Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Lịch sử đã chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử rất quan trọng trong việc lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh từng bước xoá bỏ CNTB và xây dựng thành công CNXH, đó là giai cấp tiên tiến nhất, có tư tưởng cách mạng, chính trị triệt để nhất trong xã hội. Tuy rằng để thực hiện sư mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải trải qua những khó khăn, khổ cực, những bước thăng trầm, nhưng họ vẫn hàng ngày, hàng giờ gắng sức hoàn thành nhiệm vụ của lịch sử giao phó, trong chiến tranh vì đấu tranh giải phóng dân tộc, trong hoà bình thì xây dựng đất nước. Hiện nay, trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều ngưòi đã tỏ ra giao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bọn cơ hội, xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vì vậy để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất là trong bối cảnh lịch sử mới đang được đặt ra một cách bức thiêt trên cả lý luận và thực tiễn mà em đã chọn vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân làm liên luận.

doc37 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 33206 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NIÊN LUẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền Lớp : K49 - Triết học Hà Nội, 01/2007 Mục lục A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận 6. Kết cấu của liên luận B. Nội dung Chương 1: Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân 1.1 Khái niệm giai cấp công nhân 1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam 2.1 Nguồn gốc ra đời và những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam 2.2 Vai trò và vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 2.3 Vai trò và vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay C. Kết luận D. Danh mục tài liệu tham khảo A phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Lịch sử đã chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử rất quan trọng trong việc lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh từng bước xoá bỏ CNTB và xây dựng thành công CNXH, đó là giai cấp tiên tiến nhất, có tư tưởng cách mạng, chính trị triệt để nhất trong xã hội. Tuy rằng để thực hiện sư mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải trải qua những khó khăn, khổ cực, những bước thăng trầm, nhưng họ vẫn hàng ngày, hàng giờ gắng sức hoàn thành nhiệm vụ của lịch sử giao phó, trong chiến tranh vì đấu tranh giải phóng dân tộc, trong hoà bình thì xây dựng đất nước. Hiện nay, trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều ngưòi đã tỏ ra giao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bọn cơ hội, xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vì vậy để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất là trong bối cảnh lịch sử mới đang được đặt ra một cách bức thiêt trên cả lý luận và thực tiễn mà em đã chọn vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân làm liên luận. 2. Tình hình nghiên cứu. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân luôn là vấn đề được rất nhiều ngành khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm như triết học, lịch sử, CNXHKH… Cụ thể như: “Những nét sơ lược về lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam” của Hoàng Quốc Việt, nhà xuất bản lao động 1959; “giai cấp công nhân Việt Nam” của Trần Văn Giàu, nhà xuất bản sử học, 1963; “vị trí sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ xây dựng CNXH” của Lê Huy Phan, nhà xuất bản 1973; “đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” nhà xuất bản sự thật 1974; “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam” của Nguyễn Công Bình, nhà xuất bản lao động 1974; “lịch sử phong trào cộng sản và giai cấp công nhân Quốc Tế” chương trình sơ cấp nhà xuất bản giáo khoa Mác-Lênin 1976; “Bác Hồ với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng nhà xuất bản 1990… Ngoài ra, vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng được đè cấp trong các giáo trình như “CNXHKH” nhà xuất bản chính trị quôc gia, lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản giáo dục, “Giáo trình triết học” nhà xuất bản chính trị quốc gia… và vấn đề này cũng được nghiên cứu và đăng trên tạp trí triết học như bài “Quan điểm của V.I.Lênin về đạo đức và văn hoá đạo đức của giai cấp công nhân” của Lê Trọng Ân số 6 tháng 6 năm 2004; bài “Một số vấn đề xây dựng giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay” của Cao Văn Lượng- nghiên cứu lịch sử số 3-1998: “ giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình theo đường lối của đảng tiên phong” của Nguyễn Cônh Bình – nghiên cứu lịch sử, sô 160-1975; “Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Bùi Đình Thanh-Nghiên cứu lịch sử số 1-1999… Tất cả các sách, giáo trình, tạp chí đó đều đề cập đến sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân Việt Nam. Đây là một vấn đề rất quan trọng, phổ biến nên được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, trên đây em mới chỉ ra một phần rất nhỏ của các công trình nghiên cứu vấn đề này. Như vậy, từ quá khứ cho đến hiện tại sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để chứng minh vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới-xã hội XHCN bởi ở mỗi giai đoạn lịch sử giai cấp công nhân lại có nhiệm vụ mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của niên luận: niên luận được thực hiện nhằm mục đích làm rõ”sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam”. Nhiệm vụ nghiên cứu của niên luận: Để thực hiện mục đích trên ta cần triển khai một số nhiệm vụ cụ thể sau: Trình bày khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trình bày sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, bao gồm: Nguồn gốc, địa vị kinh tế xã hội, đặc điểm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. 4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giai cấp công nhân. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai cấp công nhân ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận. Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,logíc,lịch sử và các phương pháp liên ngành khác. 6. Kết cấu của niên luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Niên luận còn gồm hai chương, năm tiết. B. Nội dung. Chương 1: Khái quát về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 1.1 Giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó luôn là đối tượng nghiên cứu trong mọi thời đại, từ xưa các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác như: C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin là những người đã quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những học thuyết về giai cấp công nhân. Học thuyết về giai cấp công nhân đã được họ trình bày trong các tác phẩm như “Nội chiến ở Pháp” (1871) “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875), “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (1847), “Sáng kiến vĩ đại”… Ở đây, khi các ông nhận ra rằng những mâu thuẫn và bất công trong xã hội là do chế độ tư bản gây ra và người bị áp bức bóc lột thậm tệ nhất trong xã hội là giai cấp công nhân. Nghiên cứu về giai cấp này các ông không chỉ thấy được những nỗi khổ nhục, bất công mà người công nhân phải chịu các ông còn nhận thấy được khả năng cũng như sức mạnh của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng mình và giải phóng nhân loại để tiến tới một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. Trong “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ăngghen đã viết: “Giai cấp vô sản không chỉ là giai cấp chịu đau khổ mà còn là giai cấp có sứ mạng lịch sử và tiền đồ rất vẻ vang”, khác với nhà các nhà không tưởng Xanhximông, Phuriê, Ôoen vào thời kỳ đó cũng đã có tư tưởng thấy được sự bất công của xã hội tư bản và nghĩ rằng phải có một xã hội công bằng hơn, ở đó không có áp bức bóc lột ở đó mọi người được sống trong hoà bình, ấm no, hạnh phúc nhưng những tư tưởng của các ông đã không trở thành hiện thực vì các ông không hiểu được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đến thế kỷ XIX, Mác-Ăngghen bước vào trường đấu tranh chính trị. Tuy Mác-Ăngghen không phải là giai cấp công nhân, nhưng hai ông đã nghiên cứu phong trào công nhân ở Châu Âu và phát hiện ra được một điều mà các nhà không tưởng đó không thấy được là giai cấp công nhân là những người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và là lực lượng chủ yếu xây dựng xã hội mới. Và kế thừa tư tưởng của các nhà Macxít, Chủ tich Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã nhận thấy được vai trò sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân. Khi ra đi tìm đường cứu nước, đến được luận cương của Lênin “Về vấn đề giải phóng dân tộc và thuộc địa” Người đã tìm thấy và khẳng định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường “Cách mạng vô sản” Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin lớn lao vào giai cấp công nhân, khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ mới. Người khẳng định: “để dành lấy thắng lợi, cách mạng phải nhất định phải do giai cấp công nhân lãnh đạo vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, có kỷ luật nhất và có tổ chúc chặt chẽ nhất”(1) Giai cấp công nhân thế giới ra đời trong Cuộc cách mạng công nghiệp và trưởng thành trong quá trình phát triển của CNTB. Cuộc cách mạnh công nghiệp được thực hiện đầu tiên ở nước Anh trong nhưĩng năm 60 của thế kỉ XVIII và sau đó lần lượt được thực hện ở các nước Tây Âu. Cuộc cách mạng đó đã làm thay đổi mọi cách sản xuất từ trước đến lúc bấy giờ, chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy móc, đưa năng xuất lao động tăng lên một cách nhanh chóng và rộng lớn một cách chưa từng thấy. Song cách mạng công nghiệp diễn ra ở đâu thì ở đó toàn bộ công nghiệp chuyển vào tay các nhà tư bản lớn, còn những người sản xuất nhỏ thì bị phá sản, buộc phải đi làm thuê cho các nhà tư bản, “những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân tất cả các tầng lớp dưới của tầng lớp xưa kia, đều rơi xuống hàng ngũ vô sản”. Vì lẽ đó Ăngghen kết luận”giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”. Những người bán sức lao động của mình để kiếm sống. Và chính tiêu chí này đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản. Ngày nay với sự phát triển của CNTB trong nửa sau của thế kỉ XX, bộ măt của giai cấp công nhân có nhiều thay đổi khác trước. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hiện nay đã vượt ra trình độ văn minh công nghiệp trước đây. Sự xã hội hoá và phân công lao động xã hội mới, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại, các hình thức bóc lột giá trị thặng dư…Đã làm cho diện mạo của giai cấp công nhân hiện đại không còn giống với diện mạo của Mác mô tả trong thế kỉ XIX. Song những thuộc tính cơ bản của Mác đã phát hiện ra vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để cho chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Và căn cứ vào hai chỉ tiêu cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; Là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH. Ơ các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và cùng nhau lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ.” 1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giai cấp vô sản các nước, dù màu da, tiếng nói, phong tục tập quán khác nhau, nhưng có những quyền lợi cơ bản giống nhau, họ có một nguyện vọng chung là giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, và phải chống với một kẻ thù chung là giai cấp tư sản ở nước mình, cùng sự cấu kết của giai cấp ấy trên phạm vi thế giới. Gắn liền với kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản không sống phân tán và biệt lập như những người lao động khác trong nền kinh tế tự cung, tự cấp trước kia. Giai cấp vô sản thế giới ra đời khi thị trường thế giới đang hình thành, những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, về văn hoá giữa các nước đang phát triển mạnh mẽ. Đường sắt, tàu thuỷ, điện báo…Mọi phương tiện giao thông đều do nền công nghiệp lớn sản xuất ra làm dễ dàng cho việc thiết lập quan hệ giữa vô sản nước này với vô sản nước khác. vì vậy giai cấp vô sản sớm trở thành một lực lượng quốc tế ngày càng đông đảo, ngày càng chống lại nền thống trị của CNTB. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định giai cấp công nhân hiện đại là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có khả năng tổ chức và lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến hành cải biến cách mạng, từ hình thái kinh tế xã hội tư bản sang hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức, bất công và mọi hình thức bóc lột. Nói một cách khái quát là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: Xoá bỏ chế độ TBCN xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi ách áp bức bóc lột, nghèo làn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Ph.Ăngghen viết: “thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy-đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”(1). VI.Lênin cũng chỉ rõ “điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”(1). Học thuyết Mác-Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là luận chứng khoa học về địa vị kinh tế-xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, về những mục tiêu, con đường để giai cấp đó hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Học thuyết ấy đã chứng minh rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định bởi những điều kiện khách quan: Đó là “cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chân chính. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sảnđều là tất yếu như nhau”(2). Và lý thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được Mác và Ăngghen trình bày một cách cụ thể sau: Trước hết, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là việc thực hiện sự chuyển biến từ chế độ tư hữu này sang chế độ tư hữu khác, không phải là từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác mà ngược lại mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân là xoá bỏ giai cấp, xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất để xoá bỏ mọi hình thức bóc lột người, tức là giải phóng được giai cấp, giải phóng được xã hội, giảiphóng con người . Đây chính là nội dung cốt lõi nhất của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, đây là một quá trình hết sức lâu dài, vì vậy mọi cực đoan, nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn dùng biện pháp hành chính để thủ tiêu mọi hình thức tư hữu nhằm tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội thì chỉ mang lại những kết quả tiêu cực mà thôi.Nên giai cấp công nhân phải có những bước đi thận trọng, chắc chắn, có đường lối rõ ràng… Có như vậy giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh của mình. Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản áp bức,bóc lột nặng nề,họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản,và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.Từ đó,quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khác về tính chất và mục đích với sứ mệnh lìch sử của giai cấp thống trị trước đó ở chỗ: tất cả phong trào lịch sử từ trước đến nay của giai cấp thống trị đều do thiểu số thực hiện hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số.Còn phong trào giai cấp vô sản là do đa số thực hiện và mưu lợi cho đa số vì giai cấp công nhân không giải phóng được mình nếu không giải phóng được mình nếu không giải phóng được toàn dân tộc. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất biện chứng của hai sự nghiệp cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới,trong đó mặt xây dựng là quan trọng nhất, có tính quyết định nhất. Sự kết hợp hai mặt này được thực hiện trong cả hai giai đoạn: giai đoạn đấu tranh giành chính quyền và giai đoạn xây dựng xã hội mới. Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là sự nghiệp vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế cho nên phải kết hợp chặt chẽ giữa nghĩa vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế vì sứ mệnh của giai cấp công nhân là sứ mệnh quốc tế, giai cấp công nhân có điều kiện giống nhau,và đặc điểm giống nhau và có kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản quốc tế. Vì vậy, lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc tế gắn liền với nhau và nó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành khi xây dựng hoàn thành xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa ở từng nước cũng như trên toàn thế giới. Như vậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không do ý muốn chủ quan của giai cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của nhà tư tưởng nào đó mà do điều kiện khách quan quy định, đó chính là điều kiện kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định xứ mệnh lịch sử đó. Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của C.Mác-Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng mà họ phải trả giá bằng máu và nước mắt của mình, giai cấp công nhân đã trai qua những cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt với giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản. Trong chế độ tư bản giai cấp tư sản đã tập trung hàng vạn công nhân sản xuất tập thể, với trình độ hợp lý hoá cao, nhưng đời sống của công nhân ngày càng cực khổ, nạn thất nghiệp ngày càng tăng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm ở thì phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn. Trái lại, bọn tư bản thì ngày lại càng giàu có sung sướng, đời sống sinh hoạt cao. Cho nên những người công nhân thấy rõ hơn ai hết sự cần thiết phải đánh đổ chế độ xã hội bất công ấy, thủ tiêu chế độ người bóc lột người để xây dựng một chế dộ xã hội mới công bằng hơn, trong đó không có tình trạng người bóc lột người, ai cũng có công ăn việc làm đầy đủ, ai cũng được sống tự do sung sướng. Đó là mong muốn chủ quan và cũng là mục đích của giai cấp công nhân trong quá trình chống lại áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Ngay từ khi mới ra đơì giai cấp công nhân đã có nhiều cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Lúc đầu cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ, rời rạc, tự phát, sau đó, phát triển thành những cuộc đấu tranh của công nhân trong cùng một công xưởng rồi đền cùng một ngành công nghiệp, cùng một địa phương. Tuy nhiên thời kỳ này phương thức đấu tranh và mục đích đấu tranh của công nhân còn rất đờn giản, hình thức đấu tranh thì cũng chỉ là bãi công bỏ xưởng nhằm vào mục đích kinh tế. đòi giảm giờ làm chưa thấy rõ được nguồn gốc đau khổ thực sự của mình là cả chế độ tư bản. Đế cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX, thì những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mới có những hành động đập phá nhà máy, phá vỡ máy móc. Càng đấu tranh, công nhân càng nhận thấy một điều muốn thắng được kẻ thù lớn đấy thì không còn cách nào khác giai cấp công nhân các nước phải liên kết lại mới có sức mạnh để chống lại kẻ thù giải phóng mình, giải phong giai cấp, giải phóng dân tộc. Nhận thấy điều đấy, từ chỗ không có tổ chức giai cấp công nhân đã tiến đến tổ chức ra công đoàn để lãnh đạo đấu tranh, và những công đoàn đầu tiên đã xuất hiện ở nước Anh trong những năm 20, 30 của thế kỷ XIX. Đến những năm 30, 40 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân có những bước phát triển mới: Các cuộc đấu tranh chẳng những đã liên kết được công nhân trong cùng một ngành sản xuất, một địa phương mà còn liên kết được công nhân trong pham vi cả nước, không phải chỉ chống lại từng nhà tư bản riêng lẻ mà còn chống lại toàn bộ giai cấp tư sản. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh phong trào của công nhân thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của công nhân Ly-Ông ở pháp 1831-1834, phong trào Hiến Chương ở Anh năm 1835-1848 và cuộc khởi nghĩa của công nhân Dệt ở Đức 1844. Các cuộc khời nghĩa này của giai cấp công nhân đã đánh dấu một bước tiên mới của phong trào đấu tranh của công nhân. Sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp tư bản chư nghĩa đã làm cho đội ngũ công nhân lớn lên nhanh chóng và tập trung tời mức độ khá cao tại các trung tâm công nghiệp,