Môn học Công nghệ chế biến rau trái là một trong các môn học chuyên đềcủa ngành công nghệ thực phẩm. Nó cung cấp những kiến thức thực tiễn, cụ thể vềnguyên liệu, quy trình công nghệ chế biến một số các sản phẩm từ rau trái như: rau trái chế biến tươi, nước trái cây, mứt trái cây, rau trái ngâm tẩm, tương, rau trái sấy, rau trái lạnh đông, các sản phẩm chứa ethanol chế biến từ rau trái, các sản phẩm lên men lactic từ rau trái
66 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Rau trái trái vụ và kỹ thuật chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại Học Quốc Gia TP HCM
Trường ĐH Bách Khoa
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học
Bộ môn CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ
GVHD : ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện :
Võ Ngọc Cẩm ( 60600178 )
Lê Bảo Hoàng Long ( 60601299 )
Nguyễn Thái Sơn (60602044)
Phan Trung Thành (60602229)
Tháng 1/2010
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Chúng em chân thành cảm ơn ThS.Tôn Nữ Minh Nguyệt đã hướng dẫn,
chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thư viện bộ môn Công nghệ Thực
Phẩm, thư viện khoa Kỹ Thuật Hóa Học, thư viện trường ĐHBK TP HCM đã nhiệt
tình giúp đỡ về tài liệu cho đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn sinh viên lớp HC06TP đã nhiệt
tình giúp đỡ về tài liệu cũng như đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho sự hoàn thiện
của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 3
MỤC LỤC
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết sản xuất rau trái trái vụ 8
2. Ý nghĩa sản xuất rau trái trái vụ 9
3. Rau trái - nguồn dinh dưỡng quý giá 13
4. Kết luận 14
Phần II : TỔNG QUAN VỀ RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Khái niệm 15
2. Tình hình sản xuất rau trái trái vụ ở nước ta 15
3. Các loại trái cây trái vụ ở nước ta 16
4. Các loại rau củ trái vụ ở nước ta 21
Phần III: CHẤT LƯỢNG RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Dinh dưỡng trong rau trái trái vụ 24
2. Các yếu tố ảnh hưởng đên chất lượng của rau trái trái vụ 26
Phần IV : KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ 29
2. Kỹ thuật sản xuất rau trái trái vụ 35
Phần V : HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI
1. Hướng phát triển mới 62
2. Kết luận chung 63
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 4
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên Trang
1 Diện tích và sản lượng rau trái của Việt Nam 12
2 Các vùng chuyên canh rau trái 16
3 Thành phần hóa học của thanh long 19
4 Thành phần dinh dưỡng trong 100g sầu riêng ăn được 20
5 Quy trình xử lý cây bưởi ra hoa mùa nghịch 40
6 So sánh sản phẩm bưởi chính vụ và trái vụ 42
7 So sánh sản phẩm chôm chôm trái vụ và chính vụ 51
8 Quá trình phát triển từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình
nở hoa của 4 giống xoài Nam Dok Mail, cát Hòa Lộc, thơm
và Thanh Ca
57
9 So sánh sản phẩm xoài chính vụ và trái vụ 59
10 So sánh sản phẩm thanh long chính vụ và trái vụ 61
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 5
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên Trang
1 Xu hướng sử dụng thực phẩm ở Việt Nam 10
2 Diện tích cây ăn quả 12
3 Quả bưởi 17
4 Quả thanh long 18
5 Quả sầu riêng 19
6 Sơ đồ tổng quát các cách chế biến rau gia vị 22
7 Hàm lượng vitamin C trong rau spinach và cà chua thay đổi
theo từng thời điểm trong năm
25
8 Xới gốc – bón phân cho cây bưởi trước khi xiết nước và phun
Paclobutrazol kích thích bưởi ra hoa
30
9 Kích thích xoài ra hoa bằng khấc thân 32
10 Kích thích nhãn ra hoa bằng khấc thân 32
11 Công thức hóa học của Paclobutrazol 33
12 Hoa bưởi 5 roi 36
13 Quy trình xử lý bưởi ra hoa mùa nghịch để có thể thu hoạch
vào dịp tết nguyên đán
39
14 Kích thích bưởi da xanh ra hoa bằng cách chặt cành lá “nhện” –
bên trong tán của nông dân huyện Chợ Lách – Bến Tre
39
15 Xới gốc bón phân trước khi kích thích bưởi ra hoa 39
16 Chồi ngọn bưởi 5 roi ở giai đoạn 30 ngày sau khi xử lý PBZ 40
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 6
17 Trái bưởi 5 roi phát triển từ những cành trong tán 40
18 Phát hoa chôm chôm 44
19 Kích thích chôm chôm ra hoa bằng sứa thân tại huyện Cầu Kè
– Trà Vinh
46
20 Kích thích chôm chôm ra hoa mặt cách phủ mặt liếp bằng
màng phủ plastic kết hợp với xiết nước trong mương – vườn tại
Tiền Giang
46
21 Công thức hóa học của ethephon 48
22 Trái chôm chôm 48
23 Hoa xoài cát Hòa Lộc 52
24 Xoài ra hoa đậu trái ở chồi tận cùng 53
25 Phát hoa xoài thanh ca 55
26 Quy trình xử lý ra hoa mùa nghịch xoài cát hòa lộc 58
27 Trồng rau bằng phương pháp khí canh 62
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
Môn học Công nghệ chế biến rau trái là một trong các môn học chuyên đề
của ngành công nghệ thực phẩm. Nó cung cấp những kiến thức thực tiễn, cụ thể về
nguyên liệu, quy trình công nghệ chế biến một số các sản phẩm từ rau trái như: rau
trái chế biến tươi, nước trái cây, mứt trái cây, rau trái ngâm tẩm, tương, rau trái
sấy, rau trái lạnh đông, các sản phẩm chứa ethanol chế biến từ rau trái, các sản
phẩm lên men lactic từ rau trái...
Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến rau trái đang có những bước tiến rất
nhanh. Rau trái hiện đang là chọn lựa ưu tiên của hầu hết người dân. Một lý do đơn
giản là trong thành phần dinh dưỡng của rau trái, hàm lượng đường, xơ, vitamin và
muối khoáng rất cao. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng với sức
khỏe của con người.
Cùng với sự gia tăng của dân số, nhu cầu về rau trái ngày càng tăng. Sản
xuất rau trái chính vụ không đủ để cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu. Vấn đề tăng năng suất và sản lượng gặp nhiều khó khăn. Và sản xuất
rau trái trái vụ là một biện pháp được áp dụng để giải bài toán khó này.
Được sự hướng dẫn của ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt, nhóm chọn đề tài “Rau
trái trái vụ “. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về giá trị chất lượng
của rau trái trái vụ và kỹ thuật sản xuất một vài loại rau trái trái vụ. Dù đã chuẩn bị
rất kỹ nhưng chắc sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô và các bạn
thông cảm.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 8
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết để sản xuất rau quả trái vụ
Theo một thống kê gần đây của FAO, lượng rau trái tiêu thụ trung bình khoảng
400g/người/ngày. Như vậy, nếu quy đổi ra khối lượng tiêu thụ rau trái trên toàn thế giới,
đó là một con số rất lớn. Điều này cho thấy rằng, để đáp ứng đủ nhu cầu này, chúng ta
cần phải có kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Nếu được quy hoạch một cách hợp lý về
diện tích canh tác, vấn đề sản lượng xem như đã được giải quyết một cách dễ dàng. Tuy
nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, hàng loạt những khu công
nghiệp được xây dựng mới thì việc mở rộng diện tích trồng trọt là một việc hết sức khó
khăn. Hiện nay, vấn đề này đang là một bài toán khó đối với hầu hết các quốc gia. Việt
Nam, một trong những quốc gia sản xuất rau trái lớn của khu vực và thế giới, hiện nay
cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định về việc quy hoạch diện tích đất nông
nghiệp. Công nghiệp hóa nhanh, kéo theo đó là sự phát triển vượt bậc về dịch vụ, hàng
loạt diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Đây thật sự là một thách thức lớn cho nền nông
nghiệp của nước nhà.
Mặt khác, nguồn dinh dưỡng trong rau trái rất tốt cho sức khỏe của con người.
Rau trái cung cấp một lượng lớn glucid, vitamin, muối khoáng và một số các thành phần
khác mà khó có loại thực phẩm nào khác có thể so sánh được. Ăn nhiều rau quả sẽ giúp
hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng còn bảo vệ bạn
khỏi các căn bệnh ung thư, đường ruột, chống lại bệnh đục thuỷ tinh thế, và suy giảm thị
lực. Nếu cơ thể bạn luôn luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ rau xanh và trái cây,
có thể ngăn ngừa được các căn bệnh nguy hiểm sau:
- Bệnh tim mạch: Hàng loạt các minh chứng đã cho thấy, rau, củ, quả có khả năng hạn
chế tới mức thấp nhất nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch và nhất là chứng đột quỵ.
Một cuộc khảo cứu thực hiện đối với 110.000 người (bao gồm cả đàn ông và phụ nữ)
phối hợp giữa trung tâm nghiên cứu sức khoẻ và các giáo sư hàng đầu về lĩnh vực y khoa,
tại Hoa Kỳ đã cho thấy một kết quả hết sức khả quan. Họ đã có một chế độ ăn uống lành
mạnh, khoa học và tất nhiên rau xanh và trái cây là thành phần chủ đạo trong thực đơn
của họ. Ở những người này nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch giảm xuống rõ ràng.
- Chứng cao huyết áp và hàm lượng cholesterol: Một nghiên cứu mang tên DASH thực
hiện đối với những người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây, ít chất béo. Kết quả cho thấy
người có tiền sử bị chứng huyết áp cao sau khi áp dụng chế độ ăn như trên, huyết áp tối
đa đã giảm 11 mm Hg và huyết áp tối thiểu giảm xuống 6 mm Hg. Mặt khác ăn nhiều rau
xanh và trái cây cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Các chất xơ từ rau,
quả có tác dụng hạn chế lượng cholesterol gây hại cho sức khoẻ.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 9
- Các loại bệnh ung thư: Mới đây tổ chức nghiên cứu ung thư ( thuộc tổ chức sức khoẻ
thế giới WHO) đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu về mối liên hệ giữa rau xanh và trái
cây với các căn bệnh ung thư. Điều bất ngờ là một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất từ
rau, củ, quả có thể bảo vệ bạn chống lại các căn bệnh ung thư như ung thư vòm họng,
trực tràng, thanh quản, da dày, phổi, buồng trứng, bàng quang và thận. Thêm vào đó, các
nhà nghiên cứu cũng đưa ra được bằng chứng, chứng minh cà chua đặc biệt có công hiệu
ngừa được bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Các bệnh về mắt: Để có một đôi mắt sáng, thị lực tốt cơ thể bạn cần được cung cấp đầy
đủ dưỡng chất từ rau và trái cây. Bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho
mắt, ví như carot đem đến cho bạn hàm lượng vitamin A khá lớn, giúp sáng mắt. Đặc
biệt, rau quả còn ngăn ngừa được bệnh đục thuỷ tinh thể và suy giảm thị lực chủ yếu xuất
hiện ở những người trên 65 tuổi.
Theo kế hoạch, để đảm bảo sản lượng đủ cho nhu cầu trong nước và phục vụ cho
xuất khẩu, chính phủ đề ra kế hoạch sản xuất khoảng 9 triệu tấn trái và khoảng 11 triệu
tấn rau/ năm. Điều này có ý nghĩa rất lớn. Việc cung cấp đủ nhu cầu trong nước và đáp
ứng sản lượng xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Chúng ta sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều nhà vườn, giúp họ tiếp cận với những kỹ
thuật mới để nâng cao sản lượng. Có như vậy, nền nông nghiệp của chúng ta mới phát
triển.
Tất cả những vấn đề trên đây đã chứng minh một điều : việc gia tăng sản lượng
rau trái hiện nay đang là một vấn đề hết sức cần thiết. Để thực hiện mục đích này, chúng
ta cần phải có kế hoạch hợp lý. Trong đó, việc quy hoạch diện tích đất nông nghiệp phải
được chú trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, sản xuất rau trái trái vụ hiện nay cũng là một
trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mục đích trên. Sản xuất trái vụ sẽ gia tăng
đáng kể về sản lượng, góp phần cung cấp đủ rau trái cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
2. Ý nghĩa của việc sản xuất rau trái trái vụ
2.1. Đem lại lợi kinh tế cho nông dân
Trong những năm gần đây, giá cả trái cây luôn gặp tình cảnh: lúc thu hoạch rộ thì
giá rất thấp nhưng khi hết vụ thì lại tăng đột biến. Đây chính là lý do lớn nhất thúc đẩy
nông dân sản xuất rau quả trái vụ
-Cây vú sữa: điều kiện bình thường cây vú sữa thường cho thu hoạch trái vào nửa cuối
tháng Chạp âm lịch cho đến hết tháng Giêng. Đây là thời điểm chính vụ nên giá vú sữa
rất rẻ, chỉ khoảng 12.000đồng/chục. Nhưng nếu thu hoạch trái vụ vào tháng 10 âm lịch,
lúc này không có vú sữa, giá bán rất cao, khoảng 60.000 đồng/chục, gấp 4 - 5 lần chính
vụ.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 10
-Cây cam sành: Trong điều kiện tự nhiên ở vùng Vĩnh Kim-Tiền Giang, cam sành thường
ra hoa rộ vào khoảng tháng 9 âm lịch. Vì chính vụ nên giá cũng rất rẻ, khoảng
4.000đồng/kg. Nếu áp dụng kỹ thuật phù hợp để thu hoạch trái mùa vào tháng 3 âm lịch
cây sẽ cho trái bán với giá khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg, gấp đôi lúc chính vụ
“ thống kê theo thời giá tháng 7/2007 ”
-Cây sầu riêng: sầu riêng thường trổ hoa vào tháng 11 – 12 âm lịch và cho thu hoạch rộ
vào tháng 5 – 6 năm sau, đây là mùa chính vụ. Thời điểm ra hoa thứ hai là vào tháng 6 –
7 âm lịch và cho thu hoạch vào tháng 1 – 2 sang năm, đây là mùa trái vụ. Thông thường
giá sầu riêng thu hoạch trong mùa nghịch có giá rất cao (25.000 – 30.000 đồng/kg), giá
có thể vọt lên đến 40.000 đồng/kg khi nhu cầu tăng nhưng vào mùa thuận thì rất rẻ,
khoảng 8.000 – 10.000 đồng/kg
“ thống kê theo thời giá tháng 3/2007 ”
Về phía rau thì thời vụ gieo trồng phù hợp nhất đối với hầu hết các loại rau là vụ thu
đông và vụ đông xuân nên người dân thường tập trung trồng vào 2 vụ này. Cũng chính vì
tập trung trồng nhiều mà giá rau trên thị trường không cao. Để nâng cao giá trị của cây
rau, một số nơi bà con nông dân đã tìm cách trồng rau trái vụ
2.2. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
2.2.1. Khảo sát
2.2.1.1. Nhu cầu tiêu dùng
Hình 1 : Xu hướng sử dụng thực phẩm ở Việt Nam
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 11
Về phía rau tổng nhu cầu năm 1987 khoảng 3000 tấn đến năm 2000 khoảng 5900
tấn. Về phía trái tổng nhu cầu năm 1987 khoảng 2700 tấn đến năm 2000 khoảng 3600 tấn
2.2.1.2. Xu hướng tiêu dùng
Trong một khảo sát mới đây của Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
về sản xuất và thương mại hàng hoá rau quả cho thấy nếu như tỷ trọng tiêu thụ rau
muống và các loại rau khác tăng nhanh trong giai đoạn 1993 - 1998 thì trong những năm
tiếp theo 1998 - 2002 các loại đậu đỗ, bắp cải, su hào... tăng nhanh hơn. Vùng miền Nam
tiêu thụ các loại rau ôn đới như: bắp cải, su hào ít hơn miền Bắc; ngược lại miền Nam lại
tiêu dùng các loại rau khác nhiều hơn
Trong khi đó, tỷ lệ tiêu dùng quả tăng đều ở tất cả các loại. Riêng chuối - một loại
quả truyền thống, trong thời gian gần đây lượng tiêu thụ đang chững lại. Người Việt Nam
vẫn duy trì thói quen sử dụng hầu hết các loại quả tươi và chế biến tại nhà.
2.2.1.3. Diện tích đất canh tác
Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, hoa, quả của Việt
Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm 2004,
tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với năm
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 12
1991. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản
lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và
gần thị trường Hà Nội. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản
lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất
rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí
Minh và cho cả thị trường xuất khẩu.
Cũng trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90, tổng sản lượng rau đậu các loại đã tăng
tương đối ổn định từ 3,2 triệu tấn năm 1991 lên đạt xấp xỉ 8,9 triệu tấn năm 2004.
Bảng 1 : Diện tích và sản lượng rau trái của Việt Nam
Bên cạnh rau, diện tích cây ăn quả cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính
đến năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu
long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện
tích cây ăn quả của cả nước.
Hình 2 : Diện tích cây ăn quả
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 13
2.2.2. Nhận xét
-Từ khảo sát 2.2.1.1 và 2.2.1.3: nhu cầu sử dụng rau quả của người dân tăng lên rất nhiều
năm sau cao hơn năm trước
-Từ khảo sát 2.2.1.2: ngày nay nhu cầu tiêu thụ rau trái của người dân đang phát triển
theo hướng đa dạng hóa tăng đều ở nhiều nhóm rau quả. Nhưng mỗi loại rau trái đều có
mùa thu hoạch nhất định trong năm
- Từ khảo sát 2.2.1.2: diện tích đất canh tác ở cả rau và cây ăn quả đang tăng lên liên tục
trong khoảng thời gian từ 1999-2005. Nhưng về tương lai xa sẽ gặp khó khăn do:
- Diện tích đất nông nghiệp là có hạn
- Dân số đang tăng với tốc độ chóng mặt, thêm nữa là xu hướng hiện đại hóa
nông thôn những năm gần đây làm cho đất trồng trọt được chuyển mục đích
sử dụng thành đất xây dựng ngày một nhiều
2.3. Rau quả là một nguồn dinh dưỡng quý giá
Xét cho cùng, nguồn dinh dưỡng trong rau trái là một trong những nguồn dinh
dưỡng rất có lợi cho sức khỏe của con người. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu trong
khẩu phần ăn hàng ngày thiếu rau trái thì chắc chắn rằng chúng ta không thể có được sức
khỏe tốt. Nghiệm trọng hơn, nếu thiếu rau trái một cách trầm trọng, hậu quả khôn lường
là cơ thể sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm và nếu nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết
các chất dinh dưỡng trong cơ thể đều là những thành phần dễ hấp thu và có giá trị dinh
dưỡng rất cao.
Nước : chiếm khoảng hơn 80% thành phần của rau trái và hơn 50% thành phần của củ và
hạt tươi. Như vậy, ngoài việc nạp nước vào cơ thể một cách trực tiếp từ các nguồn nước
sạch, rau trái cũng là một nguồn cung cấp nước khá tốt.
Glucid : là thành phần chính tạo nên hình dáng, vi ngọt và giá trị dinh dưỡng của rau trái.
Các glucid chủ yếu trong rau trái bao gồm các dạng đường đơn giản như glucose,
fructose và saccarose và các dẫn xuất của đường có thể hòa tan trong nước, các dạng
polysaccharide như tính bột, cellulose, pectin, pentosan…
Lipid : rau trái chứa rất ít các chất béo. Tuy nhiên, trong một số loại hạt, hàm lượng béo
rất lớn. Các loại hạt này thường dùng trong công nghệ sản xuất dầu béo. Xét về mặt dinh
dưỡng, dầu thực vật thường có hàm lượng các acid không no không thay thế cao và hàm
lượng cholesterol thấp nên có lợi cho sức khỏe hơn so với nguồn chất béo từ thực vật.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 14
Vitamin : rau trái là nguồn cung cấp vitamin chủ yếu cho con người. Đây là nguồn
vitamin rất dồi dào và có giá trị sinh học cao. Các vitamin được tìm thấy trong rau trái là
B1, B2, PP, C…. và provitamin A.
Khoáng : rau trái là nguồn cung cấp muối khoáng quan trọng nhất cho cơ thể. Các loại
khoáng thường gặp trong rau trái như : K, Na, Ca, Mg, Fe, Mn, Al, P…
2.4. Kết luận
Với những thực trạng đã nêu ở 2.2.2 cùng với lợi ích kinh tế mà rau trái trái vụ
mang lại thì việc tăng cường nghiên cứu sản xuất sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường là việc hiển nhiên.
Rau trái trái vụ do hạn chế về mặt sinh học nên có tích cảm quan không bằng rau
trái chính vụ, thêm đó kỹ thuật canh tác phức tạp, nhưng với sự phát triển của khoa học
đã giải quyết được một phần các vấn đề này
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 15
PHẦN II : TỔNG QUAN VỀ RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Khái niệm:
Rau trái đúng vụ ( in-season fruit and vegetable ): đậu trái, phát triển và chín bình
thường, tùy thuộc đất đai, thời tiết. Chất lượng trái cao, thơm ngọt, kích thước lớn, ít bị
sâu bệnh.
Rau trái trái vụ (off- season fruit and vegetable ): vì nhu cầu thị trường, một vài
biện pháp sẽ được tác động để thúc đẩy cây đậu trái không đúng mùa. Chất lượng trái
thấp hơn, chua hơn, nhỏ hơn, nhưng đổi lại giá bán lại cao hơn. Ngoài ra, năng suất và
sản lượng thu trái được trải đều trong năm, làm tăng giá trị kinh tế.
Điều đáng lưu ý là những tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và trong ngành
nông nghiệp nói riêng đều phát triển không ngừng, cụ thể kỹ thuật nhân giống vô tính,
cấy ghép, biến đổi gen,… không những tạo ra rau trái có chất lượng cải thiện, mà khá
nhiều cây cho trái có thể trồng trọt và thu hoạch quanh năm như dưa hấu, nhãn, thăng
long…
Mục tiêu và yêu cầu đối với hướng phát triển rau trái, ngoài tăng về sản lượng,
chất lượng, còn về khả năng chống chọi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, rút ngắn thời
gian chăm sóc => thuật ngữ rau trái trái vụ có thể không đúng với một số loại rau trái
nữa.
2. Tình hình sản xuất rau trái trái vụ:
Với đặc điểm chiều dài lãnh thổ, tạo thành nhiều vùng khí hậu khác nhau dẫn đến
hình thành các vùng sinh thái khác nhau với các loại rau trái đặc trưng, mỗi vùng khí hậu
sẽ có những chủng loại rau trái thích hợp làm cho sản phẩm rất đa dạng và phong phú.
Miền Nam có khí hậu nóng ẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới, nên các chủng loại rau trái
nhiệt đới chiếm ưu thế như dứa, chuối, măng cụt, mãng cầu, …; các loại rau gia vị, bầu,
bí… nhưng đồng thời có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm mà vấn đề trồng cây trái vụ
còn gặp nhiều khó khăn. Miền Trung nóng khô, thích hợp trồng các