Du lịch là một ngành công nghiệp trên thế giới. Ngành du lịch đóng góp 10% trong tổng số việc làm, 11 % trong tổng GDP và ước tính tăng 1.6 tỷ trong năm 2020. Thông thường, ngành du lịch có ảnh hưởng lớn đến con người và tự nhiên. Ngành du lịch mang cả giá trị tích cực lẫn tiêu cực. Việc phát triển và khai thác du lịch không lành mạnh có thể làm cho môi trường sống và cảnh quan xuống cấp. Trong khi đó, phát triển và khai thác du lịch lành mạnh sẽ nâng cao ý thức và bảo vệ văn hoá địa phương đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia và cộng đồng.
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên đang nỗ lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khuyến khích khai thác thiên nhiên có trách nhiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống và khám phá thêm các giá trị về văn hoá cúng như tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch sinh thái cộng đồng là vấn đề luôn gây tranh cãi. Đôi khi loại hình du lịch này được giải thích là một loại của du lịch thu hút khách du lịch và là một cách thức để bảo vệ thiên nhiên. Theo đó đây là một nghành du lịch thị trường được gọi là “du lịch thiên nhiên”. Tuy nhiên, một du lịch sinh thái đúng nghĩa yêu cầu có đường lối hoạch định mà có khả năng loại bỏ các yếu tố tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực của du lịch thiên nhiên. Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh thái là có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên như bảo tồn môi trường và đảm bảo lối sống lành mạnh cho người dân quanh khu vực.
Định nghĩa này không chỉ có ngụ ý chúng ta nên công nhận và ủng hộ cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn là thước đo xã hội của du lịch sinh thái. Thuật ngữ “ Du lịch sinh thái cộng đồng” xác định thước đo xã hội . Đây là một loại của du lịch sinh thái mà mỗi cộng đồng trong khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững thông qua việc phát triển và quản lý và góp phần nào những thuận lợi trong cộng đồng.
Cộng đồng được định nghĩa như thế nào sẽ còn phải phụ thuộc vào cấu trúc xã hội và cơ cấu trong khu vực đó. Tuy nhiên, định nghĩa này ngụ ý đến trách niệm và sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Đặc biệt, tại những nơi có nhiều người dân bản địa, họ phải có quyền quản lý đất và tài nguyên. Du lịch sinh thái cộng đồng nên phát huy sử dụng bền vững và có trách nhiệm sưu tầm. Tuy nhiên, nó phải bao quát các sáng kiến cá nhân trong cộng động.
Các đặc điểm chung về du lịch sinh thái được tổng kết bởi chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch thế giới bao gồm:
- Liên quan đến việc đánh giá về tự nhiên và văn hoá bản địa
- Bao gồm giáo dục và phiên dịch theo yêu cầu của khách du lịch khi cần thiết;
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và các tác động tiệu cực về văn hoá;
- Đưa ra các cách thức bảo vệ môi trường tại các khu vực tự nhiên, tránh các tác động về lợi nhuận kinh tế ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường;
- Cung cấp các lợi nhuận và việc làm liên tục cho người dân tại các địa phương và;
- Nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về trách nhiệm bảo tồn;
Các khái niệm trên có thể mang lại nhiều thuận lợi, tuy nhiên sẽ còn nhiều thuận lợi hơn khi đánh giá về chất lượng và tính chính xác của hành động.
Các quy trình liên quan đến du lịch sinh thái bao gồm các kế hoạch, các nguồn lực và các chiến lược phát triển, tiếp thị cũng như quản lý cho loại hình du lịch này.
Các hoạt động đặc biệt như dạo bộ, nhiếp ảnh và các chương trình bảo tồn thiên nhiên cũng là một phần của du lịch sinh thái. Tại một vài điểm du lịch, các hoạt động như săn bắt và câu cá cũng sẽ được xem là các họat động có ý nghĩa nếu chúng được nghiên cứu và kiếm soát ý thức bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân địa phương, sự hỗ trợ vốn tại địa phương đồng thời là sự khích lệ cộng đồng về ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã, trách nhiệm bảo tồn.
50 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU
Du lịch là một ngành công nghiệp trên thế giới. Ngành du lịch đóng góp 10% trong tổng số việc làm, 11 % trong tổng GDP và ước tính tăng 1.6 tỷ trong năm 2020. Thông thường, ngành du lịch có ảnh hưởng lớn đến con người và tự nhiên. Ngành du lịch mang cả giá trị tích cực lẫn tiêu cực. Việc phát triển và khai thác du lịch không lành mạnh có thể làm cho môi trường sống và cảnh quan xuống cấp. Trong khi đó, phát triển và khai thác du lịch lành mạnh sẽ nâng cao ý thức và bảo vệ văn hoá địa phương đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia và cộng đồng.
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên đang nỗ lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khuyến khích khai thác thiên nhiên có trách nhiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống và khám phá thêm các giá trị về văn hoá cúng như tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch sinh thái cộng đồng là vấn đề luôn gây tranh cãi. Đôi khi loại hình du lịch này được giải thích là một loại của du lịch thu hút khách du lịch và là một cách thức để bảo vệ thiên nhiên. Theo đó đây là một nghành du lịch thị trường được gọi là “du lịch thiên nhiên”. Tuy nhiên, một du lịch sinh thái đúng nghĩa yêu cầu có đường lối hoạch định mà có khả năng loại bỏ các yếu tố tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực của du lịch thiên nhiên. Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh thái là có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên như bảo tồn môi trường và đảm bảo lối sống lành mạnh cho người dân quanh khu vực.
Định nghĩa này không chỉ có ngụ ý chúng ta nên công nhận và ủng hộ cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn là thước đo xã hội của du lịch sinh thái. Thuật ngữ “ Du lịch sinh thái cộng đồng” xác định thước đo xã hội . Đây là một loại của du lịch sinh thái mà mỗi cộng đồng trong khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững thông qua việc phát triển và quản lý và góp phần nào những thuận lợi trong cộng đồng.
Cộng đồng được định nghĩa như thế nào sẽ còn phải phụ thuộc vào cấu trúc xã hội và cơ cấu trong khu vực đó. Tuy nhiên, định nghĩa này ngụ ý đến trách niệm và sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Đặc biệt, tại những nơi có nhiều người dân bản địa, họ phải có quyền quản lý đất và tài nguyên. Du lịch sinh thái cộng đồng nên phát huy sử dụng bền vững và có trách nhiệm sưu tầm. Tuy nhiên, nó phải bao quát các sáng kiến cá nhân trong cộng động.
Các đặc điểm chung về du lịch sinh thái được tổng kết bởi chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch thế giới bao gồm:
- Liên quan đến việc đánh giá về tự nhiên và văn hoá bản địa
- Bao gồm giáo dục và phiên dịch theo yêu cầu của khách du lịch khi cần thiết;
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và các tác động tiệu cực về văn hoá;
- Đưa ra các cách thức bảo vệ môi trường tại các khu vực tự nhiên, tránh các tác động về lợi nhuận kinh tế ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường;
- Cung cấp các lợi nhuận và việc làm liên tục cho người dân tại các địa phương và;
- Nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về trách nhiệm bảo tồn;
Các khái niệm trên có thể mang lại nhiều thuận lợi, tuy nhiên sẽ còn nhiều thuận lợi hơn khi đánh giá về chất lượng và tính chính xác của hành động.
Các quy trình liên quan đến du lịch sinh thái bao gồm các kế hoạch, các nguồn lực và các chiến lược phát triển, tiếp thị cũng như quản lý cho loại hình du lịch này.
Các hoạt động đặc biệt như dạo bộ, nhiếp ảnh và các chương trình bảo tồn thiên nhiên cũng là một phần của du lịch sinh thái. Tại một vài điểm du lịch, các hoạt động như săn bắt và câu cá cũng sẽ được xem là các họat động có ý nghĩa nếu chúng được nghiên cứu và kiếm soát ý thức bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân địa phương, sự hỗ trợ vốn tại địa phương đồng thời là sự khích lệ cộng đồng về ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã, trách nhiệm bảo tồn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc chung và đưa ra các đánh giá về du lịch sinh thái cộng đồng. Nghiên cứu cung cấp quan điểm cho những người tham gia dự án và khuyến khích đưa ra phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện và trình độ kiến thức đơn giản về du lịch sinh thái rất đa dạng tại các nước cũng như trong các dự án. Do đó, điều này sẽ xác định trong nghiên cứu này cũng như áp dụng tại các địa phương.
Nghiên cứu không xác định chi tiết xem bằng cách nào để nắm bắt và tìm ra phương hướng mà chỉ có tính chất sưu tầm về các vấn đề va chủ đề đang được cân nhắc và quan tâm. Tại các nước như Braxin, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên luôn quan tâm đến vấn đề phát triển chính trị và thực tế về du lịch sinh thái phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia ấy và nghiên cứu chi tiết hơn.
Tuy các nghiên cứu chỉ phục vụ như là tài liệu cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên nhưng nó cũng có giá trị cung cấp thông tin cho các tổ chức và các ngành, đồng thời minh hoạ khả năng khai thác rộng hơn, công việc và nhiệm vụ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.
Kết luận, sẽ có 12 nghiên cứu được chia thành 4 phần có liên quan đến sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng, bao gồm:
A. Cân nhắc xem liệu du lich sinh thái có là một lựa chọn đúng hay không
B. Đưa ra kế hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và các liên quan khác;
C. Phát triển các dự án du lịch công đồng mang tính khả thi;
D. Đẩy mạnh các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.
Tuy các sang kiến trên được sắp xếp theo một trật tự liên tục nhưng các nghiên cứu nên được phát triển hơn để thu về bức tranh hoàn thiện.
Quan điểm của quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
Quan điểm về du lịch của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên xác định ngành du lịch nên xây dựng một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là phát triển và xây dựng du lịch:
- là một phần của chiến lược phát triển bền vững
- phù hợp với việc bảo tồn hệ thống sinh thái tự nhiên; và
- phải có liên quan đến văn hoá và người dân địa phương, đảm bảo tính phối hợp giữa các yêú tố đảm bảo phù hợp nhất.
Từ đó, các quan điểm này nhằm mục đích phát triển và thúc đẩy du lịch. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tin tưởng rằng du lịch nên duy trì môi trường bền vững, kinh tế ổn định và xã hội công bằng.Tuy chỉ chiếm số luợng nhỏ trong du lịch toàn cầu nhưng du lịch sinh thái là sự liên hợp của nhiều mục đích tốt, tạo nhiều thuận lợi cho các nơi được cho là khu vực thiên nhiên kể cả các khu vực được bảo vệ.
Là một tổ chức bảo tồn, Quỹ WWF quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy việc bảo tồn thiên nhiên và quá trình xây dựng hệ thống sinh thái. Quỹ WWF tin rằng, việc tham gia các hoạt động tại cộng đồng địa phương là một phần thiết yếu của điều này, từ đó xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Đồng thời, thông qua đó, Quỹ WWF xây dựng các nguyên tắc chung về công bằng xã hội, tính toàn vẹn văn hoá, chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm hướng dẫn các chương trình phát triển.
Du lịch sinh thái đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các tổ chức bảo tồn, tổ chức phát triển và tổ chức du lịch quốc tế và các khu vực như quốc gia bảo tồn, phát triển và tổ chức du lịch, chẳng hạn như Chương trình môi trưòng Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch thế giới. Đồng thời, đã có những nhận định trên thế giới cho rằng du lịch sinh thái cần phải xây dựng xuất phát từ cộng đồng. Cũng có nhiếu bất cập khi mà xây dựng các hình thái về du lịch sinh thái mà không có yếu tố cộng đồng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trưòng. Thêm vào đó, cũng có nhiều sáng kiến về du lịch sinh thái được đưa ra nhưng thất bại vì thiếu các đánh giá, tổ chức, chất lượng và tính phát huy môi trưòng. Hơn nữa, nhiều quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng các sáng kiến du lịch sinh thái đã được thành lập mà đã thất bại do thiếu thị trường đánh giá, tổ chức, chất lượng và khuyến mãi.
Du lịch sinh thái vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất. Cũng không thể nói chỉ du lịch thái mang lại cơ hội và các thuận lợi. Mà thay vào đó chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết và kiến thức chuyên sâu về nó.Du lịch sinh thái là một trong số các chiến lược phát triển bền vững ở cả cấp độ cộng đồng và cả cấp độ quốc tế. Điều này gây ra thách thức cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tất cả các tổ chức quan tâm đến du lịch sinh thái. Nghiên cứu này sẽ vạch ra một vài định hướng về du lịch sinh thái.
III.TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
1. Cân nhắc xem du lịch sinh thái là lựa chọn đúng hay sai
1.1.Xem xét về các tiềm năng thu được
Ba nghiên cứu đầu tiên tập trung vào điều kiện và mối quan hệ tại môi trường du lịch sinh thái trước khi xây dựng sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng.
Du lịch sinh thái cộng đồng nên được xem xét và đánh giá như một mục tiêu cần hướng tới. Theo đó, vai trò của du lịch bao gồm:
- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương;
- Khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường và;
- Thúc đẩy ý thức người dân, thuân lợi kinh tế và các biện pháp bảo vệ cho môi trường tự nhiên.
Phải xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và việc khai thác tài nguyên. Theo đó, cần phải xác định các vấn đề quan trọng như sau:
- Chúng ta phải có các hành động như thế nào? Ai là đối tượng tham gia hành động này? Như thế nào được hiểu là bảo vệ và tàn phá môi trường? Thách thức đối với mô hình du lịch sinh thái là ý thức kém của mọi người, cụ thể đó là vì lợi ích mà tỏ ra thờ ơ với môi trường. Điều này thuộc về mô hình liên quan đến cộng đồng( theo dõi trong nghiên cứu số 4).
- Loại sáng kiến nào cần thiết để thay đổi quan điểm và hành động nhằm đem lại các lợi ích trong việc bảo vệ môi trường? Du lịch sinh thái mang lại lợi ích gì? Du lịch sinh thái gây tổn hại đến môi trường như thế nào khi so sánh với các sáng kiến khác?
- Du lịch sinh thái còn có thể gây ra các tác nhân gì nữa? Liệu có thể ngăn chặn hay không?
- Các thêm các giải pháp nào giảm tải nỗ lực nhưng vẫn thu được các kết quả tương ứng hoặc là tốt hơn không? Điều này cũng yêu cầu như quy định với du lcịh sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững( theo nghiên cứu số 3).
Việc phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch tại Sabah, Malayxia:
Ở Sabah, Quỹ thiên nhiên hoang dã của Malayxia nỗ lực xây dựng dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng ( MESCOT) dưới sự trợ giúp của Quỹ thiên nhiên hoang dã và Chính phủ Nauy.
Tuy nhiên ở đất nước này liên tục có tình trạng thất thoát về tài nguyên thiên nhiên bởi quả trình khai thác dầu trái phép. Dự án du lịch sinh thái bền vững lý tưởng nhằm mục đích tạo nguồn thu lợi nhuận bền vững liên tục. Người dân làng hi vọng Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng sẽ mang tính khả thi về du lịch sinh thái.
Mô hình này hi vọng sẽ đáp lại mong muốn của dân làng về nhu cầu du lịch sinh thái. Theo đó, người dân sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện dự án sẽ là các kỹ năng trong cộng đồng để phát triển dự án thành công.
Các kỹ năng này sẽ bao gồm sự hiếu khách, tài chính, tiếp thị, kỹ năng máy tính và tiếng anh cơ bản. Nghiên cứu về nguồn tài nguyên và văn hoá sẽ được đưa vào. Bài học quan trọng sẽ là nghiên cứu về việc xây dựng các sản phẩm du lịch hiệu quả. Cấu trúc luôn rất quan trọng. Theo đó, việc phát triển nơi ở, dịch vụ thuyền buồm và các sản phẩm thủ công tại các làng nghề phải được chú trọng. Những người tham gia sẽ bao gồm thanh niên và đảm bảo cân bằng giữa số lượng nam và nữ khi tham gia.
Yếu tố quan tâm đầu tiên của khách du lịch sẽ là điều kiện ăn ở. Với con só trên 800 phòng ngủ được thống kê trong 6 tháng đầu năm, du lich sinh thái có thể mang lại một nguồn thu đáng kể. Từ kết quả như vậy, các điều phối viên nên chú ý đến việc cung cấp điều kiện ăn ở.
Việc quan tâm đến điều kiện ăn ở là mục tiêu quan trọng của dự án sau khi Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới ngừng trợ giúp. Chiến lược tiếp thị vẫn duy trì nhiều thách thức. Sự kết nối giữa công ty lữ hành và các bộ phận khác cũng được xem là quan trọng ở đây. Hỗ trợ cho Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng, Bộ phát triển nơi ở du lich đã liên tục giúp đỡ phát triển và đẩy mạnh sản phẩm.
Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng cũng quan tâm đến công tác tài nguyên rừng đang dần bị thoái hoá tại Malayxia. Việc xây dựng các con đường mòn mang tính nghệ thuật sẽ mang lại các lợi ích cũng như ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Việc tham gia vào loại hinh du lịch này sẽ khuyến khích vệ sinh môi trường và nâng cấp thiên nhiên cũng như chương trình tái tạo rừng.
1.2. Kiểm tra các tiền đề phát triển du lịch
Trước khi bắt đầu dự án du lịch sinh thái cộng đồng, tính ổn định tại các địa phương nên được kiểm tra và các các tiển đề cơ bản cần được đáp ứng.
Một số tiền đề sẽ liên quan đến thực trạng cấp quốc gia nhưng các tiền đề khác sẽ vẫn liên quan đến các địa phương. Các khía cạnh chính sẽ được kiểm tra như sau:
Các điều kiện phù hợp để phát triển du lịch như sau:
- Khung pháp lý liên quan đến chính trị và kinh tế, tránh kinh doanh du lịch;
- Pháp lý quy định không gây mâu thuẫn trong các nguồn thu từ du lịch tại các địa phương.
- Cấp độ quyền sở hữu tại các địa phương;
- Các cấp độ an toàn cho khách du lịch;
- Giảm thiểu các rủi ro sức khoẻ bằng các dịch vụ y tế và cung cấp nước sạch; và
- Cung cấp các phương tiện thông tin truyền thông cho các địa phương.
Các tiền đề phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:
- Cảnh quan và động thực vật nên được chú trọng phát triển để thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch đến với du lịch sinh thái cộng đồng;
- Hệ thống du lịch sinh thái nên chú trọng tới cấp độ quản lý khách đến thăm, tránh hiện tượng tàn phá;
- Các địa phương nên nhân biểt về tiềm năng, tỷ lệ rủi ro và các thay đổi của nó;
- Các cấu trúc tiềm năng mang lại du lịch cộng đồng hiệu quả;
- Không ảnh hưởng đến văn hoá và truyền thống bản địa; và
- Đánh giá thị trường theo nhu cầu tiềm năng và phương tiện hiệu quả để tiếp cận.
Các tiền đề phụ thuộc vào hoàn cảnh các địa phương tuy nhiên vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như xung đột biên giới Namibia tại Caprivi liên tục ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường tại khu vực nhưng vẫn có thể hứa hẹn các sang kiến du lịch sinh thái để bình ổn tại khu vực.
Nếu tiền đề này đáp ứng cũng không có nghĩa là hệ thống du lịch sinh thái sẽ thành công, nó chỉ có giá trị cho quá trình đem ra phân tích đánh giá cho các bước tiếp theo.
Kiểm tra các tiền đề sẽ được đưa ra nghiên cứu. Căn cứ về tiền đề và cách thức kiểm tra nhanh về tính khả thi trước đó sẽ được áp dụng giữa cho các ngành hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch.
Nhóm bảo vệ thiên nhiên cộng đồng tại Namibia
Tại Namibia, Quỹ thiên nhiên hoang dã chỉ đạo các tổ chức quốc gia và quốc tế nhằm thực hiện dự án hỗ trợ công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng đồng. Việc gây quỹ thông qua du lịch để hỗ trợi phát triển và bảo vệ điaj phương là một phần của dự án.
Trước khi độc lập, các cộng đồng đã không có quyền để quản lý và thu các lợi nhuận từ các sản phẩm tự nhiên mà chỉ đơn giản là duy trì sự sống. Trường hợp như việc mất mát 97 số dê và cừu trong một đêm được cảnh báo.
Hiện tượng săn bắt trái phép trên diện rộng đã xảy ra. Người đứng đầu các khu vực này đã đứng ra bổ nhiệm người bảo vệ rừng dưới sự hỗ trợ từ phía các Tổ chức Phi Chính phủ. Sau khi giành độc lập, quá trình này đã được thắt chặt hơn bằng các luật lệ được quy định bởi Bộ Môi Trường và Du lịch. Bộ này sẽ quy định cho các cá nhân về quyền hạn cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và thu lợi nhuận từ môi trường tự nhiên cũng như du lịch. Theo đó, Cục bảo vệ khu vực cộng đồng được thành tlập và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên tại khu vực.
Nhóm bảo vệ sẽ bao gồm các nhóm người muốn làm việc cùng nhau, đưa ra các quyết định cùng nhau và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai dựa theo điều khoản đặt ra. Chính phủ sẽ duy trì trách nhiệm tổng quát nhằm đảm bảo bền vững và bảo vệ thống nhất.
Nhóm bảo vệ sẽ tìm ra các cách thứec nhằm bảo vệ du lịch. Tuy nhiên,thuận lợi nhiều nhất về mặt tài chính phụ thuộc vào khả năng mà được quy định bởi luật pháp. Đó là cách thức liên doanh với các đơn vị tư nhân nhằm phát huy cách thức bảo vệ và xây dựng các chương trình nhằm kiểm chế xâm nhập trái phép.
Các hỗ trợ và dẫn dắt liên tục được thực hiện đối với nhóm bảo vệ, chẳng hạn như việc quản lý tài chính và các hợp đồng đàm phán. Các lợi nhuận đặc biệt thu được từ việc tổ chức các chuyến thăm sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch sinh thái thông qua việcliên doanh với các nơi khác. Hiệp hội du lịch cộng đòng tại Namibia đã tạo nên mối liên kết giữa các cộng đồng với các ngành, các doanh nghiệp bên ngoài. Namibia đã nhận được sự hỗ trợ thông qua việc đào tạo, các lời khuyên kinh doanh, chiến lược tiếp thị, sự bảo hộ và cả vốn. Hệ thống thông tin và đặt vé được thiết lập.
Các Kế hoạch lựa chọn du lịch an toàn sẽ đảm bảo định hướng thị trường với chất lượng tốt và tôn trọng các di sản văn hoá và môi trường. Điều này được phản ánh trong Chính sách du lịch tại Namibia.
Có các dấu hiệu mang tính khích lệ về việc quản lý du lịch và bảo vệ đa dạng sinh học. Các sản phẩm tự nhiên như tê giác đen và voi liên tục tăng lên về số lượng từ khi ứng dụng nó.
1.3. Tuân thủ theo quy tắc hợp nhất
Loại bỏ các quy tắc độc lập, du lịch sinh thái cộng đồng xảy ra trong bối cảnh của nhiều sự lựa chọn và các chương trình bảo vệ, phát triển bền vững và du lịch đi cùng với trách nhiệm.
Bàn về du lịch sinh thái cộng đồng, một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của du lịch sinh thái cộn đồng đến việc bảo vệ môi trường và mức thu nhập cũng như nguồn lực trong cộng đồng mang tính hạn chế. Theo đó, nó có thể mang tính ảnh hưởng mạnh cũng như thành công hơn nếu được sáp nhập với các ý kiến phát triển bền vững khác ở mức độ cộng đồng.
Du lịch sinh thái có thể được liên kết với các khía cạnh khác của kinh tế khu vực tạo nên mối liên kết tương hỗ và giảm thiểu sự rò rỉ tài chính. Nó cũng có thể kết hợp với ngành nông nghiệp như việc sử dụng thời gian và nguồn lực cũng như cung cấp thị trường tạo ra sản phẩm.
Nhìn chung, các hoạt động đa ngành trong địa phương liên tục được khích lệ. Thị trường du lịch sinh thái dường như nhỏ bé, mang tính nhay cảm cũng như theo mùa vụ và cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài như thay dổi chính trị hay sự thiếu ổn dịnh kinh tế tại các nước lớn cũng như các nước kế cận. Mặt khác, du lịch sinh thái có thể là lá chắn chống lại các đe doạ gây ra cho các ngành khác.
Cùng với sự sáp nhập theo phương ngang nắm giữ trong cộng đồng, sự thành công của các sáng kiển của du lịch cộng đồng có thể phụ thuộc vào sự sáp nhập cả ở phương dọc ở cấp độ sáng kiến cấp quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy du lcịh trách nhiệm. Bên cạnh việc liên kết với những cái đã có, các nỗ lực nên được phát huy nhằm hỗ trợ du lịch sinh thái bao gồm sự phối hợp giữa các bộ các chính sách du lịch và môi trường. Việc hỗ trợ cấp quốc gia teho hưóng liên kết các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ theo hướng các doach nghiệp nhỏ và các sáng kiến cộng dồng cũng như việc xúc tiến quốc gia và quốc tế.Ví dụ như ở Brazil, WWF liên tục tìm kiếm chính sách quốc gia cũng như tiềm năng tại các địa phương.
Các kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Brazil
Brazil là một minh chứng cho các hỗ trợ được quy về cho du lịch sinh thái. Mặc dù điều này có thể thúc đẩy việc bảo vệ quốc gia nơi mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn thấp nhưng nó vẫn là mối đe doạ cho Brazil bởi một ngành du lcịh không kiểm soát cùng với các mối đe doạ liên tục tới môi trường tự nhiên. Do đó, Quỹ WWF tại Brazil liên tục nỗ lực xây dựng các chương trình bảo vệ, theo đó ý thức của người dân cũng dần được cải thệin ở cả cấp đọ quốc gia lẫn địa phương. Đây là một động lực để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Braxin.
Nội dung của chương trình bao gồm:
- Đễ xuất và kiểm tra phương pháp luận về việc đào tạo về du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào 8 dự án thí điểm được đa dạng hoá lĩnh vực sinh thái cộng đồng, một cách thức của du lịch sinh thái;
- Đưa phương pháp luận đến các đại phương tại Brazil, và;
- Xác định phương hướng phát triển hệ thống chứng chỉ về du lịch sinh thái cấp quốc gia.
Đào tạo nhằ