Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng về hình thức và nâng cao hơn nữa về khối lượng giao dịch. Vì thế, các phương thức thanh toán quốc tế cũng phải ngày một hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế. Trong đề tài này, chúng tôi xin đề cập đến một phương thức thanh toán hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. với những ưu điểm nổi bật, phương thức này đang ngày àng được sử dụng nhiều hơn trong việc thanh toán. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ xin trình bày hai bước quan trọng của phương thức thanh toán này thôi. Đó là qui trình thông báo L/C và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại NHTM.
36 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Qui trình thông báo l/c và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
**********************
ĐỀ TÀI:
QUI TRÌNH THÔNG BÁO L/C VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GVHD : TS. Trầm Thị Xuân Hương
SVTH : Nhóm 03 NH3 -K33
TPHCM, Ngày 19 Tháng 5 Năm 2010
Thành viên nhóm:
Lê Thị Hồng Cẩm 02
Huỳnh Thụy Thảo Ly 17
Trần Thanh Nam 19
Hoàng Minh Tiến 35
Lê Thị Hoài Vân 41
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 03
1. Khái niệm 03
2. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 03
3. Các bước thực hiện 03
II. QUI TRÌNH MỞ L/C 04
III. QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NHTM. 10
A. Quy trình thông báo L/C 10
1. Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C 11
2. Kiểm tra nội dung của L/C 13
3. Thông báo L/C cho khách hàng 15
4. Thu phí 15
B. Quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại: 16
1. Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ: 16
2. Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra và đòi tiền ngân hàng nước ngoài: 16
3. Chiết khấu và thanh toán 19
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 29
Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng về hình thức và nâng cao hơn nữa về khối lượng giao dịch. Vì thế, các phương thức thanh toán quốc tế cũng phải ngày một hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế. Trong đề tài này, chúng tôi xin đề cập đến một phương thức thanh toán hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. với những ưu điểm nổi bật, phương thức này đang ngày àng được sử dụng nhiều hơn trong việc thanh toán. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ xin trình bày hai bước quan trọng của phương thức thanh toán này thôi. Đó là qui trình thông báo L/C và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại NHTM.
QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
Khái niệm :
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng mở thư tín dụng đáp ứng những nhu cầu của người yêu cầu mở thư tín dụng, cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản qui định trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Người mở thư tín dụng: là người mua hàng
Ngân hàng mở thư tín dụng: là người đại diện cho người mua hàng, cấp tín dụng cho người mua hàng.
Người hưởng lợi thư tín dụng : là người bán hàng hay người hưởng lợi chỉ định.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng ở nước nguời hưởng lợi.
Ngoài ra, còn có các chủ thể tham gia sau đây
Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng thanh toán
Ngân hàng chỉ định
Ngân hàn thanh toán
Ngân hàng chiết khấu
Ngân hàng chấp nhận
Ngân hàng bồi hoàn
Ngân hàng chuyển nhượng
Các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong giao dịch thông tin chuyển
tiền và luân chuyển chứng từ.
Các bước thực hiện
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện qua các bước sau:
1. Qui trình mở L/C 2. Qui trình thông báo L/C 3. Qui trình thanh toán L/C
II. QUI TRÌNH MỞ L/C
Qui trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đền nghị mở L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị nhập khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến.Toàn bộ qui trình này liên quan đến bốn bên : Đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị nhập khẩu, trong đó đơn vị nhập khẩu mở L/C và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động .Chi tiết qui trình mở L/C thể hiện trong sơ đồ sau:
NH
thông báo L/C
NH mở L/C
Người yêu cầu mở L/C
L/C
Giấy đề nghị mở L/C
Hợp đồng
L/C
Người hưởng lợi L/C (XK)
(3)
(2)
(1)
(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hóa đơn chào hàng) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, đơn vị xuất khẩu hưởng). Khi viết giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khầu cần chú ý:
Viết đúng mẫu giấy đề nghị mở L/C do ngân hàng mở L/C ấn hành.
Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kĩ khi đưa ra những ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C.
Tôn trọng những điều khoản trong hợp đồng tránh tình trạng mâu thuẫn. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã kí.
Viết tối thiểu 2 bản giấy đền nghị mở L/C. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và cũng là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu.
Ngoài giấy đề nghị mở L/C, nhà nhập khẩu còn phải gửi kèm cá chứng từ sau:
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
Giấy phép nhập khẩu lô hàng hay quota nhập khẩu.
Hợp đồng ngoại thương.
Phương án sản xuất kinh doanh
Báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các giấy tờ khác…
Mẫu giấy đề nghị mở L/C của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
GIẤY ĐỀ NGHỊ PHÁT HÀNH TÍN DỤNG THƯ
DOCUMENTARY CREDIT APPLICATION
L/C Reference No.
Kính gửi: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
To : ASIA COMMERCIAL BANK (ACB)
Chúng tôi đề nghị ACB phát hành một tín dụng thư không hủy ngang gồm các nội dung sau :
We request ACB to issue an irrevocable letter of credit as follows :
Type of credit:
o Transferable
o Standby
o Confirmed
Issued:
o by (air) mail
o with brief advice by teletransmission
o by teletransmission
Advising Bank (name and address)
Expiry date: …...........................……in ……………………………….
Applicant (name, address and account number)
Beneficiary (name and address)
Amount (in figures):
(in words):
…………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
Credit available with:
o by sight payment o by acceptance
o by negotiation o by deffered payment
Draft(s) at o sight / o ……days from/after
for………….% of invoice value.
Partial shipment :
o allowed o not allowed
Shipment from: …………………..
To:…………………………………………......................................
………………………………………………………………………
o Latest shipment date: ……………..
o Shipment Period:………………….
………………………………………..
Transhipment :
o allowed o not allowed
Goods (brief description)
o FOB
o CIF
o CFR
o DDU
o Other Term
Packing :
Marking :
Documents required:
o Signed Commercial Invoice(s) in o………original(s)./ o………. copy (ies)
Tran sport documents
o Marine/Ocean Bill of Lading covering port to port shipment, made out o to order of Asia Commercial Bank,………… ...................branch/o to order, blank endorsed, o marked “Freight o Prepaid / o Collect, notify Applicant, showing name, address, telephone of agent of Carrier
o One original Air Way bill, consigned o to Asia Commercial Bank,…………........................branch/o to Applicant marked “Freight o Prepaid / o Collect, and notify Applicant
o Multimodal transport document made out o to order of Asia Commercial Bank,………… ...........branch/o to order, blank endorsed, o marked “Freight o Prepaid /o Collect, notify Applicant, showing name, address, telephone of agent of Carrier in VietNam
o Other transport documents:………………………………………………………………………………………………………………………............
o Insurance Policy/Certificate in full set, for 110% invoice value, blank endorsed, showing claim payable at destination and covering risks under the following Institute Cargo Clauses 1/1/82:
o Institute Cargo Clauses (A)/ o Institute Cargo Clauses (Air) o Clause B o Clause C o War risk
o Extention and/or other clauses:………………………. ……………………………………………………….................
oSigned detailed Packing List(s) in o………original(s)./ o……….copy (ies) issued by .............................................................................................................................
o Certificate of Origin in o………original(s)/ o………. copy (ies) issued by ...............................................................................................................................
o Certificate of Analysis in o………original(s)/ o………. copy(ies) issued by ...............................................................................................................................
o Certificate of Quality in o………original(s)/ o………. copy (ies) issued by ...............................................................................................................................
o Ben's Certificate in one original, certifying that o 1/3 original Bill of Lading and o one set of non-negotiable documents sent directly to the Applicant within ……................. working days after shipment date by courier service. Original courier receipt must be attached
o Copy of fax advising applicant of particulars of shipment: description of goods shipped, L/C No., Invoice value, , ETA, applicant's name and
For shipment by sea: o Vessel name and voyage no., o B/L no. and date, port of loading, port of discharge
For shipment by air: o Flight no., o Air Waybill no. and date, airport of departure, airport of destination within............ days after shipment date
Other documents:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Other conditions :
o All documents must indicate L/C no.
o TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) allowed
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Attached sheets (if any) which make reference to this Aplication, properly signed and stamped, are also integral part(s) of this application.
All charges outside Vietnam are for account of: o Beneficiary o Applicant
Confirming charges are for account of (for confirmed L/C ) o Beneficiary o Applicant
Handling fee is for account of o Beneficiary o Applicant
Documents to be presented within ..................... days after the date of the transport document(s) but within the validity of the credit.
CAM KẾT CỦA ĐƠN VỊ YÊU CẦU PHÁT HÀNH L/C:
Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C và chịu trách nhiệm chuyển tiền cho ACB để thực hiện việc thanh toán phù hợp với thời gian và nghĩa vụ thanh toán của ACB cho người thụ hưởng. Đối với L/C trả chậm, chúng tôi sẽ chuyển tiền thanh toán chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc trước ngày đến hạn thanh toán.
Nộp đủ tiền ký quỹ và thanh toán tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình phát hành, thanh toán, tu chỉnh, hủy L/C.... ngay cả trong trường hợp các chi phí này được quy định trong L/C do người thụ hưởng chịu nhưng người thụ hưởng từ chối thanh toán.
Khi ACB nhận được điện đòi tiền (nếu L/C có điều khoản đòi tiền bằng điện được phép-TTR allowed- hoặc khi chúng tôi yêu cầu ACB phát hành L/C xác nhận và cho phép ngân hàng xác nhận đòi tiền bằng điện) hoặc khi bộ chứng từ phù hợp được xuất trình cho ngân hàng được chỉ định, chúng tôi cam kết thanh toán/chấp nhận thanh toán vô điều kiện trị giá L/C cũng như tất cả các chi phí phát sinh ngay cả trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất một phần hay toàn bộ, hàng hóa không đến được hoặc không được phép nhập vào Việt Nam vì bất cứ lý do gì. Vì vậy, ACB được quyền tự động trích tiền từ tài khoản của chúng tôi để thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu/chấp nhận thanh toán hoặc cho vay bắt buộc để thanh toán cho người thụ hưởng mà không nhất thiết phải thông báo hay chờ đợi sự thanh toán/chấp nhận thanh toán của chúng tôi.
Chênh lệch giữa số tiền ký quỹ và trị giá L/C được xem như số tiền mà ACB bảo lãnh cho chúng tôi. Do vậy, khi chúng tôi chưa hoàn tất việc thanh toán cho ACB thì ACB được quyền giữ các chứng từ và hàng hóa được gởi theo L/C này hoặc những tài sản khác mà chúng tôi đã cầm cố, thế chấp cho ACB để đảm bảo cho khoản tiền mà ACB đã thanh toán thay cho chúng tôi hoặc bán một phần hay toàn bộ lô hàng hoặc tài sản khác mà chúng tôi đã cầm cố, thế chấp để thu nợ mà không cần thông báo cho chúng tôi. Trường hợp số tiền thu được do bán các tài sản này không đủ để thanh toán các món nợ, chúng tôi chịu trách nhiệm thanh toán hết phần còn thiếu.
Hàng hoá nhập khẩu phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và chúng tôi có đầy đủ giấy tờ hợp pháp để nhận hàng. Trong trường hợp chúng tôi không xuất trình cho ACB Giấy phép/Hạn ngạch, chúng tôi xác nhận rằng hàng hoá nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hoá cần phải có giấy phép nhập khẩu/Hạn ngạch
Bởi việc mua bán được thỏa thuận trực tiếp giữa chúng tôi và người bán, do vậy chúng tôi cam kết không quy trách nhiệm cho ACB về:
Những thay đổi về số lượng, chất lượng hàng hóa, trị giá, điều kiện giao nhận hàng
Tính chính xác, chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình
Các chỉ thị do ACB gửi đi không được thực hiện
Những hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh của ACB bị gián đoạn vì nguyên nhân bất khả kháng
Khi : - Giá mua không bao gồm phí bảo hiểm hoặc.
- Lô hàng nhập khẩu phải mua bảo hiểm theo quy định của ACB
o Chúng tôi sẽ nộp hợp đồng bảo hiểm/chứng nhận bảo hiểm cho ACB trước khi phát hành L/C,
o Đề nghị ngân hàng mua bảo hiểm thay cho chúng tôi và được phép ghi nợ tài khoản của chúng tôi để thanh toán phí bảo biểm
Xuất trình Tờ khai Hải quan bản gốc hoặc bản có đóng dấu sao y bản chính của công ty sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất thủ tục hải quan.
Chúng tôi đồng ý mua ngoại tệ của ACB theo giá giao ngay (spot) hoặc kỳ hạn (forward) tùy theo thời điểm để ký quỹ L/C, thanh toán L/C và cam kết sử dụng ngoại tệ đúng mục đích.
Chịu trách nhiệm đối với các chỉ thị trong Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư này cũng như các chi phí, thiệt hại, tranh chấp, rủi ro cho ACB phát sinh từ việc ACB phát hành L/C theo chỉ thị của chúng tôi.
Biện pháp bảo đảm cho việc ACB bảo lãnh phát hành L/C:
Ký quỹ ............ % trị giá L/C và số tiền chênh lệch giữa trị giá L/C và số tiền ký quỹ sẽ được nộp vào tài khoản chúng tôi khi nhận được thông báo của ACB
Ký quỹ ..........% trị giá L/C và số tiền chênh lệch giữa trị giá L/C và số tiền ký quỹ sẽ trừ vào hạn mức tín dụng ACB cấp cho chúng tôi
Khác:...................................................................................................................................................................................................
Tín dụng thư này áp dụng Các Quy tắc và Thực hành Thống nhất về Tín dụng chứng từ ấn bản số 600 (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, ICC publication number 600) do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Ngày ……….tháng………năm 200
KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
(2) Căn cứ giấy đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện kí quỹ (mức ký quỹ tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C). Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không,còn tồn tại hay phá sản. Do đó, NH mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa.
Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại nước xuất khẩu.Việc chuyển thư được thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín, hệ thống Swift.
III. QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NHTM.
Quy trình thông báo L/C
Qui trình thông báo L/C bắt đầu từ bước (3). Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn. Việc thông báo L/C có thể thực hiện qua hai ngân hàng. Trình tự của qui trình này như sau:
Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C
Kiểm tra nội dung của L/C
Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C
Thu phí L/C
Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C
Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong những ngân hàng sau:
- Ngân hàng phát hành L/C ở nước ngoài
- Ngân hàng thông báo ở nước ngoài
- Ngân hàng thông báo trong nước.
Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift, ngân hàng phải ghi ngày giờ nhận và đóng dấu RECEIVED.
Sau đó Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau:
1.1 Nếu L/C mở bằng thư:
Trên L/C phải có chữ kí ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực chữ kí trên L/C, bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ kí mà ngân hàng phát hàng L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp đúng. Có hai trường hợp xảy ra:
Nếu chữ kí trên L/C đúng với chữ kí mẫu mà ngân hàng mở L/C đã đăng kí tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này sẽ tiến hành kiểm tra nội dung L/C và thông báo cho người xuất khẩu.
Nếu chữ kí trên L/C không đúng hoặc chưa đăng kí chữ kí mẫu tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này phải điện cho ngân hành phát hàng L/C để xác minh tính chân thật của L/C, đồng thời báo cho người xuất khẩu biết tính chân thật của L/C đã được xác minh. Sau khi nhận được điện xác minh chữ kí của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo phải kiểm tra mã test nhận được và báo cho người xuất khẩu biết.
Nếu L/C mở bằng Telex
Khi nhận được L/C mở bằng telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu Testkey sai, ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng.
1.3 Nếu L/C mở bằng SWIFT
Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng vì hệ thống SWIFT tự động giải mã khi nhận được thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài.
Tìm hiểu về Swift:
Swift thực chất là tổ chức Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu. SWIFT cung cấp (a) các dịch vụ truyền thông an ninh và (b) phần mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính. SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận. Mục đích là giúp các ngân hàng trên thế giới, tất nhiên phải là thành viên của SWIFT, chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin cho nhau. Các thành viên trao đổi thông tin, chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. Ngân hàng muốn thực hiện thông báo qua hệ thống Swift thì nó phải nằm trong hệ thống Swift này. Hiện nay hầu hết các ngân hàng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu đều tham gia hệ thống Swift này. Khi tham gia hệ thống, mỗi ngân hàng sẽ được cung cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code.
Nếu là mã số của hệ thống SWIFT thì nó phải có từ 8 đến 11 ký tự.
4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng 2 ký tự kế nhận diện quốc gia 2 ký tự nhận diện địa phương 3 ký tự chót nếu có thì nhận diện chi nhánh. Nếu là chi nhánh chính thì 3 ký tự chót là “XXX”.
Ví dụ về mã Swift của một số ngân hàng ở Việt Nam:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Bank for Foreign Trade of Vietnam ở Hà Nội. Mã SWIFT cho chi nhánh chính của ngân hàng này là: BFTVVNVX.
BFTV nhận diện Bank for Foreign Trade of Vietnam VN là mã nhận diện nước Việt Nam VX là mã nhận diện bất cứ thành phố nào ở Việt Nam 3 ký tự chót không dùng Khổ mã nhận diện ngân hàng như trên dựa trên tiêu chuẩn ISO 9362, xem chi tiết bằng tiếng Anh tại đây.
Dưới đây là một số ví dụ khác cho ngân hàng ở Việt Nam: Asia Commercial Bank: ASCBVNVX Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank): BFTVVNVX Bank for Investment & Development of Vietnam (BIDV): BIDVVNVX Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHN1 Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHCM ChoHung Vina Bank: FIRVVNVN First Commercial Bank - HCMC: FCBKVNVX Industrial & Commercial Bank of Vietnam (Incombank): ICBVVNVX Indovina Bank: IABBVNVX Saigon Thuong Tin CJS Bank (Sacombank): SGTTVNVX Southern Commercial Joint Stock Bank (Phuong Nam Bank): PNBKVNVX Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank): VBAAVNVX Vietnam Export Import CJS Bank (Eximbank): EBVIVNVX
Một số qui định của UCP 600 về việ