Chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bộ phận gắn liền với nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam. Tuy đã chính thức vận hành được hơn 10 năm nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán vẫn được xem là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực nhằm phát triển thị trường chứng khoán trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán. Bộ phận pháp luật về chào bán chứng khoán được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến việc hiểu và vận dụng đúng đắn các quy định này là rất phức tạp. Luật Chứng Khoán 2006 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về vấn đề này hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chào bán chứng khoán trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bài tiểu luận với đề tài “Quy định của pháp luật về việc phát hành chứng khoán ra công chúng” mong muốn tìm hiểu các văn bản, Nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp luật đã và đang hiện hành có quy định đến việc phát hành chứng khoán ra thị trường. Đồng thời tìm hiểu quy trình tham gia vào thị trường chứng khoán của các công ty, doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy định của pháp luật về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1
Những vấn đề cơ bản về pháp luật chào bán chứng khoán 3
1. Khái niệm chứng khoán 3
1.1. Định nghĩa chứng khoán 3
1.2. Đặc điểm của chứng khoán 3
1.3. Phân loại chứng khoán 4
2. Chào bán chứng khoán 6
2.1. Khái niệm về chào bán chứng khoán 6
2.2. Phương thức chào bán chứng khoán 6
3. Pháp luật về chào bán chứng khoán 8
3.1. Khái niệm pháp luật về chào bán chứng khoán 8
3.2. Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán 9
3.2.1. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 9
3.2.2.Pháp luật về chào bán chứng khoán của Chính phủ và chính quyền địa phương 12
CHƯƠNG 2
Thực trạng pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán 13
1. Chủ thể chào bán chứng khoán 13
1.1. Chính phủ 13
1.2. Chính quyền địa phương 13
1.3. Doanh nghiệp 14
1.3.1. Chủ thể chào bán chứng khoán vốn 14
1.3.2. Chủ thể chào bán chứng khoán nợ 16
2. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 17
2.1. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng 17
2.1.1. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 17
2.1.2. Các quy định về thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng 20
2.2. Quy định về chào bán riêng lẻ 22
2.2.1. Quy định về chào bán cổ phiếu 22
2.2.2. Quy định về chào bán riêng lẻ trái phiếu 27
3. Chào bán chứng khoán của chính phủ và chính quyền địa phương 29
3.1. Trái phiếu Chính phủ 30
3.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương 31
4. Quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán ở Việt Nam 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 36
LỜI MỞ ĐẦU
Chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bộ phận gắn liền với nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam. Tuy đã chính thức vận hành được hơn 10 năm nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán vẫn được xem là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực nhằm phát triển thị trường chứng khoán trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán. Bộ phận pháp luật về chào bán chứng khoán được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến việc hiểu và vận dụng đúng đắn các quy định này là rất phức tạp. Luật Chứng Khoán 2006 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về vấn đề này hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chào bán chứng khoán trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bài tiểu luận với đề tài “Quy định của pháp luật về việc phát hành chứng khoán ra công chúng” mong muốn tìm hiểu các văn bản, Nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp luật đã và đang hiện hành có quy định đến việc phát hành chứng khoán ra thị trường. Đồng thời tìm hiểu quy trình tham gia vào thị trường chứng khoán của các công ty, doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài, nhưng với kiến thức hạn hẹp nên không thể tránh khỏi thiếu xót và nhầm lẫn. Kính mong thầy xem xét và bỏ qua cho chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đức Thắng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình làm bài.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
1./Khái niệm chứng khoán.
1.1/ Định nghĩa chứng khoán.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với chức năng huy động và phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn, thị trường chứng khoán là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp thu hút và tạo lập vốn phát triển thông qua việc chào bán chứng khoán và tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam, khái niệm chứng khoán được quy định tại Luật Chứng Khoán 2006- điều 6. Theo đó, “chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản và phần vốn của tổ chức phát hành”. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm các loại sau đây :
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
- Quyền mua cổ phần,chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
1.2/ Đặc điểm của chứng khoán.
Chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy nó có nhiều điểm khác biệt so với các loại hàng hoá khác:
Thứ nhất, chứng khoán có tính sinh lời. Điều đó có nghĩa là nó đem lại cho người sở hữu một khoản thu nhập trong một thời gian nhất định. Thu nhập này được đảm bảo bằng lợi tức được phân chia hàng năm hoặc việc tăng giá của chứng khoán trên thị trường. Tính sinh lời tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của chứng khoán, giúp các nhà đầu tư có khả năng lựa chọn các hình thức đầu tư vốn khác, đồng thời cũng là động lực để nhà đầu tư mua chứng khoán.
Thứ hai, chứng khoán có tính thanh khoản cao. Đặc điểm này thể hiện ở khả năng nhanh chóng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Tính thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào từng loại chứng khoán, uy tín của chủ thể phát hành và biến động của thị trường. So với các loại tài sản khác, chứng khoán có tính thanh khoản rất cao. Đây cũng chính là lợi thế của chứng khoán. Nó tạo thuận lợi cho người sở hữu chứng khoán, khi không muốn nắm giữ họ có thể bán để thu hồi tiền mặt.
Thứ ba, tính rủi ro của chứng khoán. Chứng khoán là một loại tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro. Có nghĩa là nhà đầu tư có thể không được hoàn lại đủ số tiền ban đầu đã bỏ ra đầu tư vào chứng khoán. Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được hiểu là sự sai biệt giữa lợi ích thực tế so với mức sinh lời kỳ vọng, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không hệ thống. Mức độ rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, biến động của nền kinh tế, thậm chí là biến động chính trị
xã hội. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét đánh giá rủi ro liên quan trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn nắm giữ hay bán chứng khoán.
Thứ tư, chứng khoán có tính tư bản giả, đó là tính không đồng nhất giữa thị giá và mệnh giá của chứng khoán. Nghĩa là sau khi được chào bán tại thị trường sơ cấp, giá trị của chứng khoán thay đổi so với mệnh giá ban đầu và sau đó do được giao dịch trên thị trường thứ cấp thị giá của nó sẽ phụ thuộc vào tình hình của thị trường. Tuỳ thuộc vào cung cầu của thị trường mà thị giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các chứng khoán đều có thị giá cao hơn rất nhiều so với mệnh giá, thậm chí gấp hàng trăm lần.
1.3/ Phân loại chứng khoán.
Giống như các loại hàng hoá khác, chứng khoán rất đa dạng, phong phú về chủng loại và hình thức. Để phân loại chứng khoán người ta thường dựa vào một số tiêu chí khác nhau như:
- Căn cứ vào chủ thể phát hành, chứng khoán gồm hai loại: chứng khoán của doanh nghiệp và chứng khoán của Chính phủ. Việc phân loại này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư lựa chọn loại chứng khoán cho phù hợp với yêu cầu của mình.
- Căn cứ vào bản chất, chứng khoán gồm hai loại: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Chứng khoán vốn là loại chứng khoán xác nhận sự góp vốn và quyền liên quan của người sở hữu đối với đối tượng phát hành ra nó. Chứng khoán nợ là loại chứng khoán theo đó chủ thể phát hành cam kết sẽ trả lại cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định.
Mục đích của việc phân loại này là xác định rõ quyền tài sản của chủ sở hữu chứng khoán đối với tổ chức phát hành.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể phát hành và chủ sở hữu chứng khoán có: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số chứng khoán phái sinh như chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai. Đây là cách phân loại phổ biến và thông dụng hiện nay vì nó thể hiện được đặc trưng của chứng khoán theo tiêu chí phân loại nói trên.
- Cổ phiếu: Đây là loại chứng khoán rất quan trọng cho việc tạo lập cũng như đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán. Có nhiều định nghĩa khác nhau về cổ phiếu. Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam: “cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn góp cổ phần của tổ chức phát hành”.
Trong thực tế, thường có nhiều loại cổ phiếu như cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi trong đó cổ phiếu ưu đãi được chia thành nhiều lại cho nhà đầu tư những khả năng lựa chọn đồng thời tạo cơ hội cạnh tranh cho tổ chức phát hành.
- Trái phiếu: Đây là chứng khoán nợ do doanh nghiệp hoặc Chính phủ phát hành xác nhận quyền của chủ sở hữu đối với khoản nợ của chủ thể đó. Khoản nợ được tổ chức phát hành cam kết trả lại cho chủ sở hữu tại một thời điểm trong tương lai với một khoản lãi nhất định. Trái phiếu cũng có nhiều loại như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
Trái phiếu và cổ phiếu là hai loại chứng khoán phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại có một ưu thế riêng, đem lại cho nhà đầu tư những khả năng lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của mình. Trái phiếu và cổ phiếu khác nhau ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, về bản chất, nếu như cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn thì trái phiếu lại là chứng khoán nợ. Cổ phiếu xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành còn trái phiếu xác nhận quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với phần vốn nợ. Như vậy chủ sở hữu cổ phiếu là cổ đông của tổ chức phát hành còn chủ sở hữu trái phiếu là chủ nợ của tổ chức đó. Hệ quả là cổ đông có thể tham gia vào việc quản lý điều hành doanh nghiệp còn chủ nợ thì không có quyền này.
Thứ hai, về tính sinh lời, cổ phiếu có tính sinh lời cao hơn trái phiếu. Điều này xuất phát từ bản chất của hai loại chứng khoán này. Cổ phiếu là chứng khoán xác nhận phần vốn cổ phần vì vậy mà khả năng đem lại một khoản thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành. Một doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, “lãi mẹ đẻ lãi con” thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó có giá rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể thu được một khoản tiền khá lớn. Trái lại khả năng sinh lời của trái phiếu bao giờ cũng ở một mức nhất định và khoản tiền này thường không đáng kể.
Thứ ba, về tính thanh khoản. Xuất phát từ tính sinh lời, cổ phiếu có tính sinh lời cao hơn trái phiếu nên nó cũng có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh hơn.
Thứ tư, về tính rủi ro. Cổ phiếu có tính rủi ro cao hơn trái phiếu. Chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường cũng có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh, thậm chí là vài lần. Trong khi đó, lãi suất của trái phiếu luôn là một tỷ lệ nhất định so với mệnh giá.
Thứ năm, về tính thời hạn. Nếu cổ phiếu có tính dài hạn thì thời hạn của trái phiếu là ngắn hơn. Thông thường kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương là năm năm.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư: Đây là một loại chứng khoán đặc biệt. Theo quy định của pháp luật nước ta, đây là loại “chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với phần vốn góp của quỹ đại chúng”. Chứng chỉ quỹ cũng có một số đặc điểm giống cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên nó lại không tham gia vào việc hình thành vốn của doanh nghiệp. Đồng thời chủ sở hữu chứng chỉ quỹ không được tham gia vào việc quản lý, điều hành quỹ. Pháp luật của các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về chứng chỉ quỹ và công ty quản lý quỹ nên quyền và lợi ích của chủ sở hữu là khác nhau.
Tuy nhiên về bản chất, chứng chỉ quỹ luôn là một loại chứng khoán vốn.
Ngoài ba loại chứng khoán chủ yếu trên còn có các loại chứng khoán phái sinh. Đây là loại chứng khoán phát sinh từ hoạt động giao dịch chứng khoán và được chuyển đổi sang chứng khoán thông qua hành vi giao dịch trên thị trường. Hiện nay có ba loại chứng khoán phái sinh phổ biến là chứng quyền, bảo chứng phiếu, hợp đồng quyền lựa chọn.
Tại Việt Nam, theo Luật Chứng Khoán 2006 có một số loại chứng khoán phái sinh như:
- Chứng quyền.
- Quyền mua cổ phần.
- Quyền chọn mua.
- Quyền chọn bán.
- Hợp đồng tương lai.
2./ Chào bán chứng khoán.
2.1/ Khái niệm về chào bán chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là nơi thu hút vốn nhanh và mạnh nhất. Để huy động nguồn vốn đó trên thị trường này, các doanh nghiệp và các chủ thể buộc phải chào bán chứng khoán, đưa chứng khoán ra thị trường, đổi lại họ thu được vốn. Chào bán chứng khoán là giai đoạn đầu, là tiền đề để thực hiện các hành vi sau này liên quan đến chứng khoán. Như vậy không có chào bán chứng khoán thì sẽ không có những hoạt động như kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán hay lưu ký chứng khoán.
Chào bán chứng khoán được hiểu là việc đưa chứng khoán vào giao dịch tại thị trường chứng khoán sơ cấp. Tại đây vốn của nhà đầu tư sẽ được chuyển giao cho tổ chức chào bán thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán. Phải nói rằng chỉ có hoạt động chào bán mới làm tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Hơn thế, thông qua hoạt động chào bán, tổ chức chào bán mới có thể thành lập, tăng vốn điều lệ phục vụ nhu cầu kinh doanh hoặc bù đắp sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.
Chào bán chứng khoán là tiền đề của các hoạt động khác liên quan đến chứng khoán. Nếu so sánh chào bán chứng khoán và kinh doanh chứng khoán có thể thấy một số điểm khác biệt sau. Hoạt động chào bán chứng khoán chỉ diễn ra trên thị trường sơ cấp trong khi kinh doanh chứng khoán lại chỉ diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nếu như hoạt động kinh doanh chứng khoán có đối tượng là chứng khoán cùng các dịch vụ khác liên quan đến chứng khoán thì hoạt động chào bán chứng khoán có đối tượng là chứng khoán.
Đây cũng chính là những đặc điểm đặc thù của chào bán chứng khoán.
Tóm lại chào bán chứng khoán chính là việc tổ chức chào bán có đủ điều kiện đưa chứng khoán vào thị trường theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Hoạt động này giúp các tổ chức chào bán dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp hơn các hình thức khác.
2.2/Phương thức chào bán chứng khoán.
Xét theo cách thức phân phối chứng khoán, có bốn phương thức chào bán chứng khoán:
Thứ nhất, phương thức bán trực tiếp. Theo phương thức này, tổ chức chào bán chứng khoán đến tay nhà đầu tư. Mặc dù thông qua phương thức này người đầu tư được trực tiếp mua chứng khoán, chi phí trung gian thấp nhưng lại không xác định được tổng lượng chứng khoán bán ra và vì thế mục tiêu huy động vốn không đạt được.
Thứ hai, phương thức bán thông qua đại lý. Theo đó, các tổ chức trung gian- bên nhận đại lý- sẽ ký kết hợp đồng với tổ chức chào bán để bán chứng khoán của họ trên thị trường sơ cấp. Bên nhận đại lý có thể là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Các đơn vị này sẽ được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng lượng chứng khoán bán được. Ưu điểm của phương thức này là chứng khoán được bán với số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên tổ chức chào bán lại phải trả một khoản phí trung gian.
Thứ ba, phương thức bán thông qua đấu thầu. Theo đó, có một hoặc một số nhà thầu được lựa chọn, cam kết sẽ phân phối hết số chứng khoán với điều kiện nhà thầu được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định theo kết quả của đợt chào bán. Với phương thức này, tổ chức chào bán sẽ đạt được mục tiêu huy động vốn trong một thời gian ngắn nhưng đổi lại, họ phải chịu một khoản phí trung gian cao. Tuy vậy, phương thức bán thông qua đấu thầu đặc biệt thích hợp với việc phát hành tín phiếu.
Thứ tư, phương thức bảo lãnh phát hành. Theo phương thức này có một hoặc một số tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra giúp tổ chức chào bán thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Sau đó tổ chức bảo lãnh nhận mua số chứng khoán để bán lại hoặc nhận mua số chứng khoán còn lại sau đợt phát hành. Hiện nay các ngân hàng đầu tư thường đứng ra bảo lãnh phát hành. Ưu điểm của bảo lãnh phát hành là tổ chức chào bán đảm bảo huy động được nguồn vốn theo nhu cầu. Tuy nhiên tổ chức chào bán phải trả cho tổ chức bảo lãnh một khoản chi phí trung gian.
Xét theo điều kiện được chào bán trên thị trường sơ cấp, có hai phương thức phát hành:
- Thứ nhất, chào bán riêng lẻ. Chào bán riêng lẻ là phương thức chào bán chứng khoán trong đó chỉ một số lượng nhà đầu tư nhất định được mua với những điều kiện hạn chế, không tiến hành rộng rãi ra công chúng và tổ chức chào bán không phải công khai thông tin. Người bán có thể thực hiện các hành vi mời chào một số nhà đầu tư nhất định để nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của mình trước khi phát hành chứng khoán. Phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ thường được áp dụng khi doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn không lớn mà lại không đáp ứng các điều kiện của chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Thứ hai, chào bán chứng khoán ra công chúng. Đây là hình thức chào bán chứng khoán rộng rãi đến đại bộ phận công chúng đầu tư. Theo quy định chung của các nước trên thế giới việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định như điều kiện về mức vốn, nghĩa vụ công bố thông tin, đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và phải được sự chấp thuận của cơ quan này. Ưu điểm của phương thức này là huy động được nguồn vốn lớn. Thêm nữa, do chứng khoán chào bán ra công chúng được niêm yết tại thị trường tập trung nên có khả năng thanh khoản cao hơn nhiều so với chứng khoán được chào bán riêng lẻ. Đồng thời phương thức này cũng giúp tổ chức chào bán quảng bá được tên tuổi, hình ảnh, uy tín trên các phương tiện truyền thông từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội kinh doanh.
Việc quy định hai phương thức trên là rất phổ biến hiện nay. Mục đích phân biệt hai hình thức chào bán chứng khoán như trên trước hết là để quản lý hoạt động này qua đó bảo vệ công chúng đầu tư nhất là những nhà đầu tư nhỏ không có kiến thức chuyên sâu. Bởi vì để chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức chào bán phải là những công ty làm ăn có hiệu quả đáp ứng yêu cầu do Uỷ ban chứng khoán nhà nước quy định. Mặt khác việc phân biệt như trên còn nhằm xác định phạm vi thị trường của các loại chứng khoán đồng thời là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.
3. /Pháp luật về chào bán chứng khoán.
3.1/ Khái niệm pháp luật về chào bán chứng khoán.
Chào bán chứng khoán được coi là khâu đầu tiên, tạo tiền đề cho sự hình thành cũng như quá trình vận động và phát triển của thị trường chứng khoán. Hoạt động chào bán chứng khoán có thể huy động được nguồn vốn rất lớn nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên nếu không có sự quản lý một cách chặt chẽ, hoạt động này có thể dẫn đến sự khủng hoảng của kinh tế, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước. Không ít doanh nghiệp chiếm dụng nguồn vốn này nhằm mục đích riêng, coi khả năng thu lợi từ các đợt phát hành chứng khoán là công cụ lừa đảo.
Chính vì lẽ đó, pháp luật phải can thiệp để đảm bảo chất lượng đầu vào của hàng hoá được cung ứng trên thị trường, sự an toàn cho nguồn vốn cũng như tạo ra môi trường giao lưu về vốn an toàn và có hiệu quả. Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, tạo ra khung pháp lý buộc các chủ thể chào bán phải tuân theo, ổn định sự vận hành đồng bộ của thị trường chứng khoán. Đồng thời pháp luật về chào bán chứng khoán phải được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của đất nước.
Đối với các quốc gia theo hệ thống luật chung (Common Law) như Anh, Mỹ, Úc…, luật công ty của các điều chỉnh cả việc chào bán chứng khoán riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng, còn luật chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ đề cập đến từng lĩnh vực của thị trường chứng khoán. Đối với các quốc gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa (Civil Law) như Pháp, Đức thì việc chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc có luật chuyên biệt điều chỉnh là luật phát hành chứng khoán ra công chúng.
Ở Việt Nam tuy thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động nhưng đã có ba văn bản pháp luật quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đó là nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998, sa