Tiểu luận Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững với định hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy

Môi trường và con người có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường là nơi con người sinh sống - cung cấp cho con người các tư liệu sản xuất, của cải vật chất để con người thực hiện các hoạt động sống của mình. Đồng thời con người cũng tác động trở lại môi trường (cả tích cực và tiêu cực). Trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường - đang là một thực tế xảy ra với tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ của tất cả mọi người như là bảo vệ chính mình. Trong cuộc bảo vệ môi trường có việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên (vốn còn rất ít trên thế giới), trong đó khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy (Giao Thủy- Nam Định) là một ví dụ điển hình. Đây là một vùng hệ sinh thái còn khá nguyên thủy duy nhất của đồng bằng Bắc bộ và điển hình của Việt Nam và rất đặc trưng cho vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khu vực là tập hợp của các cồn được bồi tụ bởi cửa sông Ba Lạt, các vùng ngập nước và dải đất ven biển. Ở đó có một hệ sinh thái rất đầy đủ của vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, bao gồm hệ thống rừng ngập mặn với các loại: sú, vẹt, đước và rất nhiều loại động vật, cò quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Vì vậy khu bảo tồn thiên nhiên đã được ghi vào danh sách Ramsar cần được bảo vệ. Tuy nhiên cùng với thời gian, các hoạt động khai thác phát triển kinh tế của con người, nơi đây đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn đang thay đổi, sự mất cân bằng sinh thái đang diễn ra đe doạ tới các loại động thực vật ở đây. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải xây dựng một chiến lược quy hoạch môi trường và phát triển bền vững cho khu vực để không những bảo tồn được sự nguyên thuỷ cho hệ sinh thái khu vực mà còn biến nơi đây thành một khu du lịch nổi tiếng thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững với định hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA CHẤT ------ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Sinh viên : Lớp : Hà Nội, PHẦN 1. MỞ ĐẦU Môi trường và con người có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường là nơi con người sinh sống - cung cấp cho con người các tư liệu sản xuất, của cải vật chất để con người thực hiện các hoạt động sống của mình. Đồng thời con người cũng tác động trở lại môi trường (cả tích cực và tiêu cực). Trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường - đang là một thực tế xảy ra với tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ của tất cả mọi người như là bảo vệ chính mình. Trong cuộc bảo vệ môi trường có việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên (vốn còn rất ít trên thế giới), trong đó khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy (Giao Thủy- Nam Định) là một ví dụ điển hình. Đây là một vùng hệ sinh thái còn khá nguyên thủy duy nhất của đồng bằng Bắc bộ và điển hình của Việt Nam và rất đặc trưng cho vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khu vực là tập hợp của các cồn được bồi tụ bởi cửa sông Ba Lạt, các vùng ngập nước và dải đất ven biển. Ở đó có một hệ sinh thái rất đầy đủ của vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, bao gồm hệ thống rừng ngập mặn với các loại: sú, vẹt, đước… và rất nhiều loại động vật, cò quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Vì vậy khu bảo tồn thiên nhiên đã được ghi vào danh sách Ramsar cần được bảo vệ. Tuy nhiên cùng với thời gian, các hoạt động khai thác phát triển kinh tế của con người, nơi đây đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn đang thay đổi, sự mất cân bằng sinh thái đang diễn ra đe doạ tới các loại động thực vật ở đây. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải xây dựng một chiến lược quy hoạch môi trường và phát triển bền vững cho khu vực để không những bảo tồn được sự nguyên thuỷ cho hệ sinh thái khu vực mà còn biến nơi đây thành một khu du lịch nổi tiếng thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Vì vậy chúng ta cần xây dựng một “định hướng phát triển du lịch sinh thái” cho khu vực. Nó sẽ đồng thời giải quyết ược những biến động môi trường nơi đây và quan trọng hơn là biến nơi đây trở thành một địa chỉ lý tưởng cho con người “Tìm về với thiên nhiên” góp phần vào sự phát triển kinh tế cho khu vực và cả nước. Trong bản cáo cáo này em xin nêu khái quát hiện trạng môi trường, hiện trạng du lịch, quy hoạch môi trường và phát triển bền vững và xây dựng một định hướng phát triển du lịch sinh thái lâu dì cho khu vực. Vì thời gian có hạn và những hạn chế về tài liệu tham khảo nên bản báo cáo còn nhiều khiếm khuyết. Em mong nhận được sự góp ý và dậy bảo thêm của thầy. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, NHÂN VĂN 1. GIỚI THIỆU CHUNG. Đồng bằng sông Hồng có diện tích gần 9.000km2 với các hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong các vườn quốc gia (VQG) như Cúc Phương (VQG đầu tiên của Việt Nam), Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Thuỷ... có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch sinh thái. VQG Xuân Thuỷ là VQG trẻ nhất trong khu vực được thành lập trên cơ sở nâng cấp Khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 2/1/2003 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài sự đa dạng và phong phú về các loài thực vật và động vật hiện hữu nơi đây, VQG Xuân Thuỷ còn là nơi trú chân của rất nhiều loài chim nước di cư, trong số đó có một số loài chim đã được ghi vào sách đỏ thế giới và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. VQG Xuân Thuỷ là khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á được ghi vào danh sách bảo vệ theo công ước Ramsar vào tháng 9 năm 1989 vì giá trị của những bãi chim ở đây. Cho đến thời điểm hiện tại thì VQG Xuân Thuỷ vẫn là khu vực duy nhất ở Việt Nam được ghi vào danh sách Ramsar. Công ước Ramsar được ký ngày 02-02-1971 tại thành phố Ramsar- Iran. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ hiện đang được bảo tồn và khai thác cho nhiều mục đích : nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế xã hội của địa phương... Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế ở khu vực này hiện tại chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động này cho đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân nơi đây nhưng cũng đã có những tác động xấu tới môi trường sinh thái ở đây. Việc phá rừng làm các đầm nuôi tôm, nuôi ngao làm mất khá nhiều diện tích rừng ngập mặn - nơi trú chân của các loài chim di cư ở đây. Không những thế, nước thải từ các đầm nuôi thuỷ sản góp phần làm ô nhiễm nước trong các sông lạch trong khu bảo tồn làm ảnh hưởng đến các sinh vật phù du và sinh vật đáy - nguồn thức ăn chủ yếu của các loài chim ở đây - khiến cho trữ lượng các loài này suy giảm. Việc mất dần nơi cư trú và nguồn thức ăn sẽ làm giảm dần số lượng loài và cá thể các loài chim di trú đến khu vực này. Như vậy nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng trong VQG là một tiềm năng rất lớn để con người khai thác để phát triển kinh tế. Chính việc khai thác này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nơi đây, nó sẽ tác động xấu tới hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với mỗi sự biến đối, sự mất cân bằng sinh thái xảy ra sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Vấn đề đặt ra là đi đôi với việc khai thác sử dụng có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên này thì ta phải có các biện pháp bảo vệ, tái tạo kịp thời những gì mình đã khai thác. Để giải quyết được vấn đề trên thì giải pháp phát triển du lịch sinh thái là hợp lý nhất xét cả về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững và cả về mặt xã hội. Có thể nói đây là giải pháp cân bằng giữa mục tiêu phát triển và bảo tồn. Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn Ramsar (nay là VQG XT) là báo cáo nghiên cứu chuyên đề trong khuôn khổ dự án Việt Nam - Hà Lan về quản lí tổng hợp dải ven bờ (VNICZM). Bản báo cáo này dựa trên cơ sở của nghiên cứu trên sẽ đề cập tới một số nội dung. - Hiện trạng - tiềm năng thực tế để phát triển DLST tại VQG XT. - Vấn đề quy hoạch môi trường và phát triển bền vững cho VQG XT. - Trên cơ sở đó xây dựng một định hướng phát triển DLST lâu dài cho VQG XT với một “ban điều hành dự án phát triển DLST” hoạt động một cách hệ thống, khoa học dưới sự quản lí của các ban ngành liên quan với mục tiêu cuối cùng là phát triển bên vững lâu dài và hiệu quả kinh tế. 2. Điều kiện tự nhiên. 2.1. Vị trí địa lý. Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở toạ độ 200103 đến 20021’ ví độ Bắc và 106020’ đến 106031’ kinh độ đông. Vườn quốc gia Xuân thuỷ thuộc địa phận huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định có diện tích 15100 ha với 7100 vùng lõi và 8000 ha vùng đệm. Vùng đệm của Vườn quốc gia bao gồm diện tích cồn ngạn, cồn lu, cồn mờ, bãi trong và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuẩn và Giao Hải. Vườn quốc gia Xuân thuỷ ược giới hạn bởi Sông Hồng ở phía Bắc cửa Ba Lạt ở phía Đong và Biển Đông ở phía Nam. 2.2. Địa hình: Vườn quốc gia Xuân thuỷ có độ cao thấp: các bãi bồi cao trung bình 0,5 - 0,9m có bãi bị ngập khi triều lên và chỉ nhìn thấy khi triều xuống. Cồn Mờ. Trong tương lai cồn Mờ cũng nhô lên khỏi mặt biển do quá trình bồi tụ đang diễn ra rất mạnh ở đây. Vật liệu mang đến từ cửa Ba Lạt. 2.3. Khi hậu: Khí hậu ở Xuân Thuỷ mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc Việt Nam: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C. Lượng mưa trung bình 1175mm với số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Hai hướng gió chính trong năm ở đây là hướng Đông Bức từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hướng Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9. Độ ẩm không khí khá cao dao động trong khoảng 70 - 90%. Chính điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm này đã tạo điều kiện các loài động thực vật trong vườn phát triển rất phong phú và đa dạng tạo nên một hệ sinh thái bền vững và hoàn chỉnh. 2.4. Sông ngòi: - Hệ thống sông ngòi trong Vườn quốc gia Xuân thuỷ chủ yếu là các kênh rạch nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp nưcớ. Ngoài ra Vườn quốc gia Xuân thuỷ còn được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông với cửa chính Ba Lạt cung cấp nước cũng như lượng phù sa bồi tụ chính cho khu vực. 2.5. Thủy văn: Khu vực Xuân Thuỷ có chế độ nhật triều ngoài ra còn chế độ lặp triều nhưng ít. Biên độ triều trung bình từ 1,5 à 1,8m. Lớn nhất là 4m và nhỏ nhất là 0,25m. 3. Điều kiện kinh tế - xã hội nhân văn. 3.1. Dân cư: Bảng số liệu dân cư một số xã vùng đệm Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (người) Số lao động (người) Số hộ Tỷ lệ tăng dân số(%) Mật độ dân số người/km2 Tổng 37,2 36 372 18 492 8 551 1,37 994 Giao Thiện 9,9 9 303 4742 2 018 1,22 938 Giao An 7,9 8 997 4554 2 245 1,52 1 138 GiaoLạc 8,4 9 156 4 658 2 035 1,34 1 090 Giao Xuân 11,0 8 916 4 538 2 253 1,40 810 Nguồn : BQL KBTĐNN Xuân Thủy NX: Nhận thấy số lượng dân và mức tăng như trên sẽ là áp lực lớn đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG Xuân Thuỷ vì các vấn đề xã hội, việc làm cho cư dân nơi đây. Sản lượng lương thực hàng năm của 4 xã khu vực đệm khoảng 22.000 tấn, tương đương với 33tỷ đồng, chi phí 70% chỉ còn thu nhập từ nguồn lợi thuỷ sản ở vùng bãi bồi ước đạt từ 30 – 50 tỷ đồng/năm. - Sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản + Có khoảng 200 đầm tôm, 200 vây vọng và 2000 – 3000 người khai thác tự nhiên ở vùng bãi bồi, tương đương 1/2 dân số ở vùng đệm sống dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên ở khu ramsar. Những năm gần đây do có hướng xuất khẩu thuỷ sản nên thu nhập của cộng đồng địa phương rất khá. + Đến nay, về cơ bản khu vực đã có quy vùng nuôi tôm. Diện tích nuôi thâm canh ở bãi trong và nuôi quảng canh cải tiến ở Cồn Ngạn (thuộc vùng đệm của khu bảo tồn) có tổng diện tích lên tới 3.200ha. 3.2. Con người - Tài nguyên du lịch nhân văn. -Nhìn chung cư dân trong phạm vi vùng đệm có khoảng 50% số dân theo đạo cơ đốc giáo, điển hình là các xã Giao An, Giao Thiện có khoảng 80-90% đồng bào theo đạo thiên chúa. Những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, múa lân, chọi gà, đấu vật...trong các dịp lễ hội từ đó gắn kết mọi người với nhau. Trong huyện Giao Thuỷ hầu như xã nào cũng có vài ba nhà thờ lớn nguy nga, và kiến trúc chùa chiền cũng rất phong phú độc đáo, thể hiện sự hài hoà trong tôn trọng tín ngưỡng - Phong tục tập quán và hoạt động sản xuất: Hầu hết dân sống ở đây đều làm nghề: canh tác lúa nước, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, nhiều thời kỳ đã thực hiện phương châm: “lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển”. Họ khai thác nguồn lợi tự nhiên từ VQG với nhiều hình thức: đánh bắt tôm cua cá, bẫy chim, nhặt nhuyễn thể, chặt cây lấy củi,...Hiện nay ở đây chuyển nuôi tôm và vây vạng từ “ quảng canh” sang “bán thâm canh”, khoảng 2000 ha đất bãi bồi đã chuyển đổi thành đầm nuôi tôm, và khoảng 3000 ha vây vạng. CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 1. Thực vật. Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ có khoảng 100 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ, có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống đất ngập nước và địa hình đầm lầy tạo nên 3500 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn góp phần cố định phù sa; tạo dựng sinh cảnh; và cân bằng sinh thái... Thực vật nổi có 57 giống thuộc 111 loài trong đó nhiều loài rong mang lại giá trị kinh tế cao thuộc hai ngành rong xanh và rong đỏ tiêu biểu là rong câu chỉ vàng. 2. Động vật Động vật VQG Xuân Thủy không những phong phú về số lượng mà còn đa dạng về thành phần loài. Động vật bao gồm: động vật nổi, động vật đáy và động vật rừng. - Động vật nổi có khoảng 104 loài, trong đó có khoảng 46 loài cá và 23 loài giáp xác... - Động vật đáy: đã phát hiện 154 loài, một số loài có giá trị kinh tế cao như: Ngao, Vọp, cua rèm, Ghẹ, các loại tôm... - Động vật rừng, có hai lớp: lớp chim và lớp thú + Lớp thú: Hiện có 10 loài thú trên cạn là các loài : dơi, chuột, cầy, cáo...ở dưới nước có 3 loài quý hiếm: Rái cá( Lutra lutra), cá Heo( Lipotes veritifer) và cá đầu ông sư( Neophocaera phocaenoides),( cá Heo thường gặp vào mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng10). + Lớp chim: 215 loài chim cả định cư và di trú (Nguồn : Viện NC Hải sản, BQL KBTTN Xuân Thủy). Chim di trú chính là yếu tố cơ bản tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch đến nơi này. VQG Xuân Thuỷ là nơi trú chân rất quan trọng của nhiều loài chim nước di cư. ở đây có hơn 200 loài chim, trong đó chim nước có khoảng 50 loài. Trong số các loài chim nước trú chân ở đây có 9 loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt diệt và được ghi vào sách đỏ bảo vệ chim quốc tế, đó là các loài: Bồ nông chân xám (Pelecanus crispus), Cò thìa mặt đen (Platalea minor), Cò thìa á âu (Platalea leucorodia), Mòng biển mỏ ngắn (Laus saudersi), Choắt chân màng lớn (Limneo drommusa sempalmatus), Choắt chân lớn mỏ vàng (Tringa gutti ferum), Rẽ mỏ thìa (Calidris pygmeus), Giang sen (Mycteria leucocephala) và Quắm đầu đen (Threskiornis melanocephalus). Trong các loài này thì loài cò thìa là một loài quí hiếm đã có mặt khá đông ở VQG Xuân Thuỷ. Thống kê hiện trên trên thế giới có khoảng 500 cá thể và chỉ có thể tìm thấy ở 34 địa điểm trên thế giới. Trong khi đó ở Xuân Thuỷ có thời điểm đã xuất hiện khoảng 100 cá thể - chiếm khoảng 20% lượng cá thể này trên toàn thế giới. Rẽ mỏ thìa hầu như chỉ có thể bắt gặp ở khu Ramsar, số lượng biến thiên khoảng chừng 20 cá thể đến 5 - 6 cá thể và gần 10 cá thể trong những năm gần đây. Các loài quí hiếm ở đây chủ yếu là các loài di trú: Bồ nông và Giang sen có từ tháng 7 đến tháng 10, Cò thìa và các loại còn lại từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 3, tháng 4 năm sau. (Nguồn: Birdlife – KNCF – KBTTN Xuân Thủy). 3. Hiện trạng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. - Những năm gần đây lượng khách quốc tế đến VQG khoảng 30-40 đoàn/ năm. Số lượng khách 100-200 lượt người với gần 30 quốc tịch khác nhau( Anh, Mỹ, Hà Lan,Australia)- họ đến đây nghiên cứu chim, RNM và thuỷ sinh. Có thể nói rằng các tour du lịch sinh thái với các đoàn khách quốc tế còn ít, chưa được quan tâm nhiều. Khách trong nước gia tăng hàng năm, khoảng 200 đoàn/ năm, số lượng người 3000-5000 người/ năm, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ thăm quan và con em địa phương. - Đã thiết lập được một số tuyến tham quan sơ bộ, điển hình có thể giới thiệu: Tuyến xem chim: chủ yếu với khách du lịch có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông, chiêm ngưỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái ĐNN. Tuyến này từ Văn Phòng VQGXT đi thuyền dọc theo sông Vọp -> Cồn Lu và Cồn Ngạn, tại đây ta có thể quan sát hàng đàn chim với hàng trăm loài khác nhau đi kiếm ăn trở về trú đêm. Nếu đi đúng vào mùa chim di cư ( mùa đông) có thể gặp các loài chim quý hiếm như: Rẽ mỏ thìa, Choắt mỏ vàng, Choắt chân màng lớn, Cò thìa... - Tuy nhiên về cơ sở hạ tầng vẫn còn rất nghèo nàn: Hệ thống đường đi vào VQG hầu như chưa được nâng cấp rất khó đi; trong VQG và các đầm nuôi tôm không có điện lưới sử dụng; nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước mưa;... Những tác động chủ yếu của hoạt động du lịch - Tích cực:Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của Vườn; Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; Từ đây hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên; Giao lưu văn hoá; Nâng cao nhận thức cho du khách cũng như dân địa phương. - Tiêu cực:Lượng khách gia tăng, tiếng ồn động cơ rất có thể làm kinh động đến sự di trú của chim; Có thể làm tăng nguồn xả thải vào môi trường tự nhiên; Có thể làm tăng khai thác các sản phẩm rừng để tạo đặc sản. CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY - Cùng với các hoạt động phát triển kinh tế khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy thì môi trường ở đây dang bị biến đổi nghiêm trọng, hệ sinh thái bị phá huỷ, sự mất cân bằng sinh thai đang diễn ra. Đây đang là một thực tế sảy ra không chỉ ở đây mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này thì không phải ngày 1 ngày hai không chỉ một cá nhân hay một tập thể mà ta cần sự tham gia của cả xã hội, các ban ngành chức năng có liên quan và có sự điều hành của một tổ chức cụ thể từ Trung ương tới cơ sở với một nguồn vốn. Cần thiết và ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy cũng vậy. Từ khi khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thuỷ được nâng lên thành Vườn Quốc gia Xuân Thủy: được sự chỉ đạo đồng thời của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ, ban ngành liên quan, UBND tỉnh Nam Định, và Tổng cục Du lịch thì một chiến lược tổng quát về “quy hoạch môi trường và phát triển bền vững” cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã được vạch ra: bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Với diện tích rừng ngập mặn (gồm sú, vẹt, đước…) thì phải có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí đi đối với bảo vệ. Phải tái sinh ngay diện tích rừng vừa khai thác không những duy trì mà còn phải mở rộng diên tích rừng. - Phải có biện pháp phòng chống cháy rừng khi hạn hán sảy ra như xây dựng hệ thống mương máng, kênh rạch hợp lý. - Ngăn chặn và sử lí nghiêm mọi hành vi khai thác lâm sản, phá rừng, phát nương làm rẫy trong phạm vi rừng của người dân. - Với các loại động vật quý hiếm trong vườn phải tạo điều kiện tốt nhất có thể cho chúng sinh sống. Kiếm mồi và sinh sản để bảo tồn nòi giống. Vì ở đây có một số loài rất quy hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và đã được liệt vào sách đỏ Việt Nam. Sếu đầu đỏ - Ngăn ngừa và xử lí nghiêm mọi hành vi săn bắn chim, thú quý hiếm trong vườn. - Hoạt động khai thác, phát triển kinh tế trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy với vùng đệm cần được khuyến khích nhưng Ban quản lí vườn cần chỉ ra các giới hạn khai thác để người dân tuân theo. + Với hoạt động khai thác các loại thuỷ hải sản, ta cần đề ra danh mục các loại thuỷ hải sản được khai thác và giới hạn phạm vi cũng như các phương tiện được sử dụng để khai thác. + Với hoạt động môi trường ta cần vạch ra giới hạn khu vực có thể tạo đầm đìa nuôi trồng và các loại thuỷ hải sản được nuôi. Các hoạt động này chủ yếu ở rìa, phẩm đệm của Vườn quốc gia. - Cuối cùng là hoạt động khai thác du lịch trong Vườn quốc gia. Cần giáo dục trang bị vốn kiến thức cho người dân trong khu vực về ý thức bảo vệ môi trường vì chính họ là người tác động thường xuyên nhất đến môi trường. Cần hướng dẫn cho khách thăm quan khi đi thăm quan vườn. * Tất cả các biện pháp trên đây phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài. Và quan trọng hơn là sự tự ý thức của mỗi người. Có như thế mới tạo cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy một môi trường trong lành - một khu du lịch nổi tiếng. CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY. Mô hình Ban quản lý du lịch. Để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch trong phạm vi VQG cũng như vùng phụ cận để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cần thiết phải có Ban Quản lý khu du lịch (hay Ban Chỉ đạo phát triển du lịch VQG). Nhiệm vụ chủ yếu của Ban Quản lý (BQL) là xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu du lịch phù hợp hợp các quy định hiện hành của Nhà nước đối với VQG trên cơ sở khai thác đầy đủ, có hiệu quả những tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, của VQG. Căn cứ quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Quản lý VQG, BQL khu du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng, trong đó có Ban chỉ đạo phát triển du lịch và Văn phòng Quản lý tổng hợp dải ven biển của tỉnh Nam Định, thực hiện việc quản lý đầu tư và tổ chức hoạt động du lịch trong phạm vi VQG và trong mối liên hệ với hệ thống tuyến điểm du lịch vùng phụ cận. Khác với Ban quản lý một khu du lịch bình thường khác, BQL khu du lịch trong phạm vi VQG sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý VQG bởi Ban quản lý này được giao trách nhiệm quản lý mọi hoạt động, trong đó có hoạt động du lịch, trong phạm vi VQG. Đây là đặc thù cơ bản của BQL khu du lịch trong VQG. Ngoài những nhiệm vụ trên, BQL khu du lịch còn có nhiệm vụ rất quan trọng khác là thực hiện công tác xúc tiến, quả
Tài liệu liên quan