Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt). Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trung bình từ 10% - 12% GDP
Vì thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Quy hoạch phát triển ngành xi măng đã được phê duyệt từ năm 2005, số liệu cung cầu xi măng đến thời điểm hiện nay đều cao hơn so với quy hoạch. Vấn đề đặt ra cần điều chỉnh quy hoạch phát triển xi măng cũng như ứng xử mới trong đầu tư ngành xi măng trong thời giantới:
Dự báo nhu cầu đến năm 2012 của Bộ Xây dựng:
Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu thụ xi măng cũng tăng lên so với dự báo được phê duyệt trong quy hoạch. Bộ Xây dựng đã đưa ra dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 trên cơ sở bổ sung thêm các thông tin về phát triển kinh tế đất nước, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xi măng các năm qua và đặc điểm phân bố không đều nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng nên tồn tại sự mất cân đối giữa các vùng phát triển sản xuất xi măng với khu vực thị trường tiêu thụ.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự thay đổi thực trạng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẮNG
KHOA KẾ TOÁN
LỚP H11K6.2-QN
BÀI TẬP NHÓM
Phân tích: Sự thay đổi thực trạng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng.
Nhóm 3
GVPT: Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Năm 2011
Đề bài: Phân tích sự thay đổi thực trạng cân bằng khi cung tăng cầu tăng?
Bài làm:
Phản ánh thực trạng xi măng hiện nay ở nước ta: từ năm 2009 đến năm 2012:
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt). Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trung bình từ 10% - 12% GDP
Vì thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Quy hoạch phát triển ngành xi măng đã được phê duyệt từ năm 2005, số liệu cung cầu xi măng đến thời điểm hiện nay đều cao hơn so với quy hoạch. Vấn đề đặt ra cần điều chỉnh quy hoạch phát triển xi măng cũng như ứng xử mới trong đầu tư ngành xi măng trong thời giantới: Dự báo nhu cầu đến năm 2012 của Bộ Xây dựng: Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu thụ xi măng cũng tăng lên so với dự báo được phê duyệt trong quy hoạch. Bộ Xây dựng đã đưa ra dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 trên cơ sở bổ sung thêm các thông tin về phát triển kinh tế đất nước, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xi măng các năm qua và đặc điểm phân bố không đều nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng nên tồn tại sự mất cân đối giữa các vùng phát triển sản xuất xi măng với khu vực thị trường tiêu thụ. Căn cứ từ thực tiễn trên Bộ Xây dựng cho
rằng đầu tư phát triển xi măng cần có hệ số an toàn với năng lực
cung cấp xi măng cao hơn khoảng 10% so với tính toán nhu cầu xi măng. Cụ thể:
Dự báo nhu cầu xi măng cho từng năm từ 2009 đến 2013: Đơn vị tính: Triệu tấn
Nhu cầu xi măng
Năm
2009
2010
2011
2012
45.2
50.6
55.4
60.7
Dự báo nguồn cung đến năm 2012:
Cung xi măng
Năm
2009
2010
2011
2012
40
58.8
75.7
89.5
Theo quy hoạch ngành:
Theo phê duyệt quy hoạch phát triển xi măng thì tổng công suất thiết kế (TCSTK) các nhà máy xi măng trên toàn quốc đến năm 2010 sẽ là 65,59 triệu tấn/năm (trong đó có 13 nhà máy xi măng đang hoạt động TCSTK là 18,06 triệu tấn/năm; các dự án đang đầu tư và đã đưa vào quy hoạch đầu tư 33 dự án TCSTK là 39,046 triệu tấn/năm; chuyển đổi công nghệ 20 dự án xi măng lò đứng TCSTK là 6,54 triệu tấn/năm và còn lại 34 nhà máy xi măng lò đứng chưa chuyển đổi là 1,944 triệu tấn/năm).Trong quy hoạch còn có danh sách 13 dự án tiềm năng là những dự án chưa có chủ đầu tư, chưa xác định địa điểm, công suất cụ thể.
Dự báo cân đối cung cầu theo tiến độ thực hiện các dự án:
Năm
2009
2010
2011
2012
Cầu
45.2
50.6
55.4
60.7
Cung
40
58.8
75.7
89.5
+/-
-7.4
5.7
17.5
25.8
Như vậy, với nhu cầu xi măng được xác định lại (tốc độ tăng dự kiến 11%/năm đến 2015) và khả năng huy động của các nhà máy theo khả năng có thể đi vào hoạt động thì cung cầu ngành xi măng bắt đầu thay đổi: Năm 2009 với dự báo các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Bút sơn 2, Bình Phước …đi vào hoạt động thì nguồn cung sẽ cân đối với nhu cầu. Tuy nhiên, các nhà máy này đều trượt tiến độ sang 2010 nên năm 2009 tiếp tục thiếu xi măng (số liệu nhập clinker đến 30/06/2009 đạt 1,9 triệu tấn).
Năm 2010-2013 hầu hết các nhà máy đã và đang đầu tư đi vào hoạt động đồng thời làm gia tăng đáng kể nguồn cung trong khi dự kiến nhu cầu tăng đều 11%/năm dẫn đến dự kiến khả năng nguồn cung xi măng trong nước sẽ cao hơn nhu
cầu, chênh lệch các năm sẽ là: Năm 2011: 17,5 triệu tấn; năm 2012: 25,8 triệu tấn; năm 2013: 25,4 triệu tấn;
* Tại mức giá không thay đổi số lượng hàng hóa tăng lên làm cho đường cùng dịch chuyển sang phải, thể hiện cung của thị trường xi măng tăng lên từ So đến S1
Đồ thị thể hiện sự dịch chuyển của đường cung: Đường cung dịch chuyển sang phải chứng tỏ cung thị trường xi măng tăng lên. Cung tăng ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Công nghệ ngày càng hiện đại.
- Giá cả các yếu tố đầu vào tăng như: tiền lương, nguyên vật liệu tăng,...
- Thuế và các chính sách của nhà nước
- Số lượng xi măng bán ra ngày càng nhiều do nhu cầu của người tiêu dùng
- Kỳ vọng của người bán cũng ảnh hưởng đến cung của thị trường.
* Tại mức giá không thay đổi Po, số lượng hàng hóa tăng lên từ Qo đến Q1 làm cho đường cầu thị trường xi măng tăng lên từ Do đến D1.
Hình minh họa một sự dịch chuyển của cả đường cầu. Dù mức giá không đổi, lượng cầu vẫn thay đổi.
Cầu thay đổi do các yếu tố khác thay đổi như:
-Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu tăng.
- Giá cả các hàng hoá liên quan: Giá cả hàng hoá thay thế tăng cũng làm cho cầu tăng.
- Dân số tăng cũng làm cho cầu thị trường tăng.
- Sở thích của người tiêu dùng ngày càng tăng.
- Do kỳ vọng của người tiêu dùng.
TT
HỌ VÀ TÊN
PHẦN ĐÓNG GÓP
GHI CHÚ
1
NGUYỄN THỊ ANH TRẦM
20%
2
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
20%
3
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
20%
4
NGUYỄN THỊ THANH HIỆP
20%
5
PHAN THỊ PHƯƠNG CHI
20%