Tiểu luận Tình hình hoạt động của vụ doanh nghiệp

Lịch sử đã chứng minh rằng bất kỳ một bộ máy, một tổ chức hay một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải có một bộ phận mang tính chất kế hoạch, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc ra quyết định, thực hiện mục tiêu đề ra đồng thời kế hoạch làm cơ sở để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công tác mục tiêu đó. Nó không chỉ làm chức năng tham mưu, tổng hợp đề ra các kế hoạch cho các đơn vị khác mà hơn nữa nó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền cân đối, phối hợp điều hành các bộ phận, cơ sở, tổ chức trực thuộc hoạt động theo đúng kế hoạch. Đối với nước ta thì Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chủ quản hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương tới địa phương. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành Bộ Kế hoạch và đầu tư có rất nhiều những biến đổi, cụ thể là: Ngày 31 tháng 12 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Ngày 8 tháng 10 năm 1955 trong phiên họp thường kỳ, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955 Thủ tướng Chính phủ đã ra thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Uỷ ban kế hoạch quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, các tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và tiến hành thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 158 CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong đó xác định rõ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (158/CP; 47/CP; 209/CP; 29/CP; 10/CP; 77/CP; 174/CP; 15/CP; 134/CP; 224/CP; 69/HĐBT; 66/HĐBT; 86/CP; .). Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 1 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Bộ Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu, tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước, giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định 75/CP thì nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Kế hoạch và đầu tư đã được nêu rõ tại Điều 2 - Nghị định 75/CP

doc14 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình hoạt động của vụ doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I quá trình hình thành và phát triển I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Lịch sử đã chứng minh rằng bất kỳ một bộ máy, một tổ chức hay một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải có một bộ phận mang tính chất kế hoạch, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc ra quyết định, thực hiện mục tiêu đề ra đồng thời kế hoạch làm cơ sở để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công tác mục tiêu đó. Nó không chỉ làm chức năng tham mưu, tổng hợp đề ra các kế hoạch cho các đơn vị khác mà hơn nữa nó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền cân đối, phối hợp điều hành các bộ phận, cơ sở, tổ chức trực thuộc hoạt động theo đúng kế hoạch. Đối với nước ta thì Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chủ quản hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương tới địa phương. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành Bộ Kế hoạch và đầu tư có rất nhiều những biến đổi, cụ thể là: Ngày 31 tháng 12 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Ngày 8 tháng 10 năm 1955 trong phiên họp thường kỳ, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955 Thủ tướng Chính phủ đã ra thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Uỷ ban kế hoạch quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, các tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và tiến hành thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 158 CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong đó xác định rõ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (158/CP; 47/CP; 209/CP; 29/CP; 10/CP; 77/CP; 174/CP; 15/CP; 134/CP; 224/CP; 69/HĐBT; 66/HĐBT; 86/CP; ....). Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 1 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Bộ Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu, tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước, giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định 75/CP thì nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Kế hoạch và đầu tư đã được nêu rõ tại Điều 2 - Nghị định 75/CP. Theo Điều 3 - Nghị định 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Các Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và đầu tư Các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Kế hoạch và đầu tư gồm 2 Vụ, Viện, Trung tâm. Mỗi Vụ, Viện, Trung tâm đều có nhiệm vụ nhất định cụ thể để hình thành guồng máy hoạt động của Bộ Kế hoạch và đầu tư. a. Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. 1. Vụ Cơ sở hạ tầng 2. Vụ Công nghiệp 3. Vụ Doanh nghiệp 4. Vụ Đầu tư nước ngoài 5. Vụ Khoa học giáo dục môi trường 6. Vụ Kinh tế đối ngoại 7. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ 8. Vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9. Vụ Pháp luật và đầu tư nước ngoài 10. Vụ Quan hệ Lào và Campuchia 11. Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài 12. Vụ Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp 13. Vụ Quốc phòng an ninh 14. Vụ Lao động văn hoá xã hội 15. Vụ Tổ chức cán bộ 16. Vụ Tài chính tiền tệ 17. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 18. Vụ Thương mại dịch vụ 19. Văn phòng thẩm định dự án đầu tư 20. Văn phòng Bộ 21. Văn phòng xét thầu quốc gia 22. Cơ quan đại diện phía Nam. b. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ 1. Viện Chiến lược phát triển 2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 3. Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam 4. Trung tâm Thông tin (gồm cả Tạp chí kinh tế dự báo) 5. Trường Nghiệp vụ kế hoạch 6. Báo Đầu tư nước ngoài. Hiện nay chế độ làm việc của các Vụ, Viện là theo chế độ chuyên viên (trừ văn phòng Bộ và Trung tâm thông tin là phòng), ngoài ra hai Viện: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Viện Chiến lược phát triển (do Viện trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ) đều có các ban trực thuộc Viện. II. Quá trình hình thành và phát triển của Vụ doanh nghiệp Vụ Doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư. Cùng với quá trình hình thành chung của Bộ Kế hoạch và đầu tư; Vụ Doanh nghiệp cũng có những thay đổi căn bản về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, cơ chế làm việc theo thời kỳ từ khi còn là Viện Nghiên cứu kế hoạch hoá quản lý năm 1974 cho đến Vụ Doanh nghiệp hiện nay. Năm 1974 Thủ tướng Chính phủ kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Phạm Văn Đồng ký Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu kế hoạch hoá và quản lý. Năm 1988, Vụ Định mức sát nhập vào Viện nên Viện đổi tên thành Viện Kế hoạch hoá và định mức. Viện có chức những năng: - Nghiên cứu phương pháp luận kế hoạch hoá phát triển KT - XH của đất nước. - Phối hợp với Viện Phát triển kinh tế quốc dân xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. - Phổ biến phương pháp, chế độ, các chỉ thị, thông tư liên quan đến công tác kế hoạch hoá thông qua phòng xuất bản của Viện. - Nghiên cứu trình Chính phủ các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm giao cho các bộ, các ngành. - Ban hành các loại định mức. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, công tác kế hoạch hoá thiên về các chỉ tiêu pháp lệnh. Với Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 khoá IV. Năm 1979, với tư tưởng là tìm mọi cách để phát triển sản xuất thì một trong những chức năng quan trọng của Viện là nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá. Để thúc đẩy tính tự chủ của các doanh nghiệp và từng bước sắp xếp lại trật tự của các doanh nghiệp Nhà nước. Viện cùng các cơ quan có thẩm quyền đưa ra Nghị định số 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT. Đồng thời năm 1991 Viện được giao nhiệm vụ là Chủ tịch Hội đồng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT. Công việc xem xét, thành lập, giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT đã thu hút hầu hết các cán bộ của Viện và đã trở thành công việc chính. Một bộ phận về phương pháp chế độ của Viện được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chuyển sang Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, phòng xuất bản chuyển sang Tạp chí Kinh tế dự báo. Một bộ phận đăng ký kinh doanh của trọng tài kinh tế sau khi giải thể đã sát nhập vào đơn vị cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Tháng 11 năm 1995, Vụ Doanh nghiệp chính thức ra đời. Phần II Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Doanh nghiệp Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Xét đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Doanh nghiệp. Ngày 29 tháng 4 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ra Quyết định số 89-BKH/TCCB quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức bộ máy của Vụ Doanh nghiệp, cụ thể là: I. Chức năng, nhiệm vụ Vụ Doanh nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng theo dõi và quản lý Nhà nước về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong nước với các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Thường trực Hội đồng thẩm định thành lập các doanh nghiệp. - Tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các Vụ liên quan, chuẩn bị nội dung và các thủ tục cần thiết để đưa ra Hội đồng thẩm định xem xét đối với các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. - Xem xét việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với các doanh nghiệp theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. - Phối hợp với Vụ, Viện trong cơ quan nghiên cứu xác định danh mục, lĩnh vực ưu tiên khi thành lập mới doanh nghiệp, trình Chính phủ, thoả thuận với các Bộ quản lý ngành danh mục các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng trong từng thời kỳ kế hoạch. 2. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. Soạn thảo các văn bản hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật quy định, trình Bộ trưởng ban hành thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Kiểm tra, theo dõi việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở các địa phương. Hướng dẫn, giải đáp, quản lý thống nhất các mẫu biểu ghi chép và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Theo dõi tình hình biến động của doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh. Soạn thảo quy chế hướng dẫn các ngành, địa phương, các doanh nghiệp thực hiện thống nhất chế độ báo cáo điều chỉnh sau khi đăng ký kinh doanh. Tổ chức lưu trữ và phân tích thông tin các loại hình doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh và những thay đổi sau đăng ký kinh doanh. Định kỳ báo cáo tình hình doanh nghiệp hiện có ở các bộ, ngành và địa phương. 4. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm: - Trình Chính phủ về quyết định bổ sung, thay đổi danh mục các ngành nghề và phạm vi các vùng được hưởng ưu đãi đầu tư. - Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư. - Quy định trình tự thủ tục, mẫu đơn và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất trong cả nước. - Quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. 5. Tham gia nghiên cứu Luật, hướng dẫn thi hành luật, cơ chế quản lý, chính sách quản lý đối với các loại hình doanh nghiệp và phương hướng chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư giao. II. Cơ cấu tổ chức của Vụ Doanh nghiệp Vụ Doanh nghiệp làm việc theo chế độ chuyên viên tức là cán bộ trong Vụ quan hệ trực tiếp với người phụ trách của mình, không phải qua cấp phòng ban như trước đây. Vụ có một Vụ trưởng, hai Phó Vụ trưởng và những người tham gia giúp việc Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng. Hiện tại Vụ Doanh nghiệp có 16 công chức bao gồm 4 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 10 đại học. Về tuổi bình quân là 46 tuổi/người. Vụ Doanh nghiệp được cấu thành bởi 3 bộ phận: - Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo dõi tình hình của các DNNN, là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các DNNN độc lập có vốn ít điều lệ ít hơn mức vốn dự án nhóm A do các Bộ, địa phương đề nghị thành lập. Bộ phận này gồm 6 người do Vụ phó Nguyễn Văn Quảng phụ trách. Đây là bộ phận có liên quan rất nhiều trong quá trình cải cách DNNN. Trong tương lai bộ phận này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình. - Bộ phận đăng ký kinh doanh có chức năng quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh, thủ tục nhập dữ liệu về đăng ký kinh doanh từ các Sở Kế hoạch và đầu tư ở các địa phương, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ. Bộ phận này gồm 6 người do Vụ trưởng Lê Văn Ân phụ trách. - Bộ phận ưu đãi đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước. Bộ phận này hoạt động từ khi Luật khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu lực. Bộ phận này gồm 4 người do Vụ phó Nguyễn Lê Trung phụ trách. Phần III Tình hình hoạt động của vụ doanh nghiệp I. Tình hình hoạt động của Vụ Doanh nghiệp trong thời gian qua (Từ 01/11/1995 đến 17/01/2001). Năm 1995: - Nghiên cứu, dự thảo các văn bản để Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ (CP) trong việc hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo sự phân công của Bộ. - Phối hợp với các Bộ nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo sự phân công của CP, tham gia ý kiến về phương án tổng thể sắp xếp DNNN ở các tỉnh theo Chỉ thị số 500-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ theo dõi việc thành lập 17 Tổng Công ty theo QĐ 91 và các Tổng Công ty theo QĐ 90 của CP; thường xuyên theo dõi, nắm tình hình hoạt động của các DNNN, làm thủ tục thành lập DNNN và bổ sung ngành nghề cho các DNNN thuộc các Bộ, các ngành ở TW. - Triển khai dự án điều tra doanh nghiệp trên 2 địa bàn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do OECF hỗ trợ. Trên cơ sở điều tra Vụ đã phân tích số liệu, đánh giá, lập báo cáo và tổ chức hội thảo đánh giá sự thích ứng của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế mới. Năm 1996: Vụ đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ công tác chuyên môn được giao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Bộ, các ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; ưu đãi đầu tư. - Nghiên cứu dự thảo của Nghị định của CP hướng dẫn thi hành Luật DNNN theo sự phân công của lãnh đạo Bộ, đã ban hành Nghị định 50/CP ngày 28/8/96; Nghị định 56/CP ngày 02/10/96; Thông tư hướng dẫn thi hành 2 Nghị định trên. - Nghiên cứu dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ-29/CP về thủ tục đầu tư trực tiếp của người Việt Nam được Bộ ban hành 30/01/96. - Nghiên cứu dự thảo Thông tư hướng dẫn đăng ký kinh doanh đối với các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam, đã được Bộ ban hành 11/9/96. - Phối hợp với Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới doanh nghiệp, tham gia ý kiến với các Bộ, ngành xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN của tỉnh thành phố theo Chỉ thị 500-TTg của CP, chuẩn bị văn bản để Bộ trưởng phê duyệt phương pháp sắp xếp tổng thể DNNN của 16/18 tỉnh, thành phố theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. - Dự thảo chương trình cải cách DNNN năm 1996 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/5/1996 phục vụ kịp thời cho việc giúp vốn đợt II chương trình SAC. Năm 1997: - Nghiên cứu dự thảo các Thông tư của Bộ Kế hoạch và đầu tư: Thông tư 01-BKH/DN hướng dẫn thực hiện NĐ 50/CP. - Tham gia soạn thảo các văn bản pháp luật: Luật công ty (sửa đổi), Luật doanh nghiệp tư nhân (sửa đổi); Luật khoa học và công nghệ. - Tổng hợp tình hình DNNN ở các Bộ, ngành, địa phương, trong đó lập danh sách các DNNN hoạt động công ích. - Tổ chức giao ban cho các Tổng công ty lần thứ nhất và hướng dẫn các Tổng công ty báo cáo một số nội dung chuẩn bị giao ban cho các Tổng công ty lần 2. - Tổ chức đi nghiên cứu thực tế ở một số địa phương và các Tổng công ty. - Triển khai các đề tài khoa học như "Mô hình kế hoạch hoá"; "Đổi mới thủ tục thành lập kinh doanh đối với các doanh nghiệp"; "Một số giải pháp khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài". Năm 1998: - Chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng: Thông tư số 02/1998/TT-KH ngày 13/3/1998 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thông tư liên tịch số 05/1998/TTLT - KH&ĐT - TP ngày 10/7/1998 của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tư pháp. - Tham gia với tư cách là thành viên trong việc soạn thảo các văn bản Luật, Nghị định: NĐ số 07/1998/NĐ-CP ngày 15/01/1998; QĐ số 68/CP/1998 QĐ-TTg ngày 27/3/1998... - Tham gia góp ý kiến soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: NĐ số 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; NĐ 214/1998/NĐ-CP ngày 29/6/98 của CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Nghiên cứu sử lý và soạn thảo các văn bản quản lý để Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành 124 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đầu tư; của 60 doanh nghiệp, 35 văn bản thoả thuận thành lập DNNN... - Tham gia góp ý, xử lý công việc cùng với Vụ Kinh tế đối ngoại chuẩn bị 4 văn bản phục vụ cho các Hội nghị quốc tế và gia nhập WTO của Việt Nam năm 1999. - Chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật như: soạn thảo và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 01/1999/TT-BKH ngày 24/9/99 hướng dẫn trình tự thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51-NĐ-CP; dự thảo Nghị định của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và hoạt động của hộ kinh doanh,... - Nghiên cứu, sử lý và soạn thảo các văn bản khác để Bộ ban hành: + Nghiên cứu, giải quyết cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 135 dự án của 56 doanh nghiệp. + Soạn thảo 35 văn bản thoả thuận thành lập DNNN và trả lời các văn bản có liên quan đến thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản chuyển đổi sở hữu DNNN của các Bộ, ngành và địa phương. + Soạn thảo 58 văn bản trả lời các Bộ, địa phương và doanh nghiệp về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật khuyến khích đầu tư. - Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật với các cơ quan có liên quan như tham gia cùng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương dự thảo Nghị định của CP quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư tư nhân (sửa đổi), Luật doanh nghiệp. Năm 2000: Một trong những công tác chính của Chính phủ trong năm 2000 là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển, nhằm phát huy nội lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Vụ Doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ được Bộ giao, góp phần tích cực vào những thành tích chung của Bộ cùng các cơ quan chức năng tạo môi trường pháp lý, tăng cường việc thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Sau đây là những kết quả công việc cụ thể Vụ Doanh nghiệp đã thực hiện năm 2000. - Chủ trì nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. + Giúp Bộ soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2000/NĐ- CP ngày 03/02/2000 của CP về đăng ký kinh doanh. + Soạn thảo và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 03/2000/TT-BKH ngày 02/03/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của CP về đăng ký kinh doanh. + Soạn thảo và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT - BKH - BTCCBCP ngày 07/06/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ban tổ chức cán bộ CP hướng dẫn việc tổ chức phòng đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh và cấp huyện. - Nghiên cứu, sử lý và soạn thảo các văn bản khác để Bộ ban hành. + Tiếp nhận, nghiên cứu, sử lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư cho 301 dự án và đã trình Bộ cấp giấy chứng nhận UĐĐT cho 247 dự án; cấp giấy chứng nhận UĐĐT bổ sung cho 18 dự án; tiếp nhận, nghiên cứu 24 đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước và đã trình Bộ có văn bản thoả thuận thành lập 21 DNNN trong đó có 11 DNNN thuộc Viện, Trường, Cơ sở đào tạo. Như vậy so với cùng kỳ năm 1999, số dự án, đề án cấp UĐĐT và thoả thuận thành lập DNNN tăng gấp 2 lần. Ngoài ra thông báo bằng văn bản về việc từ chối cấp hoặc hồ sơ chưa hợp lệ hơn 30 dự án. + Soạn thảo 285 văn bản hướng dẫn sử lý các vướng mắc về trình tự thủ tục, nội dung cấp ưu đãi đầu tư, đăng ký kinh doanh, thành lập DNNN cho các Bộ, ngành, Sở Kế hoạch và đầu tư và các doanh nghiệp. So với năm 1999, số văn bản loại này tăng 1,7 lần. - Triển khai hình thành Trung tâm thông tin doanh nghiệp. + Soạn thảo đề án "Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp"; tổ chức hội thảo, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan. + Khảo sát và đánh giá việc trang bị và sử dụng phần mềm tin học của các phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và thực trạng nguồn lực công nghệ thông tin của các phòng đăng ký kinh doanh trong cả nước. + Xây dựng đề án tổng thể "Phát triển và thực hiện hệ thống mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc". + Tổ chức Hội thảo "Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp". Đến nay đề án tổng thể cơ bản đã hoàn thành, đã trình lãnh đạo Bộ và được Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo triển khai tiếp. - Tham gia nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật với các cơ quan có l
Tài liệu liên quan