Tiểu luận Sự gắn kết hữu cơ giữa công nghệ và kinh tế-Xã hội

Ý nghĩa và vai trò quan trọng của công nghệ trong phát triển-xã hội ngày nay ở nước ta và trên thế giới đã được thừa nhận và khẳng định. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta xác định công nghệ là động lực công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước. Thế nhưng,việc thừa nhận công nghệ như là như một yếu tố nội tại, cấu thành trong các nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội và quan trọng hơn là mối quan hệ hữu cơ, mang tính tất yếu giữa phát triển-xã hội với phát triển công nghệ hiện nay ở nước ta hiện nay vẫn chưa được rõ ràng và thấu đáo. Điều đó được thể hiện ở thực trạng công nghệ vẫn còn “nằm ngoài, chưa thâm nhập, hoà nhập thực sự vào trong sản xuất, kinh doanh. Sự đóng góp của công nghệ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó. Sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cho phát triển hoạt động công nghệ mới dừng lại ở tính chất “sự nghiệp” chứ chưa phải là cho đầu tư phát triển. Thậm chí có nơi, có lúc, khi có căng thẳng về vốn thi công nghệ lại bị nằm trong “khoảng mục” bị cắt giảm hoặc trì hoãn. Hiện tại ở nước ta đang xúc tiến việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển công nghệ đến năm 2010 và 2020 của đất nước và của các ngành,địa phương. Sự gắn kết hữu cơ giữa công nghệ và kinh tế-xã hội là một vấn đề còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Nội dung được đề cập trong tiểu luận này chắc chắn không thể bao quát được đầy đủ và cặn kẽ mọi khía cạnh của vấn đề. Mặc dù có nhiều cố gắng, song tiểu tiểu luận chắc chắn còn có thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô bộ môn Tổ Chức Quản Lí đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tiểu luận này.

docx9 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự gắn kết hữu cơ giữa công nghệ và kinh tế-Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ý nghĩa và vai trò quan trọng của công nghệ trong phát triển-xã hội ngày nay ở nước ta và trên thế giới đã được thừa nhận và khẳng định. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta xác định công nghệ là động lực công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước. Thế nhưng,việc thừa nhận công nghệ như là như một yếu tố nội tại, cấu thành trong các nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội và quan trọng hơn là mối quan hệ hữu cơ, mang tính tất yếu giữa phát triển-xã hội với phát triển công nghệ hiện nay ở nước ta hiện nay vẫn chưa được rõ ràng và thấu đáo. Điều đó được thể hiện ở thực trạng công nghệ vẫn còn “nằm ngoài, chưa thâm nhập, hoà nhập thực sự vào trong sản xuất, kinh doanh. Sự đóng góp của công nghệ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó. Sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cho phát triển hoạt động công nghệ mới dừng lại ở tính chất “sự nghiệp” chứ chưa phải là cho đầu tư phát triển. Thậm chí có nơi, có lúc, khi có căng thẳng về vốn thi công nghệ lại bị nằm trong “khoảng mục” bị cắt giảm hoặc trì hoãn. Hiện tại ở nước ta đang xúc tiến việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển công nghệ đến năm 2010 và 2020 của đất nước và của các ngành,địa phương. Sự gắn kết hữu cơ giữa công nghệ và kinh tế-xã hội là một vấn đề còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Nội dung được đề cập trong tiểu luận này chắc chắn không thể bao quát được đầy đủ và cặn kẽ mọi khía cạnh của vấn đề. Mặc dù có nhiều cố gắng, song tiểu tiểu luận chắc chắn còn có thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô bộ môn Tổ Chức Quản Lí đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tiểu luận này. NỘI DUNG A: Những vấn đề cơ bản về công nghệ. 1.Khái niệm. 1.1Công nghệ là gì? Công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất , tuy vậy cho đến tận bây giờ, định nghĩa về công nghệ lại chưa hoàn toàn thống nhất. Điều đó được giải thích là do số lượng các loại công nghệ có nhiều đến mứckhông thể thống kê hết được, ngay một sản phẩm lại có nhiều công nghệ khác nhau nên những người sử dụng công nghệ ở trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau sẽ dẫn đến sự hiểu biết của họ về công nghệ không thể giống nhau. Xuất phát từ các luận điểm trên, chúng ta thừa nhận một số định nghĩa thông dụng nhất hiện nay. Theo tổ chức phát triênt công nghiệp của Liên Hiệp Quốc “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”. Tổ chức ESCAP (Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á-Thái Bình Dương) đưa ra định nghĩa “Công nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Ở Việt Nam, co quan niệm cho rằng “Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh tiêu sinh lợi”. 1.2.Các bộ phận cấu thành một công nghệ. Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến mong muốn. Các thành phần này hàm chứa trong các bộ phận của vật tư kĩ thuật của con người, của thông tin và của tổ chức. Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như các công cụ trang bị máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển, nhà máy ... Công nghệ hàm chứa trong con người làm việc trong công nghệ, nó bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như: kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động... Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hoá như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, các công thức, các bí quyết... Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ, như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ,sự phối hợp, mối liên kết... 2.Vai trò và tác động của công nghệ đến phát triển kinh tế-xã hội. 2.1.Công nghệ thúc đẩy sự phát triển xã hội loài nguời. Lịch sử xã hội loài người nếu tính khoảng 50.000 năm, chia thành 800 khoảng62 năm. Con người chỉ biết chính xác lịch sử khoảng 70 năm sau này vàphần lớn các hàng hoá mới chỉ được sản xuất ra trong khoảng 12 khoảng gần đây. Nhưng thành tựu thực sự chỉ bắt đầu khoảng 200 năm đánh dấu bằng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất.Từ đó, mỗi giai đoạn phát triển của loài người đều được đánh dấu bằng các phát minh khoa học được áp dụng vào công nghệ. 2.2.Công nghệ thoả mãn nhu cầu, yêu cầu ngày càng tăng của kinh tế-xã hội. Công nghệ có ảnh hưởng và tác động mạnh đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Công nghệ đã thoả mãn nhu cầu yêu cầu ngày càng tăng của con người, của nền kinh tế-xã hội. Sau đây đề cập đến một số mặt. Trước hết đó là việc tìm ra các vật liệu nhân tạo càng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ và thay thế cho các vật liệu truyền thống được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai, các tiến bộ ngày càng được tăng tốc trong công nghệ máy tính, viễn thông và xử lý thông tin sẽ tạo ra tính kinh tế nhờ qui mô rất lớn trong việc cung ứng dịch vụ và lưu chuyển công nghệ. Thứ ba,các qui trình công nghiệp đang định hướng lại theo khuôn khổ sản xuất liên kiết với máy tính (CIM) và các hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS). Thứ tư, các cải thiện trong giao thông, đặc biệt trong công nghệ máy bay sẽ làm cho các trung tâm sản xuất và thị trường gần hơn xét về khía cạnh thời gian và chi phí. Thứ năm, các tiến bộ nhanh chóng của khoa học và cuộc sống rất có thể có khả năng thay đổi động thái của dân số và tăng cường năng lực của con người đối với mọi lứa tuổi. Thứ sáu, các phát triển của công nghệ sinh học có thể mở ra một con đường mới cho các tiến bộ chính trong sản xuất lương thực và đối với các cải tiến trong các lính vực đa dạng như qui trình công nghệ công nghiệp, quản lí chất thải, công nghệ về bộ nhớ và thậm chí cả các đặc điểm của con người và động vật. B. Những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lí của doanh nghiệp. 1.Những ưu điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp. Thực tế đã cho thấy sự tự khẳng địnhvà sự vươn lên mạnh mẽ cả về mặt số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong giai doạn vừa qua, đã tạo ra một thế hệ các doanh nhân Việt Nam có năng lực hiệu quả trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Biểu hiện tích cực của năng lực, hiệu quả hoạt động trong quản lí được thể hiện ở những điểm sau: Chấp nhận sự thay đổi và thích nghi với môi trường mới: Đây có thể coi như một điểm mạnh của các nhà quản trị, nó có thể hiện một đặc tính cần có của nhà quản trị, đặc biệt là trong một môi trường kinh tế có sự cạnh tranh và có nhiều thay đổi thất thường. Chính những đặc tính này đã là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Việt Nam khắc phục nhanh chóng những thụt hẫng trong sự chuyển đổi của nền kinh tế. Thể hiện sự ham học hỏi và sự tự vươnlên: Với trình độ đào tạo cho thấy các nhà quản trị đã không ngừng học hỏi và đã phần nào được trang bị những kiến thức trong lĩnh vực quản lý kinh tế cũngnhư các lĩnh vực khác có liên quan. Đã xác lập các mục tiêu, chiến lược: Hầu hết tất cả doanh nghiệp đã xây dựng được mục tiêu và lựa chọn cho mình được những chiến lược thích nghi để phát triển doanh nghiệp, các mục tiêu và chiến lược này đã phản ảnh được ý đồ của chủ sở và phần nào bảo đảm được tính hiện thực đã đề ra. Thể hiện tốt bản lĩnh và năng khiếu trong hoạt động sản xuất-kinh doanh: Đó là sự nhạy cảm và khả năng ra quyết định trong những điều kiện con thiết thông tin. Ngoài ra các nhà quản trị còn bộc lộ khả năng chống chịu với sức ép tâm lý tốt. Độ tuổi còn trong thời kỳ sung mãn: Qua các kết quả điều tra đã cho thấy rõ điều này, các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp hầu hết ở lứa tuổi từ 41- 50, họ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và trong quan hệ kinh tế. 2. Những mặt còn khiếm khuyết của đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được bảo đảm năng lực và hoạt động quản lí của các nhà quản trị doanh nghiệp một cách có hiệu quả, cũng phải thừa nhận rằng còn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa tiêu thức và kinh nghiệm để đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp trong nền king tế mở. Các nhà quản trị kinh doanh Việt Nam còn khá bỡ ngỡ trước tập quán kinh doanh và thông lệ quốc tế. Các kiến thức về kinh tế còn hạn chế, một số nhà quản trị còn sa sút về mặt đạo đức, gây thiệt hại cho tổ chức và xã hội do tham ô tham nhũng. Để làm rõ thêm những tồn tại trên, có thể khái quát trên một số mặt hạn chế sau: Hạn chế về mặt kiến thức. Hạn chế về mặt kỹ năng nghề nghiệp. Hạn chế trong thương trường có tính chất quốc tế. Hạn chế về khả năng xử lý các mối quan hệ. Hạn chế về duy trì chuẩn mực đạo đức. Từ đó cho thấy vấn đề đạo đức chung, hay các chuẩn mực đạo đức cũng nhu phạm vi của đạo đức trong kinh doanh trong hoạt động quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp là những vấn đề đang đặt ra. KẾT LUẬN Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chắc chắn sẽ thành công nếu như đất nước có đội ngũ trí thức nói chung, trí thức khoa học và công nghệ nói riêng ngang tầm với thời đại, đủ sức giải quyết những nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn cách mạng đặt ra và nếu như Đảng và Nhà nước ta có những chính sách đúng, gìn giữ và tăng cường “nguyên khí của quốc gia “một cách bền vững. MỤC LỤC Danh mục Lời nói đầu Nội dung A.Các vấn đề cơ bản về công nghệ 1.Khái niệm 2.Vai trò và tác động của công nghệ đến phát triển kinh tế - xã hội B.Những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. 1.Những ưu điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp 2.Những mặt con khiếm khuyết của đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp. Kết luận
Tài liệu liên quan