Như chúng ta đã biết rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Đã có những lúc như vậy mà có những câu nói như: “Rừng là vàng, biển là bạc”. Nhưng nếu chúng ta biết cách bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý thì lúc đó rừng sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó rừng còn giữ chức năng cực kỳ quan trọng: Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo quá trình chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh. Nó còn duy trì tính ổn định và độ màu mỡ cho đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá của các thiên tai, bên cạnh đó nó còn bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm, làm giảm độ ô nhiễm của không khí và cả nguồn nước.
Vào khoảng giữa thế kỷ XX, diện tích rừng của nước ta vào khoảng 14,06 triệu ha rừng, chiếm khoảng 43% diện tích đất tự nhiên. Sau những năm chiến tranh diện tích rừng của nước ta chỉ còn lại 9,5 triệu ha rừng, chiếm khoảng 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua đẻ đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải khai thác mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Điều đáng buồn ở đây là chúng ta đã khai thác một cách ồ ạt, rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại và chưa được kiểm soát. Cuối cùng chúng ta cũng đã phải trả giá cho những hành động đó.
Nhiều khu rừng trước đay rất trù phú giờ nó đã trở nên hoang sơ, cằn cỗi thì giờ cũng dã bị xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt những năm gần đây đã thường xuyên xảy ra những thiên tai và nó đã gây ra những tổn thất lớn về kinh tế, thậm chí phải trả giá cả tính mạng. Những trận lụt lội rất lớn cũng đã xảy ra ở hầu hết các vùng trong cả nước. Nhất là các trận lụt lội ở 6 tỉnh miền trung. Bên cạnh đó hạn hán cũng đã xảy ra ở nhiều nơi mà đã có những lúc chúng ta đã cho rằng đó là do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nhưng ở đây ta cũng phải hiểu thêm rằng là con người chúng ta đã tác đọng quá nhiều đến hệ sinh thái rừng và đã làm cho hậu quả của nó ngày càng tồi tệ hơn.
Qua đây chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và môi trường của chúng ta là như thế nào? Và để minh chứng cho điều đó là chính phủ nước ta đã đưa ra quyết định 1547/ QĐ – BKh về phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường năm 2009 mà mục tiêu đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Đây cũng là lí do mà nhóm chúng tôi chúng tôi quyết định chọn đề tài này.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quyết định số 1547/qđ-Bkh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
@&?
BÀI TIỂU LUẬN
Tên đề tài:
QUYẾT ĐỊNH SỐ 1547/QĐ-BKH VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
Giáo viên hướng dẫn : TS. Tuyết Hoa Niekdam
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp : Kinh Tế Nông Lâm K07
Buôn Ma Thuột, Tháng 09 năm 2010
Danh sách nhóm 3
Trần Thị Mỹ Trang ( Trưởng nhóm )
Lê Anh Tuấn
Phạm Quang khương
Nguyễn Ba Phi
Nguyễn Tiến Dũng
Kiều Thanh Long
7. Châu Bảo Duy
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Đã có những lúc như vậy mà có những câu nói như: “Rừng là vàng, biển là bạc”. Nhưng nếu chúng ta biết cách bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý thì lúc đó rừng sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó rừng còn giữ chức năng cực kỳ quan trọng: Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo quá trình chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh. Nó còn duy trì tính ổn định và độ màu mỡ cho đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá của các thiên tai, bên cạnh đó nó còn bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm, làm giảm độ ô nhiễm của không khí và cả nguồn nước.
Vào khoảng giữa thế kỷ XX, diện tích rừng của nước ta vào khoảng 14,06 triệu ha rừng, chiếm khoảng 43% diện tích đất tự nhiên. Sau những năm chiến tranh diện tích rừng của nước ta chỉ còn lại 9,5 triệu ha rừng, chiếm khoảng 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua đẻ đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải khai thác mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Điều đáng buồn ở đây là chúng ta đã khai thác một cách ồ ạt, rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại và chưa được kiểm soát. Cuối cùng chúng ta cũng đã phải trả giá cho những hành động đó.
Nhiều khu rừng trước đay rất trù phú giờ nó đã trở nên hoang sơ, cằn cỗi thì giờ cũng dã bị xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt những năm gần đây đã thường xuyên xảy ra những thiên tai và nó đã gây ra những tổn thất lớn về kinh tế, thậm chí phải trả giá cả tính mạng. Những trận lụt lội rất lớn cũng đã xảy ra ở hầu hết các vùng trong cả nước. Nhất là các trận lụt lội ở 6 tỉnh miền trung. Bên cạnh đó hạn hán cũng đã xảy ra ở nhiều nơi mà đã có những lúc chúng ta đã cho rằng đó là do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nhưng ở đây ta cũng phải hiểu thêm rằng là con người chúng ta đã tác đọng quá nhiều đến hệ sinh thái rừng và đã làm cho hậu quả của nó ngày càng tồi tệ hơn.
Qua đây chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và môi trường của chúng ta là như thế nào? Và để minh chứng cho điều đó là chính phủ nước ta đã đưa ra quyết định 1547/ QĐ – BKh về phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường năm 2009 mà mục tiêu đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Đây cũng là lí do mà nhóm chúng tôi chúng tôi quyết định chọn đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình thực hiện của dự án 5 triệu ha rừng thuộc quyết đinh 1547/QĐ-BKH.
Đề xuất các giả pháp để thực hiện tốt việc trồng rừng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trồng rừng và các đơn vị tổ chức thực hiện.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc.
Phạm vi về thời gian: Kể từ ngày dự án có hiệu lực.
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, internet và các phương tiện công cộng khác
Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp.
2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, …
2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Công cụ xử lý số liệu thông tin bằng máy tính. Sử dụng các phần mềm được dùng để xử lý như: Phần mềm “Microsoft excel”.
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát chung
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý
Việt nam là một quốc gia nằm trên bán đảo đông dương.Phía bắc giáp Trung quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển đông.diện tích đất lièn 331.051,1 km2.
Địa hình việt nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.đồi núi chiếm ¾ S đất liền.lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp.đồng bằng chiếm ¼ S đất liền và bị ngăn cách thành nhiều khu vực.
Việt nam nằm trong vành đai nhiệt đới khi hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ hình thành nên các vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.
Đất đai Việt nam rất đa dạng có độ phì cao phù hợp cho phát triển lâm nghiệp có hệ thực vật phong phú đa dạng( khoảng 14600 loài thực vật) thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới gồm các loại cây ưa ánh sáng nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.
Việt nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc(2360 con sông, dài trên 10km) chạy theo 2 hướng chính tây bắc, đông nam vòng cung.
Việt nam có điều kiện địa lý cũng như tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp trồng rừng phong phú.
3.1.2 Điều kiện xã hội.
Việt nam là 1 nước có S nhỏ nhưng dân số đạt 86 triệu là nước đông dân thứ 3 Asian và thứ 13 trên thế giới là 1 nước đông dân và là có nguồn lao động dồi dào giá rẻ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về mặt kinh tế việt nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh chóng thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đưa nền kinh tế Việt nam phát triển và tạo việc làm cho người lao đông cải thiện đời sông. Bên cạnh những thuận lợi đó Việt nam cũng gặp khó khăn khi tham gia sân chơi thế giới.
Việt nam là nước có dân số trẻ đông nên có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên tay nghề chưa cao chủ yếu là lao động phổ thông chưa tham vào những ngành kinh tế cộng nghệ cao tạo ra giá trị lớn.
3.1.2 Tầm quan trọng của rừng
Rừng là quân xã sinh vật trong đó công rừng lá thành phần chủ yếu quần xã sinh vật phải có S đủ lớn giữa quần xã và sinh vật các thành phần trong quần xa sinh vật phải có mối liên hệ mật thiết để đảm bảo giữa hoàn cảnh rừng và hoàn cảnh khác.
Rừng mang lại giá trị kinh tế cao cung cấp nhiều sản phẩm như gỗ,nhiên liệu dược liệu.
Rừng bảo tồn đất bằng cách ngăn chặn dòng chảy nhanh chóng của nước sau mưa lớn giảm thiểu ngập lụt.
Rừng ảnh hưởng khí hậu địa phương và toàn cầu rừng là lá phổi xanh điều hoà khí hậu giảm thiên tai hạn hán.
Rừng còn là nơi chứa đựng rác thải sau hoạt động kinh tế,rừng góp phần giúp môi trường trong lành sạch sẽ hơn.
Rừng còn cung cấp động vật thực vật phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Rừng cung cấp môi trường sinh thái để cho con người tồn tại và phát triển và là nơi để con người thư giãn.
Tóm lại :rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với cộc sống của con người,rừng là lá phổi xanh của trái đất vì vậy cần phải bảo vệ và mở rộng diện tích rừng có các biện pháp bảo vệ rừng hợp lý giúp cho rừng phát triển toàn diện cũng như bảo vệ cuộc sống của con người.
3.2 Nội dung chính của chính sách.
3.2.1 Tên chính sách: Quyết định số 1547/QĐ-BKH về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
3.2.2 Loại chính sách: Chính sách hỗ trợ đầu vào.
3.2.3 Nội dung cơ bản của chính sách.
- Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết phải bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rừng rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo chương trình 327, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình. Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới.
- Trồng rừng đến năm 2010:
+ Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: trong đó khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cư.
+ Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: trong đó 2 triệu ha rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm, 1 triệu ha cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả, đồng thời huy động các tổ chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trống để trồng cây phân tán.
- Trồng rừng giai đoạn 2006-2010
+ Bảo vệ có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng hiện có, nhất là rừng tự nhiên, trong đó khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng mỗi năm 1,5 triệu ha.
+ Trồng mới 1.000.000 ha, trong đó 250.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (bình quân mỗi năm trồng 50.000 ha), 750.000 ha rừng sản xuất (bình quân mỗi năm trồng 150.000 ha).
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 803.000ha, trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 403.000ha, khoanh nuôi mới 400.000ha.
+ Tổng dự toán vốn đầu tư là 14.653 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 4.515 tỷ đồng, vốn vay và nguồn vốn khác phục vụ trồng rừng sản xuất là 9.000 tỷ đồng, vốn dự phòng 1.138 tỷ đồng.
+ Sau khi hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 đã được điều chỉnh, Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn và điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia để đạt mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng.
3.3 Tình hình thực hiện của dự án
3.3.1 Về tổ chức quản lý:
Trong năm 2008 và các tháng đầu năm 2009 các tổ chức chỉ đạo và quản lý dự án đã tiếp tục được rà soát, kiện toàn: ở cấp Trung ương đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo nhà nước do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban (theo Quyết định số 1832/QĐ-TTg ngày 17/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ); nhiều địa phương cũng đã kiện toàn lại các Ban chỉ đạo hoặc Ban Điều hành Dự án tỉnh (do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban), Ban quản lý dự án tỉnh (do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng ban), các ban quản lý dự án ở cơ sở. Hiện tại cả nước có 655 dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và 289 dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Các dự án cơ sở thường được xây dựng trên phạm vi địa bàn 1 huyện hay 1 đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành.
3.3.2 Về chỉ đạo thực hiện Dự án:
- Ngày 10 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 334/CT-TTg về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, khẳng định quyết tâm thực hiện các mục tiêu của dự án theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội.
- Từ năm 2008 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Dự án, như: Chỉ thị số 2293/CT-BNN-VP ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng; Văn bản số 1992/BNN-LN ngày 11 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn các phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ; Văn bản số 22/BNN-LN ngày 5 tháng 1 năm 2009 hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 832/BNN-LN ngày 03 tháng 4 năm 2009 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 334/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh đã căn cứ vào kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của trung ương, phê duyệt lại các Dự án cơ sở, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch trung hạn.
3.3.3 Về điều chỉnh cơ chế, chính sách:
- Trên cơ sở Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số quy định của Quyết định số 661/QĐ-TTg, liên Bộ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính) đã ban hành Thông tư số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 100/2007/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong Thông tư số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC, liên bộ đã hướng dẫn cụ thể các điều chỉnh trong cơ chế chính sách đầu tư, thay cho việc chỉ được xây dựng dự toán trồng rừng theo “suất đầu tư”, các địa phương được tính đúng, tính đủ và thanh quyết toán theo dự toán được duyệt trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá nhân công được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ban hành theo thẩm quyền; các chi phí khác đã được bổ sung như chi phí quản lý dự án được tính bằng 8% cho các Dự án cơ sở, chi phí khuyến lâm 2%, chi phí quản lý bảo vệ rừng 5%.
- Đầu năm 2008, trước tình hình giá cả trong nước có nhiều biến động tác động mạnh đến việc tổ chức thực hiện Dự án, đặc biệt là trong đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 12 năm 2008 điều chỉnh nâng mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng bình quân từ 6 triệu lên 10 triệu đồng/ha.
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách Nhà nước cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BT, ngày 14 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.
- Liên bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-KH-NN-TC, ngày 23 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước hỗ trợ 1,5 đến 5 triệu đồng/ha tuỳ theo từng vùng và từng đối tượng trồng rừng sản xuất; hỗ trợ khuyến lâm 100.000đ cho 1 ha trồng rừng sản xuất; hỗ trợ cho lập hồ sơ giao đất gắn với giao rừng là 200.000 đồng/ha; hỗ trợ cho làm đường ranh cản lửa, đường ô tô lâm nghiệp; hỗ trợ xây dựng các trung tâm giống, vườn ươm. Chính sách này đã khuyến khích mạnh mẽ nông dân tham gia trồng rừng.
- Tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 Chính phủ đã quyết định áp dụng định mức khoán bảo vệ rừng tại 62 huyện nghèo 200 nghìn đồng/ha/năm, thực hiện Nghị quyết Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 06/2009/TT-NHNN ngày 09 tháng 4 năm 2009 hướng dẫn cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng vay vốn tại các ngân hàng thương mại của nhà nước, theo đó các khách hàng là hộ nghèo khi vay vốn để trồng rừng sản xuất... trên địa bàn 62 huyện nghèo được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay ngân hàng.
3.4.4 Về kiểm tra, giám sát:
- Trong năm, các thành viên Ban điều hành Trung ương, các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện dự án của các tỉnh đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra việc thực hiện Dự án ở cơ sở, thông qua đó giải quyết những vướng mắc hoặc tổng hợp để kiến nghị Chính phủ những vấn đề có liên quan. Trong 8 tháng đầu năm 2009, Ban Điều hành Trung ương và Văn phòng Thường trực đã tổ chức nhiều đợt công tác tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên để kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị cây giống, hiện trường để thực hiện kế hoạch năm 2009. Sau khi làm việc với các địa phương, nắm bắt tình hình thực tế ở cơ sở, các đoàn kiểm tra đã có những kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn cho cơ sở, có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Dự án.
Ở một số địa phương các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng đã có những đợt kiểm tra tình hình thực hiện Dự án 661 trên địa bàn và đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho cơ sở.
- Trong năm 2008, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức 2 đợt giám sát tại các tỉnh Tây Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên; đầu năm 2009 đã giám sát tại các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai... Thông qua việc giám sát, Ủy ban đã đánh giá được kết quả thực hiện Dự án, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện, đồng thời có các kiến nghị với Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm chỉ đạo điều hành Dự án.
Đoàn đại biểu Quốc hội ở nhiều địa phương đã phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn.
3.5 Kết quả đạt được và những khó khăn cần giải quyết
3.5.1 Về bảo vệ rừng:
- Công tác bảo vệ rừng phòng chống chặt phá rừng trái phép tiếp tục được duy trì, hầu hết các địa phương đã quan tâm chỉ đạo đấu tranh quyết liệt với lâm tặc, ngăn chặn phá rừng trái phép. Đồng thời, hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tiếp tục được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay và thông lệ quốc tế; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên được ban hành đang đi vào cuộc sống. Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác bảo vệ rừng thông qua nhiều chương trình, dự án bảo vệ, phát triển rừng kết hợp đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy rừng được bảo vệ tốt hơn.
- Về công tác phòng chống cháy rừng: các địa phương đã kiện toàn các ban chỉ đạo về phòng chống cháy rừng; rà soát, hoàn chỉnh các phương án phòng chống cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” đến cơ sở. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thường xuyên đưa thông tin cảnh báo cháy rừng của từng khu vực trên các phương tiện thông tin đại chúng (TV, đài, báo) để các chủ rừng biết và có biện pháp chủ động phòng ngừa.
- Công tác thống kê rừng từ cơ sở và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc được duy trì.
- Về sắp xếp lại tổ chức lực lượng kiểm lâm: đã cơ bản bỏ các trạm kiểm soát trên các trục giao thông, thay vào đó là đưa lực lượng kiểm lâm địa bàn về xã để bám sát cơ sở, thực hiện chức năng tham mưu cho UBND xã tổ chức công tác bảo vệ rừng, thực hiện các hoạt động khuyến lâm; đồng thời tăng cường các đội kiểm soát lưu động. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm lâm tiếp tục được quan tâm.
Những tồn tại:
- Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tuy có giảm, nhưng còn diễn ra gay gắt ở nhiều địa phương (bình quân mỗi năm phát hiện, xử lý 42.560 vụ); tình trạng phá rừng trái pháp luật để lấy đất, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật còn xẩy ra ở những địa phương có nhiều rừng tự nhiên, nhất là các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Quảng Nam...; tình trạng chống người thi hành công vụ diễn ra nghiêm trọng.
- Nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện thường xuyên, đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng theo quy định (chủ yếu giao cho kiểm lâm và chủ rừng thực hiện), thiếu sự tham gia, phối hợp của các ngành có liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội trong một chương trình hành động thống nhất.
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất lâm nghiệp thường kéo dài, thiếu nghiêm minh; chưa trừng trị thích đáng các đầu nậu, người chủ mưu tổ chức, xúi giục người khác vi phạm pháp luật về rừng và đất lâm nghiệp, do vậy tác dụng giáo dục, phòng ngừa vi phạm không cao, thậm chí còn có biểu hiện những kẻ phá rừng chuyên nghiệp coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền.
- Công tác khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân tại những điểm nóng về phá rừng hiệu quả còn thấp; có nơi người nhận khoán vẫn nhận tiền theo hợp đồng, nhưng không thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, rừng bị phá nhưng không quy được trách nhiệm cụ thể.
3.5.2 Giao đất, giao rừng:
Công tác giao đất, giao rừng tiếp tục được quan tâm. Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến tháng 8 năm 2009, cả nước đã cấp được 1.037 nghìn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 8,422 triệu ha bằng 69,2% diện tích cần giao, 51,9% tổng diện tích đất đai được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp theo Nghị quyết của Quốc hội, trong đó có 3,359 triệu ha giao cho các hộ gia đình và cá nhân quản lý sử dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như:
Trong quản lý quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp ở một số địa phương chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý lâm nghiệp và cơ quan quản lý đất đai. Một số trường hợp, quy hoạch đất lâm nghiệp chưa sát với thực t