Chúng ta đang sống trong thời đại của nền công nghiệp quảng cáo. Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì chúng ta cũng đều bắt gặp những hình ảnh, âm thanh của quảng cáo. Vậy liệu nó có đem lại sự nhàm chán đối với công chúng? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của người hoạ sĩ quảng cáo trong việc đưa ra những hình ảnh cuốn hút. Nhìn lại những năm 80 trước đây, ở Việt Nam với cơ chế bao cấp tem phiếu, người tiêu dùng không có điều kiện chọn lựa vì hàng hoá lúc đó rất khan hiếm. Khi đó họ chỉ cần đủ cơm ăn áo mặc và yếu tố thẩm mỹ chưa được đề cập đến. ta có thể thấy rõ điều này thông qua các kiểu dáng hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm thời kì này. bởi vì khi đó bao giờ cầu cũng lớn hơn cung chính điều này đã dẫn đến sự độc quyền. Các cơ sở kinh doanh không cần quảng cáo mà vẫn tiêu thụ hết sản phẩm. Nhưng kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các công ty đã phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn và họ đã phải liên tục thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường trong đó vai trò của đồ hoạ quảng cáo là không thể thiếu.
Nếu ta ví nền mỹ thuật nói chung như một viên kim cương với nhiều thiết diện thì mỹ thuật ứng dụng hay còn có một cái tên khác là mỹ thuật công nghiệp chính là một trong những thiết diện đó. Mỹ thuật không thể thiếu mỹ thuật công nghiệp và ngược lại mỹ thuật công nghiệp cũng không thể tách rời khỏi mỹ thuật nói chung. Mỹ thuật công nghiệp như cầu nối giữa của mỹ thuật với đời sống con người và nó đã khiến cho cuộc sống thêm phong phú hơn, đa dạng hơn. Mỹ thuật công nghiệp mang tính ứng dụng cao phục vụ con người ở mọi nơi, mọi lúc bằng rất nhiều hình thức khác nhau và đồng thời nó cũng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống con người. Do đó sự ra đời và phát triển của mỹ thuật công nghiệp là không thể thiếu. Mỹ thuật công nghiệp thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá đem lại không chỉ lợi nhuận về doanh thu mà cả về giá trị tinh thần.
25 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sơ lược về ngành thuỷ tinh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Chúng ta đang sống trong thời đại của nền công nghiệp quảng cáo. Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì chúng ta cũng đều bắt gặp những hình ảnh, âm thanh của quảng cáo. Vậy liệu nó có đem lại sự nhàm chán đối với công chúng? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của người hoạ sĩ quảng cáo trong việc đưa ra những hình ảnh cuốn hút. Nhìn lại những năm 80 trước đây, ở Việt Nam với cơ chế bao cấp tem phiếu, người tiêu dùng không có điều kiện chọn lựa vì hàng hoá lúc đó rất khan hiếm. Khi đó họ chỉ cần đủ cơm ăn áo mặc và yếu tố thẩm mỹ chưa được đề cập đến. ta có thể thấy rõ điều này thông qua các kiểu dáng hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm thời kì này. bởi vì khi đó bao giờ cầu cũng lớn hơn cung chính điều này đã dẫn đến sự độc quyền. Các cơ sở kinh doanh không cần quảng cáo mà vẫn tiêu thụ hết sản phẩm. Nhưng kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các công ty đã phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn và họ đã phải liên tục thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường trong đó vai trò của đồ hoạ quảng cáo là không thể thiếu.
Nếu ta ví nền mỹ thuật nói chung như một viên kim cương với nhiều thiết diện thì mỹ thuật ứng dụng hay còn có một cái tên khác là mỹ thuật công nghiệp chính là một trong những thiết diện đó. Mỹ thuật không thể thiếu mỹ thuật công nghiệp và ngược lại mỹ thuật công nghiệp cũng không thể tách rời khỏi mỹ thuật nói chung. Mỹ thuật công nghiệp như cầu nối giữa của mỹ thuật với đời sống con người và nó đã khiến cho cuộc sống thêm phong phú hơn, đa dạng hơn. Mỹ thuật công nghiệp mang tính ứng dụng cao phục vụ con người ở mọi nơi, mọi lúc bằng rất nhiều hình thức khác nhau và đồng thời nó cũng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống con người. Do đó sự ra đời và phát triển của mỹ thuật công nghiệp là không thể thiếu. Mỹ thuật công nghiệp thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá đem lại không chỉ lợi nhuận về doanh thu mà cả về giá trị tinh thần.
1. VAi TRò CủA Đồ HOạ TRONG QUảNG CáO Nói CHUNG:
Đồ hoạ là một mặt thể hiện của mỹ thuật ứng dụng. Do đó lịch sử của đồ hoạ cũng là lịch sử của mỹ thuật ứng dụng đồ hoạ mang tính khái quát và xúc tích. Sự sáng tạo của nó chỉ có một mục đích duy nhất là gây chú ý và đem lại hài lòng cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Đồ hoạ quảng cáo là một mặt thể hiện tích cực của ngành đồ hoạ nói chung và nó ngày càng tạo được những ảnh hưởng mạnh mẽ giờ đây từ bà nội trợ cho đến ông giám đốc đều phải chịu nhữngtác động sâu sắc của các hoạt động quảng cáo và sự đòi hỏi của họ ngày càng cao. Đồ hoạ quảng cáo đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ đặc biệt phát triển nhanh sau cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và kinh doanh lên cao. Nó đặt khách hàng trước rất nhiều sự lựa chọn. Lúc này nhiệm vụ của ngành đồ hoạ được đặt ra rất lớn: đó là phải làm cho khách hàng biết và quan tâm đến sản phẩm mình quảng cáo. Trên thực tế họ đã đạt được những thành công lớn và có lẽ chúng ta không ai không biết đến biểu trưng của những tập đoàn lớn như Honda, Mecedec, Kia... những mẫu biểu trưng này đã trở nên mẫu mực và nó trở thành một cái đích để tất cả các sáng tác đồ hoạ sau này dựa vào đó mà đánh giá. Trong tất cả các tác phẩm này hoạ sĩ đã thể hiện được hình ảnh đặc trưng của công ty cần quảng cáo và truyển tải tới khách hàng một lượng thông tin cơ bản, cần thiết. Đối với một công ty nếu muốn đạt được thành công trong kinh doanh thì ngoài việc liên tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thì họ phải đặc biệt chú ý tới những thiết kế mỹ thuật của sản phẩm bởi nó giữ một vai trò rất quan trọng. Những thiết kế đó phải gây nơi người xem sự chú ý phù hợp, liên quan đến tính chất riêng của từng sản phẩm và của từng công ty. Điều này nhiều khi còn quan trọng hơn chức năng thực sự của nó.
Trong những năm bao cấp trước đây, ở Việt Nam khi mà một công ty cũng có thể tự thiết kế mẫu mã kiểu dáng cho sản phẩm mình làm ra mà không cần đến hoạ sĩ đồ hoạ ứng dụng. Chính điều này đã kìm hãm ngành đồ hoạ ứng dụng Việt Nam tụt hậu sau thế giới nhiều thập kỉ. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, mỹ thuật công nghiệp ngày càng trở thành một nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội bởi lẽ vươn tới cái đẹp và thể hiện cái đẹp là đòi hỏi cố hữu và đặc trưng của con người. Các mác đã từng nói “con người nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp “.
Vấn đề giải quyết chất lượng thẩm mỹ cho các sản phẩm công nghiệp không chỉ đóng khung trong những bài viết thiết kế phòng nghiên cứu, phòng trưng bày của mỹ thuật công nghiệp mà còn trở thành những hoạt động cụ thể tại các nhà maý, xí nghiệp, cơ sở sản xuất từ trung ương đến địa phương... mỹ thuật công nghiệp và đồ hoạ quảng cáo là hoạt động sáng tạo có mục đích nhằm thiết lập một môi trường đồ vật hài hoà, thoả mãn hai nhu cầu cố hữu của con người đó là tinh thần và vật chất. Mỹ thuật công nghiệp hiểu chung là sáng tạo, giải quyết các vấn đề thẩm mỹ kỹ thuật và tình tiết, cũng như phù hợp với ứng dụng trong cuộc sống.
ở đây chúng ta có thể kể đến sự đóng góp không nhỏ của khoa đồ hoạ trường đại học mỹ thuật công nghiệp. Ra đời năm 1962, ban đầu chỉ là một lớp trung cấp với tên gọi đồ hoạ thương hiệu với hệ thống bài học chỉ quanh quẩn với một vài loại nhãn hiệu, bao bì hàng hoá nghèo nàn như xà phòng, thuốc lá... bởi lúc đó, đối với người dân thì đây cũng là những sản phẩm xa xỉ rồi. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng sự đề xuất cho ra đời một ngành học như vậy là cả sự sáng tạo có tầm nhìn xa trông rộng. Công lao tạo dựng ngành đồ hoạ ứng dụng của trường Đai học Mỹ thuật công nghiệp thuộc về các hoạ sĩ bậc thầy Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc, Lưu Công Nhân, Lê Vinh... Cả nửa đầu thập kỉ 60 là sự lặn lội, tìm tòi của thầy và trò cho những phương pháp giảng dạy và học tập của một chuyên ngành đầy mới mẻ. Vượt qua hàng loạt khó khăn do hoàn cảnh lịch sử và sự thiếu thốn vật chất đặt ra, hệ thống giáo dục của trường đã trở nên phong phú hơn và đỉnh cao của giai đoạn này là ngôn ngữ đồ hoạ đã rõ nét dần trong thể loại tranh cổ động chính trị. Các thầy Đường Ngọc Cảnh, Xuân Hồng, Thanh Ngọc đã có một dấu ấn đậm nét trong sự hình thành các cá tính nghệ sĩ của một lớp sinh viên mới ra trường mà sau này sẽ trở thành những người thành danh trong xã hội.
Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, cùng với sự phát triển của toàn trường, đồ hoạ đã trở thành một khoa lớn của trường Đại học mỹ thuật công nghiệp. Những năm đổi mới là giai đoạn sôi động nhất của ngành Đồ hoạ ứng dụng. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ với năm hệ đào tạo: chính quy, cao đẳng, tại chức, trung cấp và địa phương. Giai đoạn này đã đào tạo ra những thế hệ sinh viên ưu tú, nhiều kiến thức thu nhập từ nhà trường được đưa vào cuộc sống. Nhiều người trong số họ đã lập nên các doanh nghiệpcó tiếng vang, các trung tâm đồ hoạ ứng dụng, đóng góp vào sự phát triển của ngành Đồ hoạ và kinh tế đất nước.
ii. Một số phương pháp tạo ấn tượng của đồ hoạ:
ở mục này chủ yếu tập trung vào chủ đề thiết kế sản phẩm đồ hoạ tạo ra ấn tượng thị giác mạnh, gây sự chú ý cao Tìm hiểu cách thức mà thiết kế tối ưu hoá việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của một công ty thông qua biểu trưng, bao bì, graphic, cách trưng bày sản phẩm cũng như việc sáng tạo ra những quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, tờ rơi, catalogue, và các phương pháp khác tạo sự chú ý với khách hàng.
Nói một cách cụ thể, một thiết kế đồ hoạ ứng dụng tạo ra hình tượng nổi bật chính là đã gây được án tượng thị giác. Sau đây xin trình bày một số phương pháp thiết kế đồ hoạ chính.
1. Biểu trưng:
Đây chính là hình thức cô đọng nhất của đồ hoạ ứng dụng. Nhiệm vụ của người hoạ sỹ thiết kế là phải đưa ra được một biểu trưng đơn giản nhưng phải mang tính đặc trưng cao cho một công ty mình quảng cáo.
Nếu đi ngang qua một cái chai có dán nhãn in hình đầu lâu và xương chéo thì chắc chắn chúng ta sẽ không muốn xem trong đó có gì. Đèn đỏ làm ta phản ứng đạp phanh ngay... biểu tượng chính là công cụ đồ hoạ gây cho ta những phản ứng nhanh. Những biểu tượng sẽ vượt qua các hàng rào ngôn ngữ và ngay lập tức làm chúng ta hiểu ra
Các loại cờ cũng là một dạng biểu trưng. Vòng tròn màu đỏ là nước Nhật, sao và vạch là nước Mĩ, sao vàng của Việt Nam... Sự nguy hiểm trong việc sử dụng các biểu tượng là sự sáo rỗng, rập khuôn những biểu tượng dã thành công và được nhìn thấy nhiều lần trước đó.
Biểu trưng đó có thể sử dụng chữ hoặc hình tuỳ theo người hoạ sỹ. Cùng một mục đích với nhau nhưng sự sáng tạo ở mỗi người lại rất khác nhau. Ta có thể thấy rõ đươc điều này khi đi sâu phân tích một số biểu trưng của các công ty thuỷ tinh lớn trên thế giới.
Biêủ trưng củacác công ty này rất khác nhau: như ở biểu trưng của công ty thuỷ tinh pha lê AnchoR HOCKING của Mĩ là sự thể hiện với hình tượng của chiếc mỏ neo tượng trưng cho sự phát triển của công ty. Còn của công ty CRISTAL D’ARQUES của Pháp thì biểu tượng lại là sự thể hiện một cách bay bổng thông qua cả hình và chữ với những nét chữ mềm mại mang đậm tính thuỷ tinh. Hay như của công ty ROYAL COPENHAGEN của Denmark đó là sự thể hiện với hình ảnh sóng nước gợi sự trong trẻo cùng hình ảnh chiếc vương miệng –một sự khẳng định về chất lượng. Hay độc đáo hơn đối với biểu trưng của công ty pha lê WATERFORD CRYSTAL hoạ sỹ đã có sự sáng tạo lớn khi cho gắn liền với hình ảnh của loài cá ngựa. Còn ở biểu trưng của công ty pha lê IITALA-Finland thì đó lại là sự thể hiện một cách không cầu kỳ của chữ I gợi nhắc tới hình ảnh của một chiếc ly thuỷ tinh.
2. Ngôn ngữ graphic:
Trong một cụm bài quảng cáo thương mại thì graphic chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó chính là điểm nhấn cho cả cụm bài kèm theo sự thành công hay thất bại. Đối với một graphic được gọi là thành công khi mà ở đó vẻ đẹp của màu sắc và hình ảnh hoà quyện với nhau trong một bố cục hài hoà để tạo ra một sự quyến rũ, quý phái cuốn hút khách hàng, tạo cho họ sự yên tâm về kiểu dáng, chất lượng của sản phẩm được quảng cáo. Đây chính là sự thể hiện của “ngôn ngữ graphic”. Vậy ngôn ngữ graphic là gì ? Đó chính là nghệ thuật thông qua chữ, màu sắc, hình ảnh, bố cục để thể hiện những tính chất khác biệt của sản phẩm này với sản phẩm khác nhằm tôn vinh nó lên thêm một lần nữa.
A. Chữ:
Đây là phần rất quan trọng trong ngôn ngữ graphic. Trong đồ hoạ ứng dụng hiện đại chữ chính là tín hiệu quan trọng để đưa dến cho người xem những cảm nhận, thông tin về sản phẩm và công ty được quảng cáo. chữ là sự kết nối giữa ngôn từ và hình ảnh. Mẫu chữ là thông điệp gần gũi đến người quan sát thông qua hình ảnh cụ thể. Mẫu chữ có thể cấu thành một thiết kế thông qua hai cách: cách thứ nhất bản thân mẫu chữ tạo thành yếu tố minh hoạ. Cách thứ hai mẫu chữ thể hiện ý tưởng văn học dưới dạng biểu tượng.
Đôi khi chỉ riêng một kiểu chữ đã thành một dạng thiết kế, sự diễn tả bằng chính diện mạo vật chất của nó hỗ trợ cho những thông tin quảng cáo, thông điệp văn học. ai mà chẳng thích những kiểu chữ Nhật trong cuốn sách nhỏ của công ty Hon da bởi vì phần lớn mọi người không hiểu được những chữ này, chúng ta chỉ thấy chúng đẹp do cách cấu tạo chữ đẹp và kiểu dáng thẩm mỹ.
Cách giải quyết thiết kế mà trong đó hiệu quả gây án tượng chính là do bản thân mẫu chữ đã truyền đạt được những thông điệp văn học sẽ tạo ra sự thu hút. mẫu chữ có một tiềm năng rất lớn khi ta nhân nhiệm vụ của nó lên gấp đôi.
Trong sản phẩm mình quảng cáo người hoạ sĩ sẽ phải tạo một kiểu chữ phù hợp độc đáo để khi khách hàng nhìn vào đó họ có thể cảm nhận được những tính chất riêng của sản phẩm. Ngoài ra các mẫu chữ còn được nhiều công ty sử dụng để làm biểu trưng riêng. ở đây chúng ta có thể kể đến một số những công ty lớn trên thế giới như Christian Dior, Lacome, Enchaiteur hay hãng nước ngọt nổi tiếng Coca Cola, Sonny...
B. Sự biểu cảm của màu sắc:
Tính biểu cảm của màu sắc rất quan trọng đối với một bài graphic bởi nó phải thể hiện được tính chất của loại sản phẩm được quảng cáo. Ví dụ:đối với loại sản phẩm của bánh kẹo, màu sắc phải nói lên được sự thơm ngon, đối với loại sản phẩm của thời trang thì màu sắc phải nói lên được sự quý phái, thời thượng. Đối với loại sản phẩm nước giải khát thì màu sắc phải nói lên được sự mát mẻ trong lành... Màu sắc có mối liên hệ mật thiết với tình cảm. Trong nền văn hoá phương tây: màu trắng là sự tinh khôi vui trong sạch thanh cao, màu đen là tượng trưng cho sự đen dủi, cho quỷ dữ. màu đỏ khát vọng, màu xanh lá cây là hi vọng màu xanh da trời với dấu hiệu hạnh phúc tương lai...
Các hoạ sĩ thiết kế đổi thay màu sắc cho phù hợp với đối tượng và mục đích của đối tượng đó. Chính những yếu tố này sẽ góp phần cùng hình ảnh nâng cao giá trị của một graphic tạo ra một ấn tượng đẹp cho khách hàng cùng một cảm giác tin tưởng. Tuy vậy cách sử dụng màu sắc đối lập lại các quy tắc thông thường lại tạo ra những hiệu quả đáng kể đơn cử như trường hợp của công ty Côca cola sử dụng màu đỏ là màu nóng để quảng cáo cho đồ uống mát của mình. Tuy vậy họ đã thành công vì gây được ấn tượng mạnh, thể hiện sự năng động của sản phẩm.
C. Hình ảnh:
Trong ngôn ngữ graphic hình ảnh được thể hiện theo rất nhiều cách khác nhau. Nó có thể được thể hiện dưới dạng nét, mảng, cắt trổ giấy... tuỳ theo yêu cầu của công việc, nhưng nhìn chung chúng phải thể hiện dược hết sự sang trọng của kiểu dáng sản phẩm và đem lại sự thích thú cho người xem.
D. Bố cục:
Đây cũng là phần quan trọng góp phần làm nên thành công cho một graphic:Bố cục phải chắc chắn, đầy đủ và đặc biệt phải tạo được sự hấp dẫn lớn đối với người xem. Trong một graphic người hoạ sĩ có thể hoàn toàn sáng tạo, tự do trong một bố cục được đặt ra từ trước.
Bí quyết để tạo ra một graphic thành công, hấp dãn người xem còn do chính ý đồ, ý tưởng nhiều khi hay đến bất ngờ của người hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ ứng dụng.
3. Sự liên kết:
Thiết kế tương tự như lập kế hoạch, phương pháp hiệu quả là kỹ thuật kết hợp hai hay nhiều các ý nghĩa, ý tưởng khác nhau, hoặc liên kết các hình ảnh với nhau để tạo ra hình ảnh bất ngờ và mới lạ. chúng ta có thể phân biệt hai thể loại hình ảnh:
Hình ảnh hiện thực: thể loại này có rất nhiều trong các tác phẩm kinh điển, là nền tảng cho mỹ thuật sau này. đó là kỉ nguyên mà mỹ thuật bắt đầu toả ánh hào quang của mình, các hoạ sĩ tiêu biểu của phong trào phục hưng như Leonardo da vinci(1450-1520) với tác phẩm bất tử Monalisa, MichelAngelo(1475-1564) với tác phẩm David... sự diễn tả những hiện thực này luôn thay đổi theo cách nhìn của các hoạ sỹ theo phong cách thịnh hành, theo thời trang, theo kỹ thuật nhưng vẫn lưu lại dạng gốc của mẫu vật cho dù đã trải qua sự biến đổi.
Hình ảnh không tồn tại trước một thực thể trọn vẹn. Nó là sự hư cấu hoàn toàn hoặc sự kết hợp của ít nhất hai nguồn hiện thực. Điểm nổi bật của thể loại này là tổng hợp ý niệm và không cần phải xác định rõ đề tài minh hoạ thì đối với các loại nghề hoặc biểu trưng.
4. Phối cảnh độc đáo:
Phối cảnh là một quy luật thông thường. Đó là phương pháp xây dựng hình ảnh không gian ba chiều trên một mặt phẳng hai chiều (một bản vẽ một bức tranh, một bức ảnh... ) điểm nhìn kết hợp với ảo tưởng về khoảng cách trên mặt phẳng.
Một phối cảnh thông thường có thể giới hạn chính xác gần như những gì mà mắt thường nhìn thấy khi quan sát từ một điểm nhìn. Sự cảm nhận về chiều sâu được xác dịnh trên thưc tế từ chính đôi mắt của chúng ta. Nghệ thuật á đông đã đưa ra một quy luật khác tạo dựng ảo tưởng về độ sâu chủ thể hoặc phong cảnh đều được sắp đặt một cách đơn giản cái nọ đặt sau cái kia, vật nào đặt gần mắt được đặt lên phía trước, điển hình trong các bức tranh Nhật vẽ về núi Phú Sĩ.
Sử dụng phương pháp phối cảnh độc đáo này có thể tuỳ thuộc vào chủ ý của thiết kế đồ hoạ tạo ấn tượng. chẳng hạn áp phích quảng cáo cho Coca cola miêu tả một thanh niên cầm chai nước mát của hãng với cách phối cảnh tạo cho chai nước cận cảnh và bàn tay người thanh niên trở nên to sát mắt nhìn. Còn hậu cảnh là khuôn mặt của người thanh niên ở tít phía sau. điều này tạo ra ấn tượng mạnh về đối tượng cụ thể cần quảng cáo. quan trọng là chủ thể được nhìn nhận từ góc độ bất nình thường hoặc sự biến đổi trong mối liên hệ với cách quan sát thông thường, trở nên thi vị và thu hút sự quan sát hơn.
5. Sự lặp lại:
Phương pháp này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. tuy đã được sử dụng nhiều trong quá khứ song vẫn có hiệu quả quyến rũ thị giác. Người xem sẽ bị hút vào mê cung của những hình ảnh lặp lại, giống nhau.
Hoặc có một phương pháp hiệu quả thực sự khác hẳn là ống kính vạn hoa. Thay cho việc lặp lại mà mỗi lần hình ảnh nhỏ dần đi thì nó lặp lại từng bộ phận một, cạnh tiếp cạnh và tất cả đều cùng một cỡ. Phần kết các hình ảnh vô vị trở nên thú vị khi được khúc xạ, và lặp lại trên tám mảnh kính nhỏ tạo thành hệ thống lăng kính.
Sự lặp lại là một phương pháp ưa thích của quảng cáo. Những quảng cáo nổi tiếng như của hãng Coca cola chẳng hạn, vì có sử dụng một khoản tiền lớn trong ngân sách không cần thiết phải quá sáng tạo trong những mẫu quảng cáo của họ hoặc những quảng cáo trên ti vi. nhãn hiệu của họ đã ăn sâu váo tiềm thức họ bằng cách lặp lại mãi.
Hay sự lặp lại có hiệu quả trong lĩnh vực quảng cáo thời trang, ví dụ cặp song sinh Thuý hằng –Thuý Hạnh chẳng hạn, hầu như bao giờ họ cũng biểu diẽn cùng nhau, sự lôi cuốn của họ không hẳn là vì họ xinh đẹp, quyến rũ, mà cái chính là trông họ rất giống nhau.
6. Tỷ lệ:
Một vật chỉ có tỷ lệ khi ta đặt chúng trong mối liên quan với vật khác. ý tưởng về tỉ lệ giống như một người chộp lấy những sự chú ý về bất cứ vật gì dù là hiển nhiên nhưnh lại vẫn tạo ra sự mới lạ. Sự thú vị nào sẽ xảy ra khi ta đặt hai chủ thể có sự đối lập nhau cao bên cạnh nhau. Trong một quảng cáo về thời trang một nhà nhiếp ảnh đã để cân bằng một chiếc giày nhỏ xíu màu đỏ trên ngón tay của ngươi khổng lồ ở Rome. Lúc này ấn tượng được tạo ra là sự đối lập về tỉ lệ, tỉ lệ chính là một sự so sánh, do đó là một thủ pháp hayvà hiệu quả trong đồ hoạ quảng cáo vì nó đem lại hiệu quả gây chú ý chính phụ so sánh cho người quan sát. Một graphic quảng cáo cho chiếc ôtô chở khách to nhất mới được lắp xong và được đặt cạnh một bé gái ngồi ở dưới đường. Lúc này nhờ vào tỷ lệ, sự nhỏ bé của bé gái tôn lên sự to lớn và công năng chở nhiều khách củachiếc ôtô.
Còn rất nhiều những ví dụ khác thực tế trong đời sốngquảng cáo, song ta hiểu rằng sự so sánh tỷ lệ là một phương pháp rất hay, có tiềm năng và không bao giờ kết thúc.
7. Làm việc với các đối tượng:
Vẻ đẹp của một tác phẩm miêu tả các đồ vật là sự tiện nghi khi làm việc với nó mà không bị các áp lực bên ngoài. Tuy vậy đối với các hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ luôn làm việc với các đồ vật mình quảng cáo. Vậy họ phải làm sao sắp xếp các đối tượng này để tạo ra ấn tượng.
Làm việc với các đối tượng có hai yếu tố cơ bản là: đối tượng và sự bố trí. Đối tượng được lựa chọn phải vừa đẹp vừa có ý nghĩa. ví dụ: quảng cáo cho công ty thuỷ tinh ta nghĩ ngay đến chai, lọ, li, cốc nhưng phải chọn ra vật thể nào có mang tính đặc trưng. Ví dụ nhu trong một tờ quảng cáo cho rượu Champagne Pommery của Pháp, người ta chọn hai chủ thể là chai rượu và li rượu Li rượu miêu tả chất lượng còn chai rượu phía sau chỉ lấy riêng phần nhãn hiệu của công ty. Sau khi đã lựa chọn được đối tượng có tính chất đặc thù cho việc quảng cáo vừa đẹp về mặt tạo hình vừa đẹp về mặt ý nghĩa. Ta phải sắp xếp bố trí tạo bố cục. Bước tiếp theo là lấy ánh sáng cho bố cục ta có thể nhìn bằng mắt thường hoặc sử dụng bằng máy ảnh. điều đó giúp cho việc tạo không gian ba chiều và nhịp điệu chuyển động để tạo ra một thiết kế đồ hoạ ấn tượng.
Tuy cách thể hiện và sử dụng đối tượng để thiết kế đồ hoạ quảng cáo là phương pháp đã có từ lâu nhưng cho đến nay nó vẫn phát huy tác dụng. Vì đồ hoạ quảng cáo là làm saođem đến được một thông tin đúng cho đối tượng thiết kế. Nên sử dụng các đối tượng gắn với sản phẩm cần quảng cáo tạo ra được ấn tượng về công dụng một sản phẩm một cách dễ hiểu cho khách hàng. Đó là một phương pháp thành công trong đồ hoạ quảng cáo.
8. Dẫn dắt vấn đề:
Tạo ra hình tượng biết nói là một phương pháp khó khăn nhất để xây dựng lí thuyết chủ nghĩa máy móc thực hành chủ yếu đều sử dụng phép ẩn dụ minh hoạ mà trở thành mọt ý t