Những năm gần đây việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vàng mã ở nước ta phát triển
mạnh mẽ, kèm theo đó là những biến tướng, cũng như những tác động tiêu cực của nó đối với
xã hội. Vàng mã hiện nay đang là đề tài “nóng” trên các trang mạng, các trang báo, trong quần
chúng nhân dân. Đây cũng là vấn đề đang làm băn khoăn những nhà quản lý trong việc xác
định một thái độ ứng xử đúng đắn đối với vàng mã.
Từ năm 1998 đến nay, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc sử dụng vàng mã
được đưa ra. Quan sát cho thấy, mức độ quy định của các văn bản pháp luật về việc sử dụng
vàng mã ngày càng chặt. Từ việc “vận động nhân dân bỏ dần tục đội mũ rơm, chống gậy, rắc
vàng mã dọc đường ”1, kế đến là “hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường”,2
đến việc đưa ra những mức hình phạt cụ thể như trong nghị định Nghị định 158/2013/NĐ-CP
năm 2013: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không
đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cũng đã ra công văn kêu gọi các tăng, ni và phật tử trong cả nước “loại bỏ mê
tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.”3 Có thể nói đây là một sự cố gắng của
Phật giáo trong vấn đề bài trừ những tập tục sai lạc với giáo lý của nhà Phật đặt biệt là việc sử
dụng vàng mã trong giới tăng, ni và phật tử.
Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về vấn đề sử dụng vàng mã. Luồng quan điểm
thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ. Trong khi đó,
luồng quan điểm thứ hai cho rằng, nó là một nét tín ngưỡng thể hiện những giá trị nhân văn
của người đang sống đối với người đã khuất, đối với thần thánh nên hạn chế và đưa nó về bản
chất ban đầu vốn có của nó, chứ không nên loại bỏ.4 Mặc dù hiện tại có khá nhiều bài viết liên
quan đến tập tục đốt vàng mã trên các trang mạng, cũng như báo giấy. Tuy nhiên, đa phần các
bài viết chỉ nêu lên một vài khía cạnh của vàng mã; hoặc chỉ nêu lên nguồn gốc, hoặc chỉ nêu
lên những ý nghĩa của vàng mã, hay đa số là các bài viết bài xích, lên án tập tục này. Hiện vẫn
chưa thấy có bài viết nào đưa ra một cái nhìn bao quát, khách quan về việc sử dụng vàng mã,
mặt tích cực, tiêu cực của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay.
18 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tập tục đốt vàng mã tại Việt Nam, lợi và hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM THẦN HỌC SEDES SAPIENTIAE
Ban Triết học
TẬP TỤC ĐỐT VÀNG MÃ TẠI VIỆT NAM, LỢI VÀ HẠI
Sinh viên: Phạm Trọng
Giáo sư: TS. Lý Tùng Hiếu
Niên khóa 2017-2018
NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ
XIN KHOANH TRÒN SỐ ĐIỂM
Thang điểm
UST
Xếp hạng
Thang điểm
10
1.00
Xuất sắc
9.75-10.00
1.10 9.50
1.15 9.25
1.20 9.00
1.30
Giỏi
8.75
1.35 8.50
1.40 8.25
1.45 8.00
1.55
khá
7.75
1.65 7.50
1.75 7.25
1.85 7.00
1.95
Trung bình
khá
6.75
2.10 6.50
2.25 6.25
2.40 6.00
2.55
Trung bình
5.75
2.70 5.50
2.85 5.25
3.00 5.00
3.01 - 5.00 Rớt 4.99 - 1.00
Ngày.. Tháng. Năm.
TS. Lý Tùng Hiếu
1
MỤC LỤC
1. Dẫn nhập ........................................................................................................................................ 2
1.1. Lý do chon đề tài ..................................................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Phương pháp và nguồn tư liệu ................................................................................................ 3
2. Khái niệm và thuật ngữ dùng trong tiểu luận ............................................................................ 3
Vàng mã .............................................................................................................................................. 3
3. Nguồn gốc và đặc điểm của tập tục đốt vàng mã tại việt nam .................................................. 3
3.1. Nguồn gốc tập tục đốt vàng mã .............................................................................................. 3
3.2. Du nhập và phát triển tại Việt Nam ........................................................................................ 6
4. Cách cử hành việc đốt vàng mã hiện nay ở Việt Nam ............................................................... 6
4.1. Thời điểm và sự kiện cần sử dụng vàng mã ............................................................................ 7
4.2. Các lễ vật trong nghi thức hóa vàng........................................................................................ 7
4.3. Nghi thức hóa vàng ............................................................................................................... 10
5. Lợi ích và tác hại của tập quán dùng vàng mã ......................................................................... 10
5.1. Lợi ích của việc đốt vàng mã ................................................................................................ 10
5.2. Tác hại của việc đốt vàng mã ................................................................................................ 11
5.3. Các ý kiến trái chiều liên quan đến việc sử dụng vàng mã ................................................... 13
6. Kết luận ........................................................................................................................................ 14
Phụ lục ..................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Thư mục ................................................................................................................................................. 1
2
1. Dẫn nhập
1.1. Lý do chon đề tài
Những năm gần đây việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vàng mã ở nước ta phát triển
mạnh mẽ, kèm theo đó là những biến tướng, cũng như những tác động tiêu cực của nó đối với
xã hội. Vàng mã hiện nay đang là đề tài “nóng” trên các trang mạng, các trang báo, trong quần
chúng nhân dân. Đây cũng là vấn đề đang làm băn khoăn những nhà quản lý trong việc xác
định một thái độ ứng xử đúng đắn đối với vàng mã.
Từ năm 1998 đến nay, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc sử dụng vàng mã
được đưa ra. Quan sát cho thấy, mức độ quy định của các văn bản pháp luật về việc sử dụng
vàng mã ngày càng chặt. Từ việc “vận động nhân dân bỏ dần tục đội mũ rơm, chống gậy, rắc
vàng mã dọc đường ”1, kế đến là “hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường”,2
đến việc đưa ra những mức hình phạt cụ thể như trong nghị định Nghị định 158/2013/NĐ-CP
năm 2013: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không
đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cũng đã ra công văn kêu gọi các tăng, ni và phật tử trong cả nước “loại bỏ mê
tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.”3 Có thể nói đây là một sự cố gắng của
Phật giáo trong vấn đề bài trừ những tập tục sai lạc với giáo lý của nhà Phật đặt biệt là việc sử
dụng vàng mã trong giới tăng, ni và phật tử.
Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về vấn đề sử dụng vàng mã. Luồng quan điểm
thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ. Trong khi đó,
luồng quan điểm thứ hai cho rằng, nó là một nét tín ngưỡng thể hiện những giá trị nhân văn
của người đang sống đối với người đã khuất, đối với thần thánh nên hạn chế và đưa nó về bản
chất ban đầu vốn có của nó, chứ không nên loại bỏ.4 Mặc dù hiện tại có khá nhiều bài viết liên
quan đến tập tục đốt vàng mã trên các trang mạng, cũng như báo giấy. Tuy nhiên, đa phần các
bài viết chỉ nêu lên một vài khía cạnh của vàng mã; hoặc chỉ nêu lên nguồn gốc, hoặc chỉ nêu
lên những ý nghĩa của vàng mã, hay đa số là các bài viết bài xích, lên án tập tục này. Hiện vẫn
chưa thấy có bài viết nào đưa ra một cái nhìn bao quát, khách quan về việc sử dụng vàng mã,
mặt tích cực, tiêu cực của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay.
1 Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11-7-1998.
2 Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ.
3 Công văn 031 /CV-HĐTS ngày 12 tháng 02 năm 2018 Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4 Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở
thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân Học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2016, tr. 2.
3
Vì vậy, em chọn đề tài “TẬP TỤC ĐỐT VÀNG MÃ TẠI VIỆT NAM, LỢI VÀ HẠI”
làm đề tài tiểu luận kết thúc môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát và khách quan về việc sử dụng vàng mã hiện nay tại
Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động đốt vàng mã tại Việt Nam hiện nay.
1.4. Phương pháp và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận này là phương pháp phân tích các nguồn tài
liệu thứ cấp, tức, nghiên cứu các tài liệu thành văn có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Sử dụng lý thuyết cơ cấu chức năng của Xã hội học trong việc đánh giá một hoạt động
văn hóa, cụ thể ở đây là tập tục đốt vàng mã, nhằm đưa ra những nhận định khách quan về hệ
quả chức năng của nó đối với sự vận hành của xã hội.
Nguồn tư liệu là các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu như: sách, luận
văn, tạp chí, các trang mạng internet
2. Khái niệm và thuật ngữ dùng trong tiểu luận
Vàng mã
Vàng mã (đồ mã, hàng mã) là đồ vật được làm bằng giấy và các vật liệu dễ cháy khác
để đốt (còn gọi là hóa) sau khi cúng cho người chết sử dụng ở âm phủ. Các hàng mã có thể là
quần áo, tiền bạc, các loại gia súc hay các đồ dùng khác trong đời sống thường ngày của con
người.5
Ngày nay, các sản phẩm vàng mã trên thị trường rất đa dạng. Ngoài những mẫu mã
truyền thống như tiền giấy, trang phục hay vật dụng lao động, người ta còn “cập nhật” những
sản phẩm “thời thượng” trên thị trường như điện thoại thông minh, máy tính, xe hơi, máy bay,
v.v. Theo Nguyễn Văn Phải,6 người buôn bán và người sử dụng đều chia vàng mã thành: tiền
vàng và đồ mã. Trong đó, tiền vàng là phương tiện trao đổi, đồ mã là đồ dùng sinh hoạt.
Trong tiểu luận này, khái niệm vàng mã được dùng chung cho cả tiền vàng và đồ mã.
3. Nguồn gốc và đặc điểm của tập tục đốt vàng mã tại việt nam
3.1. Nguồn gốc tập tục đốt vàng mã
5 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam (tập
1), Nxb Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995, tr. 839.
6 Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở
thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân Học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2016, tr. 10.
4
Có ý kiến cho rằng, tục hoá vàng hay đốt vàng mã là một hiện tượng văn hoá nội sinh
có truyền thống lâu đời và gắn liền với truyền thống thờ cúng tổ tiên ông bà của người Việt cổ.
Nhưng tới nay vẫn chưa có bất cứ tài liệu nào cho thấy vàng mã được tạo ra bởi người Việt.
Phần lớn các nhà nghiên cứu đồng tình quan điểm rằng, tập tục đốt vàng mã không phải là sáng
kiến của một tộc người Việt Nam nào, mà nó xuất phát từ Trung Hoa.
Một trong những tác phẩm đề cập đến vàng mã sớm nhất là tác phẩm Vân đài loại ngữ
(1773)7 của Lê Quý Đôn. Nội dung liên quan đến vàng mã trong tác phẩm này được nhiều nhà
nghiên cứu hiên nay sử dụng. Trong tác phẩm Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã đề cập về sự
xuất hiện của vàng mã ở Trung Hoa như sau: “Đến đời Đường Huyền Tông8, việc quỷ thần
phiền nhiễu quá, lấy tiền đâu cho đủ. Vương Dư làm tiền giấy thay cho ngọc và lụa.” Như vậy,
dưới thời Đường Huyền Tông, Vương Dư đã chế ra tiền giấy thay cho tiền thật và các vật dụng
sinh hoạt khác để đốt cho các vong linh, quỷ và thần. Đến đời Túc Tông (756-761) Vương Dư
được đặt làm từ tế sứ (quan coi tế lễ ở các đền), tiếp tục dùng vàng mã để phục vụ cho các lễ
tế. Cũng theo Lê Quý Đôn, người Trung Hoa vào thời vua Ngũ Đại (907-959) đã bắt đầu chế
ra mũ áo mã (tức đồ mã) để đốt trong các dịp tang ma, lễ tế.
Kế đến là bài viết của hòa thượng Thích Tố Liên được đăng trên báo Đuốc Tuệ, số ra
năm 1952, tựa đề "Nguyên nhân tục lệ đốt vàng mã". Bài viết là một nổ lực của vị hòa thượng
trong việc chấn hưng Phật giáo, bài trừ mê tín, dị đoan trong Phật giáo Việt Nam, trong đó có
tập tục đốt vàng mã. Trong bài viết, hòa thượng Thích Tố Liên đã nêu lên một cách khá chi tiết
về nguồn gốc phát xuất của tập tục đốt vàng mã cũng như sự phát triển của vàng mã qua các
thời kỳ ở Trung Hoa. Sau đây là trích đoạn của bài viết về nguồn gốc và sự phát triển của tập
tục đốt vàng mã ở Trung Hoa:
Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn người chết của
người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem
chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả. Đến
đời vua Hoàng đế (267 TCN) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ
trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích
Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến
đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế
Đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (năm 105), ông Thái
Luân bắt đầu lấy vỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã
có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo,... đều bằng đồ giấy
để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang
ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục có chép: vì vua Huyền Tông9
7 Vân đài loại ngữ (1773), Lê Quý Đôn, biên dịch Trần Văn Giáp, hiệu đính Cao Xuân Huy, nxb Văn
hóa-Thông tin, 1962. Phần nói về vàng mã nằm từ trang 192 đến trang 193 .
8 Đường Huyền Tông, trị vì từ 712-756, vị Hoàng đế thứ 7 của Triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung
Quốc, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Huy%E1%BB%81n_T%C3%B4ng.
9 Huyền Tông hay còn gọi là Đường Huyền Tông.
5
mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác
sỹ để coi việc chế vàng mã dùng khi nhà vua có tế lễ.
Về tục đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7 là do xuất phát từ câu
chuyện: Vào thời vua Đại Tông nhà Đường (762 - 779), nhằm lúc Phật
giáo cực thịnh, một vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo Phật
giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của người dân, vào tâu với nhà
vua rằng: “Rằm tháng Bảy là ngày của Diêm Vương ở âm phủ xét tội
phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ
cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng
biếu các vong nhân dùng”. Vua Đại Tông đương muốn được lòng dân
nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ, từ đó
nhân dân lại thi nhau đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy để kính biếu
gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới Tăng sĩ Phật giáo công kích bài
trừ, vì cho rằng việc đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của Phật giáo đã làm
cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa. Phần lớn dân chúng
Trung Hoa hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho
các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp,
nhất là người Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, đã bịa đặt chế ra đồ
vàng mã.
Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm
mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy
hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm
liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương
khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ
hàng của ông, đem cả hàng ngàn loại đồ mã trong đó có cả hình nhân thế
mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa
phủ và nhân phủ, khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm
nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động
lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, người giả chết kia
cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ
quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại
chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận
được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho
ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Công chúng lúc đó
ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mạng được và thánh
thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng
thêm tuổi thọ. Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách
nhanh chóng vì không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến
cả thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng đồ vàng mã.
Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực ngôn cảnh giáo. 10
Như chúng ta thấy, ở hai tác phẩm này có sự đồng nhất về thời gian xuất hiện
vàng mã là vào thời vua Huyền Tông (712-756). Tuy nhiên, tên vị quan đã chế ra vàng
mã lại không trùng khớp (có thể do cách dịch, hoặc lỗi trong khi ghi chép). Lê Quý Đôn
10 Hòa Thượng Thích Tố Liên, Nguyên Nhân Tục Đốt Vàng Mã,
truy cập ngày 18 tháng 5 năm
2018.
6
cho rằng, người chế ra vàng mã là Vương Dư, còn hòa thượng Thích Tố Liên, theo sách
Trực ngôn cảnh giáo, cho rằng do Vương Dũ. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng vàng mã
được tạo ra bởi người Trung Hoa vào thời vua Huyền Tông, nhà Đường. Đây cũng là
quan điểm của Toan Ánh trong tác phẩm Tín ngưỡng Việt Nam11, và đó cũng là quan
điểm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay sử dụng.
3.2. Du nhập và phát triển tại Việt Nam
Cho đến hiện nay, chưa có bất cứ tài liệu nào cho ta biết nghề làm hàng mã, tục đốt
vàng mã du nhập, xuất hiện ở nước ta chính xác từ bao giờ. Theo các nhà nghiên cứu có lẽ
vàng mã được du nhập vào nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc (111 TCN - 938 SCN).
Ở nước ta, trước Đổi mới, dưới sự ảnh hưởng của mạnh mẽ của hệ tư tưởng vô thần,
nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng và hoạt động thờ cúng bị hạn chế . Các hoạt động như bói
toán, hầu đồng, gọi hồn cũng như đốt vàng mã bị coi là mê tín dị đoan và bị nghiêm cấm hoạt
động. Việc sản xuất, tiêu thụ vàng mã tạm thời lắng xuống. Bước vào công cuộc đổi mới đất
nước, được đánh dấu từ năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những đổi mới tư duy,
đường lối và chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng. Điều này được Đảng và Nhà nước Việt Nam
cụ thể hóa bằng hàng loạt các văn bản như: Nghị quyết số 24, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới. Tiếp theo đó là một loạt các văn kiện, quy định mới về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng
được đưa ra từ năm 1990 đến nay.12
Có thể nói, các văn bản trên đều đề cập đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trên tinh thần
đổi mới. Một trong những điểm quan trọng của tinh thần đổi mới là “tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”. Từ đó,
nhiều vấn đề cơ bản, quan trọng của các tôn giáo đã cơ bản được giải quyết. Cùng với đó, nhiều
tôn giáo, tín ngưỡng dân gian đã “trở lại” và “hồi sinh”. Một trong những biểu hiện của sự hồi
sinh tôn giáo là sự trỗi dậy của nhiều hoạt động tôn giáo mà trước đây quan niệm là mê tín: bói
quẻ, xin sớ, bấm độn, xóc thẻ, xem tử vi, xem phong thủy, hầu đồng, gọi hồn, chạy đàn, cúng
sao giải hạn. Theo đó, vàng mã cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong những năm
gần đây, việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vàng mã đã phát triển mạnh mẽ trong xã hội Việt
Nam, song song với nó là những biến tướng cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã
hội.
4. Cách cử hành việc đốt vàng mã hiện nay ở Việt Nam
11 X. Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ), Toan Ánh, nxb Văn nghệ, TP. HCM, 2000, tr. 368.
12 X. Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình
ở thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân
Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2016, tr. 59.
7
4.1. Thời điểm và sự kiện cần sử dụng vàng mã
Thông thường, các nghi lễ thờ cúng và đốt vàng mã vào các dịp lễ trong năm như: cúng ông
Công, ông Táo; cúng Tất niên, cúng Giao thừa và 3 ngày tết; cúng các ngày rằm, mồng một
trong tháng. Phạm vi cúng lễ diễn ra ở từng cá nhân, từng hộ gia đình, trong phạm vi làng và
cả những nơi sinh hoạt tín ngưỡng khác trong phạm vi cả nước (đình, chùa, miếu, phủ).
Ngoài các dịp lễ như đã kể trên, người dân còn cúng và đốt vàng mã vào các dịp đặc biệt
khác như: cúng thôi nôi đầy tháng, trước ngày đi xa (có thể là đi học, đi làm ăn), lễ động thổ
xây nhà, lễ tân gia, mở cửa hàng, học hành thi cử; thăng quan tiến chức hay các dịp tang ma,
cúng giỗ của gia đình, cúng dâng sao giải hạn, trừ tà, cắt tiền duyên, gia đình có bất ổn (bản
thân hoặc con cái ốm đau, bệnh tật), v.v..13
4.2. Các lễ vật trong nghi thức hóa vàng
Đồ vàng mã sử dụng trong các nghi lễ tại Việt Nam hết sức đa dạng. Chủng loại và số
lượng cũng rất khác nhau trong các ngày lễ, các sự kiện. Hơn nữa, tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế của người sử dụng mà các lễ vật bằng vàng mã sẽ có sự khác. Sau đây xin được nêu lên các
lễ vật bằng vàng mã trong một số ngày lễ quan trọng trong năm.
Thờ Mẫu
Vàng mã là một lễ vật đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nó dường như
không thể thiếu trong các buổi lễ. Cũng vậy, số lượng và các loại vàng mã theo quy định cũng
rất đa dạng.
Đầu tiên là những đồ mã trong lễ “Phát Tấu”- lễ này được tiến hành ngày hôm trước
của ngày ra hầu đồng với ý nghĩa thỉnh Thánh, thỉnh Phật về chứng giám đàn tràng cho gia chủ
để trở thành một tân đồng. Ngoài các đồ vật, lễ vật cần thiết theo quy định ra đồng, đồ mã bao
gồm: bộ mũ gồm 5 mũ quan 5 màu, 5 ngựa nhỏ, 5 bộ quần áo và hia, nghìn vàng. Các đồ mã
này được dâng lên các quan sứ giả, thỉnh nhờ các ngài hay thanh đồng đi mời chư vị trong tứ
phủ.
Tiếp đến là các đồ mã chuẩn bị trong ngày Mở phủ: trong lễ này đồ mã được sử dụng
rất nhiều với nhiều kiểu loại khác nhau và được quy định