Tìm hiểu một số chính sách phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Thái Nguyên hiện nay

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một thành phần quan trọng và đóng góp một phần lớn GDP trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận nguồn vốn. Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cần tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư Bài báo tìm hiểu các chính sách đã và đang thực hiện có tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Thái Nguyên, đưa ra những đánh giá về mặt ưu điểm và các hạn chế, từ đó đề xuất một số chính sách trong thời gian sắp tới.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu một số chính sách phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Thái Nguyên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 197 - 201 197 TÌM HIỂU MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Đặng Thị Mai* Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một thành phần quan trọng và đóng góp một phần lớn GDP trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận nguồn vốn. Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cần tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư Bài báo tìm hiểu các chính sách đã và đang thực hiện có tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Thái Nguyên, đưa ra những đánh giá về mặt ưu điểm và các hạn chế, từ đó đề xuất một số chính sách trong thời gian sắp tới. Từ khóa: chính sách, phát triển kinh tế, hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và xóa đói giảm nghèo. Nhưng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng mạnh đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong chiến lược phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước cũng chỉ rõ “Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoạt động trọng yếu của chiến lược kinh tế quốc gia”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhấn mạnh “Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng”.[8] Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Thái Nguyên luôn gặp phải thách thức hơn các doanh nghiệp quy mô lớn về việc trả lời bài toán làm thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu nguồn vốn. Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết và yếu kém như: Vốn cho sản * Tel: 0972 477468, Email: tuyetmai686@gmail.com xuất kinh doanh còn thiếu, tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, sức đầu tư hạn chế, quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ hoạt động manh mún, khối lượng sản phẩm sản xuất và năng suất còn thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Cùng với đó là những biến động về giá cả, lãi suất cho vay cùng những chính sách chi tiêu, chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ, khủng hoảng tài chính tiền tệ trong những năm gần đây đã làm cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có nhiều khó khăn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. - Phương pháp phân tổ: Được áp dụng để phân tổ hiện tượng nghiên cứu theo các tiêu thức như: Theo ngành kinh tế cấp I, theo loại hình theo tính sở hữu, theo lĩnh vực kinh doanh, theo quy mô; để thuận lợi trong tính toán, tổng hợp, phân tích và đánh giá. - Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. Đặng Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 197 - 201 198 Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp phân tích hệ thống: sự phân tích các mối tương tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế - xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Khái quát sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thể khẳng định doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2014 - 2016 cho thấy, số doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97,56% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân với kiến thức và tay nghề ngày càng được nâng cao và hoàn thiện.[4] Bảng 1. Đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngân sách giai đoạn 2014 - 2016 [1][2] Đơn vị tính: Tỷ đồng Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh Bình quân 2016/ 2014 2015/2014 2016/2015 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng 256,8 100 274,2 100 294,8 100 17,40 6,78 20,60 7,51 7,14% Công ty CP 106,88 41,62 114,78 41,86 123,5 41,89 7,90 7,39 8,72 7,60 7,49% C.ty TNHH 101,33 39,46 106,33 38,78 113,6 38,53 5,00 4,94 7,27 6,83 5,88% Tư nhân 44,53 17,34 48,89 17,83 53,3 18,08 4,36 9,79 4,41 9,02 9,41% Hợp tác xã 4,06 1,58 4,20 1,53 4,40 1,49 0,14 3,40 0,20 4,88 4,14% Nguồn: Theo tính toán của tác giả Tính bình quân giai đoạn 2014 - 2016, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 10,48% trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,2%, khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F) tăng bình quân 8,9% và khu vực dịch vụ tăng cao nhất tỷ lệ 11,13%.[4] Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp quan trọng và tăng trưởng khá nhanh vào ngân sách trong những năm qua. Năm 2014 doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 256,8 tỷ đồng, năm 2015 là 274,2 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 294,8 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực ngoài nhà nước đóng góp trên 95,6% trong tổng mức đóng góp của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.[4] Thực trạng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Xuất phát từ nội dung chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và quan điểm chỉ đạo chung về chiến lược chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Thái Nguyên, các chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã và đang có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa vận hành và phát triển.[8] Chính sách hỗ trợ tạo lập môi trường kinh doanh Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Tỉnh Thái Nguyên đưa ra Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 UBND Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Đặng Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 197 - 201 199 Hỗ trợ môi trường đầu tư: Từ năm 2009, bộ phận một cửa liên thông chính thức đi vào hoạt động, đến nay có thể khẳng định đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra là giảm thiểu các thủ tục, tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư và doanh nghiệp, được dư luận nhân dân và các nhà đầu tư đánh giá cao, tạo bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Tỉnh. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện cơ chế một cửa liên thông về đầu tư. Chính sách hỗ trợ các yếu tố đầu vào Hỗ trợ về vốn: Căn cứ vào Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn trực tiếp từ quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đạt đủ các điều kiện của Quỹ. Bảng 2. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số Ngân hàng tại tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Chỉ tiêu Ngân hàng Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (%) - Ngân hàng TMCP Công Thương 52 - Ngân hàng Đầu tư &Phát triển 43 - Ngân hàng Quốc tế (VIB) 49 - Ngân hàng TMCP Quân Đội 41 - Ngân hàng Đông Á 35 - Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn 34 (Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra năm 2016) Hỗ trợ về công nghệ, quản lý: Nghị quyết 34/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, đã chỉ rõ nhiệm vụ phải thực hiện là: Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ kết hợp với công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại đảm bảo phù hợp với trình độ sản xuất. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Đối với dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư của Tỉnh, nếu nhà đầu tư có nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động đã đào tạo là người lao động có hộ khẩu thường trú tại Tỉnh Thái Nguyên thì được xem xét, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề. Chính sách hỗ trợ đầu ra Nhà đầu tư được hỗ trợ thực hiện xúc tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt như: Triển khai thực hiện phát triển thương mại hàng nông, lâm, thủy sản theo Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 thông qua Đề án phát triển thương mại hàng nông, lâm, thủy sản Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020); Tổ chức thành công các hội chợ Xuân; Hội chợ triển lãm tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên [5] Các hoạt động hỗ trợ khác Thực hiện Luật đầu tư và các văn bản quy phạm khác của Nhà nước, để thực hiện việc phát triển các thành phần kinh tế trong tỉnh đặc biệt là khu vực kinh tế dân doanh. Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành những chủ trương, giải pháp theo điều kiện cụ thể của Tỉnh nhằm:[5] - Cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt và những thuận lợi, khó khăn ở các khu vực, nhà đầu tư quan tâm, có ý tưởng đầu tư sản xuất kinh doanh. - Thủ tục về xét duyệt dự án, quy hoạch, mặt bằng, giao mặt bằng cho các nhà đầu tư trong thời ngắn nhất, thuận lợi nhất. Hỗ trợ giá thuê đất theo địa bàn trong Tỉnh - Hỗ trợ việc đào tạo, sử dụng lao động đối với ngành nghề, loại hình đào tạo - Khuyến khích đối với việc sản xuất một số sản phẩm, xuất khẩu lần đầu, tăng trưởng kim Đặng Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 197 - 201 200 ngạch xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm mới, đạt tiêu chuẩn ISO, đăng ký bản quyền, nhãn mác hàng hóa. Hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất sử dụng công nghệ cao. - Hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh: Nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo đàn bò, chăn nuôi bò sữa, xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung, chế biến thịt gia súc gia cầm khuyến khích đầu tư trong phát triển kinh tế dân doanh. - Tạo môi trường an ninh, trật tự xã hội ổn định để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh. - Công bố các thông tin về chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh đối với từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và trên từng địa bàn cụ thể, sản xuất ra sản phẩm mới. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Thành công Nghị quyết của Tỉnh đã chú trọng việc đẩu mạnh đầu tư công nghệ cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Nghị quyết về việc Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015... ). Theo đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện được hỗ trợ và tiếp cận với công nghệ cao nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất... Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương đã được quan tâm và từng bước triển khai một cách phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Điều này thể hiện tính linh hoạt của các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hạn chế Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn phục vụ kinh doanh chưa đồng bộ, khả năng truyền thông chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn chưa phủ khắp cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Các chính sách của Tỉnh mới chỉ tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dệt may và mới đây mới triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghệ cao. Vì vậy, việc đầu tư, các chính sách chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực khác còn nhiều hạn chế, yếu kém. Các chính sách nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa hiệu quả. Do vậy, các hoạt động xúc tiến thương mại mới dừng ở các hình thức căn bản như: giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm. Các ngành hàng khác vẫn chưa được quan tâm trong công tác tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Để các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và các doanh nghiệp nói chung phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới, cần sự hệ thống hóa, minh bạch hóa về chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Nhà Nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo lập môi trường kinh doanh + Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Hỗ trợ về đất đai, địa điểm, đầu tư cơ sở hạ tầng. + Cần có quy hoạch về đất cho DN theo địa bàn. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ các yếu tố đầu ra + Hỗ trợ về vốn: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao. + Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tại địa phương. + Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý Nhà nước. + Hoàn thiện chính sách hỗ trợ về Công nghệ, kỹ thuật. KẾT LUẬN Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội và bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh Đặng Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 197 - 201 201 của mình. Bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần thay đổi, cố gắng để nắm bắt tốt nhất các cơ hội và chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực là thế mạnh của địa phương, các ngành nghề yêu cầu ít vốn, ít kỹ thuật và sử dụng nhiều lao động Các chính sách của Nhà nước muốn đi vào thực tiễn, thực sự phát huy hết tác dụng của mình cần có một cơ chế rõ ràng, tiêu chí cụ thể, có sự phối hợp giữa các bộ ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các báo cáo hàng năm của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thái Nguyên. 2. Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết năm 2014,2015, 2016. 3. Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 18/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Thái Nguyên về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) 4. Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên năm 2016 5. Cổng thông tin điện tử của tỉnh Thái Nguyên: www.thainguyen.gov.vn 6. Cổng thông tin điện tử của Thành phố Thái Nguyên: 7. Diễn đàn phát triển Việt Nam (2013), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII 9. Đảng bộ Thái Nguyên (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên. 10. Luận văn: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, Ngô Văn Quyết, 2016. SUMMARY UNDERSTANDING A NUMBER OF DEVELOPMENT POLICIES, SUPPORTING SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THAI NGUYEN Dang Thi Mai * College of Economics and Techniques - TNU Small and medium enterprises are an important component and contribute a large part of GDP in the economy. However, this sector is facing many difficulties, especially in accessing capital. In order to help small and medium enterprises overcome difficulties and promote production and business, it is necessary to continue reviewing and reforming policies and mechanisms to create a favorable environment for increasing access to capital and encouraging investment. The paper focuses on the analytical criteria based on the comparison of data with a basic indicator, the analysis of the factors affecting the development of SMEs in the city. Thai Nguyen has studied the policies that have been implemented with general encouragement, not specific, resulting in limited support, policy support has not come to life. Typically, financial support policies, production sites, public procurement support, business incubation ... Keywords: policy, development, support, small and medium enterprises, Thai Nguyen Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 07/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0972 477468, Email: tuyetmai686@gmail.com 202
Tài liệu liên quan