Một trong những nội dung quan trọng của chính sách đổi mới ở Việt Nam là mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàI (FDI).Việc ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tháng 12/1987 được xem là một mốc lịch sử, mở đầu cho quá trình đó.
Trong hơn mười năm qua cùng với những nổ lực nhằm hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp lí về đầu tư, Việt Nam không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao với các nước cũng như cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thực tế phát triển kinh tế những năm qua cho thấy, FDI là lĩnh vực chiếm một vị trí quan trọng và tương đối phức tạp trong nền kinh tế nước ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trên cơ sở đó công trình này ra đời bao gồm một số lý thuyết về FDI, thực trạng và giải pháp thu hút FDI tại Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích đó.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng của hoạt động FDI tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I.
Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Một trong những nội dung quan trọng của chính sách đổi mới ở Việt Nam là mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàI (FDI).Việc ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tháng 12/1987 được xem là một mốc lịch sử, mở đầu cho quá trình đó.
Trong hơn mười năm qua cùng với những nổ lực nhằm hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp lí về đầu tư, Việt Nam không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao với các nước cũng như cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thực tế phát triển kinh tế những năm qua cho thấy, FDI là lĩnh vực chiếm một vị trí quan trọng và tương đối phức tạp trong nền kinh tế nước ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trên cơ sở đó công trình này ra đời bao gồm một số lý thuyết về FDI, thực trạng và giải pháp thu hút FDI tại Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích đó.
I. Tính tất yếu khách quan của hoạt động FDI .
1. Một số khái niệm về FDI:
Định nghĩa do quĩ tiền tệ quốc tế đưa ra năm 1972 : “ FDI ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lí hãng đó”.
Một định nghĩa khác do một chuyên gia Mỹ về các công ty xuyên quốc gia Cynthia Day wallace đưa ra như sau : “FDI có thể được định nghĩa theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu đáng kể trong một hãng ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư hiện có ở nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể …” và “FDI có thể được tiến hành bởi các cá nhân hay công ty …” .
2- sự thâm nhập kinh tế vào các nước khác nhau của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.
Sự gia tăng mạnh mẽ của FDI phải kể đến vai trò của các công ty xuyên quốc gía. Trước xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, các công ty này đã đặc biệt tập trung vào chiến lược cắm rễ ở nước ngoài nhằm phát triển các mạng lưới khu vực trên quy mô lớn. Gắn liền với chính sách sản xuất quốc tế là chủ đạo, chứ không phải chiến lược xuất khẩu trước đây, các công ty xuyên quốc gia cũng gia tăng hoạt động trao đổi và chuyển giao kỹ thuật- công nghệ.
Tình hình đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giưã các công ty xuyên quốc gia nhàm giành giật thị trường tiêu thụ hàng hoá, đã đến mức đòi hỏi phải đầu tư sản xuất tại chỗ mới có thể chiếm lĩnh được thị trường.
Sự phát triển của các phương tiện giao thông liên lạc, kỹ thuật điện toán đã đạt tới trình độ cho phép các chủ đầu tư có thể nắm bắt kịp thơì và chuẩn xác các thông tin cần thiết để có thể ra quyết định hợp lý, hạn chế các tổn thất và các rủi ro trong kinh doanh.
Thể chế chính trị, xã hội của nhiều quốc gia tong những thập kỷ vừa qua đã có những thay đổi rất quan trọng phù hợp với nền kinh tế thị trường mở cửa với các thông lệ quốc tế, đảm bảo được lợi ích của các chủ đầu tư nước ngoài.
Tình hình an ninh quốc tế ngày càng có xu hướnh ổn định hơn.
3. Tác động tích cực của FDI đối với nước nhận đầu tư.
* Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng: Đối với các nước lạc hậu, có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu nên chưa có các điều kiện khai thác các tiềm năng đó các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế.
Đối với các nước phát triển, FDI vẫn là nguồn vốn bổ sung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế của những quốc gia này.
*Chuyển giao cônh nghệ:
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…( công nghệ cứng )và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường…( công nghệ mềm ).
Thúc đẩy phát triển kinh tế : tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng có hiệu quả để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đâỷ mạnh tăng trưởng kinh tế.
Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế : FDI là bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia phù hợp với tốc độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo diều kiện thuận lợi cho FDI. Ngược lại, chính FDI lại góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
II. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của dự án đầu tư.
1-Lợi nhuận của dự án:
Trong đó:
P:Lợi nhuận dự án
Rt:Tổng doanh thu của năm t
Ct: Tổng chi phí năm t
n: Tuổi thọ của dự án
2- Giá trị hiện tại ròng ( NPV):
Trong đó :
r: Lãi suất chiết khấu thích hợp được lựa chọn
(1+r)t : Hệ số chiết khấu tại năm t ứng với r đã chọn.
3- Tỉ suất sinh lợi của dự án (RR) :
4- Tỉ suất sinh lợi nội bộ (IRR):
IRR chính là lãi suất r* thoả mãn phương trình:
Phần II
Quan điểm của Việt Nam về tác đông của FDI tới kinh tề xã hội của đất nươc
I. Đánh giá đúng vị trí của hoạt động FDI trong nền kinh tế quốc dân:
FDI là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia, mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. FDI không thể thay thế được các nguồn đầu tư khác nhưng có thế mạnh riêng của nó. FDI là việc tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh …
II. Quan điểm “ mở” và “che chắn” trong chính sách thu hút FDI :
Các mục tiêu FDI có đạt được hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều vấn đề đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế và xã hội. để giải quyết mối quan hệ này phải bắt đầu từ cách đặt vấn đề an ninh chính trị, kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện FDI đối vớ các nhà đầu tư nước ngoài cần có sự an ninh cho đồng vốn cho quá trình thực hiện dự án, an ninh cho người hoạt động đầu tư và chuyển lợi nhuận về nước đối với nước nhận FDI cần có sự an ninh chính trị kinh tế xã hội chẳng những cho sự phát triển mở rộng đâù tư có hiệu quả mà còn giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, bảo vệ bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng chính trị xã hội do đó mở cửa cho bên ngoài nhưng không quên những biện pháp che chắn cần thiết cho an ninh chính trị, kinh tế xã hội.
III. giải quyết hợp lý các mối quan hệ về lơị ích giữa các bên trong quá trình thu hút FDI.
IV. hiêu quả kinh tế xã hội đuợc coi là một tiêu chuẩn cao nhất trong hơp tác đầu tư :
Nhà nước khuyến khích nhiều hay ít một dự án FDI không chỉ căn cứ vào hiệu quả tài chính, măc dù nó là một nhân tố làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp vào sự phát triển của nền kinh tế, mà điều phải quan tâm nhiều hơn là hiêu quả kinh tế xã hội của nó.
Phần III.
Thực trạng của hoạt động FDI tại Việt Nam:
I.nhữmg thuận lợi và khó khăn:
1. Những thuận lợi :
Việt Nam là một nứơc đông dân,đứng thứ hai Đông Nam á,có trình độ giáo dục cao và các điều kiện về phúc lợi xã hội ,chăm sóc y tế là tốt nhất trong các nươc có cùng trình độ phát triển. Việt Nam đã đạt được một số thành tựu kinh tế to lớn đáng khâm phục, đưa thu nhập của nhân dân lên cao, từ đó làm tãng sức mua, khi đó Việt Nam sẽ là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá tương đối lớn.
Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở trung tâmkhu vực Dông Nam á, có các điều kiện thuận lợi về giao thôngvà là vị trí quan trọng tầm chiến lược về phát triển kinh tế cũng như an ninh khu vực.
Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi và lôi kéo các nước tham gia ngày càng mạnh mẽ vào quỹ đạo của sự phát triển, Việt Nam cũng đang cuốn theo làn sóng phát triển đó.
Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là rất lớn, cùng với sản xuất nông nghiệp là những khả năng về khai thác rừng, biển còn rất lớn.
Tỷ lệ lãi suất ở Việt Nam vào loại cao trên thế giới, tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với các đồng ngoại tệ là khá mềm, vì vậy dã tạo ra sức hút mạnh đối với dòng vốn FDI.
2. Những khó khăn:
Mức độ rủi ro về đầu tư của Việt Nam tương đối cao so với các nước khác trong khu vực, đó là do tình trạng kém hoàn thiện về môi trường pháp lý, sự yếu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng, sự eo hẹp của huy động vốn trong nước, trình độ kinh doanh thấp của các nhà doanh nghiệp Việt Nam và tình trạng lạc hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Các nhân tố làm mất ổn định luôn thường trực và tấn công chúng ta. Vấn đề kiềm chế lạm phát nảy sinh nhiều phức tạp, mức lạm phát có xu hướng tăng. Nhưng cũng có lúc diễn ra tình trạng thiểu phát mà tác hại của nó khó lường hết được. Tỷ giá hối đoái ổn định là một thành công trong việc đảm bảo ổn đinh và nâng giá trị đồng tiền trong nước, nhưng viẹc duy trì lâu dài một tỷ giá hối đoái cứng nhắc lại làm hạn chế khả năng xuất khảu và làm ảnh hưởng đến hoạt đông FDI và chính việc kiềm chế tỷ giá hối đoái ổn định bằng những tác động của chính phủ mà không căn cứ theo thị trường sẽ chứa đựng những nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Khoảng cách về trình độ phát trển giữa Việt Nam với cá nước công nghiệp phát triển là rất lớn đã làm hạn chế khả năng tiếp nhận FDI từ các nước công nghiệp phát triển và khả năng hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong khu vực nhằm thu hút FDI.
Đa số lực lượng lao động vủa việt nam là lao dộng phổ thông trong khi đó nhu cầu sử dụng phải là lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn nhất định.
Một thách thức to lớn kháclà vấn đề nợ nước ngoài và việc Việt Nam tham gia vào AFTA sẽ có thể ngăn trở hoạt động FDI của các công ty xuyên quốc gia vì khi đó nền kinh tế không còn hàng rào bảo hộ mậu dịch che chắn, điều đó làm làm giảm thậm chí loại bỏ quyền lực độc quyền của các công ty xuyên quốc gia.
II. Một số kết quả về hoạt động FDI ở Việt Nam:
FDI góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá FDI chiếm gần 35% giá trị sản lượng công nghiệp.Trong nông nghiệp, FDI đã tạo thêm viiệc làm phát triển nguồn nhiên liệu, tận dụng đất đai và tăng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI cũng có chiều hướng tăng lên.
FDI đã nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn FDI có trình độ công nghệ cao hơn, xử lí môi trường tốt hơn có mô hình quản lí tiên tiến,phương thức kinh doanh hiện đại…
Các doanh nghiệp FDI tham gia giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực.
Việc thu hút FDI làm tăng tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài. Tuy số dự án chưa nhiều và qui mô nhỏ nhưng đây là loại hình phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Thông qua hoạt động này các doang nghiệp nước ta có điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với việc đẩy mạnh việc sản xuất hàng hoá, dịch vụ và lao động ra nước ngoài.
III. Một số vấn đề còn tồn tại:
Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao.
Cơ cấu vốn FDI còn bất hợp lý, hiệu quả kinh tế- xã hội chưa cao.
Hệ thống pháp luật, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồnh bộ và thiếu ổn định.
Công tác quản lý doanh nghiệp đối với lĩnh vực này còn nhiều mặt yế kém, buông lỏng quản lý sau giấy phép. Việcthực thi pháp luật , chính sách còn chưa nghiêm, thủ tục hành chính rườm rà…Công tác quản lý còn nhiều sơ hởđể phía nước ngoài lợi dụng.
Cán bộ là yếu tốquyết định nhưng lại là khâu yếu nhất. Một số cán bộ Việt Nam được cử vào làm trong các liên doanh thiếu kiến thức chuyên m ôn, không nắm vững pháp luật và thương trường, ngoại ngữ kém … Chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật tay nghề, kỹ thuật và năng suất lao động còn thấp…
Tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực đã làm mất dần lợi thế so sánh vốn có và khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút và sử dụng vốn FDI ở nước ta.
Phần IV
Các giải pháp đẩy mạnh việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI ở Việt Nam.
I-Mục tiêu, phương hướng huy động vốn FDI
Mục tiêu tổng quát trong chính sách khuyến khích thu hút vốn FDI là tranh thủ vốn, kỹ thuật công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến và mở rộng thị trường nhằm góp phần phát triển kinh tế –xã hội của chúng ta.
Trên nguyên tắc của mục tiêu tổng quát, tuỳ theo từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta xác định liều lượng thích hợp cho từng mục tiêu cho từng dự án trong từng thời kỳ.
FDI được thực hiện theo các hướng sau:
-Các nghành và lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, trồng rừng ,xây dựng của các vùng nguyên liệu,chế biến lương thực, thưc phẩm .Các vùng ưu tiên là các tỉnh trung du, miền núi, tây nguyên, duyên hải miền trung và miền tây nam bộ .
-Thông qua hợp tác FDI để tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu trinh độ quản lý và kỹ thuật tiếp cận cận thị trương.
-Mở rộng các hình thức thu hút FDI trong khuôn khô pháp luật theo phương hướng đa phương hoá, đa dạng hoá.
-Phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn hàng đâu và dó cũng là lợi ích lâu dài của hoạt động FDI.
-Hợp tác đầu tư nước ngoài phải góp phần mở rộng thị trường, từng bước hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
II-Các giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI ở Việt Nam.
Trong thời gian tới chúng ta cần làm tốt các công việc sau đây:
-Giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, vưỡng mang, nâng cao hiệu lưc quản lý nhà nước và đảm bảo lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảngvà sự quản lý của nhà nước.
- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ giá cả.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng những điều khoản có tính chất ưu đãi về mặt lợi ichs kinh tế của họ và đảm bảo an toàn về vốn cho họ.
- Xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài trên cơ sở của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân.
- Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ, tạo điều kiện cho chính thị trường đầu tư hoạt động có hiệu quả.
-Tích cực chủ động tiến hành xúc tiến đầu tư, tạo lập và lựa chọn các đối tác đầu tư nước ngoài, lựa chọn các hình thức thu hút FDI phù hợp và có hiệu quả, đa dạng, đa phương hoá hợp tác đầu tư, tăng cường quan hệ ngoai giao với các nước theo chủ trương “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”.
- Chú trọng đào tạo các bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và tay nghề cho công nhân theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu.
- Củng cố quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI, nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các nghành, các địa phương, các đơn vị hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng.
- Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế.
- Dịch chuyển cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phát triển của phân công lao động quốc tế.
- Mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin kinh tế, thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới nhiều hình thức.
III. Các biện pháp nâng cac hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Việt Nam.
1. Tạo diều kiện để thực hiện các dự án:
Cần cải tiến thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp qui và hướng đẫn thi hành đối với hoạt động FDI.
2. Quản lý nhà nước:
Xây dựng quy hoạch tổng thể cho hoạt động FDI là một đòi hỏi cấp bách, có liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng.
Thẩm định dự án đầu tư phải được tiến hành nhanh chóng và chuẩn xác, muốn có kết quả tốt yêu cầu phải có đầy đủ nhữnh thông tin cần thiết, những kiến thức khoa học về kinh tế, kỹ thuật.
3. Tăng khả năng tiếp nhận FDI:
Để tiếp nhận có hiệu quả đòi hỏi phải có một tỉ lệ hợp lý vốn đối ứng trong nước. Tỉ lệ này khác nhau tuỳ theo nghành mức độ kĩ thuật mà vốn nước ngoài rót voà trong từng giai đoạn cụ thể.
Để han chế sự chi phối của các công ty nước ngoài và nâng cao hiệu quả của hợp tác đầu tư, các bên đối tác Việt Nam cần tăng tỉ lệ góp vốn trong các liên doanh với nước ngoài, về lâu dài có thể mua lại cổ phần của bên nước ngoài.
Bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, nhà nước cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức mạnh kinh tế.
Như vậy, trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và bằng những kinh nghiệm rút ra từ nhiều nước trên thế giới, chúng ta có thể khẳng định được rằng, những tác động kinh tế của hoạt động FDI đối với các nền kinh tế của các nước nhận đầu tư là rất to lớn. Đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển , nơi có những tiềm năng to lớn về lao động, tài nguyên nhưng không có điều kiện khai thác.
Bằng sự nỗ lực của chính mình đồng thời biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, trong đó có phần chủ yếu là FDI, sẽ cho phép Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã vạch ra cho giai đoạn đến năm 2020.
Tài Liệu tham Khảo.
Nguyễn Xuân Thiên- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp.
Tạp Chí KTCATBD: 1/2001
Thạc sĩ : Phạm Thị Hà- Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
Tạp Chí PTKB : số 128/2001
Vũ chí Lộc :Đầu tư nước ngoài.
NXB giáo dục1997.
Vũ Trường Sơn :Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tể Việt Nam.
NXB thống kê 1997.
Ngyễn Ngọc Diệu, Bùi Thanh Sơn- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển.
NXB thế giới 1994.
Nguyễn Anh Tuấn, Phan hoàng Thái, Hoàng Văn Tuấn- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam- Cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội, triển vọng.
NXB hành chính quốc gia 1996
Mục lục