Tiểu luận Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997 và bài học được rút ra sau cuộc khủng hoảng

Tài chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Trình độ phát triển của một quốc gia được biểu hiện rất nhiều thông qua nền tài chính của quốc gia đó. Tàichính là thuốc bôi trơn giúp nền kinh tế đạt được sự hiệu quả, giảm được rất nhiều chi phí. Chính vì tầm quan trọng này mà luôn có sự quan tâm, điều hành đặc biệt từ các cơ quan chính phủ, nhằm đảm bảo ổn định, lành mạnh nền tài chính.Với chính sách tài chính của mình chính phủ có thể điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô của mình.Thế nhưng, việc điều hành đó của chính phủ cũng không làm cho nền tài chính của quốc gia mình thoát khỏi quy luật chung của sự phát triển. Mà một trong những giai đoạn khó khăn nhất của một nền tài chính đó là thời kì khủng hoảng.Do vậy, bài tiểu luận này sẽ giúp người đọc hiểu được một số vấn đề có liên quan đến khủng hoảng tài chính

pdf23 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997 và bài học được rút ra sau cuộc khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 1 - Lời mở đầu. Tài chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Trình độ phát triển của một quốc gia được biểu hiện rất nhiều thông qua nền tài chính của quốc gia đó. Tài chính là thuốc bôi trơn giúp nền kinh tế đạt được sự hiệu quả, giảm được rất nhiều chi phí. Chính vì tầm quan trọng này mà luôn có sự quan tâm, điều hành đặc biệt từ các cơ quan chính phủ, nhằm đảm bảo ổn định, lành mạnh nền tài chính.Với chính sách tài chính của mình chính phủ có thể điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Thế nhưng, việc điều hành đó của chính phủ cũng không làm cho nền tài chính của quốc gia mình thoát khỏi quy luật chung của sự phát triển. Mà một trong những giai đoạn khó khăn nhất của một nền tài chính đó là thời kì khủng hoảng.Do vậy, bài tiểu luận này sẽ giúp người đọc hiểu được một số vấn đề có liên quan đến khủng hoảng tài chính. Bài tiểu luận này được bố cục theo 3 phần: Phần I:Những hiểu biết chung về khủng hoảng tài chính. 1. Khủng hoảng tài chính là gì? 2. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính. Phần II: Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997 . Bài học được rút ra sau cuộc khủng hoảng. Phần III: Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu khủng hoảng của hệ thống tài chính. Bài tiểu luận này không mong mang lại cho người đọc những hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về vấn đề khủng hoảng tài chính, mà chỉ mong mang lại cho người đọc một cái nhìn khái quát chung nhất về vấn đề này. Mong độc giả thông cảm. Xin chân thành cảm ơn! TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 2 - I.Khái niệm về khủnh hoảng tài chính. 1.Khủng hoảng tài chính là gì? Để hiểu được vấn đề này trước tiên ta cần biết tài chính là gì? Xung quanh vấn đề tài chính có rất nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng tổng kết lạ tìa chính mang những đặc điểm sau: tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đè khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư cách là phạm trù lịch sử. Tài chính thuộc lĩnh vực phân phối dưới hình thái giá trị. Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, nó gắn liền với sự ra đời và tồn tại và hoạt động của nhà nước, phát triển trong các mối quan hệ hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hay nói cách khác tài chính là quá trình phân phối các nguồn lực tài chính có hạn nhằm đáp ứng nhu cầu các chủ thể trong nền kinh tế. Bản chất của tài chính thể hiện ở những khía cạnh sau: tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đây là một đặc trưng quan trọng của tài chính. Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của nhà nước, của pháp luật, nhưng tài chính không phải là luật lệ tài chính. Luật tài chính là công cụ của nhà nước để điều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước. Trong nền kinh tế các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau trong một thể thống nhất tạo nên hệ thống tài chính. Có thể chia hệ thống tài chính làm 2 kênh dẫn vốn: kênh dẫn vốn qua thị trường tài chính (trực tiếp), kênh dẫn vốn qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng… (gián tiếp). Nhờ 2 kênh này mà vốn được lưu chuyển thuận lợi, giảm được rất nhiều chi phí giao dịch giữa hai bên cung và cầu vốn. Vấn đề khủng hoảng tài chính chúng ta nói ở đây là khủng hoảng trong hệ thống tài chính và khủng hoảng taì chính. Có nghĩa là khủng hoảng ở đây xảy ra trong các mối quan hệ tài chính và các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. Chúng có liên hệ mật thiết với nhau, khủng hoảng tài chính dẫn đến các kênh dẫn vốn trở nên kém hiệu quả. Khủng hoảng tài chính là sự rối loạn trong dòng luân chuyển vốn làm cho cả hệ thống tài chính không phát huy được chức năng dẫn vốn của nó. Khủng hoảng tài chính nảy sinh từ mối quan hệ tài chính, các mối quan hệ này đạt tới mức thấp có nghĩa là bên TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 3 - cung vốn không muốn tài sản tài chính mà mình có cho bên cầu vốn nữa. Và điều này tác động lên các kênh dẫn vốn, làm cho nó bị tê liệt không phát huy được tác dụng và do đó sẽ làm sụp đổ hoặc suy yếu các tổ chức, định chế tài chính. Các tổ chức định chế tài chính này không bao giờ biệt lập với nhau mà chúng có quan hệ mật thiết và do đó khủng hoảng tài chính thường làm sụp đổ hàng loạt tổ chức, định chế này, gây thiệt hại to lớn. Khủng hoảng tài chính là vấn đề có liên quan đến một phạm trù, đó là chu kì kinh doanh. Quy luật chung của con đường phát triển được miêu tả như đồ thị hình sin. Đó là bất kì một lĩnh vực nào cũng có thời kì phát triển rực rỡ, huy hoàng, có lúc ổn định và có thời gian thoái trào. Nghiên cứu kinh tế Mỹ đã chỉ ra rằng tiền tệ -tài chính đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo ra chu kì kinh doanh. Mỗi cơn suy thoái trong thế kỉ XX đã đứng liền sau một sự suy giảm tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Ngược lại nếu nền kinh tế lâm vào suy thoái cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.(vấn đề này sẽ được bàn đến ở phần nguyên nhân của khủng hoảng tài chính). Điều này được giải thích bởi quan hệ tài chính có mối liên hệ hữu cơ, mật thiết với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính. Có hai nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính. Đó là nguyên nhân từ ngoài nền tài chính và nguyên nhân bên trong nền tài chính. Nguyên nhân bên ngoài: Như đã đề cập ở trên, các quan hệ tài chính là một phần của quan hệ kinh tế, các quan hệ tài chính có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hệ thống tài chính được coi như huyết mạch trong nền kinh tế. Đây là nơi cung cấp vốn cho bên cầu vốn(công ty, chính phủ…) để kinh doanh sản xuất. Phần lớn nguồn vốn của các công ty, tập đoàn được đáp ứng từ các hệ thống tài chính: có thể vay của các ngân hàng thương mại hoặc thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán… Mặt khác lợi nhuận hoặc vốn tạm thời nhàn rỗi của chúng cũng có thể được đem gửi vào các ngân hàng hay có thể cho vay nóng thông qua các hợp đồng mua lại (repo)… Nhờ có hệ thống tài chính mà nền kinh tế đã giảm được rất nhiều chi phí giao dịch, tức là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các trung gian tài chính còn có nghiệp vụ trung gian thanh toán. Các tổ chức định chế tài chính kiếm được lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ đó. Bây giờ nếu nền kinh tế suy thoái, tức là nền sản xuất hàng hoá giảm sút, không thu được lợi nhuận. Để đảm bảo an toàn cho tiền của mình bên cung vốn(chủ yếu là các hộ gia đình…) muốn rút vốn lại và cất vào két hoặc không muốn cho vay vì sợ không thu hồi được nợ. Và do đó các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với một lượng tiền mặt lớn để trả cho người gửi, dẫn đến nguy cơ phá sản. Trên thị trường TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 4 - chứng khoán lúc này giá trị thực của các công ty niêm yết sẽ tụt dốc thảm hại do tình trạng làm ăn thua lỗ làm xuất hiện tình trạng bán tháo cổ phiếu trái phiếu… Ngoài ra các tài sản do các tổ chức định chế tài chính nắm giữ cũng bị mất giá nghiêm trọng làm giá trị thực của chúng bị giảm, gây nên tình trạng khủng hoảng. Tính thanh khoản của thị trường theo đó cũng đi xuống một cách thảm hại. Chẳng những thế tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản của các công ty, tập đoàn sản xuất cũng kéo theo những khoản đền bù khổng lồ từ các công ty bảo hiểm làm cho các công ti này cũng bị sụp đổ theo. Thông thường các công ty, tập đoàn sản xuất là những khách hàng lớn và chủ yếu của các công ty bảo hiểm. nếu bây giờ, chúng bị sụp đổ thì tiền đền bù sẽ rất lớn và các công ty bảo hiểm sẽ không đủ khả năng chi trả, có nghĩa là phải tuyên bố phá sản Suy thoái kinh tế là vấn đề mang tính chu kì do đó khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ suy thoái kinh tế cũng mang tính chu kì. Nền kinh tế suy thoái chứng kiến sự thua lỗ, phá sản của hàng loạt không những của hãng sản xuất mà còn cả sự sụp đổ trong lĩnh vực tài chính. Suy cho cùng tài chính cũng là một bộ phận của kinh tế. Nguyên nhân bên trong: Trên thị trường tài chính: khủng hoảng tài chính có thể do nguyên nhân từ chính hoạt động bên trong của chính nền tài chính ấy. Trong nền tài chính của bất kì một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng phải đối mặt với những vấn đề như: thông tin không cân xứng, chọn lựa đối nghịch, rủi ro đạo đức… Thông tin không cân xứng là hiện tượng những giao dịch diễn ra trên thị trường tài chính một bên thường không biết tất cả những gì mà họ cần biết để có những quyết định đúng đắn. Thường thì bên cung vốn ít khi có đầy đủ thông tin cần thiết về bên cầu vốn khi thực hiện giao dịch. Chọn lựa đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên thị trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn(đối nghịch) -tức là rủi ro không trả được nợ-là những người tích cực tìm vay tiền nhất và do vậy có nhiều khả năng được lựa chọn nhất. Do việc chọn lựa đối nghịch khiến dễ có thể là các món cho vay được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được nợ. Do những người liều lĩnh, mạo hiểm có nhiều động cơ và sẽ thắng lớn nếu kế hoạch đầu tư mạo hiểm của họ thành công nên là hăng hái tìm vay và dễ được chọn lựa nhất. chẳng hạn bạn là nhà đầu tư gặp phải hiện tượng thông tin không cân xứng bạn sẽ không phân biệt được đâu là chứng khoán tốt, đâu TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 5 - là chứng khoán xấu.Do đó bạn sẽ có xu hướng đặt giá trung bình cho những chứng khoán mà bạn mua trong khoảng giá trị của những công ty tồi đến những công ty tốt. Do vậy nhũng công ty tốt có trong tay đầy đủ thông tin và biết được rằng giá trị công ty của họ đã bị đánh giá thấp và không muốn bán cho bạn với giá đó. Ngược lại những công ty tồi luôn sẵn lòng bán cho bạn ở mức giá mà bạn trả. Nếu bạn là người thông minh thì chắc sẽ không muốn nắm giữ nó.Và như vậy sẽ tạo ra nghi ngại, lưỡng lự, cân nhắc khi thực hiện mua bán trên thị truờng tài chính. Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị truờng tài chính xảy ra khi nguời cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt( thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả. Rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay nữa. Khía niệm rủi ro đạo đức chỉ ra rằng các bên luôn có sự nghi ngờ, không tín nhiệm lẫn nhau. Do đó ngăn cản hoạt động kinh doanh và cả sự lưu chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính trở nên quá tồi tệ đến mức mà thị trường tài chính không còn khả năng khơi nguồn vốn một cách hữu hiệu từ những người tiết kiệm tới những người có những cơ hội đầu tư sinh lợi. kết quả của sự bất lực của thị truờng tài chính không hoạt động hữu hiệu là có một sự thu hẹp quan trọng trong các hoạt động kinh tế. Trong hoạt động của các trung gian tài chính thì nguyên nhân lớn nhất đuợc cho là dẫn đến khủng hoảng tài chính do sự đổi mới tài chính, với sự xuất hiện của các quỹ bảo hiểm tiền gửi. trở ngại nghiêm trọng nhất của hệ thống điều hành hoạt động ngân hàng xuất phát từ rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức là một đặc điểm quan trọng của dàn xếp bảo hiểm nói chung bởi vì sự tồn tại của bảo hiểm mang lại những ý muốn mạnh hơn đối với việc mang lấy những rủi ro và điều đó có thể đưa đến một sự thanh toán bảo hiểm. Những người gửi tiền có bảo hiểm biết rằng họ sẽ không gánh chịu tổn thất nếu ngân hàng vỡ nợ, họ không áp đặt một kỉ luật thị trường cụ thể lên các ngân hàng bằng cách rút tiền gửi khi họ nghi ngờ rằng ngân hàng của họ đang mang lấy quá nhiều rủi ro. Kết cục các ngân hàng có bảo hiểm tiền gửi có thể có nhiều rủi ro hơn so với trường hợp không có bảo hiểm. Thế nhưng chính điều này tạo nên sự lỏng lẻo trong hoạt động các ngân hàng làm cho chúng dễ dàng nhận lấy rủi ro để hi vọng kiếm lợi mà không bị ràng buộc bởi những người gửi tiền. Nếu không có bảo hiểm những người gửi tiền luôn thận trọng lựa chọn các ngân hàng mà họ gửi cùng với những điều kiện cụ thể đảm bảo cho khoản cho vay của họ sẽ được an toàn. Mặt khác các ngân TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 6 - hàng cũng không muốn mang lấy những rủi ro lớn nếu nó có nguy cơ đe doạ một sự phá sản. Vấn đề lựa chọn đối nghịch cũng xảy ra đối với bảo hiểm tiền gửi, vấn đề này dễ xảy ra đối với những ngưòi có nhiều khả năng tạo ra kết cục đối nghịch được bảo hiểm, là những người mà muốn thu lợi từ việc bảo hiểm này hơn cả. Do những người gửi tiền có bảo hiểm ít có lí do để giám sát ngân hàng của họ, còn những kẻ đầu cơ thấy công nghiệp ngân hàng là một công nghiệp hấp dẫn đặc biệt, họ biết có thể thực hiện những hoạt động rủi ro cao. Tệ hơn là những người gửi tiền có bảo hiểm ít giám sát các hoạt động ngân hàng của họ nên những kẻ lừa đảo trắng trợn thấy hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hấp dẫn cho những hoạt động của chúng, bởi vì chúng dễ bỏ chốn với món tiền biển thủ. Những nhân tố gây các cuộc khủng hoảng tài chính. Những nguyên nhân nêu trên là những nhân tố sâu xa, khởi sự của các cuộc khủng hoảng tài chính. Khi xuất hiện nhưng nhân tố này thì kéo theo sự xuất hiện của 5 nhân tố: sự tăng lãi suất, sự sụt giảm ở thị trường cổ phiếu, sự sụt giảm bất ngờ về mức giá, sự tăng tính không chắc chắn, sự hoảng loạn ngân hàng. Sự tăng lãi suất đồng nghĩa với việc chi phí của đồng vốn sử dụng sẽ cao hơn. Nguyên lí quan trọng là các món vay có mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao. Những cá nhân công tuy với những dự án đầu tư rủi ro nhất chắc chắn là những người sẵn lòng chịu vay với lãi suất cao nhất. sự tăng lãi suất làm cho giảm bớt những vụ vay tín dụng có triển vọng tốt, làm tăng những món vay khó đòi, làm tỉ lệ nợ khó đòi của ngân hàng đó ở mức báo động. Nếu thông tin này đến tai người gửi sẽ làm cho người gửi ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng. Sự đổ vỡ của một ngân hàng làm liên luỵ đến các ngân hàng khác, tức là xảy ra hiệu ứng domino. Sự sụt giảm ở thị trường cổ phiếu: điều này có thể làm tăng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong thị truờng tài chính và tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Sự sụt giảm đồng nghĩa với giá trị tài sản ròng cũng sụt giảm theo, nó sẽ ít có khả năng bảo vệ hơn cho người vay, nguy cơ tổn thất từ các món vay sẽ cao hơn khiến nhà đầu tư giảm bớt ý định cho vay. Ngoài ra sự sụt giảm nói lên làm tăng ý muốn gây rủi ro đạo đức ở những công ty đi vay thực hiện những phi vụ rủi ro. Những sự sụt giảm bất ngờ về mức giá: cũng làm giảm giá trị tài sản ròng của các công ty. Hiện tượng này còn làm tăng giá trị các món nợ của các công ty theo hiện vật nhưng không tăng giá trị thực, làm tăng các vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Sự tăng tính không chắc chắn: một sự tăng tính không chắc chắn trong thị trường tài chính, có thể do sự thất bại của một tổ chức tài chính hoặc phi tài chính nổi tiếng khiến cho người vay khó phân biệt được đâu là tín dụng có TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 7 - triển vọng tốt, đâu là xấu, làm cho họ giảm bớt ý định cho vay, đầu tư vào hoạt động kinh tế tổng hợp. Sự hoảng loạn ngân hàng: ngân hàng đóng một vai trò quan trọng, phần lớn nguồn vốn trong nền kinh tế luân chuyển qua hệ thống ngân hàng. Sự hoảng loạn này làm giảm tổng số các hoạt động trung gian tài chính mà ngân hàng thực hiện, làm giảm khối lượng vốn cung ứng, dẫn đến việc tăng lãi suất. Và như đã nói trên sự tăng lãi suất là một trong yếu tố trực tiếp tạo nên khủng hoảng tài chính. TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 8 - II. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997. Bài học được rút ra sau cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ Đông Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. Nguyên nhân Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ - 9 - Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đó còn ở MIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế Đông Á".Ông ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động. Trong khi đó, năng suất tổng nhân tố lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên. Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng năng suất tổng nhân tố không thôi, mà không cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu của nó. Các dòng vốn nước ngoài kéo vào Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh kh