Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diến ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tốn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Do vậy, chúng ta cần tìm hiểu về chất thải nguy hại để từ đó tìm cách hạn chế các ảnh hưởng của chúng đến môi trường và con người. Đó cũng là lí do nhóm chúng em chon đề tài “Tổng quan về chất thải nguy hại”.Qua đề tài này, nhóm muốn tìm hiểu về chất thải nguy hại và các ảnh hưởng của chúng đến môi trường sống và con người. Từ đó, có thể tìm ra những biện pháp thu gom và xử lí các chất thải nguy hại nhằm hạn chế các ảnh hưởng của chúng.
Tuy nhiên do thời gian, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên nội dung bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để cho bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
57 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng quan về chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN MÔN:
ĐỀ TÀI:
TP.HCM, tháng 5, năm 2011
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, chúng em xin chân thành cảm ơn:
- Thầy hiệu trưởng trường Đại học công nghiệp TPHCM đã tạo
cơ sơ vật chất và điều kiện học tập tốt cho chúng em
- Thầy đã tận tình giảng dạy em bộ môn
“Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại” và hướng dẫn chúng em
làm bài tiểu luận này
- Các thầy cô trong thư viện trường đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho
chúng em trong suốt quá trình tìm tài liệu
- Viện KHCN- QL Môi Trường đã cung cấp tài liệu học tập chuyên
ngành cho chúng em .
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diến ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tốn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Do vậy, chúng ta cần tìm hiểu về chất thải nguy hại để từ đó tìm cách hạn chế các ảnh hưởng của chúng đến môi trường và con người. Đó cũng là lí do nhóm chúng em chon đề tài “Tổng quan về chất thải nguy hại”.Qua đề tài này, nhóm muốn tìm hiểu về chất thải nguy hại và các ảnh hưởng của chúng đến môi trường sống và con người. Từ đó, có thể tìm ra những biện pháp thu gom và xử lí các chất thải nguy hại nhằm hạn chế các ảnh hưởng của chúng.
Tuy nhiên do thời gian, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên nội dung bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để cho bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
The whole-system challenge * There is an even deeper, and often unperceived, "whol
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TP. HCM, ngày … tháng 5, năm 2011
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1 Một số khái niệm về chất thải nguy hại:
1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước châu Âu-Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường.
Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA) 1976:
Trong đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên của Mỹ RCRA (Resource Conservation and Recovery Act – 1976): chất thải (ở dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
+ Nằm trong danh mục chất thải do cục Bảo vệ môi trường Hoa kỳ (EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách)
+ Có một trong bốn đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA quy định.
+ Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là chất thải nguy hại.
Theo UNEP (1985)
Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình chứa khí) do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hay các đặc tính khác gây nguy hại hay có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường, bởi chính bản thân chúng hay khi cho tiếp xúc với chất thải khác.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US –EPA)
Chất thải được cho là nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:
- Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng và/hoặc độc hại.
- Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nói chung từ qui trình
công nghệ).
- Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các nghành công nghiệp độc hại).
- Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian
- Là hỗn hợp có chứa một chất thải nguy hại đã được liệt kê.
- Là một chất được qui định trong RCRA.
- Phụ phẩm của quá trình xử lý CTNH cũng được coi là chất thải nguy hại trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại.
Định nghĩa của Philipin
Chất thải độc hại là các vật liệu vốn có tính độc hại, tính ăn mòn, chất gây kích thích, tính dễ cháy, và tính gây nổ.
Định nghĩa của Canada
Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dich tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người.
Tại Việt Nam
Xuất phát từ nguy cơ bùng nổ việc phát sinh chất thải nguy hại từ quá trình công nghiệp hóa của đất nước, ngày 16/7/1999, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định ban hành Quy chế quản lí chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg, tại Điều 2 Mục 2, chất thại nguy hại được định nghĩa như sau:
“Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.”
Các chất thải nguy hại được được liệt kê trong danh mục phụ lục 1 của quy chế 155. Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương (Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam –NEA) quy định.
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
1.1.2. Định nghĩa chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại (hazardous waste/materials) là những chất có tính độc hại nhất thời thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do: không phân huỷ sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một liều lượng nhất định nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất nguy hại:
Chất có khả năng gây cháy (Ignitability): chất có nhiệt độ bắt cháy < 600C, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất gây cháy thường gặp là xăng, dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa Clo…
Chất có tính ăn mòn (Corossivity): là những chất trong nước tạo môi trường pH 12.5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có tính axít hoặc bazơ…
Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): các chất dễ dàng chuyển hoá hóa học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axít, dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt, dễ nổ hay tiêu huỷ hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm.
Chất có tính độc hại (Toxicity): những chất thải mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó được xếp vàp loại chất thải độc hại. Chất độc hại gồm: các kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium, asenic, chì và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton, cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).
Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen: dioxin (PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo…
Chất thải là chất (ở dạng khí, lỏng hay rắn) được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác.Vậy, chất thải là phần dư ra không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm hay không còn cung cấp một giá trị sản phẩm thương mại hay dịch vụ tại chỗ và đúng thời điểm xác định.Nghĩa là chất thải là những chất bị hỏng, hay không đạt chất lượng, xuất hiện không đúng lúc, không đúng nơi.Chất thải chỉ là khái niệm tương đối, khi một chất thải được đưa đến đúng nơi sử dụng, có mặt đúng lúc, đúng yêu cầu chất lượng thì chất thải đó trở thành hàng hoá và được sử dụng.Tương tự như vậy, chất thải nguy hại cũng là một khái niệm tương đối so với hàng hoá nguy hại, chúng có thể chuyển hoá giá trị cho nhau.
1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại:
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng môi metyl clorua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluen hay xylen…).
Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại).
Thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…).
Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, ắc quy các loại…).
Ở Việt Nam, chất thải nguy hại được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bùn cống rãnh, y tế, các hóa chất tồn lưu sau chiến tranh, trong chất thải rắn sinh hoạt....Một số ngành công nghiệp điển hình ở Việt Nam có phát sinh chất thải nguy hại có thể kể đến như: công nghiệp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim, ngành xi mạ, ngành sản xuất xây dựng, ngành điện tử và ắc quy, ngành sản xuất giày dép, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành sản xuất giấy, ngành sản xuất điện,.....Có thể định tính sơ bộ về nguồn phát sinh và dạng chất thải công nghiệp nguy hại ở Việt Nam như sau:
TT
Các ngành công nghiệp tiêu biểu
Dạng chất thải nguy hại đặc trưng
01
Công nghiệp hóa chất
Vô cơ cơ bản
Các kim loại nặng (Hg, As), các hợp chất clo
Tổng hợp hữu cơ
Các dung môi
Phân bón
Kim loại nặng
Thuốc bảo vệ thực vật
Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
Sơn
Các hợp chất sơn
Cao su
Axit, mủ cao su
Pin - Ắcquy
Axit, kim loại nặng (Pb, Hg)
Bột giặt – chất tẩy rửa tổng hợp
Chất hoạt động bề mặt
02
Công nghiệp thực phẩm
Rượu, bia, nước giải khát
Phenol, bã lên men
Mì ăn liền
Dầu thực vật
Thuốc lá
Nicotine
Chế biến hạt điều
Phenol và các dẫn xuất của chúng
Tinh bột khoai mì
Xyanua
Chế biến thịt, cá, thủy, hải sản
Chlorine dư
03
Công nghiệp giấy, bột giấy và bông băng
Dịch đen chứa lignin và kiềm, các hợp chất hữu cơ đã bị clorine hóa, các chất quang trắng
04
Công nghiệp sơi- dệt - nhuộm
Phẩm nhuộm và các sản phẩm trợ nhuộm, kim loại nặng, axit, kiềm
05
Công nghiệp thuộc da
Nước thải chứa crom
06
Công nghiệp điện tử
Nước thải xi mạ chứa kim loại nặng
07
Công nghiệp in
Phim nhựa tráng hỏng, xyanua, hydroquynua, thuốc ảnh và các dạng thuốc màu khác
08
Công nghiệp luyện kim
09
Công nghiệp dầu khí và các cảng xăng dầu
Cặn dầu khoáng
10
Công nghiệp chế biến gỗ
Hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, formaldehyde
Ngoài ra chất thải nguy hại còn kể đến một lượng lớn bùn cặn (hoặc chất nổi) sinh ra trong quá trình xử lý nước thải. Trong một số trường hợp (điển hình như bùn từ xử lý nước thải xi mạ, váng dầu từ nước thải chế biến hạt điều), lượng bùn cặn này còn chứa nhiều yếu tố độc hại (kim loại nặng, phenol và các dẫn xuất của chúng) và được xem như là một dạng ô nhiễm thứ cấp.
HTX công nghiệp thực phẩm Sóc Sơn xả thải không qua xử lý ra môi trường với lưu lượng khoảng 48m3/ngày-đêm.
Chất thải nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm).
Bảng1: Lượng chất thải phát sinh theo ngành công nghiệp và chủng loại chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2002
Ngành công nghiệp
Lượng chất thải (tấn/năm)
Chủng loại chất thải
Lượng chất thải (tấn /năm)
Sản xuất và bảo trì phương tiện giao thông
19000
Bao bì và đóng gói
23000
Giày dép
11000
Dầu thải
21000
Hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật
9500
Các chất thải chứa dầu khác
15000
Da
8600
Các chất hữu cơ
7300
Dệt
8200
Bùn từ công nghiệp giấy
3100
Dầu khí
6000
Bùn kim loại
3000
Sản phẩm kim loại
5800
Bùn da
2300
Giấy
4000
Bùn dệt
2200
Điện/điện tử
3000
Xỉ chì
1100
Công nghiệp thép
2800
Các chất vô cơ
800
Mạ/xử lí kim loại
850
Axit/bazo
400
Vật liệu xây dựng và các sản phẩm khoáng khác
700
Dung môi
55
Nhà máy điện
50
“Nguồn: Dự án quy hoạch tổng thể về chất thải nguy hại TP.HCM 2000”
Ngoài ra, nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn hóa chất tồn lưu bao gồm các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở các vùng khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước. 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa trong khi đó, chất thải nguy hại từ nông nghiệp chủ yếu phát sinh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo các số liệu điều tra gần đây hàng năm lượng chất nguy hại thải phát sinh tính theo ngành và chủng loại tại khu vực TP. Hồ Chí Minh như sau:
• Ngành sản xuất và bảo trì phương tiện giao thông: khoảng 20000 tấn/năm: chủ yếu các vật dụng như bao bì, giẻ lau.
• Ngành công nghiệp giày da: dầu nhớt, phế thải xấp xỉ 20 000 tấn/năm.
• Ngành sản xuất các loại hoá chất bảo vệ thực vật: gần 10 000 tấn/năm.
• Ngành công nghiệp thuộc da: các chất thải có nguồn gốc hữu cơ động vật, các hoá chất sử dụng trong sản xuất.
• Ngành công nghiệp dầu khí: 6000 tấn/năm chủ yếu là các loại thùng kim loại.
• Ngành công nghiệp giấy 1000 tấn/ năm
• Ngành công nghiệp điện tử: tồn tại trong các thiết bị
• Ngành công nghiệp sản xuất thép: trong các xưởng kim loại chủ yếu là các loại thép vô cơ.
• Ngành công nghiệp xi mạ.
• Ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
- Dầu thải (khoảng 25.000 tấn/năm): là lượng dầu nhớt đã qua sử dụng, được thải ra từ các cơ sở sửa chữa, sản xuất và bảo trì các phương tiện vận chuyển, từ ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu khí, từ ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, ngành công nghiệp chuyển tải điện…Lượng dầu thải này một phần được tái sinh tại chỗ, một phần được các đơn vị thu gom (chủ yếu là tư nhân) để tái sinh, một phần được thu gom là nhiên liệu đốt, và vẫn còn một phần khác được đổ trực tiếp xuống cống rãnh thoát nước.
- Chất thải chứa (nhiễm) dầu (khoảng 50.000 tấn/năm): bao gồm các loại giẻ lau dính dầu nhớt, các thùng và bao bì dính dầu nhớt, các chất thải từ các ngành sản xuất khác như sản xuất dày dép, da, ngành công nghiệp dầu khí, ngành sản xuất các sản phẩm kim loại,…Có thể nói đây là lượng chất thải nguy hại có khối lượng lớn nhất (vì lí do với tính nguyên tắc là nếu một bao bì có dính chất thải nguy hại thì có thể xem cả khối lượng bao bì đó cũng là chất thải nguy hại). Các loại hình chất thải này nhìn chung cũng được thu gom và tái sử dụng sau khi đã xử lý rất sơ sài (chủ yếu là rửa và sử dụng lại) và một số ít được đem đốt, số khác thì thải thẳng ra môi trường.
- Các chất hữu cơ tạp (khoảng 10.000 tấn/năm): bao gồm các sản phẩm thải là các chất hữu cơ nguy hại như các loại thuốc bảo vệ thực vật (chiếm số lượng lớn nhất) và nhiều thành phần hữu cơ phức tạp khác. Nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, các ngành dày da, dầu khí, kim loại…Hiện trạng lưu trữ và thải bỏ loại hình chất thải này giống như chất thải nhiễm dầu.
- Bùn kim loại (khoảng 5.000 tấn/năm): chủ yếu phát sinh từ các ngành công nghiệp xi mạ và sản xuất các sản phẩm kim loại, từ các công nghệ sản xuất và từ các công trình xử lý nước thải. Nhìn chung các loại bùn nguy hại này hầu như không được thải bỏ một cách an toàn mà thường chuyên chở ra khỏi nhà máy và đổ thẳng xuống các bãi chôn lấp của thành phố.
- Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải: mặc dù chúng ta mới có khoảng 300- 400 công trình xử lý nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố và cũng chưa nắm vững được tình hình hoạt động cụ thể của các trạm xử lý này, nhưng về mặt nguyên tắc thì đây là nguồn tạo ra chất thải nguy hại khá đáng kể đòi hỏi phải có giải pháp thải bỏ an toàn nhất cho môi trường.- Cuối cùng là nhóm các hợp chất được xem là các hóa chất vô cơ tạp có chủng loại khá đa dạng nhưng khối lượng không lớn lắm (khoảng 2- 3000 tấn /năm) được phát sinh ra từ các ngành như sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ kim loại, sản xuất các sản phẩm kim loại, sản xuất và tái chế ắc quy chì…Quy trình quản lý các chất thải này tại các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa rõ ràng.
- Ngoài ra, tuy không được xem là chất thải nhưng các vùng đất bị ô nhiễm, (nhất là ô nhiễm do dầu nhớt thải, ô nhiễm do chất hữu cơ…) cũng là các đối tượng quan trọng của công tác quản lý chất thải nguy hại, nhất là công tác phục hồi ô nhiễm môi trường.
“Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp”
“Chất thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp và y tế”
1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại:
1.3.1. Cơ chế tác động của chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại nói chung khi tiếp xúc với cơ thể sống sẽ gây tác động đến cơ quan nhạy cảm của con người hoặc sinh vật ở nồng độ đủ cao và thời gian đủ lâu. Sự tổn thương của sinh vật phụ thuộc vào tính chất lý hóa của chất thải và tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của cơ thể sinh vật
Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với cơ thể sống thường thông qua một số quá trình động học như: hấp thụ, phân bố, trao đổi chất, tích lũy và bài tiết. Những tác nhân độc hại thường không thể iện tính độc hại trên bề mặt của cơ thể sống Thay vào đó chúng sẽ tiếp diễn thông qua một chuỗi các tuyến tiếp xúc và con đường trao đổi chất.
Bằng những con đường này chất thải nguy hại và các sản phẩm chuyên hóa của chúng sẽ đi đến các phân tử tiếp nhận hay các cơ quan mục tiêu và tích tụ với nồng độ đủ cao. Khi một sinh vật tiếp xúc với chất thải nguy hại nó sẽ hấp thụ vào cơ thể sinh vật đó bằng ba con đường: miệng, da và hô hấp.
Ví dụ: uống nước bị nhiễm dầu, hít thở không khí có khí CO, mặc đồ có dính thuốc trừ sâu. Khi vào bên trong cơ thể chất thải nguy hại sẽ được hấp thụ vào máu và phân bố khắp cơ thể.
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại:
Về mặt lịch sử, con người đã từng hít thở phải các loại khí độc do núi lửa phun hay bị chết do khí CO2 từ dung nham núi lửa. Người nô lệ ở Huy Lạp bị mắc bệnh phổi do tiếp xúc với bụi amiăng trong khi dệt quần áo. Một vài công trình nghiên cứu khảo