Theo Adam Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường : như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền .Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ cung và cầu của thị trường lao động. Vậy cung cầu là gì ?
Hình 1
Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động được coi là cầu dẫn xuất hoặc là cầu gián tiếp. Bởi lẽ, xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó. Cầu về lao động khác với lượng cầu về lao động. Cầu về lao động mô tả tồn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Ở mỗi mức giá có một lượng cầu xác định.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ với giá cả sức lao động ( tiền lương ), khi giá cả tăng ( hoặc giảm ) sẽ làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại ( tức là cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với giá cả sức lao động). Bởi vậy, nếu vẽ trên đồ thị ( hình 1) đường cầu là đường AB. Tại mỗi điểm trên đường cầu này sẽ ứng với mỗi lượng tiền lương nhất định và số lượng sức lao động nhất định. Ví dụ tại A có mức giá là J1; số lượng sức lao động tương ứng là Q1; Tại điểm B với mức giá là J2; số lượng sức lao động tương ứng là Q2 và J1> J2 nên Q2> Q1.
Cung lao động : là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Cũng giống như cầu và lượng cầu. Cung lao động mô tả tồn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng. Trên đồ thị hình 1 biễu diễn đường cung là CD. Tại điểm C với mức giá J3 lượng cung sức lao động là Q3. Tại điểm D với mức giá J4 lượng cung sức lao động là Q4 và do giá J4> J3 nên Q4> Q3.
Điểm cân bằng : E là điểm gặp nhau của đường cung và đường cầu. Tại đó lượng cầu bằng lượng cung ( tức Q0 ) mức giá J0 gọi là mức giá cân bằng.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3498 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG :
1 Khái niệm :
Theo Adam Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
J0
C
J4
A
B
E
J1
J3
J2
Q1 Q3 Q0 Q2 Q4
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường : như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền….Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ cung và cầu của thị trường lao động. Vậy cung cầu là gì ?
Hình 1
Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động được coi là cầu dẫn xuất hoặc là cầu gián tiếp. Bởi lẽ, xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó. Cầu về lao động khác với lượng cầu về lao động. Cầu về lao động mô tả tồn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Ở mỗi mức giá có một lượng cầu xác định.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ với giá cả sức lao động ( tiền lương ), khi giá cả tăng ( hoặc giảm ) sẽ làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại ( tức là cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với giá cả sức lao động). Bởi vậy, nếu vẽ trên đồ thị ( hình 1) đường cầu là đường AB. Tại mỗi điểm trên đường cầu này sẽ ứng với mỗi lượng tiền lương nhất định và số lượng sức lao động nhất định. Ví dụ tại A có mức giá là J1; số lượng sức lao động tương ứng là Q1; Tại điểm B với mức giá là J2; số lượng sức lao động tương ứng là Q2 và J1> J2 nên Q2> Q1.
Cung lao động : là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Cũng giống như cầu và lượng cầu. Cung lao động mô tả tồn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng. Trên đồ thị hình 1 biễu diễn đường cung là CD. Tại điểm C với mức giá J3 lượng cung sức lao động là Q3. Tại điểm D với mức giá J4 lượng cung sức lao động là Q4 và do giá J4> J3 nên Q4> Q3.
Điểm cân bằng : E là điểm gặp nhau của đường cung và đường cầu. Tại đó lượng cầu bằng lượng cung ( tức Q0 ) mức giá J0 gọi là mức giá cân bằng.
2. Các nhân tố tác động tới cung lao động :
Cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp. Tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô dân số tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, độ dài của thời gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao động. Sau đây chúng ta xem xét mộ t số trong các nhân tố trên.
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động :
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô dân số và quy mô dân số tại thời kỳ nào đó lại phụ thuộc vào sự tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số chết) và tăng, giảm cơ học. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn nhân lực trong tương lai.
Cung sức lao động là bộ phận sức lao động được đưa ra trên thị trường nó phụ thuộc không chỉ vào quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực, nó còn phụ thuộc vào số người (tỷ lệ) tham gia của lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được tính bằng cách so sánh lực lượng lao động thực tế với lực lượng lao động tiềm năng.
Lực lượng lao động thực tế là bộ phận dân cư trong tuổi lao động, có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và những người chưa có việc làm nhưng đang đi tìm việc làm.
Lực lượng lao động tiềm năng là khả năng lao động của xã hội tức là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( nguồn nhân lực có sẳn trong dân số hoặc là dân số hoạt động ) ( Labor foree participation rate LFPR).
Lực lượng lao động thực tế
LFPR = ---------------------------------- x 100
Lực lượng lao động tiềm năng
Tỷ lệ tham gia có thể được xác định tương tự cho các nhóm trong dân số khác nhau : nam, nữ, nữ có gia đình…..
Rõ ràng tỷ lệ này cao ( tiến dần đến 100%) khi lực lượng lao động trên thị trường tăng lên và khai thác được triệt để tiềm năng về nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.2 Cung thời gian lao động :
Quỹ thời gian của con người là có hạn, mỗi người phải lựa chọn để sử dụng quỹ thời gian đó một cách hợp lý nhất. Do nhiều nguyên nhân, mỗi người có cách lựa chọn khác nhau song thực tế có mấy loại :
Tăng thời gian làm việc, giảm thời gian nghỉ ngơi. Đây là những người ham công việc hoặc có nhu cầu thu nhập cải thiện mức sống.
Tăng thời gian nghỉ ngơi, giảm thời gian làm việc : đó là đối với người có thu nhập cao hoặc do tuổi cao.
Lựa chọn thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo thu nhập, vừa thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí.
Thứ hai, nhân tố khách quan đó là giới hạn thu nhập trên thị trường lao động.
Ta xét nhân tố chủ quan : sở thích của cá nhân. Một điều hết sức rõ là xem xét mối quan hệ giữa thu nhập, thời gian làm việc và giải trí ta thấy : thu nhập tỷ lệ thuận với thời gian làm việc và tỷ lệ nghịch với thời gian giải trí. Để mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian giải trí, người ta dùng khái niệm đường bàng quan. Đường bàng quan thể hiện những kết hợp khác nhau của thu nhập thực tế và thời gian giải trí mà nó đưa lại cho cá nhân người lao động ( đường S trên đồ thị hình 2 ) . Với một điểm bất kỳ trên đường bàng quan thể hiện một cách kết hợp giữa thu nhập và giải trí tức là đạt được độ thỏa dụng nhất định. Tất cả mọi điểm trên đường bàng quan đều có độ thỏa dụng như nhau.
32
16
48
0
4 8 12 16 20 24
Thu nhập
N
Tg giải trí
24 20 16 12 8 4 0
Tg làm việc
Hình 2
Ta xét nhân tố khách quan : sự ràng buộc về khả năng thu nhập trên thị trường lao động. Bản thân mỗi người chịu sự giới hạn bởi lượng tiền mà anh ta có và tiền lương trên thị trường là cho trước và không thay đổi. Để mô tả khả năng này người ta dùng đường ngân sách. Đường ngân sách thể hiện khả năng thu nhập của người lao động trong mối quan hệ với thời gian làm việc và nghỉ ngơi ( chúng ta giả định rằng người lao động chỉ có thất nghiệp duy nhất từ thị trường lao động. Trên đồ thị hình 2, đường N là đường ngân sách.
Sự kết hợp tối ưu giữa ưa thích cá nhân ( chủ quan ) được biểu hiện trên đường bàng quan với các thông tin trên thị trường mang tính khách quan được biểu hiện trên đường ngân sách là độ thỏa dụng tối ưu. Và vị trí tối ưu đó là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan ( điểm I)
Ảnh hưởng của hai nhân tố là thu nhập và thay thế tới sự lựa chọn của người lao động.
Do ảnh hưởng của thu nhập : do tăng mức lương dẫn đến tăng thu nhập, người lao động có thể dùng số thu nhập tăng thêm đó để mua hàng hóa nào đó để thỏa mãn nhu cầu, ở đây là giải trí ( cũng là một loại hàng hóa ) do đó dẫn đến giảm thời gian làm việc .
Do ảnh hưởng của thay thế : Khi mức lương tăng dẫn đến thời gian muốn làm việc tăng. Khi mức lương tăng, giá tương đối của thời gian giải trí là được thay thế, tức là làm tăng chi phí cơ hội của thời gian giải trí. Điều đó có nghĩa là khi mức lương tăng, thời gian giải trí đắt hơn, vì vậy sẽ tăng thời gian làm việc.
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
Như trên đã trình bày, cầu lao động là cầu dẫn xuất, có nghĩa là lượng cầu về một loại lao động nào đó sẽ dựa trên 2 cơ sở :
Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
Giá trị thị trường của các loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy, việc xác định cầu lao động dựa trên hiệu suất biên của lao động và giá trị ( giá cả ) của hàng hóa, dịch vụ.
3.1 Cầu lao động ngắn hạn :
Sự phát triển sản xuất có thể mô tả dưới dạng hàm sản xuất. Hàm sản xuất là mối quan hệ tương quan giữa khối lượng các đầu vào và đầu ra của sản xuất.
Các giả định :
Quá trình sản xuất chỉ bao gồm 2 yếu tố đầu vào : vốn (K) và lao động (L).
Chỉ có một loại lao động.
Trong thời gian ngắn thì có ít nhất một đầu vào được cố định ( ở đây là k : máy móc thiết bị và công cụ khác ) còn trong thời gian dài thì các yếu tố đều thay đổi.
TP SR = f(L,K)
Trong đó : TP SR = tổng sản phẩm của hãng trong ngắn hạn.
Từ hàm sản xuất trong ngắn hạn ta thấy có thể thay đổi mức độ sử dụng yếu tố sản xuất của nó bằng cách chuyển từ kỹ thuật sản xuất này sang một kỹ thuật sản xuất khác. Nếu xem xét về nhu cầu lao động ta thấy khi tăng lao động đến một mức độ nào đó thì quy luật năng suất biên giảm dần bắt đầu hoạt động, Do đó, nhu cầu thuê nhân công của hãng là hãy mở rộng ( hay thu hẹp) mức thuê nhân công nếu như sản phẩm giá trị biên của lao động lớn hơn ( hoặc nhỏ hơn ) tiền công của người công nhân thuê thêm. Trong điều kiện lao động có thể dễ dàng điều chỉnh được thì nhu cầu về lao động của hãng phải thỏa mãn điểu kiện . Tiền công = sản phẩm giá trị biên của lao động .
Có thể biểu diễn đường cầu trên đồ thị V.3 như sau :
W0
E
MVPL
L
Giả thiết rằng quy luật năng suất biên giảm dần có hiệu lực ở mọi mức thuê nhân công. Đường sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL) dốc xuống. Một hãng có sức cạnh tranh có thể thuê lao động với mức tiền công không đổi là Wo bởi vì nó là người chấp nhận phương án trên thị trường lao động. Bên trái L, lợi nhuận có thể tăng do việc mở rộng thuê nhân công, bởi vì MVPL vượt quá mức tiền công, hay chi phí biên để thuê thêm nhân công. Bên phải L, có lợi hơn nếu thu hẹp việc thuê nhân công bởi vì mức tiền lương vượt quá MVPL. L là mức thuê nhân công tối đa hóa được lợi nhuận.
3.2 Cầu lao động dài hạn :
Hàm sản xuất của hãng trong dài hạn được biểu diễn như sau :
TPLK = f(L,k)
Từ việc nghiên cứu hàm sản xuất ta thấy : trong việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nào đó bằng kỹ thuật hiện có rẻ nhất, việc tăng giá của mỗi đơn vị sức lao động so với vốn của một đơn vị vốn sẽ đưa hãng đến chỗ chuyển sang dùng kỹ thuật nhiều vốn hơn. Ngược lại nếu vốn trở nên đắt hơn thì kỹ thuật tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nào đó phải dùng sức lao động nhiều hơn. Hãng thay yếu tố sản xuất mà đã trở nên tương đối đắt đỏ bằng yếu tố khác.
Mặt khác, nhu cầu về các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào mức sản lượng và giá tương đối của chính những yếu tố sản xuất đó. Có thể minh họa ảnh hưởng của tăng tiền công đối với sản lượng ( xem hình V.4 )
W1
W2
a
c
b
Q0 Q1 Q2
P
MC1
MC2
MR
Q1
Q2
Hình V.4 Hình V.5
Chi phí biên là mức tăng tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị. Doanh thu biên là mức tăng tổng doanh thu khi sản lượng tăng thêm mỗi đơn vị. Khi tất cả các nhân tố khác không thay đổi, việc giảm mức lương sẽ làm giảm giá trị biên ( từ MC1 xuống MC2 ) và làm tăng mức lợi nhuận tối đa ( MR = MC ) của sản lượng ( từ Q1 đến Q2 ). Trong trường hợp này để sản xuất thêm sản phẩm cần tuyển nhiều lao động hơn.
Việc giảm mức lương từ W1 đến W2 làm tăng tương ứng lao động trong ngắn hạn ( hình V.5) từ Q0 tới Q1. Trong dài hạn hãng thay thế lao động với vốn đưa đến có sự tác động thay thế của Q1Q2. Do đó đường cầu vẽ được do sự tác động của cả hai yếu tố bằng cách nối a và c. Đường ac là đường cầu dài hạn.
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY :
1. Thực trạng về cung lao động :
Như đã biết, cung về lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó, cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất lượng sức lao động , tức là các phẩm chất cá nhân người lao động. Trong đó, trình độ học vấn, trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động…là những yếu tố chính, quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét yếu tố cung trên thị trường lao động Việt Nam từ những khía cạnh này.
Cung lao động xét từ giác độ số lượng :
a) Dân số và lực lượng lao động :
Theo quy định của Bộ Luật Lao Động, ở Việt Nam trong độ tuổi lao động gồm những người từ 15 đến 60 tuổi đối với nam, và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ. Số liệu của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội cho thấy, đến ngày 1 tháng 7 năm 2002, dân số Việt Nam là 79.930.000 người, số người trong độ tuổi lao động là 48.485.538 người, chiếm 60.66% tổng dân số. Trong đó, số người tham gia vào lực lượng lao động là 40.694.360 người ( tăng 2.99% so với năm 2001). Tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm trong hơn một thập kỷ qua là 1.7%; mức tăng trung bình/năm của dân cư trong độ tuổi lao động ở nước ta là 2.6%. So với tốc độ tăng dân số, thì tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều.
Bảng 1 : Cơ cấu dân số chia theo độ tuổi
Tổng
Thành thị
Nông thôn
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Tổng số
78,700,000
79,930,000
19,880,000
60,050,000
Tỷ lệ (%)
24.87
75.13
Trong đó :
Dưới tuổi lao động (người)
23,885,450
22,828,008
4,618,124
18,213,165
Tỷ lệ (%)
30.35
28.56
24.99
23.23
32.06
30.33
Trong tuổi lao động (người)
46,629,750
48,485,538
13,039,292
35,447,515
Tỷ lệ (%)
59.25
60.66
64.29
65.59
57.65
59.03
Trên tuổi lao động (người)
8,184,800
8,616,454
2,222,584
6,389,320
Tỷ lệ (%)
10.40
10.78
10.72
11.18
10.29
10.64
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Những con số kể trên cho thấy tốc độ tăng nguồn lao động là lớn, kể cả so với một số nước Đông Nam Aù có các điều kiện về dân số và mức phát triển gần với Việt Nam ( Thí dụ : mức tăng nguồn lao động trung bình năm trong cùng khoảng thời gian của Thái Lan là 2.1%, của Trung quốc là 1.5%, Hàn Quốc là 2.3%, Indonesia là 2.2%, các nước Đông A Ù- Thái Bình Dương là 1.8%, các nước Châu Âu : 0.8%). Kết quả là mỗi năm nước ta có khoảng 1.3 triệu người bước vào độ tuổi lao động.
Các con số trên cho thấy, Việt Nam hiện đang có lực lượng lao động rất lớn, với tỷ lệ tăng hàng năm của số người đến tuổi lao động khá cao. Hơn nữa, nếu so với mức tăng việc làm trong cùng thời kỳ ở nước ta ( khoảng từ 1.4% đến 2% năm), thì có thể thấy rõ hiện có một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động không thể tìm kiếm được việc làm.
b) Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động :
Do mức tăng dân số trong thập kỷ qua cao trong những năm gần đây, tỷ trọng dân số trẻ tuổi đã tăng đáng kể, và trở thành nguồn cung lao động tiềm năng của nhóm những người trong độ tuổi lao động. Theo số liệu của điều tra thực trạng lao động – việc làm năm 2002 của Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội cho thấy tại thời điểm 1-7-2002, cả nước có 40.694.360 người trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên, so với năm 2001 tăng 467.100 người (bằng 2.49%); trong đó nữ có 20.061.462 ( chiếm 49.30%), nam có 20.632.908 ( chiếm 50.7%).
Bảng 2 : Cơ cấu lực lượng lao động của Việt Nam
Đến ngày 01/07/2001
Đến ngày 01/07/2002
Tỷ lệ tăng (%)
Tổng số (người)
39,488,900
40,694,360
2.96
Trong đó :
I. Theo giới
Nam (người)
19,894,538
20,632,898
3.58
Tỷ lệ (%)
50.38
50.70
Nữ (người)
19,594,362
20,061,462
2.33
Tỷ lệ (%)
4.62
49.30
II. Theo khu vực
Thành thị (người)
9,183,667
9,709,967
5.42
Tỷ lệ (%)
23.26
23.86
Nông thôn (người)
30,329,793
30,984,393
2.11
Tỷ lệ (%)
76.81
76.14
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Dựa vào các số liệu hiện có, có thể thấy rằng, trong khi tỷ trọng nhóm người trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng với tốc độ nhanh, thì tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của dân số nhìn chung lại giảm. So sánh các số liệu cho thấy, nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 1989 là 90.8% thì đến năm 2002, con số này chỉ còn 83.9% .
c) Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động :
Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước hầu như tương đương với các nước trong khu vực, thì tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động lại lớn hơn hẳn. Thí dụ : nếu ở Việt Nam năm 1997-1998 tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội chiếm 79.5% thì theo số liệu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở Philippin, Inđônêxia, Hàn Quốc, tỷ lệ này chỉ trên dưới 50%. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, tỷ lệ tham gia của lao động nữ vào lực lượng lao động ở mọi độ tuổi đều hầu như ngang bằng với nam giới. Tại các vùng đô thị, tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động có ít hơn so với ở các vùng ở nông thôn, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực.
Cung lao động xét từ giác độ chất lượng :
Trình độ học vấn của người lao động :
Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số lực lượng lao động của Việt Nam nói chung tương đối cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương trên thế giới và có xu hướng tăng lên. Bảng 3 cho thấy, trình độ phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trong lực lượng lao động của ta tương đối cao (80.31%). Tỷ lệ người mù chữ rất thấp ( 3.75% trong năm 2002) so với tỷ lệ này của Thái Lan (4%) là nước có trình độ phát triển cao hơn. Trong đó, lao động ở thành thị và lao động trẻ tuổi có tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông cao hơn lao động nông thôn và lao động ở lứa tuổi lớn hơn.
Bảng 3 : Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn , 1-7-2002.
Chưa biết chữ
Chưa TN tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
Số lao động
1,521,969
6,494,820
12,953,015
12,232,725
7,495,901
Tỷ lệ (%)
3.74
15.96
31.83
30.06
18.42
I. Theo giới tính
Nữ (người)
924,833
3,480,664
6,347,447
5,837,885
3,470,633
Tỷ lệ (%)
4.61
17.35
31.64
29.10
17.30
Nam (người)
597,136
3,014,156
6,605,568
6,394,839
4,025,268
Tỷ lệ (%)
2.89
14.61
32.01
30.99
19.51
II. Theo vùng (%)
ĐB Sông Hồng
0.59
5.68
19.95
49.11
24.67
Đông Bắc
7.75
12.89
28.14
32.98
18.23
Tây Bắc
18.34
20.97
29.28
16.63
14.78
Bắc Trung Bộ
2.78
10.83
27.13
40.59
18.67
Duyên hải Nam Trung bộ
2.79
17.48
38.85
24.84
15.99
Tây nguyên
9.72
17.36
32.91
23.81
16.2
Đông Nam bộ
2.06
16.19
36.39
22.37
22.98
ĐBSCL
3.34
29.54
43.12
13.42
10.58
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng :
Theo kết quả điều tra lao động – việc làm của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội đến 1-7-2002, tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên ) chỉ chiếm có 19.62% tổng lực lượng lao động. Riêng đối với nữ, tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ có 15.67% .
Trầm trọng hơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rất lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44.6%, nông thôn là 11.89%. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, các nông-lâm trường, trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp hơn nhiều so với các nơi khác. Hơn thế nữa, cơ cấu lực lượng lao động được đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý. Điều này có thể thấy rõ nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo của ta với cơ cấu đào tạo ( được coi là hợp lý) của một số nước khác. Bảng 5 cho thấy, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Hơn nữa, số này chủ yếu chỉ tập trung tại các thành phố và khu đô thị lớn (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố, trung tâm công nghiệp lớn khác ). Trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm 60.5% tổng số lực lượng lao động của cả nước, nhưng chỉ chiếm 3.85% số người được đào tạo.
Bảng 5 : So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp
Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
Cơ cấu đào tạo hợp lý
1
4
10-15
Cơ cấu của Việt Nam hiện nay
1
0.98
2.66
Nguồn : Báo cáo của Bộ LĐTBXH, 31-07-2002
c) Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam :
Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt nam năm 1996, người lao động Việt Nam có thể lực kém, t