Lạm phát và giảm phát là những vấn đề phức tạp cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát toàn cầu bởi vì giảm phát được hiểu là việc giảm liên tục nếu không khắc phục sẽ gây ra những tác hại lớn hơn cả lạm phát, cụ thể là nó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề giảm phát đòi hỏi một quá trình lâu dài, một sự phân tích mạch lạc, khách quan bởi chính bản chất phức tạp và kéo dài của giảm phát. Trên thực tế, trừ trường hợp các cuộc khủng hoảng chu kỳ hồi thế kỷ 19, giảm phát rất ít khi là một hiện tượng tự phát, mà thường là các biện pháp cố tình của Nhà nước nhằm hạn chế mạnh cầu và qua đó giảm những mất cân đối rất lớn. Ngày nay, giảm phát lại đang là trở lực kéo nền kinh tế của nhiều nước vào vòng xoáy suy thoái. Vấn đề này đã và đang làm đau đầu nhiều nhà kinh tế học và các nhà lãnh đạo trên thế giới, mặc dù đã có nhiều sự cố gắng suy nghĩ to lớn.
Trong một thế giới không có ranh giới, trong điều kiện thương mại quốc tế, kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác động khủng hoảng có tính chu kỳ và dây chuyền của kinh tế các nước. Tuy giảm phát ở nước ta mới chỉ là nhất thời khó kèo dài với mức độ trầm trọng song nếu không thoát khỏi “vòng xoáy” giảm phát thì triển vọng phát triển về trung và dài hạn là hết sức khó khăn. Kích cầu là một biện pháp tất yếu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước nhằm thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát được một cách chặt chẽ các yếu tố gây tác động đến giá cả thị trường theo hướng tích cực. Những vấn đề được nêu ra có thể nắm bắt được bằng trực giác nhưng việc đi sâu nghiên cứu những mối quan hệ có tính định lượng thường xuyên giữa tiền tệ, sự tăng trưởng và giá cả là một việc làm còn quá nhiều mạo hiểm. Vì vậy, trong khuôn khổ một bài nghiên cứu khoa học, những vấn đề được trình bày dưới đây không nhằm kết thúc một sự phân tích ngắn gọn về giảm phát và các biện pháp kích cầu mà chỉ để nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của chúng trong những mối liên kết của nền kinh tế hiện đại.
28 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng lạm phát ở Việt Nam nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Lạm phát và giảm phát là những vấn đề phức tạp cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát toàn cầu bởi vì giảm phát được hiểu là việc giảm liên tục nếu không khắc phục sẽ gây ra những tác hại lớn hơn cả lạm phát, cụ thể là nó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề giảm phát đòi hỏi một quá trình lâu dài, một sự phân tích mạch lạc, khách quan bởi chính bản chất phức tạp và kéo dài của giảm phát. Trên thực tế, trừ trường hợp các cuộc khủng hoảng chu kỳ hồi thế kỷ 19, giảm phát rất ít khi là một hiện tượng tự phát, mà thường là các biện pháp cố tình của Nhà nước nhằm hạn chế mạnh cầu và qua đó giảm những mất cân đối rất lớn. Ngày nay, giảm phát lại đang là trở lực kéo nền kinh tế của nhiều nước vào vòng xoáy suy thoái. Vấn đề này đã và đang làm đau đầu nhiều nhà kinh tế học và các nhà lãnh đạo trên thế giới, mặc dù đã có nhiều sự cố gắng suy nghĩ to lớn.
Trong một thế giới không có ranh giới, trong điều kiện thương mại quốc tế, kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác động khủng hoảng có tính chu kỳ và dây chuyền của kinh tế các nước. Tuy giảm phát ở nước ta mới chỉ là nhất thời khó kèo dài với mức độ trầm trọng song nếu không thoát khỏi “vòng xoáy” giảm phát thì triển vọng phát triển về trung và dài hạn là hết sức khó khăn. Kích cầu là một biện pháp tất yếu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước nhằm thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát được một cách chặt chẽ các yếu tố gây tác động đến giá cả thị trường theo hướng tích cực. Những vấn đề được nêu ra có thể nắm bắt được bằng trực giác nhưng việc đi sâu nghiên cứu những mối quan hệ có tính định lượng thường xuyên giữa tiền tệ, sự tăng trưởng và giá cả là một việc làm còn quá nhiều mạo hiểm. Vì vậy, trong khuôn khổ một bài nghiên cứu khoa học, những vấn đề được trình bày dưới đây không nhằm kết thúc một sự phân tích ngắn gọn về giảm phát và các biện pháp kích cầu mà chỉ để nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của chúng trong những mối liên kết của nền kinh tế hiện đại.
phần I
tổng quan về giảm phát và kích cầu
I-/ Giảm phát - các nguyên nhân và hậu quả
1-/ Giảm phát là gì?
Từ trước thế kỷ 20, chưa một nhà kinh tế nào nhắc đến giảm phát trong nền kinh tế Quốc dân, người ta mới chỉ nói đến lạm phát như một cơn lốc cuốn đi của cải của nền kinh tế sau những cuộc khủng hoảng xuất hiện có tính chu kỳ của nền kinh tế TBCN. Cho đến giữa hai cuộc cạnh tranh thế giới, cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 diễn ra, các nhà kinh tế mới quan niệm được rằng có một tình trạng giảm phát, tức là tình trạng trái ngược với tình trạng lạm phát. Người ta đã từng căn cứ vào tương quan giữa khối lượng hàng hoá dịch vụ và khối lượng tiền tệ trong phương trình Irving Fisher. Nếu vì một lý do nào mà khối lượng tiền tệ giảm bớt, tất nhiên giá hàng hoá giảm sút và dẫn đến một số xí nghiệp lỗ vốn, phá sản và sa thải công nhân. Như vậy nếu cân bằng có tái lập giữa hai khối hàng hoá và tiền tệ thì phải là một thế cân bằng khiếm dụng.
Tình trạng giảm phát còn được nhận diện rõ ràng hơn qua học thuyết của John Mayhard Keynes. Theo học thuyết này thì khi ngân hàng tung thêm tiền tệ mà không làm cho vật giá tăng thêm, tức là trong nền kinh tế lúc đó có khuynh hướng giảm bớt. Không nên nhầm lẫn giảm lạm phát với giảm phát; giảm phát là giảm giá nói chung trong khi giảm lạm phát là làm giảm mức tăng giá. Trong sự điều hành của bộ máy kinh tế, lạm phát và giảm phát có thể coi là hai cực, mà các chính sách kinh tế vĩ mô cần hướng vào thế cân bằng giữa khối lượng hàng hoá và tiền tệ.
Theo thuyết lạm phát lưu thông tiền tệ “thì cho giảm phát là do việc đưa tiền vào lưu thông ít hơn mức cần thiết, khiến sản xuất và lưu thông bị “nghẹt” vì thiếu tiền làm chất bôi trơn.
2-/ Nguyên nhân gây ra giảm phát.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước bị chậm lại.
Nguyên nhân thứ nhất thuộc tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm, thể hiện cụ thể là vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế của người dân giảm làm cho sức mua kém, thêm vào đó cầu từ nước ngoài giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Nguyên nhân thứ hai thuộc tổng cung: lượng tiền cung ứng không đủ cho lưu thông. Hàng hoá nhiều, giá liên tục giảm nhưng lượng người mua ít, cung hàng hoá vẫn ở trong tình trạng lớn hơn cầu hàng hoá, hàng hoá ở trong tình trạng dư thừa không có thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, hàng nhập lậu trốn thuế từ bên ngoài vào với số lượng lớn, giá rẻ hơn thoả mãn nhu cầu thị hiếu đã làm giảm sút nhu cầu đối với hàng nội địa, chèn ép sản xuất trong nước, làm gián đoạn thị trường.
3-/ Hậu quả của giảm phát.
Bên cạnh khía cạnh tích cực của giảm phát là phản ánh sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất thì nỗi lo do các tác động xấu của giảm phát lớn hơn nhiều: nhu cầu tiêu dùng suy giảm, năng lực sản xuất giảm... giảm phát cũng làm tăng gánh nặng của các khoản nợ của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Đối với một nền kinh tế có hiện tượng giảm phát, điều dễ nhận thấy là tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất gồm: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng đều ở trong trạng thái trì trệ. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra ứ đọng. Sức cạnh tranh trên thị trường yếu ớt.
Giảm phát sẽ gây cho nền kinh tế những tác hại to lớn. Người tiêu dùng sẽ trì hoãn việc mua hàng với hy vọng giá ngày mai sẽ thấp hơn giá hôm nay. Tâm lý trì hoãn mua hàng sẽ làm giảm mức cầu xã hội, buộc các nhà sản xuất phải tiếp tục giảm giá hàng. Nếu tình hình ấy kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất hoặc sập tiệm. Giá hàng hạ làm tăng mức dư nợ thực tế của các doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng, kéo theo ngân hàng đến bờ phá sản. Giá hạ còn làm cho các khoản thu ngân sách giảm sút, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nguy hại hơn cả là giảm phát có thể vô hiệu hoá chính sách lãi suất, một công cụ quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
II-/ Kích cầu - nguyên nhân và giải pháp:
1-/ Kích cầu là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần phân biệt được cung cầu hàng hoá, dịch vụ với cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.
Cung hàng hoá và dịch vụ là kết quả hoạt động kinh doanh của các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho thị trường. Nếu xét riêng từng loại hàng hoá, dịch vụ, thì chỉ gọi là cung hàng hoá, dịch vụ cá biệt. Nếu xét trên tổng thể cả nền kinh tế, thì gọi là tổng cung hàng hoá và dịch vụ.
Cầu hàng hoá và dịch vụ là sức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có khả năng thanh toán bằng tiền. Cũng như trên, có thể xét cầu từng hàng hoá, dịch vụ cá biệt và có thể xét trên tổng thể nền kinh tế gọi là tổng cầu.
Cung cầu tiền tệ lại có một sắc thái khác. Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ có nghĩa là trên thị trường thừa tiền, thừa sức mua có khả năng thanh toán, nhưng cầu tiền tệ thực tế lại bé hơn. Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ thường gắn chặt và nói đúng hơn là do lạm phát gây ra, lúc đó tiền mất giá, giá cả các hàng hoá dịch vụ tăng lên.
Ngược lại, khi cầu tiền tệ lớn hơn cung tiền tệ thì nền kinh tế sẽ xảy ra giảm phát, tiền tệ lên giá và giá cả hàng hoá, dịch vụ bị tụt xuống.
Giữa cung cầu hàng hoá, dịch vụ và cung cầu tiền tệ có sự khác nhau, nhưng lại gắn chặt với nhau.
Tổng cung hàng hoá, dịch vụ lớn hơn tổng cầu hàng hoá dịch vụ có nghĩa là sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thừa hay nói đúng hơn là tổng sức mua có khả năng thanh toán bằng tiền và khi tổng cung bé hơn tổng cầu thì ngược lại. Nói đến sản xuất thừa cũng cần được hiểu là: có thể sản phẩm tạo ra nhiều hơn cái mà con người cần, hoặc là sản phẩm tạo ra không đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, giá cả, chất lượng của khách hàng trong và ngoài nước.
Vậy kích cầu là gì? Nói một cách đơn giản là kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tạo ra. Nói theo mối quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ với cung cầu tiền tệ, thì kích cầu chính là giải pháp nâng sức mua có khả năng thanh toán bằng tiền của nền kinh tế nói chung và của nhân dân nói riêng.
Kích cầu hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện đối với cả hàng hoá là tư liệu sản xuất, hàng hoá là tư liệu tiêu dùng, cả dịch vụ sản xuất và dịch vụ phục vụ đời sống con người về mọi mặt. Kích cầu hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất là kích thích đầu tư vốn vào xây dựng cơ sở vật chất và tăng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu là sức mua về các tư liệu sản xuất. Kích cầu về hàng hoá và dịch vụ cho đời sống con người là kích thích sức mua để nâng mức tiêu dùng, trong đó chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng.
2-/ Nguyên nhân phải kích cầu:
Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế đã có nhiều lí luận về kích cầu để giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên ở nước Anh vào năm 1825.
Thomas Robert Malthus (1766-1834) là nhà kinh tế học người Anh thuộc trào lưu trọng cầu. Ông cho rằng khủng hoảng kinh tế xảy ra là do có sự giảm sút trong cầu, bởi vì, nhà tư bản thì tiết kiệm quá mức, còn công nhân thì tiền lương không đủ để tiêu dùng hết hàng hoá sản xuất ra. Muốn thoát khỏi khủng hoảng thì phải kích cầu.
Jean Charles Leonard Simonde de Sismondi (1773-1842) là một nhà kinh tế người Pháp thuộc trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản. Khi phân tích khủng hoảng kinh tế, ông đứng trên quan điểm trọng cầu. Ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế xảy ra là do tiêu dùng lạc hậu so với sản xuất, bởi vì có sự phân phối thu nhập không công bằng. Ngoài ra tiêu dùng sụt giảm còn do: (1) Sự phá sản của những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ...) khiến cho thu nhập của họ giảm sút nên tiêu dùng của họ cũng giảm theo; (2) Tình trạng thất nghiệp càng gia tăng khiến cho thu nhập của người bị thất nghiệp lẫn người tại nghiệp bị giảm thấp, do đó mức cầu của họ cũng bị sụt giảm; (3) Những nhà tư bản lại có khuynh hướng gia tăng tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng vì muốn tích luỹ tư bản nhiều hơn. Từ những phân tích trên ông cho rằng muốn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thì phải tăng mức cầu (kích cầu).
Phát triển lý thuyết trọng cầu là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh - John Maynard Keynes (1883-1946). Với phương pháp tiếp cận vi mô khi phân tích các vấn đề của nền kinh tế, Keynes đưa ra khái niệm cầu tổng hợp (tổng cầu) và cung tổng hợp (tổng cung) và cho rằng trong nền kinh tế không có một sự tự quân bình giữa tổng cung và tổng cầu, không thể có một sự tự điều chỉnh trong nền kinh tế. Theo ông, trong quá trình vận động của nền kinh tế, tổng cầu thường không theo kịp tổng cung, mà tổng cầu là nhân tố tích cực, nó quyết định tổng cung chứ không phải ngược lại. Việc tổng cầu không theo kịp tổng cung ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, thu hẹp đầu tư và làm gia tăng thất nghiệp. Để giải quyết tình trạng này cần phải có sự tác động của nhà nước để làm gia tăng tổng cầu, tổng cầu gia tăng sẽ làm tổng cung tăng theo, khối lượng công ăn việc làm cũng tăng, thu nhập xã hội cũng tăng, nền kinh tế tăng trưởng và sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, trì trệ.
Giảm phát xảy ra, nền kinh tế cung ứng chưa đủ lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá và dịch vụ ở thị trường trong nước. Điều cần làm là phải kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư để tăng lượng tiền cung ứng cho lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước.
Giảm phát được hiểu là việc giảm liên tục mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ. Từ các hậu quả của giảm phát ta thấy việc kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tạo ra của dân chúng (kích cầu) là biện pháp tối ưu để giúp khôi phục lại nền kinh tế.
3-/ Các biện pháp kích cầu:
- Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển:
Theo Malthus, phải phục hồi mức cầu của những người không sản xuất như: viên chức, quân nhân, thầy tu,... là những người không đè nặng lên chi phí sản xuất của các nhà kinh doanh. Ông gọi đây là lớp “người mua thứ ba”, ngoài nhà tư bản và công nhân, để chống khủng hoảng sản xuất thừa. Lý luận của Malthus được J.M.Keynes đánh giá rất cao và coi như là người mở đầu cho chủ nghĩa trọng cầu. Nhưng quan điểm trên của Malthus lại bị Sismondi phê phán.
Theo Sismondi, cần phải có lớp “người mua thứ ba” để tăng sức mua của xã hội. Nhưng khác với Malthus, lớp người thứ ba của Sismondi là những người sản xuất nhỏ, chứ không phải là những người phi sản xuất. Như vậy việc tăng thu nhập cho nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ,... là một điều cần thiết để tăng cầu trong nền kinh tế. Muốn vậy, theo Sismondi, nhà nước phải can thiệp để tạo công ăn, việc làm cho họ, hạn chế sự cạnh tranh gây phá sản hàng loạt cho người sản xuất nhỏ, thực hiện sự phân phối công bằng hơn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Theo Keynes, việc kích cầu là vai trò của nhà nước. Điều này trước đây Malthus và Sismondi cũng đã đề cập đến khi nói lên một cách dè dặt về hiệu quả của bàn tay vô hình của A.Smith, nhưng không phân tích kỹ như Keynes.
Trong lý thuyết của mình Keynes đưa ra mô hình “số nhân đầu tư” để chứng minh cho việc gia tăng đầu tư có tác động khuếch đại thu nhập tăng lên số nhân lần. Đóng vai trò quan trọng trong số nhân là khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC-Marginal Propensity to Consume) và khuynh hướng tiết kiệm cận biên (MPS-Marginal Propensity to Save). Đó là những khuynh hướng tâm lý xã hội thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng tiêu dùng và gia tăng tiết kiệm so với gia tăng thu nhập. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng tăng thì số nhân đầu tư càng lớn, do đó độ khuếch đại của gia tăng đầu tư đối với thu nhập, sản lượng và công ăn việc làm càng lớn và ngược lại, khuynh hướng tiết kiệm cận biên càng tăng thì sự dò dỉ trong chi tiêu càng lớn nên số nhân càng nhỏ, do đó độ khuếch đại thu nhập, sản lượng, công ăn việc làm của gia tăng đầu tư càng nhỏ. Có thể khái quát mô hình số nhân đầu tư của Keynes bằng các công thức sau:
k = Từ đó: DY = k . DI mà trị số k được xác định bằng công thức:
k = =
Trong đó:
- k : số nhân đầu tư
- DY : gia tăng thu nhập, sản lượng
- DI : gia tăng đầu tư.
- MPC : khuynh hướng tiêu thụ cận biên = với DC là gia tăng tiêu dùng còn DYd là gia tăng thu nhập được quyền sử dụng.
- MPS : khuynh hướng tiết kiệm cận biên = với DS là gia tăng tiết kiệm.
Theo Keynes, muốn đầu tư có sự gia tăng thì nhà đầu tư phải có lợi nhuận tăng thêm khi đầu tư thêm. Ông gọi đó là “thu hoạch tương lai” của tư bản. “Thu hoạch tương lai” là thu nhập của doanh nhân sau khi trừ đi “phí tổn thay thế” (phí tổn thay thế là giá cung của tư bản, đó chính là lãi suất). Quan hệ giữa “thu hoạch tương lai” và “phí tổn thay thế” để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng được gọi là “hiệu quả cận biên của tư bản” (the marginal productivity of capital). Các nhà đầu tư khi quyết định một cuộc đầu tư nào đều so sánh hiệu quả cận biên của tư bản với lãi suất. Nếu chừng nào hiệu quả cận biên của tư bản còn lớn hơn lãi suất thì các nhà đầu tư còn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất làm thu nhập gia tăng, sản lượng gia tăng, công ăn việc làm gia tăng và ngược lại, khi hiệu quả cận biên của tư bản bằng hoặc thấp hơn lãi suất thì tình hình đầu tư sẽ sụt giảm, mà điều đó thì không có lợi cho nền kinh tế. Keynes cho rằng, hiệu quả cận biên của tư bản có xu hướng giảm sút, ảnh hưởng xấu đến tình hình đầu tư và làm cho nạn thất nghiệp tăng cao. Từ đó, cần phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư. Muốn giảm lãi suất thì nhà nước phải dùng chính sách tăng cung tiền tệ.
Theo Keynes, khối lượng tiền mặt trong lưu thông càng nhiều hơn nhu cầu về tiền mặt thì sẽ làm cho lãi suất giảm xuống. Keynes chủ trương “lạm phát là quốc sách” để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết nạn thất nghiệp, bởi vì thất nghiệp là căn bệnh nguy hiểm cho nền kinh tế chứ không phải lạm phát. Ông cho rằng phát hành tiền càng nhiều sẽ làm thu nhập bằng tiền tăng lên, cầu về hàng hoá tiêu dùng sẽ tăng, giá cả sẽ tăng, nhưng giá đầu tư (lãi suất) lại giảm và do đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư nên họ gia tăng đầu tư. Vậy lạm phát tăng, dẫn đến cầu gia tăng, sản xuất gia tăng để thoả mãn cầu, sản xuất tăng sẽ giải quyết được nạn thất nghiệp. Công ăn việc làm gia tăng nên thu nhập xã hội gia tăng, cầu tổng hợp gia tăng, cung tổng hợp, do đó cũng gia tăng làm cho nền kinh tế cũng tăng trưởng theo. Đó là hiệu ứng số nhân của Keynes, và được các nhà kinh tế đánh giá như một mô hình kinh điển về số nhân.
- Kế tục quan điểm trọng cầu, các nhà kinh tế học hiện đại đã phát triển lý thuyết tổng cầu của Keynes. Theo họ, tổng cầu (AD) bao gồm các thành phần cơ học sau: chi tiêu của cá nhân hộ gia đình (C), đầu tư tư nhân của các doanh nghiệp (I), chi tiêu của chính phủ (G), và xuất khẩu ròng (NX-là hiệu số của xuất khẩu và nhập khẩu). Như vậy, AD = C+I+G+NX. Thật sự thì các thành tố trên của tổng cầu đã được Keynes đề cập đến rồi và họ chỉ làm rõ thêm mà thôi. Để tăng tổng cầu thì có thể tác động làm tăng các yếu tố của nó, nghĩa là, có thể gia tăng tiêu dùng, gia tăng đầu tư, gia tăng chi tiêu của chính phủ và gia tăng xuất khẩu ròng (tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu). Mô hình số nhân đầu tư của Keynes cũng được phát triển thành mô hình số nhân của tổng cầu, nghĩa là hiệu ứng số nhân có ý nghĩa đối với tất cả các thành phần của tổng cầu, chứ không phải chỉ có đối với đầu tư. Có thể khái quát lý luận trên bằng các công thức sau: k = do đó DY = k . DAD. ở đây trị số của k được xác định bằng công thức sau:
k =
Trong đó:
- t: thuế suất là tỷ lệ phần trăm của lượng thuế tính trên thu nhập (Y)
- MPI: khuynh hướng đầu tư cận biên = với DI là gia tăng đầu tư còn DY là gia tăng thu nhập.
- MPM: khuynh hướng nhập khẩu cận biên = với DM là gia tăng nhập khẩu.
Mẫu số trong số nhân (k) được gọi là suất rò rỉ cận biên. Như vậy, nếu suất rò rỉ cận biên càng nhỏ khi khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng tăng, thuế suất càng giảm, khuynh hướng đầu tư cận biên càng tăng và khuynh hướng nhập khẩu cận biên càng giảm thì số nhân càng lớn, độ khuếch đại thu nhập của gia tăng tổng cầu sẽ càng lớn và ngược lại, nếu suất rò rỉ cận biên càng lớn khi khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng giảm, thuế suất càng tăng, khuynh hướng đầu tư cận biên càng giảm và khuynh hướng nhập khẩu cận biên càng tăng thì số nhân sẽ càng nhỏ, độ khuếch đại thu nhập của tổng cầu sẽ càng nhỏ.
Từ những lý thuyết cơ bản trên, chúng ta thấy rằng việc gia tăng thu nhập, sản lượng, công ăn việc làm phải có những giải pháp nhằm làm tăng độ lớn của số nhân (k) cũng như các giải pháp làm tăng tổng cầu (DAD = DC+DI+DG+DNX). để gia tăng tổng cầu cần kích thích sự gia tăng tiêu dùng, gia tăng đầu tư, gia tăng chi tiêu của chính phủ và đẩy mạnh xuất khẩu so với nhập khẩu. Để giảm suất rò rỉ cận biên thì cần kích thích khuynh hướng tiêu dùng biên, đầu tư biên và giảm thuế suất cũng như giảm khuynh hướng nhập khẩu biên.
Như vậy, để kích cầu ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Dựa vào phương trình Yd = Y - Td - TR
Yd : thu nhập có thể sử dụng
Y : thu nhập quốc dân
Td : thuế trực thu
TR : các khoản trợ cấp
Muốn kích thích tiêu dùng thì phải tăng thu nhập có thể sử dụng. Mà muốn tăng Yd thì phải giảm Td . Vậy để tăng thu nhập được quyền sử dụng của các tầng lớp dân cư thì phải giảm thuế thu nhập và các khoản đóng góp khác.
Để kích cầu còn cần giảm các khoản thuế gián thu nhằm giảm giá bán của hàng hoá phù hợp với sức mua còn thấp của thị trường.
+ Đối với chính sách lưu thông tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Trong điều kiện một nền kinh tế đang có giảm phát thì Nhà nước nên dùng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giảm lãi suất để kích thích đầu tư và tiêu dùng. Lãi suất hạ, nhà đầu tư sẽ thấy rằng việc gửi tiền trong ngân hàng với lãi suất thấp không có lợi bằng việc đầu tư vào sản xuất nên họ sẽ mở rộng đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập gia tăng. Lãi suất gửi tiền thấp, người dân sẽ mở rộng tiêu dùng vì việc tiêu dùng lúc này có lợi hơn là việc gửi tiền ở các tài khoản tiết kiệm. Như vậy, cần thực hiện các giải pháp nhằm tăng khối lượng tiền trong lưu thông như: hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành thêm tiền vào lưu thông để thu nhập bằng tiền cho xã h