Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt động sôi động và khốc liệt hơn. Do đó để đứng vững trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của Nhà nước. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị phá sản. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thị trường mà còn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng của nước nhà. Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là một trong các doanh nghiệp đó. Đây là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vật tư thiết bị xăng dầu. Trong những năm qua Công ty đã luôn phát triển và tạo uy tín tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, và nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào sự thành công này của Công ty. Doanh thu bán hàng nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty do đó nhập khẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toàn Công ty.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt động sôi động và khốc liệt hơn. Do đó để đứng vững trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của Nhà nước. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị phá sản. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thị trường mà còn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng của nước nhà. Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là một trong các doanh nghiệp đó. Đây là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vật tư thiết bị xăng dầu. Trong những năm qua Công ty đã luôn phát triển và tạo uy tín tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, và nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào sự thành công này của Công ty. Doanh thu bán hàng nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty do đó nhập khẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toàn Công ty.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Ngày 28/12/1968: Tổng cục trưởng tổng cục vật tư đã ký quyết định số QĐ 412/VT cho phép thành lập chi cục vật tư, là đơn vị trực thuộc Tổng cục vật tư. Đến ngày 20/12/1972: Bộ trưởng Bộ vật tư ký quyết định số QĐ 719/ VT đổi tên chi cục vật tư thành công ty vật tư số 1 .
- Ngày 12/4/1977: Căn cứ quyết định QĐ 233/ VTQĐ, kho tích hiệu của tổng công ty xăng dầu được xác nhập vào công ty vật tư số 1 . Hai đơn vị mới xác nhập này lấy một cái tên chung và tên công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu ra đời. Cũng từ đó công ty trở thành thành viên của tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Nhiệm vụ ban đầu của công ty là mua bán , xuất nhập khẩu các thiết bị vật tư liên quan đến nghành xăng dầu , khí đốt , khí hoá lỏng .
- Ngày 30/11/2002: Căn cứ quyết định số QĐ 1642/2002/QĐ - BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại, công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu được chuyển đổi tên thành công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
+ Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex equipment company
+ Tên viết tắt: Peco
+ Trụ sở giao dịch: Số 6 Ngọc Khánh – Quận Ba Đình – Hà Nội
Lúc này, công ty được bổ xung thêm nhiệm vụ mới: Đóng mới, sửa chữa, cải tạo các loại xe vận chuyển xăng dầu, hoá chất, khí hoá lỏng .
- Ngày 19/12/2003: Theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước do Đảng và Chính Phủ đề ra, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ký quyết định số QĐ 1437/2003/ QĐ - BTM quyết định đổi tên công ty thành Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex .
+ Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
+ Tên tiếng anh: Petrolimex equipment joint stock company
+ Viết tắt: Peco
+ Trụ sở giao dịch : 419 Ngọc Khánh – Quận Ba Đình – Hà Nội
Như vậy, ta có thể thấy công ty đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều sự thay đổi. Trong quá trình đó, công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, cơ cấu quản lý để có thể thực hiện tốt nhất những yêu cầu mới đặt ra. Qua đó công ty đã góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội và giữ vững thế chủ đạo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex trên thị trường .
2. Phạm vi kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là doanh nghiệp kinh doanh thương mại chuyên kinh doanh sản xuất và lắp ráp, lắp đặt các loại vật tư thiết bị chuyên ngành xăng dầu và nhiều loại thiết bị thông dụng khác trên thị trường cả nước
Khai thác mở rộng thị trường kinh doanh trong cả nước, đa dạng hoá ngành hàng kinh doanh phục vụ và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của các đơn vị trong ngành xăng dầu nói riêng cũng như đáp ứng, phục vụ cho các thành phần kinh tế nói chung. Mặt hàng kinh doanh chính của công ty chủ yếu là: Các loại máy móc thiết bị xăng dầu, ống thép và ống cao su dẫn xăng dầu, bể chứa dầu các loại, van, vải thuỷ tinh, máy móc thiết bị thông dụng… Xác định được vị trí và vai trò của mình là hoạt động trong cơ chế thị trường nên mục tiêu kinh doanh của công ty là kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là kinh doanh phải có lợi nhuận, bảo toàn và phát triển được vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, chấp hành nghiêm pháp lệnh kế toán – thống kê, tạo được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, củng cố xây dựng công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Ban kiểm soát
Đại hội cổ đông
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex
Hội đồng quản
trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng nhân sự
– Hành chính
Phòng kinh doanh XNK
Phòng tài chính kế toán
Đội dịch vụ kỹ thuật
XN cơ khí và điện tử XD
Cửa hàng vật tư TBị XD
Chi nhánh
Đội xây lắp công trình
Nhà máy thiết bị điện tử
Phòng tổng
hợp
Xưởng cơ
khí
- Nguồn nhân lực:
Số lượng lao động hiện nay của công ty là 127 người, trình độ đại học và trên đại học chiếm 49,3 %, trung học chuyên nghiệp chiếm 17,7% và công nhân kỹ thuật chiếm 33%. Công ty luôn bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý bằng cách tổ chức lại lao động ở các khâu, giảm biên chế, thực hiện chế độ khoán tiền lương tại các cửa hàng, tổ chức đào tạo cán bộ trong công tác tiếp thị và công nhân kỹ thuật xăng dầu.
Hiện nay, công ty đã có một lực lượng lao động trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty có cơ sở vật chất lớn, tạo thành một hệ thống kết cấu hạ tầng cho kinh doanh, được bố trí ở các trung tâm kinh tế, vùng tiêu thụ như ở Giảng Võ, Ngọc Khánh, Yên Viên Gia Lâm, khu công nghiệp Sài Đồng v.v...Hệ thống các cửa hàng bán lẻ được trang bị các phương tiện hiện đại của Nhật, Tiệp, Italia đảm bảo đúng, đủ chất lượng hàng hoá kinh doanh.
- Tiền vốn:
Trên cơ sở vốn của công ty với mục tiêu tập trung tiềm lực về vốn tại công ty nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh và đầu tư, công ty đã rà xét và nhiều lần xác định lại mức sử dụng vốn trong từng giai đoạn, tránh ứ đọng vốn, tăng năng suất sử dụng vốn.
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX
1. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty
Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng (có thể là nguồn quan trọng nhất) để đánh giá kết quả kinh doanh ngoại thương.
Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra, Công ty có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty chưa cân nhắc đánh giá về kết quả thực hiện từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (cả chỉ tiêu phản ánh về số lượng, cả chỉ tiêu về chất lượng) để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu. Trên cơ sở đó có các biện pháp thích hợp.
Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả nhập khẩu cần phải tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu của Công ty.
1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu và tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho chi phí nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí của hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 1: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty
(Đơn vị tính: 1000 USD)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu nhập khẩu
19822,3
21105,9
27345,7
33179,2
Chi phí nhập khẩu
19.765
21.037
27.231
32.987
Lợi nhuận nhập khẩu
57,3
68,9
114,7
192,2
Tỷ suất lợi nhuận (%)
0,29
0,33
0,42
0,58
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính)
Qua bảng trên ta thấy doanh lợi nhập khẩu của Công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 đạt 192.200 USD tăng so với năm 2004 là 77.500 USD. Tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 0,58, gấp 2 lần tỷ suất lợi nhuận năm 2002. Đây là một tỷ suất tương đối cao so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cùng với thời gian, các hình thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty thay đổi theo hướng tích cực khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng nhanh. Hình thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác giảm dần trong cơ cấu hàng nhập khẩu và điều đó làm tăng tỷ suất nhập khẩu. Mặt khác, sự biến động về giá cước phí (chi phí vận chuyển hàng hoá) theo hướng tích cực cũng khiến cho lơị nhuận của Công ty thu được nhiều hơn.
Công ty đã biết tận dụng thế mạnh về vốn, lao động và kinh nghiệm kinh doanh để khắc phục khó khăn, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng, tạo uy tín trên trường quốc tế.
2.2. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty.
Tỷ suất doanh lợi doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho doanh thu nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là với một đồng doanh thu nhập khẩu thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu. Có thể thấy khái quát về chỉ tiêu này của Công ty qua bảng sau.
Doanh thu nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng liên tục trong vài năm vừa qua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, mặt hàng. Doanh thu nhập khẩu năm 2005 là 33.179.200 USD tăng 5.833.500 USD.
Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu đều tăng đều trong các năm 2003, 2004, 2005 thể hiện khả năng kinh doanh của Công ty rất tốt. Cả doanh thu và tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm cho lợi nhuận của Công ty tăng rất cao.
Năm 2003, tỷ suất doanh lợi doanh thu của Công ty là 0,289% nhưng năm 2005, tỷ suất này tăng đến con số 0,62%. Đây là một tỷ suất rất cao.
Bảng 2: Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty
(Đơn vị tính: 1000 USD)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu nhập khẩu
19822,3
21105,9
27345,7
33179,2
Lợi nhuận nhập khẩu
57,3
68,9
114,7
192,2
Tỷ suất doanh lợi doanh thu
0,289
0,326
0,42
0,62
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu.
Chỉ tiêu tổng hợp của Công ty là sự tổng hợp từ hai nguồn vốn cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động giành cho nhập khẩu được phân định rõ ràng. Vốn cố định ngoài việc phục vụ hoạt động nhập khẩu còn phục vụ hoạt động xuất khẩu.
Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh là vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty rong năm. Số vòng luân chuyển của Công ty đạt mức cao và có sự biến đổi không đều ở các năm. Năm 2002 đạt 3,87 vòng, năm 2003 đạt 3,96 vòng, tăng 2,3% so với năm 2002. Các năm 2004 và 2005 số vòng quay vốn kinh doanh của Công ty đều tăng. Tuy nhiên, so với nhiều công ty thương mại khác, số vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty là chưa cao. Điều này chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh vẫn còn những trở ngại, sự chậm trễ, sự thiếu thống nhất giữa các bộ phận kinh doanh.
Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của Công ty
(Đơn vị: 1000USD)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vốn kinh doanh nhập khẩu
5.122
5.324
5.988
7.233
Doanh thu nhập khẩu
19822,3
21105,9
27345,7
33179,2
Lợi nhuận nhập khẩu
57,3
68,9
114,7
192,2
Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu
1,12%
1,3%
1,92%
2,66%
Doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu
3,87
3,96
4,567
4,58
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Chỉ tiêu lợi nhuận/Vốn kinh doanh cũng có tốc độ tăng khá cao trong các năm trở lại đây. Năm 2004, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cao gấp hơn 2 lần so với năm 2002. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng rất nhanh trong khi vốn kinh doanh tăng không nhiều trong suốt quá trình 4 năm liên tiếp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có thể được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 4: Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty
(Đơn vị: 1000 USD)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vốn lưu động
2.845
2.907
3.179
3.908
Doanh thu nhập khẩu
19822,3
21105,9
27345,7
33179,2
Lợi nhuận nhập khẩu
57,3
68,9
114,7
192,2
Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn lưu động
2%
2,4%
3,6%
4,9%
Doanh thu nhập khẩu/Vốn lưu động
6,967
7,26
8,602
8,49
(Nguồn: Phòng Tổ chức hàng chính)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ sự tiến bộ nhanh chóng trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thời gian gần đây. Năm 2002 mức doanh lợi trên vốn lưu động chỉ đạt mức 2% thì đến năm 2005, mức doanh lợi đã tăng lên 4,9%. Đây là chỉ tiêu tương đối cao so với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Kết quả này có được là do Công ty đã có những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vốn kinh doanh cũng được bổ sung từ lợi nhuận thu được và những khoản khác làm cho khả năng về vốn của Công ty là tương đối vững mạnh. Cũng với sự phát triển chung của cả nước, Công ty đang ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình, đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng chung của cả nước.
Số vòng luân chuyển vốn lưu động cũng được cải thiện rất nhiều. Sự trì trệ trong kinh doanh giảm xuống đồng nghĩa với việc vốn lưu động luân chuyển nhiều vòng hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Năm 2005, vốn lưu động luân chuyển 8,49 vòng trong một năm, tăng 1,523 vòng/năm. Năm 2005, Công ty đầu tư thêm nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh. Sự chậm trễ trong một vài khâu khi vốn tăng lên đột ngột khiến số vòng luân chuyển giảm sút hơn so với năm 2004.
1.4. Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động luôn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một khía cạnh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá chỉ tiêu này, cần phải đặt nó trong hoàn mối tương quan với các chỉ tiêu về vốn, về lợi nhuận, về doanh thu... để có cái nhìn chính xác.
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty có thể được biểu hiện bằng bảng dưới đây:
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu nhập khẩu
tr.USD
19822,3
21105,9
27345,7
33179,2
Lợi nhuận nhập khẩu
tr.USD
57,3
68,9
114,7
192,2
Số lao động
người
99
105
113
117
Doanh thu bình quân một lao động
USD
66,295
73,540
89,953
104,666
Lợi nhuận bình quân một lao động
0,192
0,24
0,377
0,606
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch)
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy rõ tình hình tiến triển rõ rệt qua các năm. Cả hai chỉ tiêu đều thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ người lao động trong Công ty đang hoạt động có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cũng lĩnh vực cũng như trong những lĩnh vực khác thì có thể thấy rằng doanh thu bình quân một lao động hay lợi nhuận bình quân một lao động này là khá thấp. Trong rất nhiều năm qua, Công ty là một doanh nghiệp có số lao động cao. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lao động vẫn đang là vấn đề đối với Ban Giám đốc của Công ty.
Trong những năm gần đây, cùng với sự cải tổ toàn Công ty, vấn đề sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc đã làm cho hiệu quả sử dụng lao động tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 so với năm 2002 có sự thay đổi rõ ràng. Doanh thu bình quân một lao động tăng gấp 1,579 lần. Còn chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động còn tăng hơn nữa, tăng 3,156 lần. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho những nỗ lực mà Công ty đã bỏ ra nhằm hoàn thiện hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của mình.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm gần nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ cao, chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối chính sách Nhà nước. Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, Ban giám đốc, công đoàn các đơn vị trong Công ty, đặc biệt có sự đóng góp lớn của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời đó là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, sự nhạy bén kịp thời của Ban giám đốc.
Trong thời gian qua Công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứng tốt về chất lượng, mẫu mã đối với các bạn hàng trong nước. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu bạn hàng của Công ty là khá tốt. Công ty cũng đã chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh, do đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bán hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty trên thị trường trong nước ngày càng được nâng cao.
Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hoá, máy móc thiết bị vật tư của nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã chứng tỏ khả năng phát triển của mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện pháp tích cực, có hiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh: Công ty luôn nhận thức một cách sâu sắc về sự khác biệt về cơ chế quản lý quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu: Kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức dân chủ tập trung thực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty.
Tóm lại hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã và đang được củng cố. Mặc dù kinh nghiệm thương trường của Công ty được tích luỹ qua từng năm. Cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của Ban giám đốc Công ty, với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng đựoc tạo lập và củng cố.
2. Những tồn tại và hạn chế.
Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra được những thành tựu của Công ty đã đạt được, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của Công ty để thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường.
Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh còn khá cao. Nhiều phương án kinh doanh chi phí (trừ vận tải) lên đến gấp 3-4 lần lãi ròng. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài thường phải từ 3 đến 6 tháng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Một số mặt hàng khi nhập về được đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty cũng như gây mất uy tín của Công ty với các bạn hàng trong nước, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hoá xuất n