Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử đều dễdàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, luật làng
luôn giữmột vịtrí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệxã hội ởcác làng
xã Việt Nam. Luật nước và lệlàng (hương ước) dường nhưluôn là những hành
trang pháp lý cho sựtồn tại, phát triển của các thếhệngười Việt Nam trụvững và
phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử
Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữvai trò là
công cụ để điều chỉnh các mối quan hệtrong cộng đồng và đểquản lý làng xã. Nó
là phương tiện đểchuyển tải pháp luật và tưtưởng Nho giáo vào làng xã, hỗtrợvà
bổsung cho pháp luật. Hương ước ra đời là sản phẩm của làng xã và việc dùng
hương ước đểquản lý xã hội từng có tiền lệtrong lịch sử, không riêng ởViệt Nam
mà cả ởcác nước khác nhưTrung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hương ước cũng rất
được chú trọng.
ỞTrung Quốc: từxa xưa đã có hương ước, còn gọi là hương quy dân ước của
cộng đồng dân cưthôn, hương (giống nhưlàng, xã ởViệt Nam) buộc mọi người
phải tuân thủ. Trong đó, có những quy định rất tiến bộnhư: HọLữthường hay lập
hương ước cho dân, phàm những người cùng nhau đồng tâm, giúp nhau lập đức,
lập nghiệp, sửa chữa lỗi lầm, hoạn nạn thương yêu nhau.
31 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 4385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xã hội học nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Tiểu luận Xã hội học nông
thôn
1
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
MỤC LỤC
Phần 1: Hương ước
I.Khái niệm
II.Nội dung
1.Lịch sử hình thành của hương ước
2.Sự khác nhau giữa hương ước và pháp luật ngày xưa
3.Những chính sách của nhà nước
4.Hiện trạng
5.Những giá trị của hương ước
Bản hương ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Phần 2: Luật tục
I. Khái niệm
II. Đặc điểm
III. Nội dung
IV.Giá trị xã hội
V.Luật tục trong xây dựng hương ước
2
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
PHẦN I: HƯƠNG ƯỚC
I.Khái niệm
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, luật làng
luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng
xã Việt Nam. Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành
trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và
phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử
Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là
công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã. Nó
là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ và
bổ sung cho pháp luật. Hương ước ra đời là sản phẩm của làng xã và việc dùng
hương ước để quản lý xã hội từng có tiền lệ trong lịch sử, không riêng ở Việt Nam
mà cả ở các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hương ước cũng rất
được chú trọng.
Ở Trung Quốc: từ xa xưa đã có hương ước, còn gọi là hương quy dân ước của
cộng đồng dân cư thôn, hương (giống như làng, xã ở Việt Nam) buộc mọi người
phải tuân thủ. Trong đó, có những quy định rất tiến bộ như: Họ Lữ thường hay lập
hương ước cho dân, phàm những người cùng nhau đồng tâm, giúp nhau lập đức,
lập nghiệp, sửa chữa lỗi lầm, hoạn nạn thương yêu nhau.
Ở Nhật Bản, từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, các thôn làng đều có Mô-ra-
ô-kite (tạm dịch là thôn định - tức các quy định của thôn). Sau Minh Trị duy tân,
các thôn định vẫn được duy trì. Cho đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tại nhiều
thôn làng ở miền Trung Nhật Bản vẫn còn tồn tại các giác thư như là những quy
định riêng của mỗi cộng đồng dân cư. Có nhiều loại giác thư quy định những vấn
đề cụ thể như việc bảo vệ đê điều, việc dẫn nước tưới và tiêu cho đồng ruộng, việc
thoả thuận phân chia địa giới giữa hai làng kề cận. Bên dưới các giác thư này đều
có chữ ký của đại diện các nhóm xã hội, các dòng họ trong thôn làng.
Ở Hàn Quốc, cho đến đầu thập kỷ 70 cuối thế kỷ XX, nông thôn vẫn còn
hương ước, được hình thành trên cơ sở các tộc ước, tộc quy. Cho đến thập kỷ 80,
3
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
nhiều làng vẫn còn duy trì Ban bảo vệ hương ước do dân tự lập ra. Nhiệm vụ của
Ban này là duy trì nếp sống văn hoá của cộng đồng theo truyền thống dân tộc.
Như chúng ra đã biết hương ước được người dân gọi một cách dễ hiểu là lệ làng
bao gồm cả những điều được ghi chép cũng như không được ghi chép từ thành văn
đến bất thành văn. Và trong hương ước nhiều làng còn ghi chép lại những tập quán
từ thời công xã nguyên thủy xa xưa
Ví Dụ :Tục uống khoán trong hương ước của làng Hạ Bằng ở Thạch Thất( Hà
Nội) quy định ngày mùng 1 tháng giêng hàng năn có lệ uống khoán, uống máu ăn
thề, thề không an gian nói dối, thề không lấy cắp của nhau…
Theo Đinh Gia Khánh-Văn hóa dân gian Việt Nam-NXB chính Trị Quốc Gia Hà
Nội, 1995: ”Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội
,cũng như đến đời sống xã hội, cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều
lệ hình thành dần trong lịch sử được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết.”
Theo Lời giới thiệu của cuốn “Hương ước cổ Hà Tây” của Nguyễn Tá Nhí dịch:
“Hương ước là những điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng
một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,cá nhân với tổ chức,
giữa tập thể này với tập thể khác.”
Như vậy, Hương ước vừa là kết quả vừa là yêu cầu của quá trình phát triển nội tại
của đời sống làng xã. Nó kế tục và hoàn thiện những quy ước cổ sơ của mỗi nhóm
dân cư trong từng lũy tre xanh
II.Nội dung
Hương ước bao gồm các nội dung chính sau:
Liên quan đến tổ chức nông nghiệp và môi trường sinh thái
Cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng xã
Giữ gin an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng
Văn hóa, giáo dục, tổ chức thờ cúng
Đảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch của làng xã với nhà nước
4
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Khen thưởng và xử phạt trong việc tuân thủ các quy ước của làng xã
- Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm phát huy quyền tự do, dân chủ của
nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa
vụ công dân;
-Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh
trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn
hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,
tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
- Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài
sản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng
cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè
cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây
xanh;
- Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong, mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội
và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương;
khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn
kém;
-Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, thôn,
bản, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và
cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn,
hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số – kế hoạch hóa gia
đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
-Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các
thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo,
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương;
vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm
phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựng cơ
5
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đường, trường học, trạm xá,
nghĩa trang, các công trình văn hóa thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ
trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân.
-Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống
các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các
hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động
trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về
tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại
cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát
hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo
vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
-Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước:
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, hộ
gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ
vàng truyền thống, nêu gương người tốt việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của
tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen
thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen
thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu
áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể
cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng
hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt
nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các
khoản lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có
hành vi vi phạm pháp luật bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa
6
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã
hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước
không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
1.Lịch sử hình thành của hương ước
Điểm lại các giai đoạn phát triển của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua, đặc biệt
từ thuở ông cha dựng nền độc lập, các vương triều Việt Nam đã xây dựng và thực
thi nhiều bộ luật lớn, bên cạnh đó vẫn tích cực duy trì, và tôn trọng các hương ước,
lệ làng và xem đó là những công cụ điều chỉnh quan trọng để duy trì mối quan hệ
giữa quốc gia, dân tộc và các cộng đồng làng xã. Trong các thời kỳ dựng và giữ
nền độc lập của nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam, sử sách còn lưu lại danh
tính của bốn luật tiêu biểu: Hình thư triều Lý, Hình thư triều Trần, Quốc triều Hình
luật triều Lê và Hoàng triều luật lệ của nhà Nguyễn. Cả bốn bộ luật lớn ấy dù các
giá trị pháp lý có khác nhau nhưng đều tồn tại, phát huy hiệu lực của mình trên một
nền tảng pháp lý có tính cơ bản của các cộng đồng người Việt Nam truyền thống là
hương ước, lệ làng. Hương ước, lệ làng là môi trường văn hoá pháp lý đặc thù vừa
để phát huy hiệu lực của luật nước và vừa hạn chế luật nước trong mối quan hệ bảo
lưu các nét đặc trưng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia nông nghiệp.
Vấn đề kết hợp giưa pháp nước và lệ làng của cha ông ta khi lần đầu tiên, vào cuối
thế kỉ XV vua Lê Thánh Tông(1460-1497) trong điều luật 260 của “Hồng Đức
thiện chính thủ” đã ra sắc chỉ cho pháp các làng xã lập hương ước riêng và hướng
dẫn cách thức soạn thảo
Thời phong kiến hương ước có giá trị như “bộ luật” của làng, biểu hiện tính tự trị
của làng xã và là sự dung hòa quyền lợi giữa nhà nước phong kiến và làng xã
Từ 1921, thực dân Pháp can thiệp sâu vào làng xã, tiến hành cải cách hương chính,
các bản hương ước do từng làng soạn thảo và được chính quyền phong kiến cấp
trên kiểm duyệt trước đây đã bị bãi bỏ và được thay bằng bản hương ước mới theo
7
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
mẫu mà thực dân Pháp soạn thảo. Chúng thực thi chính sách cải cách hương thôn,
soạn thảo những hương ước cải lương để quản lý và cai trị nông thôn nước ta.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cơ cấu làng xã cũ bị giải thể, các bản hương ước
cũ không còn giá trị trong đời sống làng xã.
Từ 1989, hiện tượng tái lập Hương ước xuất hiện và ngày càng có chiều hướng rõ
nét.
Tại hội nghị lần V của BCH TW Đảng (khóa VII) vào thang 6/1993 Đảng đã chủ
trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy chế về nếp sống
văn minh ở các thôn xã. Trên cơ sở đó rất nhiều địa phương tiến hành tổ chức
Hương ước là một nguồn tài liệu quý để nghiên cứu làng xã cổ Việt Nam
2.Sự khác biệt giữa hương ước và pháp luật thời xưa
Vốn có nguồn gốc từ phong tục, tập quán nên hương ước có một sức sống bền
bỉ, lâu dài. Hương ước đã từng tồn tại song song với luật nước, từng giữ vai trò là
công cụ quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư và để
quản lý làng xã. Trong xã hội, mỗi người dân không những phải làm đúng phép
nước mà còn phải tuân thủ lệ làng. Vậy giữa hương ước và pháp luật có sự khác
biệt như thế nào?
Nội dung của hương ước đơn giản và gọn nhẹ hơn so với pháp luật. Bộ luật Hồng
Đức có tới 722 điều quy định liên quan hầu hết đến các mặt của đời sống, còn một
bản hương ước của người Việt chỉ gồm vài chục điều khoản liên quan đến một số
mặt của đời sống làng mạc. Mỗi mặt của đời sống xã hội (ví dụ những quy định về
hôn nhân gia đình), được luật pháp Nhà nước cụ thể thành hàng chục, thậm chí
hàng trăm điều khoản, trong khi đó, ở các bản hương ước, vấn đề này được ghi
nhận trong một vài điều khoản ngắn gọn.
Trong văn bản pháp luật chỉ quy định các hình thức xử phạt, mà không có hình
thức khen thưởng như hương ước. Điều này là do tính cưỡng chế Nhà nước của các
quy phạm pháp luật quy định. Nó khác với hương ước, ngoài tính áp đặt còn mang
tính khuyến cáo, khuyên răn, khuyến thiện. Khung hình phạt của hương ước
8
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
thường đơn giản và ít mang tính nghiêm khắc hơn so với pháp luật. Hình phạt
chính trong hương ước chủ yếu là phạt tiền; còn pháp luật thời kỳ phong kiến quy
định 5 hình phạt (ngũ hình) rất nghiêm khắc, đó là: suy (đánh bằng roi), trượng
(đánh bằng gậy), đồ (bắt làm công việc nặng nhọc), lưu (đày ải đi nơi xa) và tử
(phải tội chết). Tuy nhiên, việc xử phạt theo hương ước có nét tinh tế là nó đánh
vào tinh thần, danh dự không chỉ của cá nhân mà có khi còn là cả gia đình, dòng
họ; đánh vào cả những nỗi sợ hãi vô hình, những điều sâu thẳm trong tâm linh của
con người, ví dụ như việc truất, hạ ngôi thứ, tẩy chay đám tang và cao nhất là việc
đuổi ra khỏi làng. Hương ước nhiều khi còn được nhân dân coi trọng như một nghi
lễ thiêng liêng. Nhiều làng, xã vào dịp đầu xuân thường tổ chức Lễ Minh thệ - Lễ
ăn thề - tập hợp đông đảo dân làng đến chốn đình chung, hay những nơi linh thiêng
của làng để nghe đọc hương ước và mọi người có mặt phải thề sẽ tuân thủ theo
hương ước, nếu không sẽ bị thần linh trừng phạt. Trong tâm thức của người nông
dân, việc tuân thủ theo các điều khoản của hương ước, tuy là những ràng buộc vô
hình nhưng hữu hiệu mà không phải bất cứ quy phạm pháp luật nào cũng có được.
Trong hương ước không có hình thức giảm tội cho bất kỳ ai có hành vi vi phạm,
cho dù người đó thuộc thành phần xuất thân và có địa vị xã hội như thế nào trong
làng. Trong khi đó, pháp luật phong kiến có quy định bát nghị, cho phép một số
giai tầng trong xã hội (chủ yếu là thân thích của hoàng tộc, các công thần) được
giảm mức hình phạt khi phạm tội. Điều đó cho thấy tính bình đẳng của hương ước
rõ nét hơn so với pháp luật.
Hương ước được xây dựng từ những phong tục truyền thống rất thiết thực và gần
gũi với mỗi cộng đồng làng. Chính bởi vậy, hương ước có tính bảo lưu lâu dài, ít
thay đổi, mặt khác, nó được con người biết đến từ tấm bé, do cách lưu truyền tự
nhiên từ gia đình, từ dòng họ và trở thành một thói quen, một nếp sống. Trong khi
đó, pháp luật được hình thành do ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, mang
tính cưỡng chế và dễ thay đổi khi thể chế thay đổi. Đây chính là sự khác biệt cơ
bản của hương ước và pháp luật.
3. Những chính sách của Nhà nuớc về Huơng uớc
-Tại hội nghị lần V, Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VII) họp tháng 6 năm
1993, Đảng chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy
chế về nếp sống văn minh ở các thôn xã.
9
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
-Năm 1996, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã nêu rõ cần phải phát huy và kế thừa hương ước cổ truyền trong việc quản lí
nông thôn hiện nay.
-Chủ trương này sau đó đã được pháp luật hóa bằng Nghị định 24CT/TTg ngày
19/6/1998 của Chính phủ chỉ thị cho các địa phương việc kế thừa hương ước cổ
truyền trong việc soạn thảo hương ước nông thôn mới.
Để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của hương ước,
quy ước, baảo đảm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Bộ
Chính trị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước trong giai đoạn hiện nay,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Nội dung của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau
đây:
Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử
văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại..., xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt
động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,
tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân,
bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền
chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống. Xây
dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn
nước... ở địa phương;
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay,
cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội v.v... ở địa phương;
Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn
gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý
tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
10
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành
viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát
triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề v.v... ở địa phương;
Đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn.
2. Dự thảo hương ước, quy ước phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được
hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư
thông qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm
bảo đảm nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp
luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ
phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Tư pháp, cơ
quan Văn hóa - Thông tin ở các địa phương trong việc giúp ủy ban nhân dân cùng
cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước, nhằm bảo đảm cho việc soạn thảo hương ước, quy ước ở làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư được tiến hành một cách thực sự dân chủ, coông khai, dưới sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cấp xã, với sự tham gia tích cực
của ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở (Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội
Nông dân Việt Nam...).
Bộ Tư pháp chủ trì, cùng với Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan hữu quan
khác chỉ đạo triển khai thí điểm Chỉ thị này tại một số địa phương để rút kinh
nghiệm. Trên cơ sở tổng kết tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
trên phạm vi toàn quốc, Bộ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, các
mô hình mẫu về các hoạt động văn hóa nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý
nhà nước và phát huy vai trò của các văn bản hương ước, quy ước trong giai đoạn
hiện nay.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, trình
Hội đồng nhân dân