Tìm hiểu hệ điều hành trên smartphone

Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008.

docx76 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hệ điều hành trên smartphone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ----™&˜---- NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1 BÁO CÁO TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH TRÊN SMARTPHONE THỰC HIỆN: NHÓM 7 – ITPOWER HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 - NĂM 2014 Mục lục DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình I1 Android 1 Hình II1 iOS 14 Hình II2 Giao diện iOS 14 Hình II3 Thế hệ iPhone đầu tiên 15 Hình II4 iOS 2.0 16 Hình II5 iOS 3 16 Hình II6 iOS 3.2 17 Hình II7 iOS 4 17 Hình II8 iOS 5 18 Hình II9 iCloud 18 Hình II10 iOS 6 19 Hình II11 iOS 7 20 Hình II12 iOS 7 Khóa vân tay 20 Hình II13 iOS 8 21 Hình II14 Apple Store 21 Hình II15 Apps Downloaded 22 Hình II16 Thị phần điện thoại di động tính đến Q4/2013 22 Hình III1 Tính năng WP 24 Hình III2 Live Tile 25 Hình III3 Nhắn tin 25 Hình III4 Tính năng nổi bật WP 26 Hình III5 HTC Titan chạy Windows Phone 7.8 26 Hình III6 Màn hình chính của Windows Phone 8 27 Hình III7 Màn hình Start của Windows Phone 8.1 28 Hình III8 Thị trường người dùng 37 Hình IV1 RIM Inter@ctive Pager 950 45 Hình IV2 RIM 957 Wireless Handheld 46 Hình IV3 BB5810 46 Hình IV4 BB6710 46 Hình IV5 BB7320 47 Hình IV6 BB7100 47 Hình IV7 BB8700 48 Hình IV8 BB8100 48 Hình IV9 BB8300 48 Hình IV10 BB Bold 49 Hình IV11 BB javelin 8900 49 Hình IV12 BB Storm 9500 50 Hình IV13 BB 10 50 Hình IV14 Đa nhiệm 51 Hình IV15 BB 10 Hub 51 Hình V1: Hệ điều hành Ubuntu touch 59 Hình V2: Một số mẫu điện thoại chạy hệ điều hành Ubuntu Touch 59 Hình V3: Giao diện của điện thoại cài HĐH Ubuntu Touch 60 Hình VI1: Giao diện của Firefox OS 61 Hình VI2: Giao diện của HĐH Firefox OS 62 Hình VI3: Sự bất tiện của giao diện của Firefox OS khi không có nút back chuyên dụng 62 Hình VI4: Giao diện màn hình khóa của Firefox OS 63 Hình VI5: Cấu trúc của hệ điều hành Firefox OS 64 Hình VI6: Các phiên bản của firefox OS 64 ANDROID Giới thiệu: Hình I1 Android Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008. Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt. Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác. Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ. Đặc điểm nổi bật: Tích hợp dịch vụ của Google một cách hoàn hảo: Google Voice cũng có phiên bản cho iPhone, tuy nhiên trải nghiệm không thể giống như trên Android. Hầu hết ứng dụng trên iOS sẽ hướng bạn đến trình gọi điện, nhắn tin hay voicemail mặc định, thế nên nếu bạn muốn dùng Google Voice suốt thời gian dài, bạn phải tự điều chỉnh khá nhiều. Những ứng dụng khác của Google như Gmail, Google Maps, Google Voice, Gtalk đều là các thành phần mặc định của Android nên trải nghiệm chúng sẽ có cảm giác thật nhất, y như những gì bạn có thể làm với máy tính của mình. Vì iOS còn phải thiết kế cho nhiều dịch vụ khác chứ không riêng gì Google nên hạn chế cũng còn nhiều. Ngoài ra bạn còn có thể dùng nhiều ứng dụng thay thế khác cho cả trình gọi điện, nhắn tin và cả trình duyệt của mình. Flash: Có thể bạn không ưa gì Flash, tuy nhiên thực tế là Flash có mặt ở mọi trang web mà bạn ghé thăm. Và nếu như bạn buộc phải bỏ qua nội dung có Flash, bạn sẽ cảm thấy tiếc lắm đấy. Với Flash trên Android, bạn có thể trải nghiệm đầy đủ nội dung Flash trên di động, từ xem phim ảnh cho đến chơi game Flash. Flash còn tuyệt vời hơn khi được duyệt trên màn hình rộng lớn của các máy tính bảng chạy Android. Điều khiển điện thoại từ máy tính: Thật ra thì iOs cũng làm được việc này bằng bằng cách dùng VNC, tuy nhiên chúng không thật sự tuyệt vời như những ứng dụng riêng biệt được nhà sản xuất thiết kế cho điện thoại Android. Chẳng hạn, Motorola với Moto Portal cho phép kiểm tra danh sách cuộc gọi, xem và trả lời tin nhắn, tải hình trong thư viện của điện thoại, chỉ bằng trình duyệt mà thôi. Những hãng khác cũng đưa ra nhiều tiện ích khác để kiểm soát điện thoại ngay trên trình duyệt. ROM đa dạng, phong phú: Mặc dù nhiều ứng dụng bên thứ ba cung cấp cho bạn nhiều tiến ích đấy, tuy nhiên không gì tuyệt vời bằng việc dùng phiên bản mới nhất của máy khác trên máy mình. Toàn bộ Android được lập trình theo hướng mã nguồn mở nên các lập trình viên có thể nhanh chóng chỉnh sửa lại cho phù hợp với từng thiết bị xác định, do đó bạn không cần phải chờ đến khi nhà sản xuất chính thức đưa ra bản cập nhật bạn mới được thưởng thức những tính năng mới. Thử tưởng tượng bạn đang dùng Motorola nhưng có thể trải nghiệm TouchWiz của Samsung hay Sense UI của HTC, điện thoại bạn chẳng có tính năng bắt radio FM nhưng chỉ cần một lần up ROM là sóng đã bắt được ào ào, quá đã! Một số ROM thường được nhiều người dùng trên nhiều máy như CyanogenMod và MIUI. Những bản ROM này cho phép người dùng tùy biến nhiều thành phần ở cấp độ hệ thống, trong khi những hệ điều hành khác đành ngã mũ chào thua. Cài đặt ứng dụng không cần dây nối: Duyệt và khám phá ứng dụng quả thật rất thú vị với người dùng điện thoại thông minh. Tuy App Store hay Cydia App Store cung cấp rất, rất nhiều ứng dụng, bạn không được “vui vẻ” đúng nghĩa khi dùng chiếc điện thoại của mình. Vì dù bạn đã tải về bằng App Store trên PC, bạn vẫn cần phải có dây nối để đồng bộ ứng dụng với iPhone, trong khi với Android Market, bạn chỉ cần mở trình duyệt, duyệt đến ứng dụng muốn cài, nhấn Install và đợi cho ứng dụng được tự động tải và cài đặt lên máy mà thôi. Pin và bộ nhớ có thể thay thế: Đây không phải là một phần của Android, tuy nhiên tính mở của Android cũng tác động đến một vài thành phần trong phần cứng của máy, điển hình là khả năng thay thế pin và thay thế nóng thẻ nhớ. Nếu như bạn đã dùng gần hết bộ nhớ của iPhone, bạn gần như không còn cơ may nào là xóa bớt nội dung, trong khi đó một chiếc điện thoại Android có thể được thay nhanh thẻ nhớ giúp mở rộng thêm hàng GB trống. Những chiếc điện thoại Android đời mới hỗ trợ SDXC có thể dùng thẻ microSD lên đến 64GB. Tương tự như thế, bạn có thể thay pin dự phòng cũng như dùng các pin tùy chọn chính hãng hay hãng thứ ba khác để nâng cao thời gian dùng máy. Widget: Chắc chắn chúng ta phải tốn không gian cho Widget, nhưng bù lại, chúng ta có được nhiều tiện nghi hơn cho cuộc sống hằng ngày. Widget thời tiết giúp bạn biết được tình hình thời tiết của cả ngày, widget lịch cho biết tất cả những cuộc hẹn và sự kiện trong những ngày tới, widget nhạc cho phép bạn điều khiển nhanh chóng việc thưởng thức âm nhạc. Tất cả đều hiện ra ngay trước mắt bạn, thật tuyệt đúng không nào? Một số widget hữu ích khác như danh sách việc cần làm, widget ghi chú nhanh cũng được cung cấp rộng rãi trên Market và hầu hết đều miễn phí. Với người dùng iOS, bạn cũng có thể có widget, tuy nhiên chỉ có thể đặc chúng trên màn hình khóa – nơi người dùng thường bỏ qua để nhanh chóng đến với giao diện chính. Nhiều Launcher thay thế: Nếu như người dùng iPhone có thể thay đổi giao diện, biểu tượng của Home Screen nếu như đã jailbreak và dùng Winterboard thì người dùng Android lại chẳng cần làm nhiều đến thế. Chỉ đơn giản duyệt qua Market là bạn đã có được nhiều tùy chọn để thay thế cho Launcher mặc định. Những Launcher từ bên thứ ba cho phép bạn điều chỉnh kích thước widget, thay đổi icon trên dock, tăng số lượng Home Screen cũng như tối ưu hóa bộ nhớ bị sử dụng bởi ứng dụng. ADWLauncer, LauncherPro là hai Launcher được nhiều người ưa thích do nhỏ, nhẹ, chạy mượt mà, ít khi bị trễ và đều miễn phí. Regina Launcher 3D mang lại trải nghiệm 3D cho người dùng thích sự cầu kì. Tự động hóa: Một trong những ứng dụng Android mạnh mẽ và hữu dụng đó là Tasker, một chương trình cho phép bạn tự động hóa nhiều việc với chiếc điện thoại của mình. Bạn có thể thiết lập hành động cho một số thao tác của máy, chẳng hạn như sẽ làm gì khi bạn cắm tai nghe hay nhấn nút Camera, âm báo nào sẽ vang lên khi chạy ứng dụng xác định, chạy ứng dụng khi đến thời điểm hay địa điểm nào đó. Với những lệnh chính xác, Tasker có thể truy cập vào những góc sâu nhất của Android, điều khó có thể thực hiện được trên các nền tảng khác. Bàn phím thay thế: Nhờ vào tính “mở” của mình, Android có một loạt ứng dụng bàn phím khác để thay thế cho bàn phím mặc định của Android nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người dùng. Swiftkey, Better Keyboard, Keyboard Pro, tất cả đều là những cái tên quen thuộc được giới yêu Android lựa chọn vì có nhiều cải tiến như hỗ trợ đa chạm, phím lớn hơn, nhạy hơn, nhiều tùy chỉnh về giao diện, Với người dùng Việt Nam, bạn còn có một số bàn phím tiếng Việt hỗ trợ nhiều kiểu gõ, rất thuận tiện. Các phiên bản HĐH Android và cấu hình của mỗi phiên bản: Android 1.0 - (API Level 1): Lịch sử phiên bản của hệ điều hành Android được bắt đầu với việc phát hành Android 1.0. Phiên bản thương mại đầu tiên này được phát hành vào tháng 9 năm 2008. Kỷ nguyên Android chính thức bắt đầu từ ngày 22/10/2008 khi chiếc điện thoại HTC Dream hay còn gọi là T-Mobile G1 do HTC sản xuất ra mắt ở Mỹ. Với 1 cấu hình khá là khiêm tốn. Android 1.0, CPU Qualcomm MSM7201A 528 Mhz, Ram 192 Mb Rom 256 Mb hỗ trợ thẻ 16Gb, Màn hình HVGA 320x480 ... Tuy mới chỉ là phiên bản 1.0 nhưng android đã có sự khác biệt so với các hệ điều hành khách đó là thanh thông báo Notific thông tin về danh sách tin nhắn, cuộc gọi, tin nhắn các widget hiển thị thông tin trực tiếp trên màn hình chủ, tích hợp Gmail và đặc biệt là kho ứng dụng Android. Khi mới ra mắt thì kho ứng dụng của android có tên Android Market, khi đó cũng chỉ có 35 ứng dụng chứ không nhiều như hiện nay. Android 1.1 - (API Level 2): Vào ngày 9 tháng 2 năm 2009, Android 1.1 cập nhật được phát hành cho HTC Dream. Bản cập nhật giải quyết lỗi, thay đổi Android và bổ sung thêm một số tính năng quan trọng mà chủ yếu là tính năng cập nhật qua mạng  (OTA – over the air) giúp người dùng cập nhật dễ dàng. Vào thời điểm đó, cập nhật OTA là một bước tiến lớn vì chưa có nền tảng smartphone nào làm được như vậy. Android 1.5 - (API Level 3) – Cupcake: Ngày 27 tháng 4 năm 2009, bản cập nhật Android 1.5 đã được phát hành. Đây là phiên bản đầu tiên chính thức sử dụng một tên mã dựa trên một món tráng miệng "Cupcake", một chủ đề mà sẽ được sử dụng cho tất cả các phiên bản từ nay về sau. Bản cập nhật bao gồm một số tính năng mới và giao diện người dùng sửa đổi: + Hỗ trợ cho các bên thứ ba bàn phím ảo với dự đoán văn bản, từ điển người dùng tùy chỉnh + Tự động ghép nối và hỗ trợ Bluetooth stereo (A2DP và AVRCP profile) + Sao chép và dán các tính năng trong trình duyệt web + Danh bạ cho phép hiển thị hình ảnh người sử dụng yêu thích + Ngày, giờ cụ thể / thời gian thể hiện cho các sự kiện trong nhật ký cuộc gọi và truy cập một chạm vào một thẻ liên lạc từ sự kiện nhật ký cuộc gọi + Quá trình chuyển đổi màn hình động animation + Tùy chọn tự động xoay vòng + Hình ảnh động khởi động mới Android 1.6 - (API Level 4) – Donut: Vào ngày 15 tháng 9 năm 2009, Android 1.6 SDK phát hành - được đặt tên là Donut, dựa trên Linux kernel 2.6.29. Bản cập nhật được rất nhiều tính năng mới: + Tìm kiếm và nhập văn bản bằng giọng nói, thêm lịch sử đánh dấu, địa chỉ liên lạc, và các trang web + Khả năng cho các nhà phát triển để bao gồm nội dung của họ trong kết quả tìm kiếm + Tìm kiếm dễ dàng hơn và khả năng xem ảnh chụp màn hình ứng dụng trong Android Market + Thư viện ảnh, máy ảnh và máy quay tích hợp đầy đủ hơn, có quyền truy cập máy ảnh nhanh hơn + Khả năng cho người dùng lựa chọn nhiều ảnh để xóa + Cải thiện tốc độ trong việc tìm kiếm và ứng dụng máy ảnh + Khuôn khổ cử chỉ mở rộng và công cụ phát triển GestureBuilder mới Android 1.6 không phải là bản nâng cấp lớn như Cubcake nhưng cũng có một số thay đổi tác động đáng kể với sự phát triển của hệ điều hành này. Donut là phiên bản đầu tiên hỗ trợ CDMA, tạo điều kiện cho Android thâm nhập các thị trường châu Á như Hàn Quốc và Nhật. Donut cũng là phiên bản Android đầu tiên có khả năng hoạt động trên nhiều độ phân giải và tỷ lệ màn hình. Donut cũng giới thiệu khái niệm ô tìm kiếm nhanh (Quick Search Box), ý tưởng hiện nay được gọi là tìm kiếm chung (universal search). Trước Donut, nhấn vào nút Search trên bàn phím hoặc màn hình chính sẽ đưa bạn đến ô tìm kiếm Google để tìm trên mạng, không khác gì mở trang Google.com và tìm trên đó. Trên Donut, bạn có thể tìm kiếm nhiều nội dung bên trong điện thoại như các ứng dụng, danh bạ và mạng Internet trên cùng ô tìm kiếm. Android 2.0 - (API Level 5) – Eclair: Ngày 26 Tháng 10 năm 2009, Android 2.0 SDK - tên mã là Eclair - đã được phát hành, dựa trên nhân Linux kernel 2.6.29. Những thay đổi bao gồm: + Mở rộng đồng bộ tài khoản, cho phép người dùng thêm nhiều tài khoản trên thiết bị để đồng bộ hóa email và địa chỉ liên lạc + Bluetooth hỗ trợ 2.1 + Khả năng tìm kiếm hình ảnh và chọn để gọi, tin nhắn SMS, hoặc gửi email cho người khác + Khả năng tìm kiếm tất cả các tin nhắn SMS và tin nhắn MMS đã lưu + Nhiều tính năng máy ảnh mới, trong đó có hỗ trợ đèn flash, zoom kỹ thuật số, chế độ cảnh, cân bằng trắng, hiệu ứng màu sắc và tập trung vĩ mô + Cải thiện tốc độ gõ trên bàn phím ảo, với từ điển thông minh hơn + Xem chương trình lịch nâng cao + Tốc độ phần cứng tối ưu hóa và giao diện người dùng cải thiện + MotionEvent nâng cao để theo dõi các sự kiện cảm ứng đa điểm + Ngoài ra các hình nền sống, cho phép các hình ảnh động của hình ảnh nền màn hình chủ để hiển thị chuyển động Android 2.0.1 - (API Level 6) – Eclair: Ngày 3 Tháng 12 năm 2009, Android 2.0.1 SDK - tên mã là Eclair - đã được phát hành, dựa trên nhân Linux kernel 2.6.29. Tuy là bản cập nhật nhỏ cho bản 2.0 nhưng bản 2.0.1 cũng có những thay đổi bao gồm: API thay đổi nhỏ, sửa lỗi Màn hình khóa mới Màn hình khóa trên Android 2.0 và 2.0.1 có nhiều thay đổi Android 2.1 - (API Level 7) – Eclair: Ngày 12 Tháng 1 năm 2010, Android 2.1 SDK - tên mã là Eclair - đã được phát hành, dựa trên nhân Linux kernel 2.6.29. Tuy là bản cập nhật nhỏ cho bản 2.0.1 nhưng bản 2.1 cũng có những thay đổi bao gồm: Sửa đổi nhỏ cho các API và sửa lỗi Android 2.2 - 2.2.3 - (API Level 8) – Froyo: Ngày 20 tháng 5 năm 2010, SDK cho Android 2.2 (Froyo) đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.32. + Tối ưu hóa tốc độ, bộ nhớ, và hiệu suất + Cải thiện tốc độ ứng dụng bổ sung, thực hiện thông qua. Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký mới có thể nhìn thấy link. + Cải thiện hỗ trợ Microsoft Exchange, bao gồm chính sách bảo mật, tự động phát hiện GAL, đồng bộ hóa lịch và xóa từ xa + Cải thiện khởi động ứng dụng với các phím tắt đến điện thoại và trình duyệt các ứng dụng + Tùy chọn để vô hiệu hóa truy cập dữ liệu qua mạng di động + Cập nhật ứng dụng thị trường với hàng loạt và các tính năng cập nhật tự động + Chuyển đổi nhanh chóng giữa nhiều ngôn ngữ bàn phím và từ điển + Hỗ trợ Bluetooth share + Hỗ trợ mật khẩu số và chữ + Hỗ trợ tải lên tập tin trong ứng dụng trình duyệt + Trình duyệt hỗ trợ tất cả hình ảnh GIF + Hỗ trợ cài đặt các ứng dụng vào bộ nhớ mở rộng + Gallery cho phép người dùng xem các ngăn xếp hình ảnh bằng cách sử dụng cử chỉ zoom + Ngày 18 tháng 1 năm 2011, SDK cho Android 2.2.1 (Froyo)  đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.32. + Sửa lỗi, cập nhật bảo mật và cải tiến hiệu suất + Ngày 22 tháng 1 năm 2011, SDK cho Android 2.2.2 (Froyo)  đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.32. + Sửa lỗi nhỏ, bao gồm cả các vấn đề tin nhắn SMS + Ngày 21 tháng 11 năm 2011, SDK cho Android 2.2.3 (Froyo)  đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.32. + Hai bản vá bảo mật cần cập nhật Android 2.3 - 2.3.2 - (API Level 9) – Gingerbread: Ngày 06 tháng 12 năm 2010, Android 2.3 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Cập nhật giao diện người dùng với sự đơn giản và tốc độ tăng + Nhanh hơn, nhập văn bản trực quan hơn trong bàn phím ảo, với cải thiện tính chính xác, tốt hơn cho văn bản và giọng nói chế độ đầu vào + Hiệu ứng âm thanh mới như reverb, cân bằng, ảo hóa tai nghe, và tăng độ bass + Tăng cường hỗ trợ cho phát triển mã nguồn gốc - Tháng 12 năm 2010, Android 2.3.1 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. - Tháng 1 năm 2011, Android 2.3.2 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. - Những thay đổi bao gồm: Cải tiến và sửa lỗi cho Google Nexus S do SamSung sản xuất Android 2.3.3 - 2.3.7 (API Level 10) – Gingerbread: Ngày 9 tháng 2 năm 2011, Android 2.3.3 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Một số cải tiến và sửa API + Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Android 2.3.4 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Phụ kiện mở Thư viện hỗ trợ. Phụ kiện mở đã được giới thiệu trong 3.1 (Honeycomb) nhưng thư viện Phụ kiện mở cửa cấp 2.3.4 bổ sung hỗ trợ khi kết nối với một thiết bị ngoại vi USB với phần mềm tương thích và một ứng dụng tương thích trên thiết bị + Chuyển mã hóa mặc định cho SSL từ AES256-SHA để RC4-MD5. Ngày 25 tháng 7 năm 2011, Android 2.3.5 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Cải thiện ứng dụng Gmail + Hình ảnh động bóng cho danh sách cuộn + Cải tiến phần mềm máy ảnh + Cải thiện hiệu quả pin Ngày 2 tháng 9 năm 2011, Android 2.3.6 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. Những thay đổi bao gồm: Cố định một lỗi tìm kiếm bằng giọng nói (Bản cập nhật 2.3.6 có tác dụng phụ làm tổn hại các chức năng hotspot Wi-Fi của nhiều điện thoại Nexus S của Canada. Google thừa nhận vấn đề này và cập nhật nó vào cuối tháng 9.) Ngày 21 tháng 9 năm 2011, Android 2.3.7 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. Những thay đổi bao gồm: Android 3.0 - (API Level 11) – Honeycomb: Ngày 22 Tháng 2 năm 2011, Android 3.0 (Honeycomb)đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.36 Các thiết bị đầu tiên có phiên bản này được phát hành vào 24 tháng 2 năm 2011 Các tính năng của bản cập nhật bao gồm: Tối ưu hóa hỗ trợ máy tính bảng với một giao diện người dùng ảo "ba chiều" mới Thêm hệ thống Bar, tính năng truy cập nhanh đến thông báo, trạng thái và các nút điều hướng mềm, c
Tài liệu liên quan