Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có di tích lịch sử hình thành và phát triển gần 1000 năm. Hà Nội là nơi qui tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là đầu mối giao thông nối với các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Với những lợi thế tự nhiên Hà Nội đã thực sự là trung tâm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế từ nhiều thế hệ. Những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã có sự tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên sự phát triển của du lịch Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều vấn đề đặt ra với ngành du lịch thủ đô như sau:
- Nhận thức về du lịch chưa thực sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành.
- Các chuyến tham quan Hà Nội và các vùng phụ cận còn đơn điệu, không mang rõ bản sắc, chất lượng phục vụ thấp, giá cả không tương xứng với chất lượng gần như là đặc điểm cố hữu của sản phẩm du lịch Hà Nội.
- Các tài nguyên chưa được nâng cấp, trùng tu cho phù hợp yêu cầu thu hút khách du lịch.
- Hệ thống đường xá đến các điểm du lịch còn rất bất cập, các hệ thống dịch dịch vụ ở các điểm du lịch còn thô sơ.
Để đạt được những mục tiêu trên chúng ta phải kết hợp hài hoà các yếu tố hợp tác quốc tế để gắn liền với thị trường quốc tế và thị trường trong nước nhằm hỗ trợ lẫn nhau để phát triển một cách hài hoà. Trong sự nghiệp đó, ngành du lịch đóng vai trò là một ngành kinh tế tổng hợp.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4587 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có di tích lịch sử hình thành và phát triển gần 1000 năm. Hà Nội là nơi qui tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là đầu mối giao thông nối với các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Với những lợi thế tự nhiên Hà Nội đã thực sự là trung tâm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế từ nhiều thế hệ. Những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã có sự tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên sự phát triển của du lịch Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều vấn đề đặt ra với ngành du lịch thủ đô như sau:
- Nhận thức về du lịch chưa thực sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành.
- Các chuyến tham quan Hà Nội và các vùng phụ cận còn đơn điệu, không mang rõ bản sắc, chất lượng phục vụ thấp, giá cả không tương xứng với chất lượng gần như là đặc điểm cố hữu của sản phẩm du lịch Hà Nội.
- Các tài nguyên chưa được nâng cấp, trùng tu cho phù hợp yêu cầu thu hút khách du lịch.
- Hệ thống đường xá đến các điểm du lịch còn rất bất cập, các hệ thống dịch dịch vụ ở các điểm du lịch còn thô sơ...
Để đạt được những mục tiêu trên chúng ta phải kết hợp hài hoà các yếu tố hợp tác quốc tế để gắn liền với thị trường quốc tế và thị trường trong nước nhằm hỗ trợ lẫn nhau để phát triển một cách hài hoà. Trong sự nghiệp đó, ngành du lịch đóng vai trò là một ngành kinh tế tổng hợp.
Xuất phát từ đó, chuyên đề này được viết nhằm nêu lên thực trạng ngành kinh doanh du lịch Hà Nội để từ đó thấy được những mặt còn tồn tại, đề xuất ý kiến với hy vọng nhằm đóng góp một phần cho sự phát triển du lịch Hà Nội. Với phương pháp nghiên cứu chuyên đề là dựa trên cơ sở phân tích về lý luận, kiểm soát thực trạng để tìm ra những tồn tại và đề xuất ý kiến thì bản chuyên đề này ngoài lời nói đầu và kết luận gồm có hai phần chính:
Phần thứ nhất: Đánh gía thực trạng ngành kinh doanh du lịch Hà Nội
Phần thứ hai: Những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2010
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH DU LỊCH HÀ NỘI
Sự hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60. Trải qua các thời kỳ, nội dung hoạt động của mỗi thời kỳ có sự khác nhau.
Trong thời kỳ 1960 - 1975 các cơ sở hoạt động du lịch chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các nhà ngoại giao, các chuyên gia, thuỷ thủ... của các nước. Sau năm 1975 mới bước đầu tiếp cận với việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của mô hình và cơ chế hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Từ năm 1986 hoạt động kinh doanh du lịch gắn với thời kỳ chuyển đổi mô hình và cơ chế kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh du lịch chỉ thực sự trở nên sôi động từ năm 1990, gắn liền với chính sách “ đa dạng hoá và đa phương hoá “ trong quan hệ quốc tế và kết quả của mười năm đổi mới nền kinh tế nói chung và Hà Nội nói riêng. Dưới đây sẽ đánh giá thực trạng kinh tế du lịch Hà Nội:
I. Về thị trường khách du lịch
1. Khách du lịch quốc tế
Trong những năm qua, cùng với những đà phát triển khách du lịch của cả nước, số lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng nhanh.
Năm 1992: 200.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1995: 358.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1996: 352.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1997: 391.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1998: 351.896 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1999: 1.433.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 2000: 2.600.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2001 đã có 301.729 lượt khách du lịch quốc tế của 155 nước đến Hà Nội. Nếu so với cùng kỳ năm 2000 tăng 55,5%. Xét về mục địch, có 283.122 người đến Hà Nội với mục đích du lịch, chiếm tỷ lệ 80,7%. Khách thương mại và đầu tư chỉ chiếm 12,8%. Cơ cấu khách du lịch quốc tế: Khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng 32,95%; khách Pháp chiếm tỷ trọng 14,3%; Nhật Bản chiếm tỷ trọng 9,8%; Mỹ chiếm tỷ trọng 6,7%; Australia, Anh, Đài Loan, Đức, Đan Mạch, Canađa chiếm tỷ trọng 1,6 - 5%. Chỉ tính 10 nước nói trên đã chiếm tỷ trọng 83% tổng lượng khách đến Hà Nội. Về khả năng chi tiêu của khách du lịch đến Hà Nội chưa nhiều.
2. Khách du lịch nội địa
Trong những năm gần đây do kết quả đổi mới kinh tế ổn định, điêù kiện đi lại thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư được cải thiện và từng bước được nâng cao. Đến Hà Nội du lịch là nguyện vọng, ước mơ của người Việt Nam, ít nhất một lần trong đời họ được đến Hà Nội. Kết quả theo dõi khách du lịch nội địa hàng năm cho thấy du lịch nội địa ngày càng cao.
Năm 1993 có 150.000 khách đến Thủ Đô
Năm 1994 có 250.000 lượt khách đến Thủ Đô
Năm 1995 có 311.000 lượt khách đến Thủ Đô
Năm 1996 có 700.000 lượt khách đến Thủ Đô
Năm 1997 có 900.000 lượt khách đến Thủ Đô
Số lượng khách nội địa đến Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1996 - 2000 đã tăng từ 700.000 đến hơn 2.000.000 triệu lượt khách. Khách du lịch đến Hà Nội ngoài mục đích công vụ còn phần lớn là đi tham quan, thăm người thân kết hợp tham quan. Xu thế sử dụng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng lên. Số ngày lưu trú trên dưới hai ngày vì không phải tất cả khách đều sử dụng dịch vụ lưu trú, mà một phần thường ăn nghỉ nhà người thân. Khách đến Hà Nội thường tham gia các hình thức du lịch như: dự lễ hội, du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, du lịch công vụ của cán bộ Nhà nước và các doanh nghiệp cho mỗi khách mỗi ngày có tăng lên so với trước.
3. Đánh giía chung về thị trường khách du lịch
Theo đà phát triển chung, du lịch Hà Nội có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm (cả khách quốc tế và khách nội địa). Thị trường khách du lịch quốc tế có sự biến đổi cơ bản, khách du lịch người Việt Nam ở nước ngoài và khách du lịch trong nước cũng rất đa dạng về mục đích và cơ cấu. Những thành tựu đó bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa ở kết quả của 10 năm đổi mới kinh tế, xã hội, chính sách Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước mà ngành kinh doanh du lịch đã khai thác thông qua hoạt động nỗ lực chủ quan.
Tuy nhiên dươí góc nhìn của thị trường, một số vấn đề sau cần lưu ý: Thời gian lưu trú, khả năng chi tiêu của khách du lịch còn thấp (nhất là khách du lịch nước ngoài. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: một số điểm du lịch ở các địa phương khác được hình thành gắn liền với điều kiện và phương tiện đi lại gần đây được cải thiện, tạo thuận lợi cho du khách được tham quan nhiều nơi. Các cơ sở kinh doanh du lịch và các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chưa tạo được nhiều những sản phẩm đặc sắc có chất lượng và phù hợp với đối tượng du khách (khách du lịch Trung Quốc và các nước Châu á khác đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thường phàn nàn rằng không biết mua “đặc sản” gì cho người thân và bạn bè để kỷ niệm cho chuyến đi du lịch ở Hà Nội - Việt Nam của mình). Chưa có các trung tâm vui chơi giải trí tổng hợp, các dịch vụ bổ sung khác còn nghèo nàn và các tour du lịch hấp dẫn chưa được tổ chức rộng rãi.
II. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch
1. Tình hình các cơ sở lưu trú, ăn uống
1.1. Các cơ sở lưu trú
Tính ra trên địa bàn Hà Nội năm 1996 đã có trên dưới 200 khách sạn, số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế vào khoảng 400 phòng. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn thời kỳ này là khá cao từ 65 - 75%, kèm theo đó là giá thuê phòng cũng rất đắt đã làm cho lợi nhuận trong việc kinh doanh khách sạn nhanh chóng đạt đén mức khó ai có thể tưởng tượng ra được. Các khách sạn mọc nên như nấm làm cung vượt qúa cầu, nên trong những năm 1996 - 1997 tình hình hoạt động khách sạn bị chững lại mặc dù lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Nội đến Hà Nội vẫn tăng hơn so với năm 1995, các khách sạn rơi vào công suất sử dụng phòng không cao.
Năm 1998, ngành du lịch Việt Nam đã nộp cho ngân sách 1134 tỷ đồng tăng 8% so với năm 1997, riêng ngành khách sạn nộp cho ngân sách là 153 tỷ tăng 7%. Để đạt được điều đó các khách sạn đã phải lao vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt để tồn tại. Một trong những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh đó là việc giảm giá phòng xuống thấp một cách đáng kể dẫn đến nguồn thu từ buồng phòng giảm xuống khoảng 12% so với năm 1997.
Đứng trước tình trạng đó Tổng cục Du Lịch, Sở Du Lịch Hà Nội đã đề ra những giải pháp cấp bách để phát triển ngành du lịch thủ đô như: đề ra và triển khai chương trình hành động quốc gia về du lịch, tổ chức nhiều hoạt động lễ hội truyền thống, mở rộng các tour tạo ra nhiêù điểm vui chơi tham quan cho khách du lịch, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch.... Cùng với những xúc tiến du lịch nêu trên và sự phục hồi từng bước của nền kinh tế sau khủng hoảng, ngành kinh doanh khách sạn đã vượt qua khó khăn và từng bước có những chuyển biến đáng phấn khởi.
Năm 2000, tổng số các khách sạn trên địa bàn Hà Nội là 310 khách sạn gồm 9372 phòng. Trong đó:
-76 khách sạn quốc doanh với 3100 phòng
-17 khách sạn liên doanh với 3154 phòng
-1 khách sạn liên doanh trong nước với 44 phòng
-202 khách sạn ngoài quốc doanh với 2644 phòng
-8 khách sạn cổ phần với 91 phòng
-6 khách sạn của các chi nhánh với 139 phòng
Đã có 69 khách sạn được xếp hạng:
-6 khách sạn 5 sao
-4 khách sạn 4 sao
-18 khách sạn 3 sao
-31 khách sạn 2 sao
-10 khách sạn 1 sao
Tổng doanh thu ngành kinh doanh khách sạn Hà Nội đạt 630 tỷ đồng tăng 14,13% so với năm 1999. Đóng góp vào doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội 15,75%. Công suất phòng ở các khách sạn quốc doanh đạt từ 60 - 70%, ở các khách sạn liên doanh đạt khoảng hơn 50%. Đặc biệt vào dịp lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội, có khách sạn có mức sử dụng lên tới 100%.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng bên cạnh những tiến bộ vẫn còn những hạn chế như:
Việc phát triển một số cơ sở lưu trú còn tự phát, không theo quy hoạch đã dẫn đến hàng loạt nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn mini, tư nhân ra đời mà xét về mặt lâu dài sẽ là một tồn tại khó khắc phục và điều này có liên quan đến công suất sử dụng phòng lưu trú đạt thấp.
Mặc dù nhiều khách sạn được nâng cấp về tiện nghi tương đối hiện đại nhưng hệ thống dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn, đơn điệu, các dịch vụ vui chơi giải trí chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách.
1.2. Các cơ sở ăn uống
Đáp ứng nhu cầu ăn uống tốt cho khách du lịch là một nhiệm vụ tối cần thiết của hoạt động du lịch. Cùng với sự gia tăng du khách và cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống trên địa bàn Hà Nội cũng tăng nhanh chóng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn ( Restaurant ), quầy Bar phục vụ cả khách lưu trú tại khách sạn và cả khách bên ngoài. Trong các cơ sở này, du khách được thưởng thức đầy đủ các món ăn dân tộc ( Âu, á,..) do những đầu bếp lành nghề, với chất lượng tốt, được đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa ăn uống vừa có thể thưởng thức các làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc. Song song với các món ăn, đồ uống cũng rất phong phú và đa dạng có đầy đủ các loại rượu, bia nổi tiếng thế giới với giá cả thường cao hơn từ 2 - 3 lần so với ở nơi khác. Tất nhiên, nó chỉ phù hợp với đối tượng du khách có thu nhập cao hoặc khách đi du lịch theo Tour trọn gói. Bên cạnh các cơ sở ăn uống trong khách sạn, còn có các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn, được đầu tư xây dựng trong hầu hết các thành phần kinh tế. Chủng loại đồ ăn, thức uống ở đây cũng rất phong phú và đa dạng với giá cả thích hợp với nhiều loại du khách khác nhau, kể cả nhân dân ở địa phương. So với các cơ sở lưu trú việc tổ chức kinh doanh ăn uống có phần đơn giản hơn, song việc kinh doanh ăn uống vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ ăn là đặc biệt quan trọng.Mặc dù vậy, cho đến nay chỉ có một vài khách sạn lớn mới có bộ phận y tế kiểm tra vệ sinh thực phẩm - đồ uống. Còn hầu hết các cơ sở ăn uống khác vấn đề này còn bị bỏ ngỏ. Nhiều trường hợp không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của du khách cần được quan tâm trong thời gian tới.
2. Tình hình vận chuyển khách du lịch
Vận chuyển khách du lịch là nhu cầu đi lại bằng nhiều phương tiện khác nhau của khách du lịch từ nơi cư trú đến các địa điểm du lịch, từ địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác hoặc trong nội bộ khu du lịch.
Cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, dịch vụ vận chuyển khách du lịch nói chung và Hà Nội nói riêng có những chuyển biến tích cực:
- Ngành hàng không trong thời gian ngắn đã thay đổi hàng loạt máy bay hiện đại, đường băng, nhà ga được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, chất lượng đội bay và đội ngũ tiếp viên hàng không được nâng cao. Các chuyến bay trên các tuyến quốc tế và nội địa được mở rộng, thông suốt và an toàn thông qua các sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang, Điện Biên, Nà Sản...
- Ngành đường sắt cùng với những đổi mới đáng kể. Chất lượng các đoàn tàu và chất lượng phục vụ có nâng cao. Thời gian chạy tàu cho mỗi chuyến đã nhiều lần rút ngắn lại, đã nối lại tuyến đường sắt quốc tế Việt - Trung...Nhờ đó, đã tạo ra các chuyến du lịch cho cả khách quốc tế và nội địa thuận tiện, thú vị và hấp dẫn.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ cũng phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết các công ty vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Hà Nội đã đầu tư đổi mới các loại xe, nhiều chủng loại phương tiện (ô tô, taxi, xe máy, xích lô...) sẵn sàng phục vụ du khách trong và ngoài nước thuận tiện, kịp thời với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, việc tổ chức sắp xếp lại các lực lượng dịch vụ vận chuyển cũng cần đặt ra sao cho hợp lý và văn minh hơn. Việc đổi mới nâng cao chất lượng phương tiện và tính hấp dẫn khách du lịch của tuyến đường sông còn chưa cao cần được quan tâm trong thời gian tới.
3. Hiện trạng các cơ sở vui chơi
Vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu được của du khách để sử dụng quỹ thời gian còn lại trong ngày và nhằm tăng cường sức khoẻ sau những ngày lao động. Bởi vậy, nếu dịch vụ này được phát triển cả về số lượng cơ cấu và chất lượng có tác dụng tăng cường thời gian lưu trú, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tăng doanh thu. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rất rõ điều đó.
Cho đến nay trên địa bàn Hà Nội thiêú trầm trọng nơi vui chơi giải trí cho khách du lịch trong và ngoài nước. Một số cơ sở du lịch, các hình thức vui chơi còn đơn điệu với quy mô không lớn. Các vũ trường có phát triển nhưng giá cả còn cao chỉ thích hợp cho lớp trẻ, chưa quần chúng...Có thể nói, việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp đang là một đòi hỏi cấp bách trong thời gian tới không thể thiếu vắng trong chương trình nghị sự của thành phố và ngành du lịch.
III. Tình hình lao động trong kinh doanh lao động du lịch
Do tính đặc thù của ngành du lịch, nên chất lượng lao động đòi hỏi người lao động về độ tuổi, giới tính và trình độ nghiệp vụ nhất định. Hiện nay trong ngành du lịch Hà Nội về nữ có độ tuổi trung bình từ 20 - 30 tuổi chiếm số đông trong các cơ sở du lịch. Nam giới thường chiếm tỷ lệ thấp hơn so với số lượng nữ và có độ tuổi cao hơn, trình độ học vấn của họ thường cao hơn so với nữ. Do du lịch mang tính thời vụ nên việc tuyển dụng, sử dụng và trả công lao động không thể không ký hợp đồng theo thời vụ, theo tháng và theo ngày. Đây là một mâu thuẫn, mà mâu thuẫn này dẫn đến hệ quả là trình độ chuyên môn của lao động hợp đồng thời vụ không cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cần được tính đến. Nhìn chung chất lượng lao động du lịch Hà Nội được đào tạo cơ bản, có khả năng nghiệp vụ và ngoại ngữ, thông minh nhanh nhẹn nắm bắt nhanh công nghệ tiên tiến của nước ngoài và được đánh giá cao. Phần lớn nguồn nhân lực du lịch được đào tạo bao gồm cả 3 cấp: Đại học, Trung học và Dạy nghề thuộc các trường ở Hà Nội.
IV. Hiện trạng về tổ chức quản lý
Hoạt động du lịch Hà Nội trước đây, việc quản lý nó do Sở Kinh Tế Đối Ngoại đảm nhiệm. Đến ngày21/6/1994 Sở Du Lịch hình thành và đảm nhận chức năng quản lý này cho đến nay.
Mặc dù mới thành lập, nhưng Sở Du Lịch đã nghiên cứu đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố nhiều việc có liên quan đến sự phát triển du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã thực hiện tốt việc chuyển các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, các cơ quan, các ngành sang kinh doanh dịch vụ; quản lý vĩ mô được các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nhất là dịch vụ lưu trú và dịch vụ lữ hành.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch xét về chiều hướng tích cực cho thấy:
- Có sự tăng nhanh về nguồn khách, về thị trường, về cơ hội đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại.
- Sự ra đời nhiều tổ chức kinh doanh du lịch khách sạn, nhà hàng với nhiêù quy mô và trình độ khác nhau của nhiêù chủ sở hữu khác nhau.
- Sự quản lý của Nhà nước về du lịch đã được tăng cường trong sự thống nhất quản lý về một mối - Đó là Sở Du Lịch.
Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế:
- Việc phối hợp chưa có hiệu quả giữa Sở Du Lịch với chính quyền nơi có tài sản du lịch đối với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích, cũng như việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mỗi cơ sở phục vụ du lịch.
- Cơ chế quản lý chậm được cải tiến môi trường pháp lý, chính sách lãi xuất còn cao chưa thực sự ưu đãi, nhất là vốn trung hạn và dài hạn.
- Việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá còn chậm cộng với nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch thuộc sở hữu Nhà nước Trung ương tuy có tăng nhưng không đồng bộ, nên thiếu vốn, thường vốn chỉ đủ đáp ứng các yêu cầu nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có hoặc xây dựng thêm và giải quyết những khó khăn và trì trệ trong khai thác kinh doanh, chưa có điều kiện để xây dựng các khu vui chơi, giải trí lớn đồng bộ.
- Sự xuất hiện một số nhà hàng, khách sạn không theo quy hoạch, sự phát triển nhanh và hiện đại của liên doanh đã làm cho các doanh nghiệp du lịch Nhà nước có nguy cơ không đứng vững trong cạnh tranh, làm suy yếu chỗ dựa trong quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội chưa được nhận thức đầy đủ và thực thi triệt để. Tình trạng không được phép kinh doanh lữ hành nhưng vẫn ngang nhiên kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh lữ hành nhưng lại không kinh doanh, sự thay đổi địa chỉ của các doanh nghiệp lữ hành không có báo cáo cho cơ quan quản lý. Đến tháng 5/2000 có 60 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn và chi nhánh của các công ty kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội không đúng địa chỉ như đã đăng ký kinh doanh lữ hành với sở du lịch. Vì vậy kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội trở nên rất sôi động nhưng tạo ra sự hỗn loạn, kém hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.
- Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp sản phẩm du lịch Hà Nội và các nhà sản xuất khác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội lỏng lẻo thiếu sự ràng buộc, gắn bó.
- Chưa quản lý được một số hiện tượng không lành mạnh như trộm cắp, ăn xin, các tệ nạn xã hội....Cuối cùng, là bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch còn yếu và thiếu chưa theo kịp với tốc độ và xu thế phát triển du lịch, cần được tính đến trong thời gian tới.
V. Hiện trạng kết cấu phục vụ phát triển kinh doanh du lịch
1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Hà Nội tuy không có cảng biển, nhưng về phương tiện giao vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường sông tương đối thuận lợi. Từ khi đổi mới đến nay, nhất là mấy năm gần đây kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội có những biến đổi đáng kể trên cả các mặt về kỹ thuật, số lượng, phương tiện và chất lượng phục vụ. Mặc dù so với các nước trên thế giới và khu vực còn lạc hậu và yếu kém chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng Hà Nội thực sự là đầu mối giao thông nối với các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Hà Nội xứng đáng là trung tâm du lịch của cả nước.
Về đường bộ: Nhìn chung còn rất lạc hậu và chất lượng kém, mặc dù vài năm trở lại đây có cải tạo nâng cấp và xuất hiện một vài đường phố có chất lượng như Hà Nội - Nội Bài, một số nút giao thông được giải toả, thực hiện “đường thông hè thoáng “, bước đầu có những thay đổi bước ngoặt. Song m