Tiểu luận Sự thích nghi của thực vật nhiệt đới

- Vùng nhiệt đới nằm giữa hạ chí tuyến ở Bắc bán cầu và đông chí tuyến ở Nam bán cầu, khoảng 23o26’21’’ Bắc đến 23o26’21’’ Nam, bao gồm cả đường xích đạo. - Ở vùng này, mặt trời có thể lên tới thiện đỉnh ít nhất một lần trong năm. - Tổng lượng bức xạ nhận được trong năm lớn hơn so với những vùng địa lý khác (180-200 Kcal/cm2/năm) - Độ ẩm 90-95%, lượng mưa trung bình đạt đến 2000 mm/năm. Tuy nhiên, tùy vào độ cao, vỹ độ mà lượng mưa có sự chênh lệch khác nhau ở các vị trí địa lý khác nhau. - Tùy theo sự biến đổi lượng mưa trung bình trong năm mà người ta chia vùng nhiệt đới thành 4 kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm (chủ yếu từ 5-độ Bắc đến 5-độ Nam.), môi trường nhiệt đới (Khoảng từ 50B và N đến 300B và N, Nhiệt độ quanh năm cao.Trong năm có hai thời kỳ nhiệt độ tăng cao khi mặt trời đi qua thiên đỉnh), môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc.

ppt53 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự thích nghi của thực vật nhiệt đới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT NHIỆT ĐỚITiểu luậnGiải Phẫu thích nghi thực vậtMỞ ĐẦUThực vật nói riêng và các loài sinh vật nói chung đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự tác động của môi trường xung quanh thông qua ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...gọi là các nhân tố sinh thái. Tuy nhiên không phải chúng chịu ảnh hưởng một cách thụ động mà bằng nhiều cách khác nhau chúng có những kiểu đáp ứng lại các tác động này sao cho thích hợp nhất với đời sống , sự sinh trưởng và phát triển của chúng.Ở các vùng khác nhau thì các nhân tố sinh thái có đặc điểm khác nhau và sự ảnh hưởng của nó đến sinh vật nói chung và thực vật nói riêng cũng có sự khác biệt. Chính vì vậy các loài sinh vật có những đặc điểm riêng để phù hợp với điều kiện sinh thái này.Vùng nhiệt đới là nơi có sự phong phú về cả số lượng và đa dạng về chủng loại. Thực vật vùng nhiệt đời nói riêng bản thân nó cũng có những đặc điểm riêng để đáp ứng lại các nhân tố sinh thái tác động đến đời sống của chúng.Vậy, thực vật nhiệt đới đã có những đặc điểm gì để thích nghi với các nhân tố sinh thái này. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi xin chọn đề tài: “SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT NHIỆT ĐỚI”NỘI DUNGVị trí địa lí của vùng nhiệt đớiPhần I: Đặc điểm tự nhiên vùng nhiệt đới- Vùng nhiệt đới nằm giữa hạ chí tuyến ở Bắc bán cầu và đông chí tuyến ở Nam bán cầu, khoảng 23o26’21’’ Bắc đến 23o26’21’’ Nam, bao gồm cả đường xích đạo. - Ở vùng này, mặt trời có thể lên tới thiện đỉnh ít nhất một lần trong năm.- Tổng lượng bức xạ nhận được trong năm lớn hơn so với những vùng địa lý khác (180-200 Kcal/cm2/năm) - Độ ẩm 90-95%, lượng mưa trung bình đạt đến 2000 mm/năm. Tuy nhiên, tùy vào độ cao, vỹ độ mà lượng mưa có sự chênh lệch khác nhau ở các vị trí địa lý khác nhau. - Tùy theo sự biến đổi lượng mưa trung bình trong năm mà người ta chia vùng nhiệt đới thành 4 kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm (chủ yếu từ 5-độ Bắc đến 5-độ Nam.), môi trường nhiệt đới (Khoảng từ 50B và N đến 300B và N, Nhiệt độ quanh năm cao.Trong năm có hai thời kỳ nhiệt độ tăng cao khi mặt trời đi qua thiên đỉnh), môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc.Phần I: Đặc điểm tự nhiên vùng nhiệt đới- Nhiệt độ phân bố đều trong cả năm, sự chênh lệch nhiệt độ không quá 5oC, nhiệt độ trung bình năm là 25oC. Nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 15 – 20 oC. - Sự phân chia các mùa không rõ rệt. Khí hậu vùng này chủ yếu phân thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Khác với sự phân chia thành 4 mùa ở các vùng ôn đới.- “Nhiệt đới” thường được dùng để chỉ các khu vực nóng ẩm quanh năm, cây cối tươi tốt, xanh tươi quanh năm. Tuy nhiên có những khu vực dù nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại không được xem là vùng “nhiệt đới” theo nghĩa này, như các đỉnh núi có tuyết phủ quanh năm ở Mauna Kea, đỉnh Kikimanjaro và dãy núi Andes và một số vùng thuộc Chile và Argentina.Phần II: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự thích nghi của thực vật1/ Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng:- Ánh sáng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các loài thực vật. Đây vừa là nguồn sống cơ bản vừa là nhân tố điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. - Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sắp xếp lá trên cành, hình thái giải phẫu của lá và các quá trình sinh lý diễn ra. - Tùy vào cường độ chiếu sáng mà có cách sắp xếp lá trên cành khác nhau (xếp song song hay vuông góc với tia sáng).- Cường độ ánh sáng cũng làm thay đổi hàm lượng sắc tố trong lá và cấu tạo giải phẫu của lá.- Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây. - Thành phần các tia sáng tác động đến năng suất quang hợp của cây. Ánh sáng có hàm lượng tia đỏ càng cao thì càng làm tăng năng suất quang hợp của cây.Phần II: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự thích nghi của thực vật1/ Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng:Dựa vào nhân tố ánh sáng, người ta có thể chia thực vật thành 3 nhóm: + Nhóm thực vật ưa sáng + Nhóm thực vật ưa bóng + Nhóm thực vật chịu bóngPhần II: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự thích nghi của thực vật2/ Ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ:- Nhiệt độ là nhân tố cơ bản của quá trình trao đổi chất, mọi quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể đều xảy ra trên 1 nền nhiệt nhất định, tùy theo từng loài. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều tác động đến hệ enzym  quá trình trao đổi chất quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.- Thực vật là sinh vật biến nhiệt, lại có đời sống cố định nên chịu tác động lớn của các nhân tố sinh thái. Để tồn tại trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, đòi hỏi chúng phải có những chiến lược thích nghi phù hợp, hình thành các đặc điểm thích nghi để bảo vệ cơ thể trước các stress nhiệt, do đó, hình thái của chúng cũng có những biến đổi.Dựa vào nhân tố nhiệt độ, người ta chia thực vật thành 2 nhóm: + Cây chịu nóng + Cây chịu lạnh.Phần II: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự thích nghi của thực vật3/ Ảnh hưởng của nhân tố độ ẩm:- Nước là một thành phần không thể thiếu của cơ thể, chiếm 50-80% trọng lượng cơ thể, là dung môi tốt nhất hòa tan các chất dinh dưỡng và chất khoáng để cung cấp cho cơ thể thực vật trong quá trình trao đổi chất  Thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.- Trong những điều kiện địa lý khác nhau, lượng mưa phân bố không đều, có vùng khô hạn, vùng ngập nước, vùng thường xuyên ẩm ướt thực vật cũng có những đặc điểm thích nghi với những điều kiện khác nhau của chế độ nước. Mặt khác, mỗi giai đoạn, cây lại có nhu cầu về nước khác nhau.Dựa vào sự tác động của nhân tố này, chia thực vật thành 3 nhóm: + Nhóm ưa ẩm + Nhóm chịu hạn + Nhóm trung sinh.Phần III: Các nhóm thực vật nhiệt đới + Nhóm thực vật ưa sáng + Nhóm thực vật ưa bóng + Nhóm thực vật chịu bóng + Cây chịu nóng + Cây chịu lạnh. + Nhóm ưa ẩm + Nhóm chịu hạn + Nhóm trung sinh - Nhóm ưa sáng, chịu hạn. - Nhóm ưa sáng, ưa ẩm. - Nhóm ưa bóng, ưa ẩm. - Nhóm chịu bóng, ưa ẩm. - Nhóm trung sinh.Ánh sángNhiệt độĐộ ẩm1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.1. Điều kiện sống:Trong điều kiện khô hạn kéo dài, những loài thuộc nhóm này vẫn có thể chịu đựng được. Chúng thường phân bố ở những vùng đồi trọc, thảo nguyên, vùng nửa sa mạc hoặc đất cát ven biển. - Trong vùng nhiệt đới, tại những nơi khô hạn thường có cường độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ cao. Do đó chúng vừa phải chống lại những stress về nước, nhiệt độ cũng như ưa sáng. 1.2. Phân loại: Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn này gồm những cây mọng nước và cây lá cứng. + Cây mọng nước chịu hạn thường sống ở vùng khí hậu nhiệt đới khô nóng gồm các loài thuộc họ Xương rồng (Cataceae), họ Hành (Liliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Rau muối (Chenopodiaceae), họ Thuốc bỏng (Cressulariaceae). + Cây lá cứng chịu hạn phần lớn thuộc họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), một số cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Cà Phê (Rubiaceae), họ Cúc (Asteraceae) và một số cây gỗ, cây bụi thuộc họ Thầu dầu, họ Cam (Rutaceae) Chúng thường sống trong vùng nhiệt đới có khí hậu khô hạn trong 1 thời gian nhất định trong năm hoặc những vùng có tiểu khí hậu khô, đất rắn, ít màu mỡ như đất FeralitThanh longXương rồngCây mọng nước chịu hạn1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.2. Phân loại:Cây lá cứng chịu hạnCỏ cú (Cyperus rotundus) Cỏ LácCam1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.2. Phân loại:1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.3. Đặc điểm, cấu tạo :Đặc điểm của nhóm thực vật này là có tán thưa, phân nhiều cành, lá hẹp, dày và nhẵn bóng. Lá của chúng có thể thay đổi vị trí để tiếp nhận ánh sáng hiệu quả nhất, khi cường độ ánh sáng vừa phải, lá xếp vuông góc với tia sáng và nếu ánh sáng quá mạnh thì lá xếp song song với tia sáng. Ví dụ, cây keo lai có thể thay đổi cách sắp xếp lá nhiều lần trong ngày để đáp ứng với những cường độ ánh sáng khác nhau, hoặc lá xếp theo chiều ánh sáng hướng xiên nghiêng: VD: lá lúa, lá mía, ánh sáng trượt trên bề mặt lá hạn chế tiếp xúc trục diện với ánh sáng. - Cấu tạo tán lá của các cây thuộc nhóm này cũng thay đổi tùy theo vị trí mọc của cây trong rừng. Những cây nằm trong rừng có tán đều còn những cây ở bìa rừng hoặc những nơi tiếp giáp với khoảng đất trống thì có tán lệch về phía có nhiều ánh sáng chiếu vào.Cây keo laiCây lúa1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.3. Đặc điểm, cấu tạo :- Những loài cây thuộc nhóm này thường có xu hướng thu hẹp diện tích tiếp xúc với môi trường, đặc biệt là diện tích lá. Lá nhỏ có thể biến đổi thành dạng vảy hoặc dạng gai. Cành khẳng khiu hoặc phát triển lông biểu bì màu trắng bạc giúp cây phản chiếu ánh sáng tốt hơn như Thông, tùng, la hán, cây họ lúa, tre, trúc đào, lá nhótLá dạng vảy ở phi laoLá biến thành gaiVỏ thân cây bạch dương họ Hoa Mộc (Betulaceae)1.3. Đặc điểm, cấu tạo :- Thân cây thường có vỏ màu trắng hoặc xám để phản chiếu một phần ánh sáng: như cây bạch đàn1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.3. Đặc điểm, cấu tạo :- Mạng gân lá dày, có nhiều lỗ khí, mô dậu phát triển nhiều lớp ( cường độ ánh sáng tỉ lệ thuận với độ dày mô thịt lá). Biểu bì lá có phủ lớp sáp hay cutin dày để ngăn cản sự mất nước cũng như giúp phản xạ ánh sáng.Những cây sống ở sa mạc có chu bì phát triển, rễ có tầng mô xốp dày đóng vai trò là lớp cách nhiệt.- Các cây mọng nước có các tổ chức chứa nước phát triển (đó là những tế bào lớn có vách mỏng). Biểu bì có tầng cutin dày, mô cơ và mô dẫn kém phát triển. Lỗ khí ít và nằm sâu trong biểu bì, vào ban ngày, các lỗ khí đóng lại và chỉ mở ra vào ban đêm khi nhiệt độ hạ xuống. Thân cây chứa nhiều diệp lục đảm nhận chức năng quang hợp. Những cây này giữ nước nhiều nhưng lại sinh trưởng chậm.- Các cây lá cứng có số lượng bó mạch nhiều, mô cơ phát triển, tế bào biểu bì có vách dày, bên ngoài phủ 1 lớp cutin dày. Lỗ khí các cây ưa sáng chịu hạn còn nằm trong thịt lá hoặc có lông bảo vệ để giữ độ ẩm điển hình là cây trúc đào, có những trường hợp trên tế bào biểu bì có tế bào mô tơ (tế bào vận động). Những tế bào vận động hình dẻ quạt, kích thước, chứa nhiều nước có vai trò làm giảm áp suất thẩm thấu nhanh, làm lá xoăn mép khi cường độ ánh sáng mạnh gây khô hạn thường gặp ở các cây họ Lúa.1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.4. Đặc điểm sinh lý:- Về mặt sinh lý, các cây mọng nước có tỷ lệ nước liên kết trong cơ thể cao nên thích nghi được với môi trường có nhiệt độ cao, có khả năng tái sử dụng lại nước và CO2 thoát ra trong quá trình hô hấp cũng như là O2 giải phóng ra trong quá trình quang hợp nhờ lớp cutin dày phủ ngoài biểu bì.- Đối với các cây lá cứng, chúng chịu được sự mất nước , áp suất thẩm thấu cao và một số cây có cường độ thoát hơi nước mạnh để làm mát lá như loài Kim cang. Hô hấp ban đêm xảy ra mạnh hơn nhóm cây ưa bóng, điểm bù CO2 cao hơn.- Các cây mọng nước sinh trưởng rất chậm. Ngược lại, cây lá cứng lại sinh trưởng nhanh, sớm đạt đến mức tối đa và chết sớm.1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn1.4. Đặc điểm sinh lý:- Như vậy, nhóm thực vật này có 3 xu hướng để thích nghi với các nhân tố sinh thái của vùng nhiệt đới: + Tiết kiệm nước (giảm sự thoát hơi nước): diện tích lá nhỏ, có thể tiêu biến thành dạng vảy nhỏ (có thể rụng đi sau 1 thời gian) hoặc có thể tiêu biến thành gai. Lá cây thường có màu sáng, có thể phủ 1 lớp lông màu bạc giúp cách nhiệt. + Dự trữ nước: Những cây mọng nước có thân phát triển và chứa nhiều nước. Cây lá cứng cũng có thịt lá phát triển thành các tổ chức chứa nước. Ví dụ, cây Hoàng liên. + Tăng cường hút nước: hệ rễ ăn sâu và áp suất thẩm thấu cao giúp cho cây hút được nước ở các tầng đất sâu hơn khi gặp hạn hán. Ví dụ, cỏ Lạc đà có rễ ăn sâu xuống đất gấp 20 lần chiều cao của cây, dài đến 15m. Ở một số loài khác sống ở vùng sa mạc có hệ rễ ăn nông và lan rộng, nằm sát mặt đất để dễ dàng hấp thụ nước mưa và sương đêm, do đó, khi gặp khô hạn lâu, rễ hầu như khô kiệt nhưng khi mưa xuống thì phục hồi rất nhanh.1/ Nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn- Nhóm thực vật này thường gặp ở nơi có môi trường bão hòa hơi nước như các vùng đất trống ẩm ươt như động ruộng, đồng cỏ ẩm ướt. Chúng không chịu được sự thiếu nước vì ít có các tổ chức bảo vệ chống sự mất nước. - Các cây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm, ưa sáng phần lớn tập trung trong họ Lúa, họ Rau bợ, họ Cói- Đặc điểm của nhóm thực vật này là cây phân cành nhiều, lá hẹp, dày và nhẵn bóng. Hệ rễ kém phát triển, không ăn sâu vào đất và ít phân nhánh do không cần phải tìm nguồn nước, áp suất thẩm thấu của rễ thấp, chỉ đạt 6-14 atm (trong khi ở nhóm thực vật ưa sáng, chịu nóng và chịu hạn là 15-38 atm).- Mạng gân lá dày, lỗ khí nhiều, phân bố ở cả 2 mặt lá và thường ở trạng thái mở; mô dậu phát triển; tế bào biểu bì ít với vách tế bào ngoằn ngoèo; lớp cutin mỏng. Hàm lượng diệp lục ít. Cây không có hệ thống điều tiết nước. - Hệ thống gian bào rộng, có mặt trong cấu tạo của cả rễ, than và lá để dự trữ khí và chuyển không khí từ các bộ phân trên mặt đất xuống dưới để thích nghi với điều kiện sống thiếu O2.2/ Nhóm thực vật ưa sáng, ưa ẩm- Khí khổng đôi khi nằm lồi lên trên biểu bì để tăng cường sự thoát hơi nước.- Như vậy, nhóm thực vật ưa ẩm, ưa sáng có 3 xu hướng để thích nghi với điều kiện sống: + Tăng cường sự thoát hơi nước. + Tăng cường dự trữ khí. + Giảm sự hút nước và giảm dự trữ nước. 2/ Nhóm thực vật ưa sáng, ưa ẩm- Những cây thuộc nhóm này thường bắt gặp ở vùng rừng ẩm, chân núi đã vôi, bờ suối gồm các loài thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), họ Ráy (Araceae)- Đặc điểm của những cây thuộc nhóm này là có tán dày nhưng nhỏ, thu hẹp ở ngọn, cành dưới dài hơn cành trên. Lá cây dạng phiến rộng, xếp xen kẽ nhau (Ví dụ các loài thuộc họ Ráy)- Lá có mạng gân thưa thớt, lỗ khí ít và lớn, nằm cạn so với bề mặt biểu bì. Mô dậu kém phát triển, thường chỉ có 1 lớp. Trái lại, mô khuyết rất phát triển. - Tế bào biểu bì trên của lá thường lớn và cóc vách ít ngoằn ngoèo, có thể có thêm lớp hạ bì. - Hàm lượng diệp lục nhiều hơn ở các cây ưa sáng. Tầng cutin mỏng, lỗ khí luôn mở để tăng cường độ thoát hơi nước. Cây sống trong điều kiện ẩm ướt nên không có hệ thống điều tiết nước.- Áp suất thẩm thấu ở nhóm này rất thấp, tương tự như ở những cây ưa ẩm ưa sáng.- Cây sinh trưởng chậm và sống lâu. 3/ Nhóm thực vật ưa bóng, ưa ẩm- Những cây thuộc nhóm này cũng thường được bắt gặp ở vùng rừng ẩm, dưới tán rừng nhiệt đới ẩm.- Đặc điểm của những cây thuộc nhóm này là lá có dạng phiến mỏng, rộng. Mô dậu kém phát triển, tầng cutin mỏng. - Hệ rễ kém phát triển, không ăn sâu và ít phân nhánh. - Áp suất thẩm thấu của tế bào thấp.4/ Nhóm thực vật chịu bóng, ưa ẩm- Nhóm thực vật trung sinh là nhóm trung gian giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng, giữa nhóm cây chịu hạn với nhóm cây ưa ẩm.- Đây được xem là nhóm cây phổ biến, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, hầu hết các cây sống ở đồng bằng và các cây nông nghiệp đều là cây trung sinh.- Đặc điểm của các cây thuộc nhóm này là có thân cây cao. Lá có kích thước trung bình, mỏng và thường có lông phủ ở bề mặt.- Biểu bì có số lượng lỗ khí ít, nằm ngang với bề mặt tế bào biểu bì. Lá phân thành mô dậu, mô khuyết rõ ràng. Lớp tế bào biểu bì và tầng cutin mỏng. - Hệ thống mô dẫn và mô cơ phát triển bình thường. Hệ rễ không ăn sâu, áp suất thẩm thấu của tế bào rễ thấp, chỉ khoảng 15-20 atm.- Sự cấu trúc các tổ chức trong cơ thể không đi theo hướng tiết kiệm nước hoặc giữ nước vì nước được môi trường cung cấp gần như đầy đủ và thường xuyên.=> Cây trung tính thích nghi với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng trung bình.5/ Nhóm thực vật trung sinhDựa vào sự phân chia các nhóm cây trung sinh của A. P. Xennhicop (1950), ở vùng nhiệt đới có các nhóm cây trung sinh như sau: - Cây trung sinh rừng mưa nhiệt đới: Chúng sống trong rừng, nơi có độ ẩm cao. Lá cây thuộc tầng dưới ưa bóng và có kích thước lớn, đôi khi có lỗ khí để tiết nước thừa. Lá cây đa phần có phiến nguyên (Richards, 1948; Baker, 1938) - Cây trung sinh rụng lá mùa khô: Những cây này phát triển ở những vùng có mùa khô rõ rệt. Vào mùa khô hạn, cây rụng lá để chống thiếu nước. Ví dụ: rừng khộp. - Cây trung sinh ngắn kỳ: Nhóm cây này chỉ sống một năm, vào mùa khô hạn cây sẽ chết đi.5/ Nhóm thực vật trung sinh1. Rừng mưa thường xanh nhiệt đới- Phân bố: ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên.- Phân bố ở độ cao dưới 700m (ở miền Bắc) và dưới 1000m (ở miền Nam).- Nhiệt độ trung bình hằng năm 20 – 250C, tháng lạnh nhất 15 – 200C- Lượng mưa trung bình hằng năm cao: 2000 - 2500 mm, nhiều vùng có lượng mưa rất cao, từ 3000 - 4000 mm.- Chỉ số khô hạn chung là 3-0-0 (hằng năm không có tháng hạn, tháng kiệt mà chỉ có 3 tháng khô). - Độ ẩm không khí tương đối trung bình trên 85%, lượng nước bốc hơi thấp.Phần IV: một số hệ sinh thái đặc trưng1. Rừng mưa thường xanh nhiệt đới- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh có hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Thực vật rừng phân thành 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng cỏ quyết.- Tính thường xanh không phải là lá tồn tại vĩnh cửu mà lá được thay thế từng phần ở các giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào từng loài, thường từ 1 – 6 lần thay lá trong năm. Sự thay lá này không do các yếu tố ngoại cảnh tác động mà do hoạt động sinh lý mạnh của cây dẫn đến sự lão hóa, lá rụng đi và được thay thế bởi các lá mới hoạt động hiệu quả hơn.- Trong mọi tầng tán, các cây gỗ lớn thường thẳng tắp, thon, mảnh hơn so với chính loài đó mọc trong một sinh cảnh khác. Đó là do xu hướng vươn lên để giành lấy ánh sáng, đồng thời hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ. - Sự phân cành hay tán cũng có sự khác biệt: ở tầng trên, phần lớn các cành chính đều hợp với thân 1 góc nhọn, còn những cành nằm từ tầng 3 trở xuống lại có khuynh hướng trải rộng theo hướng vuông góc với thân cây nhằm tận dụng tối đa lượng ánh sáng chiếu tớiPhần IV: một số hệ sinh thái đặc trưngRừng mưa thường xanh nhiệt đới- Các cây gỗ thường có hiện tượng bạnh vè, bạnh gốc để giữ cho thân neo chặt vào đất.Phần IV: một số hệ sinh thái đặc trưngHiện tượng bạnh vè1. Rừng mưa thường xanh nhiệt đớiLá cây có tính đồng đều và thuần nhất trong cây gỗ lớn và cây bụi.- Lá lớn, nhẵn bóng và cứng. Đây là đặc điểm thể hiện tính chịu hạn của cây, vì thân cao nên việc vận chuyển nước từ dưới lên ngọn rất khó khăn, trong khi bức xạ rồi nhiệt độ lại tác động mạnh mẽ làm cường độ thoát hơi nước lớn. - Lá cây thân cở ở rừng mưa có những đốm nhiều màu sắc, điều này cũng giúp làm tăng cường độ thoát hơi nước.- Hiện tượng hoa mọc trên thân gỗ không mang lá hay trên cành già là hiện tượng phổ biến trong rừng nhiệt đới. Ví dụ, Sung, Mít và 1 số loài khác.Phần IV: một số hệ sinh thái đặc trưngRừng mưa thường xanh nhiệt đớiPhần IV: một số hệ sinh thái đặc trưng1. Rừng mưa thường xanh nhiệt đới- Các cây bụi và dây leo phát triển phong phú. Nó cũng mang đặc điểm giống với cây gỗ, ít phân nhánh, lá lớn, mềm mại và màu sẫm hơn vì sống trong điều kiện giàu độ ẩm.- Dây leo chủ yếu thuộc nhóm cây ưa sáng nên thường có xu hướng vươn lên các tầng cao, dựa vào cây khác để vươn lên. Để thích nghi với đời sống này, chúng hình thành nhiều tua cuốn, hoặc có rễ phụ. Đồng thời trong cấu tạo thân, các bó gỗ nằm rời nhau, xen kẽ giữa các loại mô mềm. Vì vậy mà chúng rất mềm dẻo nhưng lại có khả năng chịu lực và uốn cong rất lớn. - Trong rừng nhiệt đới thường xanh, các cây ở tầng vượt tán có sự ra hoa theo mùa rõ rệt do ở tầng này sự chênh lệch giữa các mùa là rất rõ. Ngược lại, ở tầng dưới, sự ra hoa diễn ra bất thường hơn. Những tầng cây bụi và tầng cỏ, quyết thì lại ra hoa quanh năm do nhiệt độ và ẩm độ ít có sự biến đổi. - Hạt giống thường rụng vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa để tạo điều kiện về độ ẩm cho hạt nảy mầm dù được tạo ra vào tháng nào đi nữa.Phần IV: một số hệ sinh thái đặc trưngRừng mưa thường xanh nhiệt đới- Thực vật bì sinh cũng rất đa dạng ở rừng mưa nhiệt đới. Phần lớn chúng thuộc các nhóm Dương xỉ, Phong lan. Chúng có thể sống bì sinh trên thân, cành cây hay trên đá. Hiện tượng “bóp cổ” cũng phổ biến trong rừng mưa nhiệt đới. Ban đầu, chúng sống trên cây chủ sau đó rễ phụ đâm xuống đất và phát triển mạnh đồng thời dần bóp chết cây chủ và sống độc lập.- Với thảm thực vật ở mặt đất, chúng được chia thành 2 nhóm sinh thái: cây ưa ẩm, ưa bóng v
Tài liệu liên quan