Khác với những năm trước, trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn.
Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng Đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn.
Trước tình hình đó,chính phủ Việt Nam đã can thiệp vào thị trường bằng việc áp dụng chính sách ổn định tỷ giá và cùng chính sách tiền tệ độc lập nhằm kiểm soát lạm phát ở mức hợp lí.Từ đây chúng ta có thể thấy rằng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ đang cố gắng chứng minh tính khả thi của bộ ba nêu trên.Và liệu điều đó có thực hiện được không?
I.Cung tiền và tín dụng gia tăng
Do nguồn vốn vào tăng cao gần như đột biến vào năm 2007,nhằm duy trì một tỉ giá hoái đoái cố định để có lợi cho xuất khẩu và đồng thời trong thời gian này nhập khẩu tăng mạnh(chủ yếu là máy móc trang thiết bị và nguyên liệu sản xuất) đã dẫn đến thâm hụt cán cân ngoại thương.Đứng trước áp lực trên,cộng với mong muốn tăng tỷ lệ dữ trữ phòng khi bất trắc,NHNN buộc phải can thiệp vào thị trường thông qua việc tung một lượng lớn đồng nội tệ để mua ngoại tệ.Cụ thể : năm 2007 NHNN đã bỏ ra khoảng 112 000 tỷ đồng để mua vào khoảng 7 tỷ USD - Gia tăng cung tiền trong nền kinh tế và tăng lượng dự trữ bắt buộc.
Trong những năm 2004-2006,tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam chỉ khoảng 30%,tuy nhiên vào năm 2007 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng đột biến khoảng hơn 50% .So với những nước trên thế giới tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong thời gian qua là rất cao
7 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của bộ ba bất khi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHI.
Khác với những năm trước, trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn.
Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng Đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn.
Trước tình hình đó,chính phủ Việt Nam đã can thiệp vào thị trường bằng việc áp dụng chính sách ổn định tỷ giá và cùng chính sách tiền tệ độc lập nhằm kiểm soát lạm phát ở mức hợp lí.Từ đây chúng ta có thể thấy rằng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ đang cố gắng chứng minh tính khả thi của bộ ba nêu trên.Và liệu điều đó có thực hiện được không?
I.Cung tiền và tín dụng gia tăng
Do nguồn vốn vào tăng cao gần như đột biến vào năm 2007,nhằm duy trì một tỉ giá hoái đoái cố định để có lợi cho xuất khẩu và đồng thời trong thời gian này nhập khẩu tăng mạnh(chủ yếu là máy móc trang thiết bị và nguyên liệu sản xuất) đã dẫn đến thâm hụt cán cân ngoại thương.Đứng trước áp lực trên,cộng với mong muốn tăng tỷ lệ dữ trữ phòng khi bất trắc,NHNN buộc phải can thiệp vào thị trường thông qua việc tung một lượng lớn đồng nội tệ để mua ngoại tệ.Cụ thể : năm 2007 NHNN đã bỏ ra khoảng 112 000 tỷ đồng để mua vào khoảng 7 tỷ USD -à Gia tăng cung tiền trong nền kinh tế và tăng lượng dự trữ bắt buộc.
Trong những năm 2004-2006,tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam chỉ khoảng 30%,tuy nhiên vào năm 2007 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng đột biến khoảng hơn 50% .So với những nước trên thế giới tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong thời gian qua là rất cao
TĂNG TRƯỞNG CUNG TIỂN VÀ TÍN DỤNG
Nguồn EIU
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
Nguồn EUI
2.Lạm phát
Việc tăng dự trữ ngoại hối là điều cần thiết,tuy nhiên việc bơm một lượng lớn tiền đồng vào nên kinh tế sẽ gây nên áp lực lạm phát cao. Sự gia tăng của cung tiền sẽ tác động ít đến lạm phát, nếu như chính sách vô hiệu hoá được tiến hành có hiệu quả. Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc và Ấn Độ đã làm, trong suốt một thời gian dài, thậm chí là ngay trong năm 2007 khi NHNN cung ứng ra một khối lượng tiền lớn để mua ngoại tệ, VN hầu như không phát hành tín phiếu vô hiệu hoá với quy mô lớn. Trong bối cảnh thị trường mở còn yếu kém thì số tiền mà NHNN thu về thông qua việc mua bán các chứng khoán gần như là không đáng kể so với khối lượng cung tiền đã tung ra, điều này đã dẫn đến một sự gia tăng trong lạm phát. Năm 2007, lạm phát VN là 12,63% và lạm phát 5 tháng đầu năm 2008 là hơn 15% so với cuối năm 2007.
Nguồn: ADB,Tổng cục thống kê
3.Căng thẳng lãi suất
Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007, chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được lựa chọn. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ 5% lên 10%.Điều này làm cho lãi xuất trên thị trường trở thành vấn đề thời sự. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục nóng sốt và tăng cao chưa từng có trong lịch sử. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên đến 40%/năm và phổ biến ở mức 15%-17%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng là 24%/năm, cho vay mua nguyên vật liệu cũng lên đến 16,2%/năm. Sự khan hiếm VNĐ khiến cho nhiều ngân hàng tham gia vào cuộc đua huy động lãi suất, buộc NHNN phải đưa ra trần lãi suất 12%.Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của dòng vốn ngoại.
Thứ nhất, sự gia tăng của dòng vốn ngoại đã làm tăng nhu cầu chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ để đầu tư vào TTCK và bất động sản. Thứ hai, việc TTCK trở thành một kênh đầu tư có mức sinh lợi cao trong năm 2006, đã khiến cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán. Khi chỉ thị 03 được ban hành nhằm kiềm chế hoạt động này, các ngân hàng đã lập tức lách luật bằng cách tăng dư nợ tín dụng để đạt được mục tiêu dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ. Sự gia tăng của hoạt động tín dụng đã khiến cho các ngân hàng nhanh chóng rơi vào tình trạng khan hiếm VNĐ. Và buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hoặc tăng lãi suất huy động.
Tuy nhiên,khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO bắt đầu được phát huy nhiều dự án, công trình đang chờ vốn, nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để gia tăng hoạt động kinh doanh. Việc tăng dự trữ bắt buộc , làm cho chi phí đầu ra của ngân hàng tăng và gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của nhà đầu tư
Thị trường chứng khoáng tụt dốc là một hệ quả cho vấn đề mất cân đối giữa các biến số kinh tế vĩ mô ở VN. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính phủ và NHNN đã đưa ra những chính sách mà trong vài thời điểm được cho là “hy sinh thị trường chứng khoán” để kiềm chế lạm phát. Đó là việc chính phủ ban hành tín phiếu bắt buộc 12.300 tỷ đồng, thắt chặt chỉ thị 03, và gần đây là việc chuẩn bị rút 52.000 tỷ đồng tìên gởi của kho bạc nhà nước về NHNN. Chính điều này đã làm cho các kỳ vọng về TTCK VN trở nên ảm đạm.
Nguồn: NHNN, TS. Nguyễn Văn Giàu – Tham luận hội Thảo Vai trò của CSTT hậu khủng hoảng
Đánh giá bài học kinh nghiệm
:Khi dòng vốn ra vào (tài khoản vốn) được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định.
Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của một chiếc khăn khỏi bung lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hòn đá.Dòng vốn ra vào tương đối tự do, lạm phát vẫn được khống chế và tỷ giá thì ổn định. Thực ra đây chính là nghịch lý mà Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra. Khi làm như vậy, như đã phân tích ở trên, đồng tiền chảy vào không được đưa vào đầu tư mà lại cất trong két không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế và theo thời gian sẽ không lấy gì trả được cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về dài hạn chính sách như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Và thật sự, năm 2008, chúng ta đã phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề khi lạm phát trở nên mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.