Tìm hiểu một số giải pháp đồng chỉnh gương mini

Từ khi ra đời đến nay, kĩ thuật laser đã không ngừng phát triển với tốc độ rất nhanh. Các loại laser đã ngày càng chứng tỏ được những ưu thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực như: khoa học công nghệ, vũ trụ học, y học, thẩm mỹ, địa chất Với nhu cầu ứng dụng rộng rãi, laser đã được phát triển đa dạng về chủng loại đồng thời kĩ thuật chế tạo laser cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế hiện nay, các laser rắn – mà điển hình trong số đó là laser Nd:YAG được kích thích bằng phương pháp bơm quang học – vẫn đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm quang học và quang phổ. Tuy nhiên, nhu cầu ứng dụng không chỉ dừng lại ở đó, người ta mong muốn chế tạo những loại laser có kích thước nhỏ gọn, có thể cầm tay mang theo người để dễ dàng sử dụng mà công suất vẫn đủ lớn để có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, đặc biệt là trong quân sự, y học và thẩm mỹ. Vì lí do này, trong những năm gần đây thuật ngữ laser mini đã xuất hiện để chỉ những loại laser rắn xách tay. Các nhà khoa học và nhà công nghệ trên thế giới ở Mỹ và Trung Quốc đã chế tạo thành công loại laser này. Song vì đây là vấn đề công nghệ nhạy cảm nên hầu như không có công bố. Ngay cả việc mua các dòng laser này cũng gặp nhiều khó khăn. Trong nỗ lực tạo ra các sản phẩm quang điện tử xách tay, Viện Ứng Dụng Công Nghệ đặt vấn đề nghiên cứu nội dung này để thăm dò khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ quốc tế và tạo cơ sở để khẳng định hướng chế tạo các loại laser mini nói chung. Trong việc chế tạo laser mini Nd:YAG, vấn đề về buồng cộng hưởng quang học mini là yếu tố quan trọng bậc nhất. Nhiệm vụ trọng tâm của luận văn này là tìm hiểu một số giải pháp đồng chỉnh gương mini đồng thời tối ưu hoá một số thông số vật lí trong buồng cộng hưởng mini cho laser Nd:YAG được Q-switch thụ động. Luận văn này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về buồng cộng hưởng Chương 2: Cơ sở động học của laser rắn được Q-switch thụ động Chương 3: Một số vấn đề vật lí trong buồng cộng hưởng mini cho laser

doc54 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu một số giải pháp đồng chỉnh gương mini, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Từ khi ra đời đến nay, kĩ thuật laser đã không ngừng phát triển với tốc độ rất nhanh. Các loại laser đã ngày càng chứng tỏ được những ưu thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực như: khoa học công nghệ, vũ trụ học, y học, thẩm mỹ, địa chất… Với nhu cầu ứng dụng rộng rãi, laser đã được phát triển đa dạng về chủng loại đồng thời kĩ thuật chế tạo laser cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế hiện nay, các laser rắn – mà điển hình trong số đó là laser Nd:YAG được kích thích bằng phương pháp bơm quang học – vẫn đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm quang học và quang phổ. Tuy nhiên, nhu cầu ứng dụng không chỉ dừng lại ở đó, người ta mong muốn chế tạo những loại laser có kích thước nhỏ gọn, có thể cầm tay mang theo người để dễ dàng sử dụng mà công suất vẫn đủ lớn để có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, đặc biệt là trong quân sự, y học và thẩm mỹ. Vì lí do này, trong những năm gần đây thuật ngữ laser mini đã xuất hiện để chỉ những loại laser rắn xách tay. Các nhà khoa học và nhà công nghệ trên thế giới ở Mỹ và Trung Quốc đã chế tạo thành công loại laser này. Song vì đây là vấn đề công nghệ nhạy cảm nên hầu như không có công bố. Ngay cả việc mua các dòng laser này cũng gặp nhiều khó khăn. Trong nỗ lực tạo ra các sản phẩm quang điện tử xách tay, Viện Ứng Dụng Công Nghệ đặt vấn đề nghiên cứu nội dung này để thăm dò khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ quốc tế và tạo cơ sở để khẳng định hướng chế tạo các loại laser mini nói chung. Trong việc chế tạo laser mini Nd:YAG, vấn đề về buồng cộng hưởng quang học mini là yếu tố quan trọng bậc nhất. Nhiệm vụ trọng tâm của luận văn này là tìm hiểu một số giải pháp đồng chỉnh gương mini đồng thời tối ưu hoá một số thông số vật lí trong buồng cộng hưởng mini cho laser Nd:YAG được Q-switch thụ động. Luận văn này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về buồng cộng hưởng Chương 2: Cơ sở động học của laser rắn được Q-switch thụ động Chương 3: Một số vấn đề vật lí trong buồng cộng hưởng mini cho laser Nd: YAG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BUỒNG CỘNG HƯỞNG 1.1. Phân loại về buồng cộng hưởng Buồng cộng hưởng quang học là một bộ phận cấu thành quan trọng của laser. Đó là một cấu trúc cơ – quang trong đó các thành phần quang học được bố trí sao cho một chùm ánh sáng có thể lưu chuyển theo một hành trình khép kín. Người ta có thể phân loại buồng cộng hưởng laser theo những tiêu chuẩn khác nhau. Ở đây chúng tôi phân loại theo chủng loại laser và theo nguyên lý lưu chuyển ánh sáng. 1.1.1. Phân loại buồng cộng hưởng theo chủng loại laser. Có ba loại buồng cộng hưởng điển hình là dạng khối, dẫn sóng và hỗn hợp. + Các buồng cộng hưởng quang học khối thường được sử dụng cho các laser rắn dạng khối. Trong buồng cộng hưởng này, các tính chất của mode ngang phụ thuộc vào cấu trúc tổng thể của nó (kể cả độ dài của các khoảng không khí). Kích thước của các mode có thể thay dổi đáng kể theo chiều dọc buồng cộng hưởng và trong một số trường hợp, các tính chất mode còn bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng thấu kính nhiệt. + Buồng cộng hưởng dẫn sóng thường được chế tạo hoặc dưới dạng các sợi quang hoặc dưới dạng quang tích hợp. Các tính chất của mode ngang được xác định bởi các tính chất dẫn sóng. + Các buồng cộng hưởng hỗn hợp được dùng trong các laser sợi quang. 1.1.2. Phân loại buồng cộng hưởng theo nguyên lý lưu chuyển ánh sáng Nguyên lý lưu chuyển ánh sáng có thể là tuyến tính hoặc vòng.  Hình 1.1: Các loại buồng cộng hưởng phổ biến. + Buồng cộng hưởng tuyến tính sóng đứng: ánh sáng nẩy qua nẩy lại giữa hai gương (hình 1.1a). Cấu hình buồng cộng hưởng tuyến tính thường được sử dụng trong công nghệ laser biểu thị trong hình 1.2. Trong mỗi hình vẽ, phần diện tích tô đậm biểu diễn "thể tích mode", nghĩa là thể tích thực tế bên trong buồng cộng hưởng bị chùm tia laser chiếm chỗ. Phát xạ kích thích chỉ sinh ra bên trong thể tích này. Phần hoạt chất nằm ngoài thể tích mode không đóng góp vào phát laser vì không có chùm tia để kích thích phát xạ photons. Việc lựa chọn một cấu hình buồng cộng hưởng cho một laser cụ thể nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố: Mất mát do nhiễu xạ, thể tích mode và độ dễ đồng chỉnh. Buồng cộng hưởng song phẳng (hình 1.2a) là thành phần quan trọng trong các lasers rắn xung và một số lasers xung khác do thể tích mode lớn của nó cho phép sử dụng hiệu quả hoạt chất laser. Cấu hình buồng cộng hưởng này có mất mát nhiễu xạ cao nhất, song trong các laser xung các mất mát này được khắc phục vì thể tích mode lớn sẽ làm tăng độ tăng ích. Một ưu điểm khác là không hội tụ chùm tia laser bên trong môi trường hoạt chất bởi vì các gương phẳng không "hội tụ" nên sẽ không gây hư hại cho thanh laser. Nhược điểm lớn nhất của cấu hình buồng cộng hưởng song phẳng là rất khó đồng chỉnh. Một độ nghiêng nhỏ của các gương song phẳng sẽ làm cho chùm tia "đi ra khỏi" buồng cộng hưởng, tức là không còn hiệu ứng laser. Buồng cộng hưởng hình cầu (Hình 1.2 b) có tính năng "ngược hẳn" với buồng cộng hưởng song phẳng. Nó là loại cấu hình dễ căn chỉnh nhất, có mất mát nhiễu xạ thấp nhất, nhưng lại có thể tích mode nhỏ nhất. buồng cộng hưởng hình cầu thường không được dùng cho bất kỳ loại laser nào khác ngoại trừ laser màu liên tục do ở đây cần một chùm tia được hội tụ để tạo ra hiệu suất phát xạ kích thích cao của các lasers này.  Hình 1.2: Các cấu hình buồng cộng hưởng Buồng cộng hưởng bán kính dài (Hình 1.2 c) cải thiện thể tích mode một chút, song lại trả giá cho việc khó căn chỉnh hơn nhiều và mất mát nhiễu xạ lớn hơn một chút so với trường hợp buồng cộng hưởng đồng tiêu. Loại buồng cộng hưởng này phù hợp với bất kỳ ứng dụng laser liên tục nào, song cũng chỉ có số ít thiết bị thương mại dùng loại buồng cộng hưởng này. Buồng cộng hưởng đồng tiêu (Hình 1.2 d) là cấu hình thỏa hiệp giữa cấu hình buồng cộng hưởng song phẳng và buồng cộng hưởng hình cầu. Buồng cộng hưởng đồng tiêu kết hợp tính năng dễ căn chỉnh và mất mát nhiễu xạ thấp của buồng cộng hưởng hình cầu với thể tích mode tăng của buồng cộng hưởng song phẳng. Cấu hình buồng cộng hưởng đồng tiêu có thể được sử dụng cho hầu hết laser liên tục, song cũng không phải thông dụng. Buồng cộng hưởng bán cầu (Hình 1.2 e) trên thực tế là một nửa buồng cộng hưởng hình cầu, và đặc trưng của hai loại này giống nhau. Ưu điểm của loại buồng cộng hưởng này là giá thành của các gương thấp hơn buồng cộng hưởng hình cầu. Buồng cộng hưởng bán cầu thường được sử dụng cho các He-Ne lasers công suất thấp vì mất mát nhiễu xạ thấp, dễ căn chỉnh và giá thành thấp. Buồng cộng hưởng bán cầu-bán kính dài (Hình 1.2 f) kết hợp ưu điểm về giá thành của buồng cộng hưởng bán cầu với thể tích mode được cải thiện của buồng cộng hưởng bán kính dài. Đa số laser liên tục (trừ He-Ne lasers công suất thấp) sử dụng loại buồng cộng hưởng này. Trong đa số trường hợp, r1 > 2L. Buồng cộng hưởng lồi-lõm (Hình 1.2 g) thường chỉ được sử dụng cho CW CO2 lasers công suất cao. Trong thực tế, đường kính của gương lồi nhỏ hơn đường kính của chùm tia. Chùm tia ra được tạo bởi phần của chùm tia đi qua xung quanh gương và do vậy, chùm tia có dạng "bánh rán". Chùm tia phải đi qua vành ngoài của gương bởi vì không thể chế tạo được các gương dùng để truyền các chùm cường độ mạnh của các lasers công suất cao. + Buồng cộng hưởng vòng: ánh sáng có thể lưu chuyển theo hai hướng khác nhau. Buồng cộng hưởng vòng không có gương đầu - cuối (hình 1.1b). 1. 2. Các bộ phận chính trong buồng cộng hưởng 1.2.1. Gương laser Gương laser là bộ phận quan trọng cấu thành lên buồng cộng hưởng laser. Các gương này có hệ số phản xạ khác nhau trong đó một gương có hệ số phản xạ gần như toàn phần còn một gương có thể có hệ số phản xạ thấp hơn. Trừ laser bán dẫn trong đó, hai gương laser là hai mặt của thanh hoạt chất được cắt song phẳng và phủ hệ số phản xạ khác nhau lên đó, thì trong các laser khí và laser rắn các gương laser được lắp rời ở hai phía so với thanh hoạt chất. Người ta phân biệt các buồng cộng hưởng khác nhau tuỳ theo cấu hình các gương phản xạ tạo thành nó. Gương ở đây có thể là gương phẳng, gương cầu, lăng kính porro và tam diện. Buồng cộng hưởng song phẳng khi hai gương phản xạ là gương phẳng, buồng cộng hưởng cầu đồng tiêu khi hai gương phản xạ là hai gương cầu có cùng bán kính cong và cùng tiêu điểm v.v… Trong các laser rắn xung và một số laser xung khác buồng cộng hưởng song phẳng là thành phần quan trọng do tính chất thể tích mode và ưu điểm không hội tụ chùm sáng của nó. Tuy nhiên buồng cộng hưởng loại này có nhược điểm lớn nhất đó là rất khó đồng chỉnh. Một độ nghiêng nhỏ của gương cũng làm cho chùm tia đi ra khỏi buồng cộng hưởng, tức là không còn hiệu ứng laser. Chính vì vậy việc nghiên cứu thay thế gương phẳng bằng một tam diện hay một lăng kính porro với các tính chất làm giảm độ nhạy mất đồng chỉnh đáng kể là một hướng đi thích hợp mà luận văn này sẽ đề cập đến trong phần sau. 1.2.2. Đèn bơm Các laser rắn được kích thích bằng bơm quang học. Hiệu quả của bơm quang học phụ thuộc vào hai yếu tố : Thứ nhất, bức xạ bơm phải được hấp thụ mạnh bởi các tâm hoạt chất và đồng thời không bị chất nền hấp thụ. Thứ hai, hiệu suất lượng tử của bơm phải cao và gần như tất cả các tâm hoạt chất sau khi được đưa lên mức kích thích nhờ bơm phải chuyển về mức laser trên. Để nâng cao hiệu suất bơm quang học người ta có thể dùng các biện pháp sau: - Chọn hoạt chất có mức kích thích là một nhóm các mức hoặc là một băng rộng và đảm bảo sự trùng khớp giữa các tần số dịch chuyển trong kênh kích thích với cực đại trong phổ bức xạ bơm. - Sử dụng phương pháp nhạy hoá : Bên cạnh những ion cơ bản, các loại ion khác (ion nhạy hoá) được đưa vào chất nền. Những ion nhạy hoá sẽ hấp thụ hầu như hoàn toàn bức xạ bơm rồi sau đó chuyển năng lượng đã hấp thụ sang các ion hoạt chất. - Thay cho sử dụng chất nền với các thành phần đơn giản trong tinh thể người ta dùng các hệ hỗn tạp (các dung dịch rắn) khiến phổ hấp thụ được mở rộng đáng kể. Phương pháp bơm quang học cho laser rắn được chia làm 2 loại chính: bơm bằng đèn (bơm không kết hợp) và bơm bằng laser (bơm kết hợp). Trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ xét phương pháp bơm bằng đèn. Với phương pháp bơm bằng đèn, đòi hỏi cơ bản đối với các đèn bơm quang học là phải có phổ bức xạ phù hợp với phổ hấp thụ của hoạt chất và có năng lượng bơm đủ lớn. Đó là các đèn phóng điện qua các chất khí khác nhau đòi hỏi điện áp cao, dòng điện cường độ lớn. Các đèn này thường có dạng ống thẳng hoặc xoắn và được bố trí như sau:  Hình 1.3: Cấu hình bơm laser rắn sử dụng 1 hoặc nhiều đèn bơm. Đèn kích cho laser rắn thường là đèn Xenon hoặc Krypton. Các đèn phải chọn sao cho phổ bức xạ của nó phải phù hợp với phổ hấp thụ của hoạt chất. Trong trường hợp mặt phản xạ có dạng trụ-elip thì thanh hoạt chất và đèn được đặt ở các tiêu điểm của elip. Mặc dù ngày nay việc sử dụng các laser diode làm nguồn bơm laser rắn đã trở nên rất phổ biến nhờ những ưu điểm rất lớn của chúng, nhưng các loại laser rắn bơm bằng đèn vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng trong thời gian dài do những ưu điểm sau: Có thể bơm với công suất rất cao (đặc biệt là công suất đỉnh). Giá thành cho mỗi watt công suất tạo ra từ đèn bơm là rẻ hơn nhiều so với laser diode. Các loại đèn bơm khá bền, có thể chịu được các đỉnh thế và dòng lớn. Tuy nhiên chúng cũng có nhiều nhược điểm như: Thời gian sống của đèn bơm chế độ xung thường rất hạn chế, trong khoảng vài nghìn đến triệu xung phát. Hiệu suất biến đổi điện-quang của laser bơm bằng đèn là rất thấp (chỉ khoảng một vài phần trăm). Hậu quả là không chỉ tiêu thụ điện năng cao mà còn làm phát sinh một nhiệt lượng lớn. Do đó sẽ cần một hệ thống làm mát ổn định, và khi đó khó đạt được chùm tia laser chất lượng cao. Các đèn bơm laser thường sử dụng nguồn điện cao thế nên phải đảm bảo an toàn cao. Độ chói bơm thấp (khi so sánh với laser diode) và phổ bức xạ rộng của đèn bơm sẽ loại trừ rất nhiều môi trường khuếch đại. Tuy nhiên, thời gian sống, hiệu suất bơm, hệ thống làm lạnh,… không phải là vấn đề quan trọng khi một đèn flash chỉ hoạt động với tần số lặp lại thấp (một vài chục Hz) và công suất trung bình. Lúc này một đèn flash với giá thành hạ sẽ là lựa chọn hàng đầu. * Hiệu suất bơm và tốc độ bơm: Xét trường hợp laser rắn được bơm bằng đèn liên tục; ta định nghĩa hiệu suất bơm (p là tỷ số giữa công suất nhỏ nhất Pm của đèn để tạo ra tốc độ tích lũy Rp cho môi trường hoạt chất và công suất điện Pp cung cấp cho đèn:  (1.1) Do tốc độ tích lũy trong mối trường hoạt chất phân bố không đồng nhất, nên công suất nhỏ nhất của đèn bơm có thể viết dưới dạng:  Trong đó: : là số lượng nguyên tử trên mỗi đơn vị thể tích chuyển lên mức laser trên trong quá trình bơm. V : thể tích môi trường hoạt chất.  : tần số của dịch chuyển giữa mức năng lượng cơ bản và mức laser trên. Giả sử quá trình bơm là đồng nhất, ta có thể viết:  (1.2) Tích phân được lấy theo toàn bộ thể tích hoạt chất, còn  là giá trị trung bình của Rp Từ (1.1), (1.2)   (1.3) Còn đối với trường hợp laser được bơm bằng đèn flash; hiệu suất bơm cũng được tính tương tự:  (1.4) Tích phân lấy theo toàn bộ thể tích hoạt chất và thời gian xung; Ep là điện năng cung cấp cho đèn flash. Để tính hiệu suất bơm laser, ta có thể chia quá trình bơm làm 4 bước riêng biệt: (1): Quá trình bức xạ của đèn bơm. (2): Quá trình truyền bức xạ đến môi trường hoạt chất. (3): Quá trình hấp thụ bức xạ của môi trường hoạt chất. (4): Quá trình chuyển năng lượng được hấp thụ để tích lũy cho mức laser trên. Khi đó hiệu suất bơm có thể được biểu diễn thành tích của 4 thừa số:  (1.5) Trong đó: (r : hiệu suất bức xạ (radiative efficiency) đó là hiệu suất chuyển đổi giữa năng lượng điện cung cấp cho đèn thành năng lượng ánh sáng trong vùng bước sóng phù hợp với vùng bơm của môi trường laser. (t : hiệu suất truyền năng lượng (transfer efficiency) : tỷ lệ giữa phần năng lượng thực sự đi vào hoạt chất và năng lượng của đèn bơm trong vùng phổ phù hợp. (a : hiệu suất hấp thụ (absorption efficiency) : phần ánh sáng đi vào hoạt chất bị hấp thụ thực sự. (pq : hiệu suất lượng tử năng lượng (energy quantum efficiency) : phần năng lượng được hấp thụ để tích lũy cho mức laser trên:  ; Pa là công suát được hấp thụ. Các hiệu suất bơm trên có thể được tính toán khi ta biết được: phổ bức xạ của đèn bơm, dạng hình học của đèn, hiệu suất hấp thụ và kích thước của môi trường hoạt chất. 1.2.3. Q-switching 1.2.3.1. Phương pháp Q-switching Phương pháp Q-switching lần đầu tiên được Hellwarth thực hiện với laser Ruby. Đây là phương pháp điều khiển một hệ laser nhằm tạo laser có xung ngắn với năng lượng cao. Cái tên Q-switching được đặt tên cho nhân tố đóng ngắt độ phẩm chất Q trong buồng cộng hưởng. Ý tưởng của phương pháp này là: Đặt một khe đóng mở trước một gương phản xạ. Khi đóng màn này bơm có thể tạo được hiệu độ tích luỹ cao hơn giá trị ngưỡng rất nhiều nhưng laser không phát. Lúc này độ phẩm chất Q của buồng cộng hưởng có giá trị nhỏ, tức là mất mát lớn. Chỉ khi đột ngột mở màn chắn thì độ phẩm chất Q của buồng cộng hưởng tăng lên đột biến, các nguyên tử ở trạng thái kích thích chuyển nhanh xuống mức laser dưới, hiệu độ tích luỹ giảm rất nhanh và cho phát một năng lượng lớn dưới dạng một xung có thời gian ngắn, đó là một xung cực lớn so với xung phát thông thường.  Hình 1.4: Độ phân giải thời gian của tăng ích, độ mất mát và xung ra trong một Q-switched laser. ni : Mật độ đảo ban đầu. nt : Mật độ phôtôn tại nơi mật độ đảo của laser có thể vượt ngưỡng với mức mất mát thấp. Tại điểm này có công suất đỉnh, mật độ phôtôn chuyển hoàn toàn từ mật độ đảo đến giá trị cuối cùng (nf), được xác định bởi tỉ số của ni/nt. Hình 1.4 biểu thị mối quan hệ giữa độ tăng ích laser và độ mất mát xem xét dựa trên xung ra của laser được Q-switches. Với mất mát ban đầu trong buồng cộng hưởng cao, tăng ích tăng đến mức cao, mức có thể được xem như không mất mát nhiệt. Khi độ phẩm chất được ngắt ở tăng ích cao, sự đảo ngược tăng ích rất nhanh dẫn đến sự dao động laser tạo ra một sự tăng theo cấp số nhân mật độ phôtôn trong buồng cộng hưởng, do đó phát xung laser. Mật độ phôtôn tăng lên cho đến khi mật độ đảo giảm tới điểm ở đó laser có thể vượt ngưỡng với mức mất mát thấp hơn (nt). Sau điểm có mật độ phôtôn ở đỉnh, xung ra giảm tới điểm ở đó độ tăng ích được xả hết ra bởi xung laser. Mật độ đảo ban đầu (ni) là mật độ nghịch đảo độ tích lũy của trường laser tại điểm Q-switching bắt đầu hoạt động. Giá trị cụ thể được xác định bởi mức mất mát nhiệt được sinh ra từ quá trình Q-switching. Nó cũng là đối tượng để xác định giới hạn trên bằng năng lượng mất mát do phát xạ tự phát của mức năng lượng trên của môi trường laser. Đây cũng là nguyên nhân làm thêm mất mát khi quá trình phát xạ tự phát được khuếch đại bởi mật độ đảo. Những ảnh hưởng này tạo ra một lượng năng lượng giới hạn có thể được dự trữ trong mật độ đảo của laser. Mật độ đảo ở mật độ phôtôn cực đại (nt) được xác định bởi mức mất mát thấp của quá trình Q-switching. Mật độ phôtôn tăng từ khi bắt đầu quá trình Q-switch và đạt các đỉnh ở điểm với tăng ích vượt ngưỡng với mức mất mát thấp. Mật độ đảo suy yếu ở mức cuối (nf) là một hàm theo thời gian của mật độ đảo lúc bắt đầu Q-switch (ni) và ở công suất đỉnh (nt). Tỉ số của hai giá trị (ni/nt) xác định lượng mật độ đảo suy yếu. Nếu ni gần với mật độ ở ngưỡng phát laser tức là gần nt thì nf sẽ được suy hao một lượng xấp xỉ bằng nt giảm xuống ni. Tuy nhiên, nếu ni lớn hơn rất nhiều so với nt, thì xung Q-switch sẽ suy giảm gần như hoàn toàn mật độ đảo, khi đó nf xấp xỉ bằng không. [14-16] 1.2.3.2. Các cơ chế hoạt động của Q-switching Có bốn loại cơ chế hoạt động cho Q-switching: Cơ, quang điện, quang âm và sự hấp thụ thụ động. Các cơ chế hoạt động của Q-switch như cơ, quang điện và các loại quang âm được xem như thuộc loại Q-switch chủ động, Q-switch hoạt động dựa trên sự tích luỹ năng lượng trong buồng cộng hưởng của chất hấp thụ bão hoà được gọi là Q-switch thụ động. Q-switching chủ động Các loại Q-switch cơ học thường được sử dụng nhiều trong các ứng dụng Q-switching là do sự đơn giản của nó. Một trong những thiết bị ngăn chặn sự hoạt động của laser này là thông qua việc sử dụng các gương quay hoặc những dụng cụ đóng ngắt trong buồng cộng hưởng laser. Những cơ chế cơ học khá đơn giản đã giúp Q-switch hoạt động tốt bởi vì chúng không những gây ra mất mát ở độ phẩm chất Q thấp, mà còn làm cho sự truyền toàn bộ ở mức độ phẩm chất Q cao. Tuy nhiên, hầu hết chúng đã được thay thế bằng các thiết bị quang điện hoặc quang âm do cơ học làm quay bị hạn chế nên phương pháp này không thể cho xung cực lớn theo ý muốn và do đó phương pháp này không được sử dụng rộng rãi. Một trong những ví dụ đầu tiên của Q-switching sử dụng mô hình quang điện. [9,11] Các thiết bị này cho ta trung bình của đặc tính quang điện bị giới hạn bởi một vài vật liệu, chúng mang tính lưỡng chiết khi bị ảnh hưởng của điện trường truyền qua. Trả giá cho điều này là việc thêm vào một bộ phận điện phức tạp cần thiết để điều khiển ứng dụng của điện trường, các thiết bị này giúp bộ Q-switching hoạt động rất nhanh nhưng bị giới hạn bởi khả năng đóng ngắt của hiệu điện thế. Một trong những ví dụ phổ biến nhất của các thiết bị này là tế bào Pockel và tế bào Kerr. Sự khác nhau giữa hai loại này là tính lưỡng chiết trong các vật liệu được sử dụng cho tế bào Kerr phụ thuộc bậc hai vào điện trường trong khi với tế bào Pockel thì phụ thuộc tuyến tính vào điện trường. Các tế bào Pockel thường được ưu ái sử dụng hơn do đối với tế bào Kerr điện trường tác dụng ứng với hiệu điện thế khoảng 10-20KV còn với tế bào Pockel ở điều kiện tương tự chỉ cần điện trường ứng với hiệu điện thế khoảng 1-5KV. Trong hình 1.5 biểu diễn một Q-switch quang điện sử dụng tính lưỡng chiết, sự truyền bức xạ phân cực tuyến tính qua tế bào Kerr có thể được quay. Bằng cách cẩn thận sử dụng đặc tính này, mất mát của buồng cộng hưởng laser có thể bị tăng lên bởi một cặp phát xạ qua lại trong buồng c