ngoài và tạo được dư luận tốt. Trong đó, quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm văn học.Cảm nhận tác phẩm là cảm nhân từ cái nhìn của tác giả về con người thể hiện trong tác phẩm. Đồng thời, quan niệm nghệ thuật về con người còn được xem là nhân tố cơ bản, là điểm xuất phát cho mọi sự sáng tạo của nhà văn. Những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong tác phẩm, từ xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu cốt truyện hay giọng điệu trần thuật… đều chịu sự chi phối và góp phần thể hiện con người theo quan niệm của tác giả. Vì vậy, xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người để tìm hiểu tác phẩm văn học được xem là một trong những biện pháp quan trọng để có cái nhìn toàn diện về sự sáng tác của mỗi nhà văn cũng như về một giai đoạn văn học.   .   Chọn đề tài :Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái- một tác giả ngày càng được dư luận chú ý nhưng chưa được đánh giá toàn diện, chúng tôi muốn thể nghiệm quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn xuôi của ông. Mặt khác tìm hiểu những tìm tòi cách tân nghệ thuật của cây bút này, phù hợp với dòng chảy của những cách tân trong văn xuôi Việt Nam hiện nay. Đặc biệt trong Mười lẻ một đêm, với tiếng cười của mình, Hồ Anh Thái đã phanh phui những cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực. Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát khao khám quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương nói chung và trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người. Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Anh Thái là nhà văn ngày càng có nhiều công chúng, các tác phẩm của ông ngày càng gây được nhiều sự chú ý của dư luận và bạn đọc. Để có cơ sở cho một cái nhìn sâu sắc, bao quát đối với nghệ thuật truyện ngắn, vừa không dẫm dấu chân người đi trước, vừa đảm bảo tính khách quan khoa học, chúng tôi xin lược khảo những nghiên cứu, đánh giá về những quan niệm sáng tác của Hồ Anh Thái. Hồ Anh Thái với những sáng tác của mình, đã thực sự thu hút và tạo được những ấn tượng tốt cả trong và ngoài nước. Hiếm có tác giả nào có sức sáng tạo dồi dào và có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau như Hồ Anh Thái. Nhìn chung, các đánh giá dừng lại ở dạng bài viết cho từng tập truyện, từng tiểu thuyết, hay từng truyện ngắn trước vấn đề mà Hồ Anh Thái đặt ra trong tác phẩm của mình, chẳng hạn như: Những bài phỏng vấn Hồ Anh Thái xoay quanh tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của ông mới xuất bản gần đây. Mười lẻ một đêm là cuốn tiểu thuyết thành công của Hồ Anh Thái, ở đó chủ âm là giọng giễu nhại, hài hước. Được kể chủ yếu theo kiểu hoạt cảnh nhờ việc tạo dựng ra những màn kịch nhỏ trong một màn kịch lớn, vở hài kịch về chuyện hẹn hò thời hiện đại được Hồ Anh Thái “cường điệu” một cách hợp lí. Lồng vào câu chuyện hẹn hò của hai nhân vật chính này là biết bao con người, biết bao mảnh đời khiến độc giả cười ngả nghiêng mà chua xót. Hồ Anh Thái đã sử dụng grotesque với chất giọng giễu nhại để “lật tẩy”. Giễu nhại văn hóa thi hoa hậu: Bạn sẽ làm gì ngay sau khi đăng quang hoa hậu? Em kính thưa ban giám khảo, nếu em đăng quang hoa hậu, việc đầu tiên em sẽ hiến thân cho người nghèo trong xã hội (Mười lẻ một đêm); Giễu nhại hội Lim: …Bờ ao kè xi măng. Không còn bờ cỏ tự nhiên. Mấy con thuyền bằng sắt tây chen nhau đi vòng quanh bờ ao. Anh hai đi giày Tây, chị hai đi giày khủng bố. Anh hai khăn đóng áo dài, chị hai tứ thân mớ ba mớ bảy. Mỗi người cầm một cái micơzô. Còn duyên ngồi gốc cây thông, Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa (Mười lẻ một đêm);  Giọng điệu giễu nhại không chỉ bộc lộ qua cảm hứng mà thể hiện rõ qua việc cấu tạo ngôn ngữ, cấu trúc câu. Chất giễu nhại kiểu grotesque, chất trào tiếu dân gian làm nổi rõ sự va đập giữa hai mảng sáng tối: một thế giới của văn hóa và một thế giới lộn nhào mọi giá trị, lố bịch và kệch cỡm. Chính sự dung hợp giữa chất trào tiếu dân gian và chất suy tưởng bác học ấy đã khu biệt giọng điệu Hồ Anh Thái trong bản hợp xướng nhiều bè của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Việt. Nó được thể hiện qua những câu trả lời của ông trước báo chí đã cho chúng ta hiểu rõ về những quan niệm sáng tác mới của mình: Cho đến trước Mười lẻ một đêm, thiên hạ bảo từ sau Cõi người rung chuông tận thế (2003), Hồ Anh Thái không viết được cái gì mới hơn nên phải quay sang “đỡ đầu” các “tài năng trẻ” để chứng tỏ sự - tồn - tại của mình và để làm văn đàn bấy nay vốn tẻ nhạt thêm “xôm trò”. Anh nghĩ sao về những chuyện kiểu này? Thấy văn chương có cái gì hay là tôi muốn giới thiệu cho nhiều người cùng thưởng thức. Có khi sự nồng nhiệt của mình làm người khác khó chịu. Nhưng dư luận là cái không nên chống đỡ, và cũng không thể. Nhiều điều cơ bản của đời sống con người là dựa trên nhầm lẫn và ngộ nhận - đừng có mong không bị người đời hiểu nhầm! Mà cũng phải tự hỏi lại, chính ta đã làm gì nhiều để người đời hiểu đúng về mình đâu? Bất kể thế nào thì mỗi ngày tôi vẫn viết ít nhất hai tiếng đồng hồ. "Kho dự trữ" của tôi còn bản thảo hai tiểu thuyết viết trước Mười lẻ một đêm nhưng chưa gửi in. Trong Mười lẻ một đêm người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội và Sài Gòn với sự “giàu xổi” của giới trí thức, sự kệch cỡm của những “Phòng khách”, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu... Vì sao đời sống thị dân luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của anh? Phải chăng vì anh cũng là một công chức “sáng cắp ô đi, tối vác về” nên mới thấm thía hết cái nhợt nhạt, nhàn nhạt của những “ao đời bằng phẳng” ấy ?. Dịp đầu năm, có tờ báo mời viết truyện ngắn nhằm vào đối tượng độc giả là nông dân, tôi phải lập tức trình bày: tôi không biết gì về nông thôn cả. Nếu không có hai lần đi sơ tán thời chống Mỹ thì tôi không có một tí kỷ niệm nào về cánh đồng, ao đầm, mùa màng... Có lẽ chính là hoàn cảnh đã chọn đề tài cho tôi, sống đâu quen đấy, làm gì biết nấy. Không thể gọi là đã hiểu, nhưng có thể nói tôi thuộc môi trường sống của mình. Mười lẻ một đêm rồi trước đó là những Trại cá sấu, Bến Ôsin, Cõi người rung chuông tận thế... thấy anh lạnh quá, tỉnh quá! Những điều tử tế, những kẻ tử tế (kiểu như thằng Người Cá chẳng hạn) cũng bất thành nhân dạng, cũng chỉ như thanh củi khô cháy leo lét, còn bao trùm là một bức tranh xám màu về nhân tình thế thái. Phải chăng “cõi người ta” đã trở thành một sa mạc mênh mông, hoang vắng của dục vọng và lòng ích kỷ đến mức anh phải “rung chuông tận thế?. Các nhân vật của tôi không có người hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Ngay cả khi giễu nhại thì tôi cũng thấy trong đối tượng có cả hình bóng của chính mình và người thân của mình. Không thể có chuyện vô can theo kiểu: "Chắc là nó trừ mình ra!" Một số độc giả phản ứng có lẽ vì họ chỉ thấy tôi phê phán người đời mà không đọc ra được cái chất tự giễu nhại của chính tôi. Dù sao đi nữa, nếu để cho độc giả hiểu nhầm thì lỗi đầu tiên vẫn là của tác giả. Hay là những bài nghiên cứu về Hồ Anh Thái của các tác giả Việt Nam. Ở những bài viết này tác giả dù ít nhiều cũng đề cập đến những phương diện nghệ thuật có liên quan phong cách cũng như những quan niệm nghệ thuật về con người của ông đó là: Nhà báo Lê Hồng Lâm nhận xét: Ngay từ khi xuất hiện, anh đã “phả” vào văn học một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa đi qua khỏi sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh [3, tr 249]. Hay nhà văn Lê Minh Khuê nhận định: Đây là người con đi dài với văn chương [3, tr 267] Rồi Nguyễn Đăng Điệp khi khảo sát các sáng tác của Hồ Anh Thái đã nhận định: Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh vỡ, bản thân mỗi một con người lại mang những mảnh vỡ, những xung lực khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét chính trong quan niệm về cuộc sống của Hồ Anh Thái. Chính quan niệm này sẽ tao nên tính đa cấu trúc trong các tác phẩm của anh [3, tr 350]. Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: Văn viết lạ…có lẽ không chỉ ở sự tinh tế ở văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong cấu tứ; mà chính ở chỗ anh đã cho thấy những giao nhịp phức điệu giữa con người cá thể và nhân loại [3, tr 342]. Không dừng lại ở đó những sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã thực sự thu hút và tạo được ấn tượng trong lòng các tác giả nước ngoài qua những nhận xét chủ yếu tập trung chỉ ra cái nhìn dũng cảm của nhà văn về hiện “thực khi thế giới thảm hại đi qua chiến tranh và sử dụng thay đổi văn hóa, cùng với văn phong vừa hài hòa vừa sâu sắc của tác giả”: Tiến sĩ văn học Ấn Độ K.Pandey đã từng nhận xét truyện ngắn viết về Ấn Độ của Hồ Anh Thái trên báo The Hindustan là: Những dòng chữ của Hồ Anh Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm đúng huyệt tính cách Ấn Độ[3, tr 322] Nhà văn Wayne Karlin (Mỹ) viết: Với lòng kính trọng và tình yêu, anh chấp nhận điểm xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng cùng mở hướng ra cho những ảnh hưởng khác – nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ la tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech Milan Kundera và anh đã để cho tác phẩm của mình đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo những hướng mới [5, tr 391]. Còn rất nhiều bài viết về văn xuôi Hồ Anh Thái, trên đây chỉ là những bài viết về tác phẩm tiêu biểu. Có nhiều bài viết cần bàn luận thêm nhưng hầu hết các ý kiến đều khẳng định Hồ AnhThái là cây bút triển vọng, có phong cách đa dạng, có cái nhìn đa chiều về hiện thực, có những cách tân về nghệ thuật. Qua những tài liệu chúng tôi nhận thấy: chưa có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, bao gồm cả tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác Hồ Anh Thái nói chung và trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm nói riêng có thể xem là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Từ đó thấy được ý nghĩa thẩm mỹ đậm chất nhân văn, những nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi, cũng như những góp của Hồ Anh Thái cho văn xuôi đương đại Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiên hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê, miêu tả: thống kê các tác phẩm của Hồ Anh Thái, cũng như những tác phẩm của các tác giả khác trong văn xuôi Việt Nam sau 1975,các công trình nghiên cứu đi trước và nhiêu đánh giá, nhận xét. Trên cơ sở đó để ta có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm phân biệt sự giống và khác nhau trong phong cách sáng tác nói chung và quan niệm nghệ thuật về con người nói riêng qua tiểu thuyết Mười lẻ một đêm so với các tác phẩm khác của Hồ Anh Thái, đồng thời là với các nhà văn khác. 4.4. Vận dụng lý thuyết thi pháp học: vận dụng các khái niệm,các phương pháp và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ hơn quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt là đối với tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. 5. Bố cục tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài của chúng tôi được trong ba chương sau: Chương 1: Hồ Anh Thái – Hành trình sáng tạo nghệ thuật. Chương 2: Những kiểu quan niệm về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái nhìn từ phương thức biểu hiện. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: HỒ ANH THÁI – HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 1.1.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Anh Thái 1.1.1. Cuộc đời Hồ Anh Thái là một nhà văn đã và đang gây xôn xao trong văn học những năm gần đây. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ An, tuổi nhỏ sống cùng gia đình tại Nam Định. Tốt nghiệp phổ thông năm 1977 rồi học Đại học Ngoại giao và nhận được bằng cử nhân năm 1983. Trong khi làm việc ở Bộ Ngoại giao, Hồ Anh Thái được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Ấn Độ. Tại xứ sở được ví là Thiên đường của các thần linh ấy, ông đã học hỏi và rất nhanh chóng thông thạo tiếng Hinđi. Nhờ vậy, ông đã có thể đi khắp Ấn Độ, vào các chùa chiền để nghiên cứu văn hóa và tôn giáo, đồng thời khám phá những bí ẩn sâu kín của đất nước rộng lớn này. Sau khi nhận bằng tiến sĩ Đông phương học, ông được giữ lại làm ở đại sứ của Việt Nam tại Ấn Độ. Với cương vị mới, ông lại có thêm điều kiện thâm nhập đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người Ấn Độ. Hồ Anh Thái còn đi xa hơn nữa tới cả những miền đất nơi Phật giáo Ấn Đô lan tỏa tới. Những trải nghiệm và hấp thu một cách tự nhiên đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần phong phú ở Ấn Độ chính đã tạo ra cái chất “thiền” đặc sắc trong các sáng tác của nhà văn. Từ Ấn Độ trở về, ông vẫn là một công chức ngoại giao, nhưng ông nói công việc thực sự của mình là viết văn. Không chỉ nhiều năm học tập và công tác ở Ấn Độ mà Tây Tạng cũng là nơi đem lại nhiều kinh nghiệm, kiến thức quí báu cho Hồ Anh Thái và hiện ông đang đảm trách chức vụ tham tán, phó Đại sứ nước Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo IRAN. Là tiến sĩ ngành văn hóa Phương Đông; từng là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành hội nhà văn Việt Nam. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Mặc dù công tác đối ngoại chiếm khá nhiều thời gian và trí lực, nhưng Hồ Anh Thái vẫn luôn dành tâm huyết cho văn chương. Từ tác phẩm đầu tay viết năm tác giả 18 tuổi, đến nay ông đã có trên 30 đầu sách – bình quân mỗi năm 1 cuốn, trong đó có nhiều cuốn đã được dịch ra tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Thụy Điển…). Hồ Anh Thái là tác giả sớm bộc lộ năng khiếu văn chương và sớm xác định chỗ đứng của mình trên văn đàn. Đúng như Hoài Nam đã viết về ông: “Hồ Anh Thái- người lúc nào cũng viết”. Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi mới về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Ông là một trong số không nhiều các cây bút xuất hiện sớm và thành danh cũng rất sớm. Hồ Anh Thái đã từng đạt giải thưởng của văn xuôi 1983-1984 của Báo Văn nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, nhận giải văn xuôi 1986-1990 của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới trăng. Giải thưởng văn học năm 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập truyện ngắn Người đứng một chân. Ông là một nhà văn trưởng thành nhanh chóng và để lại dấu ấn khó phai trong văn xuôi Việt Nam kể từ đổi mới (1986) đến nay. Sáng tác của Hồ Anh Thái bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Tác phẩm của ông tạo được sự chú ý và gây ấn tượng với người đọc về tư tưởng chủ đề, nội dung và những thủ pháp nghệ thuật. Bằng tài năng của mình, Hồ Anh Thái đã mang đến cho văn học nước nhà sự mới mẽ độc đáo của một phong cách đang định hình và ngày càng có nhiều công chúng đón nhận. Trong thời gian làm việc ở Bộ Ngoại giao, Hồ Anh Thái đi nghĩa vụ quân sự. Cũng dịp này, tập truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe được xuất bản. Và tại đây, vào tháng 11 năm 1985, Hồ Anh Thái đã viết cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, đề cập đến những chấn thương về thể chất và tinh thần của những người phụ nữ đi qua cuộc chiến tranh, trở thành quá lứa lỡ thì. Sau chiến tranh, những nữ cựu chiến binh đó đến làm việc trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc. Đây là câu chuyện về cuộc chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc là đau đớn chống lại những ham muốn nhục dục thường tình, hoặc là nhẫn nhục thèm khát có một chút con làm nơi nương tựa lúc cuối đời. Dù là nhà văn rất trẻ, nhưng ông đã đặt vấn đề về tình dục, về bản năng con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ