Tiểu luận Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống

Ngày nay, thương mại hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao và khối lượng hàng hóa lớn. Phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là khối lượng vận chuyển lớn, giá cước thấp, vận tải đường biển luôn phải đối phó với những rủi ro tự nhiên gắn liền với tính chất sóng gió của biển cả. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không chỉ giúp người kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm trước những rủi ro, tai họa của biển cả mà còn đen lại những khoản doanh thu lớn cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, xuất hiện một thực trạng các bên lợi dụng khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, và giải quyết khiếu nại bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuát nhập khẩu bằng đường biển đã trở thành một vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi gây những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, tới những người tham gia bảo hiểm trung thực mà còn ảnh hướng đến an ninh xã hội nói chung. Ở Việt Nam những năm gần đây nổi lên ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến trục lợi bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng. Lợi dụng kẽ hở về luật pháp và những mặt yếu kém của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, những tổ chức cá nhân đã thực hiện hành vi trục lợi. Vấn đề phòng chống và hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề mới và khó, tuy nhiên lại rất thiết thực đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống” là nội dung tiểu luận môn Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế. Kết cấu của tiểu luận gồm 3 chương: • Chương I: Tổng quan về trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển • Chương II: Thực trạng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển • Chương III: Một số biện pháp nhằm phòng chống và hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản để chúng em hoàn thành tiểu luận này.

doc41 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, thương mại hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao và khối lượng hàng hóa lớn. Phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là khối lượng vận chuyển lớn, giá cước thấp, vận tải đường biển luôn phải đối phó với những rủi ro tự nhiên gắn liền với tính chất sóng gió của biển cả. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không chỉ giúp người kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm trước những rủi ro, tai họa của biển cả mà còn đen lại những khoản doanh thu lớn cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, xuất hiện một thực trạng các bên lợi dụng khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, và giải quyết khiếu nại bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuát nhập khẩu bằng đường biển đã trở thành một vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi gây những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, tới những người tham gia bảo hiểm trung thực mà còn ảnh hướng đến an ninh xã hội nói chung. Ở Việt Nam những năm gần đây nổi lên ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến trục lợi bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng. Lợi dụng kẽ hở về luật pháp và những mặt yếu kém của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, những tổ chức cá nhân đã thực hiện hành vi trục lợi. Vấn đề phòng chống và hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề mới và khó, tuy nhiên lại rất thiết thực đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống” là nội dung tiểu luận môn Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế. Kết cấu của tiểu luận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Chương II: Thực trạng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Chương III: Một số biện pháp nhằm phòng chống và hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản để chúng em hoàn thành tiểu luận này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I.BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TRONG NGOẠI THƯƠNG: 1.Bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển Bảo hiểm hàng hải là một loại hình của bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên trở trên biển. Bảo hiểm hàng hải gồm 3 loại: Bảo hiểm thân tàu: là bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm cước phí, các chi phí họat động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Trong nhiều thế kỷ, bảo hiểm hàng hóa đã được công nhận là một trong những dịch vụ thiết yếu trong thương mại toàn cầu, góp phần làm ổn định và an toàn cho các bên liên quan cũng như cho người chuyên chở và ngân hàng. Ngoài ra, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng chính là một họat động xuất khẩu vô hình rất quan trọng trong ngoại thương, nó còn là một công cụ tài chính trong thương mại quốc tế. Cùng với sự phát triển của ký thuật vận tải biển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng có những bước phát triển liên tục. Ngày nay các doanh nghiệp (người bán hoặc người mua) ngày càng ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm cho hàng hóa của mình do những nguyên nhân sau: + Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chứa đựng nhiểu rủi ro có thể gây ra những hư hỏng, mất mát như: Tàu mắc cạn, đắm, đâm va nhau,… + Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển thường có thời gian vận chuyển kéo dài, xác suất rủi ro lớn. + Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển thường vận chuyển khối lượng hàng lớn. + Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển liên quan rất nhiều đến nguời vận chuyển và để đảm bảo an toàn phải mua bảo hiểm. + Hàng hỏa xuất nhập khẩu được chuyên chở vượt biên giới quốc gia gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát. + Trách nhiệm của người chuyên chở rất hạn chế do họ có rất nhiều miễn trách vì thế việc đòi bồi thường khiếu nại rất khó khăn. + Có bảo hiểm mới bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp trong trường hợp có tổn thất và tạo tâm lý an toàn trong kinh doanh. + Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển đã trở thành một tập quán quốc tế. + Phí bảo hiểm thường thấp nhưng số tiền bồi hoàn lớn trong trường hợp có tổn thất (0.2% - 5%). Bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ cho hàng hóa trước những tổn thất luôn thường xuyên đe dọa các hành trình hàng hải, bảo toàn vốn cho các nhà kinh doanh ngoại thương và nhờ thế mở rộng phạm vi kinh doanh của họ. 2. Các quy tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải 2.1.Quyền lợi có thể bảo hiểm Theo Luật bảo hiểm Hàng hải 1906 sẽ là một vi phạm nếu người nảo thực hiện hợp động bảo hiểm mà không có quyền lợi có thể bảo hiểm trên đối tượng bảo hiểm hoặc không dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy. Điều 5-MIA 1906 định nghĩa quyền lợi có thể bảo hiểm như sau: Theo những quy định của luật này, người có quyền lợi bảo hiểm là người liên quan đến một hành trình đường biển. Một người được coi là liên quan đến một hành trình đường biển khi người ấy có liên quan hợp pháp hoặc công bằng đối với hành trình hoặc bất cứ tài sản có thể bảo hiểm nào chịu rủi ro trong hành trình đó mà theo đó người ấy có thể hưởng lợi nếu tài sản có thể bảo hiểm ấy được an toàn hay về đến bến đúng hạn, hoặc có thể bị thiệt hại nếu tài sản đó bị tổn hất hay tổn hại, hay bị cầm giữ hoặc có thể chịu trách nhiệm về những tổn thất đó. 2.2.Trung thực tối đa Trung thực tối đa là nguyên tắc cơ bản thứ hai của bảo hiểm hàng hải. MIA 1906 Điều 17 đến Điều 20 đề cập đến yêu cầu trung thực, tất cả các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải thương lượng với nhau trên cơ sở chân thành tuyệt đối. Trung thực tối đa ngụ ý phải khai báo đầy đủ mọi sự kiện cần thiết đã biết hoặc coi như đã biết. Đặc biệt người được bảo hiểm phải kê khai và trình bày đúng tất cả các sự việc cụ thể có liên quan đến hàng hóa được bảo hiểm những sự việc mà họ biết hoặc phải biết trong công việc thương mại bình thường. Như thế người bảo hiểm cũng được biết đầy đủ các thông tin cần thiết để giúp họ trong việc đánh giá rủi ro, nhận hay từ chối bảo hiểm và tính phí hợp lý. Bổn phận trung thực cũng rằng buộc cả người bảo hiểm. Họ không thể xúi dục khách hàng thực hiện hợp đồng bảo hiểm mà họ biết là không hợp pháp hoặc họ không thể nhận một rủi ro mà họ biết là không còn nữa trong khi người yêu cầu bảo hiểm chưa biết. Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, đối tượng bảo hiểm (hàng hóa) được yêu cầu bảo hiểm có thể cách xa người bảo hiểm và người được bảo hiểm cả ngàn dặm vào thời điểm tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm, do đó việc giám định trước khi nhận bảo hiểm là hầu như không thực hiện được. Vì thế, người được bảo hiểm phải tự cung cấp các thông tin mà người bảo hỉem đòi hỏi trước khi ký kết hợp đồng. Nếu vi phạm nguyên tắc trung thực thì phía bên kia (thông thường là người bảo hiểm) có quyền coi hợp đồng đó là vô hiệu. Nói cách khác khi nào người được bảo hiểm không khai báo những chi tiết quan trọng đê rđánh giá rủi ro, người bảo hiểm có thể hủy hợp đồng vào bất cứ lúc nào bất kể việc khai báo là sơ ý hay cố ý. 2.3.Bồi thường: Bồi thường là nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng và cũng chính vì mục đích này mà bảo hiểm tồn tại. Về khải niệm người ta có thể hiểu bồi thường là sự bảo vệ hoặc đảm bảo cho thiệt hại hoặc tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý, còn trong bảo hiểm ta có thể coi bồi thường như là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính, với mục đích khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra. 2.4.Thế quyền: Khi đã bồi thường tổn thất , người bảo hiểm có quyền đặt mình vào địa vị của người được bảo hiểm trong phạm vi quyền đòi bù đắp đối với bên có trách nhiệm về tổn thất. Đó được gọi là “thế quyền”, tức người bảo hiểm có cùng vị trí như người được bảo hiểm về việc đòi bồi thường về tổn thất. Thế quyền là nguyên tắc cơ bản thứ tư của bảo hiểm hàng hải nó là kết quả tất yếu của nguyên tắc bồi thường vì nó ngăn ngừa một người có thể đòi bồi thường từ hai nguồn về cùng một tổn thất để kiếm lời. Với nguyên tắc thế quyền này, người bảo hiểm có quyền thay thế quyền hạn người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả mà không cần có quyền sở hữu được chuyển qua cho họ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc thế quyền, người bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm. II.TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: 1.Khái niệm: Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chình hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiẻm và giải quyết khiếu bại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm haợc nhân viên bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinhd oanh bảo hiểm. Tương tự như vậy, trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là việc các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nhằm thực hiện hành vi lừa dối để được hướng quyền lợi tài chính mà lẽ ra mình không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi lớn hơn quyền lợi tài chính mà mình được hưởng. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Hậu quả có thể tình toán được do hành vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Thậm chí còn gây tác động đến uy tín của doanh nghiệp. Đối với người mua bảo hiểm là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Bởi vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, những doanh nghiệp bảo hiểm nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm. Đối với xã hội, gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hóa, biến chất cán bộ Nhà nước và doanh nghiệp, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp gây rối trật tự an ninh xã hội. 2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK bằnh đường biển: Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tồn tại nhiều dạng khác nhau và luôn biến đổi. Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn là vấn đề gây nhiều bức xúc cho nhà bảo hiểm. Các hình thức của trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là: 2.1.Trục lợi hoàn toàn từ phía người tham gia bảo hiểm: Khi hàng hóa bị tổn thất người được hưởng lợi ích bảo hiểm có thể là người mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa có thể do người mua hoặc người bán tiến hành. Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa có thể tham khảo Điều kiện Thương mại Quốc tế (Incoterms) do Phòng Thương mại Quốc tế xuất bản. Tuy nhiện, Incoterms 2000 chỉ đề cập đến nghĩa vụ của người bán phải mua bảo hiểm vì lợi ích của người mua theo điều kiện CIF (giá hàng, phí bảo hiểm, cước phí, cảng đến quy định). Còn trong các điều kiện khác, các bên tự quyết định việc mua bảo hiểm nếu họ thấy cần thiết. Người mua bảo hiểm (người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu có thể có hành vi trục lợi bảo hiểm tuy nhiện khả năng thành công thường thấp (một bên) trừ khi có sự chuẩn bị, bố trí, sắp xếp tinh vi, hơn nữa việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu được chú trọng hơn, đặc biệt đối với hàng hóa có giá trị cao thường được vận chuyển bằng container nên để thành công người mua bảo hiểm thường cấu kết với các bên có thể là người chuyên chở, chủ tàu, nhân viên cảng, các chủ hàng khác (nhiều bên). Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, thường có các hình thức trục lợi như sau: + Khai bảo không trung thực khi khiếu nại đòi bồi thường: Ví dụ, trong trường hợp khi khiếu nại đòi bồi thường người tham gia bảo hiểm không trung thực về việc mua bảo hiểm trùng. Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trờ lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng) khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của hàng hóa. Khi xảy ra tổn thất cho hàng hóa mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm không khai báo việc mua bảo hiểm trùng tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và cố tình che dấu để được bồi thường nhiều hơn. Các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã có hành vi trục lợi nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần giá trị hàng hóa. + Cố ý gây tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm: Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức và tiền của. Thường bên tham gia bảo hiểm liên kết với các bên trong giao dịch mua bán như: Liên kết với người chuyên chở, hai bên thỏa thuận: Người chuyên chở sẽ cố ý gây tổn thất (trộm hàng, làm hư hỏng hàng hóa,..) và đương nhiên người chuyên chở sẽ nhận được khoản tiền bồi thường từ bên kia. Hay người tham gia bảo hiểm sẽ liên kết với chủ tàu (tinh vi hơn có thêm cả người chuyên chở tức là 3 bên); một cách khá phổ biển là tìm cách hủy hoại hàng hóa trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất hợp lý (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va) hay tàu ma (tàu không có thật, thậm chí hàng hóa cũng không có thật). Tất nhiên là bên trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này rất nguy hiểm, với hậu quả nheiem trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm, họ thường nâng giá trị hàng hóa được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn thay thế hàng hóa chuyên chở có giá trị cao bằng hàng hóa khác có giá trị thấp sau đó hủy hàng hóa có giá trị thấp để được bồi thường bảo hiểm cao. + Khai tăng giá trị tổn thất: Hành vi này được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm hàng hóa được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ hàng hóa đã được bảo hiểm để được bồi thường cao hơn. Trường hợp này người tham gia bảo hiểm được sự giúp đỡ của các bên (có thể là người chuyên chở, chủ tàu). Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế trọng lượn hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc tìm cách nâng con số này lên 0,35% để được bồi thường. 2.2.Trục lợi khi có sự cấu kết của người tham gia bảo hiểm và nhân viên bảo hiểm + Đã xảy ra tổn thất cho hàng hóa mới đi mua bảo hiểm Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (hàng hóa) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hay được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy, có khi nhân viên bảo hiểm, nhân viên đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự liên kết với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra, hợp đồng bảo hiểm này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn tồn tại (Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000) Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau: a, Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm; b, Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại; c, Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; d, Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa đối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; e, Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. + Lập hồ sơ giả: Cách trục lợi nảy thường phải có sự giúp đỡ của người trong nội bộ các doanh nghiệp bảo hiểm và liên kết với đường dây giám định đối tượng bảo hiểm là hàng hóa. Tuy không có tổn thất thực tế đối với hàng hóa (đối tượng bảo hiểm) nhưng vân có đầy đủ chứng từ hợp lệ (chứng thư giám định) với đầy đủ chữ ký, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn. 2.3.Các hình thức trục lợi khác + Trục lợi từ phía nhân viên bảo hiểm: Trì hoãn việc trả tiền bồi thường cho khách hàng Đó là hành vi mà một số nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm cố tình trì hoãn việc trả tiền bồi thường vì mục đích chiếm dụng vốn của người được bảo hiểm. Khi hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn được bồi thường, thì số tiền bồi thường không hề nhỏ, việc chiếm dụng vốn của nhân viên bảo hiểm vào các họat động đầu tư khác vì lợi ích cá nhân có thể gây ra những thiệt hại đáng kể. Tư vấn khách hàng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Khi nhận biết được khả năng trục lợi bảo hiểm đối với một số hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, nhân viên bảo hiểm tư vấn cách thức thực hiện hành vi trục lợi cho khách hàng. Đây là hình thức gian lận trái đạo đức của nhận viên bảo hiểm ở mức cao. Những nhân viên này trục lợi từ chính doanh nghiệp bảo hiểm của mình. + Trục lợi từ phía các cá nhân, tổ chức trung gian bảo hiểm Đại lý và môi giới bảo hiểm là tổ chức trung gian là cầu nối giữa người mua và người bán bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm có thể là tổ chức hay cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo heỉem thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp và được hưởng lương hoặc tiền hoa hồng theo thỏa thu
Tài liệu liên quan