Khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, càng sôi động thì tình hình thị trường tài chính cũng sôi động không kém. Vai trò của các ngân hàng khi đó trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng, bằng những nghiệp vụ của mình thì các ngân hàng góp phần cho thị trường tài chính hoạt động ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hoạt động sản xuất, cá nhân có điều kiện tăng gia sản xuất, làm giàu TÍn dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng, các ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng và kiếm lời bằng lãi suất kho cho vay lại với những đối tượng cần vốn. Cho vay là một hình thức trong số những hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng như: Bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, các hình thức khác theo quy định của Ngan hàng Nhà nước. Sau đây em xin trình bày về vấn đề quy chế cho vay theo quy định của pháp luật Việt Nam.
13 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy chế cho vay theo quy định của pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
LỜI NÓI ĐẦU
1/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP
1.1/ Cho vay
1.2/ Thời hạn cho vay
1.3/ Nguyên tắc vay vốn
1.4/ Điều kiện vay vốn
1.5/ Hồ sơ vay vốn
1.6/ Thẩm định và quyết định cho vay
1.7/ Hợp đồng tín dụng
1.8/ Quyền và nghĩ vụ
1.8.1/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
1.8.2/ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
1.9/ Giới hạn cho vay
1.10/ Hạn chế cho vay
1.11/ Những trường hợp không cho vay
1.12/ Phương thức cho vay
2/ QUY TRÌNH TÍN DỤNG
2.1/ Lập hồ sơ đề nghị cho vay
2.2/ Phân tích khả năng tài chính khách hàng
2.3/ Quyết định và ký hợp đồng cho vay
2.4/ Giải ngân
2.5/ Giám sát
2.6/ Thanh lý hợp đồng
KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, càng sôi động thì tình hình thị trường tài chính cũng sôi động không kém. Vai trò của các ngân hàng khi đó trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng, bằng những nghiệp vụ của mình thì các ngân hàng góp phần cho thị trường tài chính hoạt động ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hoạt động sản xuất, cá nhân có điều kiện tăng gia sản xuất, làm giàu…TÍn dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng, các ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng và kiếm lời bằng lãi suất kho cho vay lại với những đối tượng cần vốn. Cho vay là một hình thức trong số những hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng như: Bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, các hình thức khác theo quy định của Ngan hàng Nhà nước. Sau đây em xin trình bày về vấn đề quy chế cho vay theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP:
1.1/ Cho vay:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.2/ Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Dựa vào thời hạn cho vay ta có thể chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
1.3/ Nguyên tắc vay vốn:
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và các ngân hàng sẵn sang chớp lấy cơ hội này để thu lợi nhuận. Sau đây là 2 nguyên tắc mà khi khách hàng muốn vay vốn thì phải tuân thủ theo:
Sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Về phía ngân hàng, trước khi cho vay phải tìm hiểu xem mục đích vay vốn của khách hàng và sau đó ngân hàng phải kiểm tra xem cho khách hàng có sử dụng đúng mục đích vốn đã vay hay không vì việc này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này.
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích giúp khách hàng nâng cao khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả, đồng thời giúp cho khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nguyên tắc thứ 2 là hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Bởi vì nguồn vốn mà ngân hàng đem cho vay xuất phát từ việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng cho nên tới một thời hạn nhất định thì ngân hàng phải trả lại cho họ nguồn vốn này. Đồng thời bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi.
1.4/ Điều kiện vay vốn:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp phá.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.5/ Hồ sơ vay vốn:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định điều kiện vay đã nói ở phần trên. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.
1.6/ Thẩm định và quyết định cho vay:
Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không cho vay, các tổ chức tín dụng đều phải có xây dựng quy trình xét duyệt theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định vay và cho vay. Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
1.7/ Hợp đồng tín dụng:
Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.
1.8/ Quyền và nghĩ vụ:
1.8.1/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng:
Khách hàng có các quyền sau:
Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật;
Về phần nghĩ vụ của khách hàng:
Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;
Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
1.8.2/ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:
Tổ chức tín dụng có các quyền sau:
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay;
Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định tại Quy chế này; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng:
Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
1.9/ Giới hạn cho vay:
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại giới hạn cho vay theo quy định của pháp luật. Các giới hạn tín dụng khi cho vay ngắn hạn bao gồm:
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 Điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.10/ Hạn chế cho vay:
Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:
Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;
Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
1.11/ Những trường hợp không cho vay:
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây:
Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc ( Phó giám đốc ) của tổ chức tín dụng;
Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;
Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
Các quy định trên không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác. Trường hợp người vay vốn là bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ), Phó tổng giám đốc ( Phó giám đốc ) sẽ được tổ chức tín dụng xem xét quyết định.
1.12/ Phương thức cho vay:
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:
Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
2/ QUY TRÌNH TÍN DỤNG:
Quy trình tín dụng là tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Thường thì mỗi ngân hàng sẽ tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm nhiều bước đi. Các giai đoạn của quy trình bao gồm:
2.1/ Lập hồ sơ đề nghị cho vay:
Đây là khâu quan trọng vì nó là nơi thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau. Một bộ hồ sơ đề nghị cho vay cần thu thập từ khách hàng những thông tin như: Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng
Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn cảu khách hàng
Thông tin về bảo đảm tín dụng
Khách hàng phải cung cấp theo yêu cầu của ngân hàng về một số loại giấy tờ sau:
Giấy đề nghị vay vốn
Giấy chứng minh tư cách pháp nhân nếu khách hàng là doanh nghiệp hoặc chứng minh nhân dân nếu là cá nhân
Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ
Báo cáo tài chính nếu là doanh nghiệp hay báo cáo về thu nhập cá nhân nếu là cá nhân
Các giấy tờ liên quan tới bảo lãnh, cầm cố, thế chấp và các giấy tờ khác
2.2/ Phân tích khả năng tài chính khách hàng:
Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tang của khách hàng về việc sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả, khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục đích là để tìm kiếm những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải để rồi sau đó đưa ra các biện pháp hạn chế. Đồng thời cũng là cách kiểm tra mức độ chân thực của khách hàng.
2.3/ Quyết định và ký hợp đồng cho vay:
Đó là quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Đây được xem là khâu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau, nó ảnh hưởng đến uy tín và sự làm việc có hiệu quả hay không của ngân hàng. Khâu này thường xay ra tình trạng:
Quyết định chấp nhận cho vay đối với một khách hàng không tốt
Quyết định không cho vay với một khách hàng tốt.
2.4/ Giải ngân:
Giải ngân là việc ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sỏ tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Nguyên tắc của giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng hu hồi nợ sau này. Giải ngân cũng phải đảm bảo nguyên tắc thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.
2.5/ Giám sát:
Khâu này khá quan trọng bởi lẽ thông qua việc giám sát ngân hàng sẽ xem xét xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn hay không, qua đó có thể phát hiện kịp thời chấn chỉnh để khỏi ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. Ngân hàng và cả khách hàng phải tuân thủ theo nguyên tắc của phần 1.3.
Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng gồm:
Giám sát hoạt động tài sản cảu khách hàng tại ngân hàng
Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ khi khách hàng là doanh nghiệp.
Giám sát thông qua việc khách hàng trả lãi định kỳ.
Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cự ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn
Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay.
Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.
Và những thông tin thu thập khác.
2.6/ Thanh lý hợp đồng:
Là khâu cuối cùng trong quy trình. Khâu này gồm các việc quan trọng cần sử lý như:
Thu nợ:Lựa chọn một trong hình thức thu nợ: thu gốc và lãi một lần khi đáo hạn; thu gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ; thu gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn.
Tái xét hợp đồng cho vay: là việc tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh gia chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng sử lý kịp thời
Thanh lý hợp đồng cho vay: nếu hết thời hạn của hợp đồng và khách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì 2 bên sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng hoạt động cho vay vô cùng phức tạp đòi hỏi khách hàng và các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật qua đó để tránh tình trạng không hay xảy ra. Ngày nay với nhu cầu của khách hàng với mục đích là làm giàu thì ngân hàng là nơi lý tưởng để thực hiện ước mơ. Hy vọng rằng pháp luật sẽ có những điều chỉnh hợp lý khi mà xã hội luôn vận động để giúp cho những ai có nhu cầu vay vốn và ngân hàng có một hành làng pháp lý để hoạt động hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật các tổ chức tín dụng, 2010
Quyết định 1627,2001
Quyết định 127,2005
Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, TS. Nguyễn Minh Kiều, nhà xuất bản tài chính, 2009
Nghiệp vụ ngân hàng, TS. Nguyễn Minh Kiều, nhà xuất bản thống kê,2009