Hiện tượng một ngôn ngữsửdụng một số đơn vịtừvựng của một ngôn
ngữkhác là một hiện tượng phổbiến từxưa đến nay, và có thểnói rằng không
một ngôn ngữnào có thểthoát khỏi sựgiao thoa ngôn ngữcủa các cộng đồng lân
cận. Khi có tiếp xúc, các ngôn ngữtựnhiên có thểsửdụng các phương thức vay
mượn đểbổsung và hỗtrợtrong hệthống (ngữâm, ngữpháp hay từvựng, ngữ
nghĩa ) của dân tộc mình khiến nó thêm phong phú.
Khoa học kỹthuật ngày càng tiến bộthì các dân tộc ngày càng có nhiều
cơhội giao lưu ngôn ngữ, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các
phương tiện truyền thông nhưsách báo, truyền hình, và đặc biệt là Internet. Vì
thế, điều kiện đểmột ngôn ngữtiếp xúc với một ngôn ngữkhác ngày càng mở
rộng hơn, và sốlượng các ngôn ngữtrên thếgiới mà người ta có thểtiếp cận
được cũng ngày càng nhiều hơn. Điều đó khiến cho việc nghiên cứu hiện tượng
pha trộn ngôn ngữ, nhất là trong lĩnh vực từvựng, càng thêm khó khăn và phức
tạp.
12 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu những từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU NHỮNG TỪ NGỮ TIẾNG HÀN GỐC ANH
영어에서 온 외래어 이해
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Kiều
MSSV: D05603022
Lớp: 05DPH1
Ngành Hàn Quốc học
Hiện tượng một ngôn ngữ sử dụng một số đơn vị từ vựng của một ngôn
ngữ khác là một hiện tượng phổ biến từ xưa đến nay, và có thể nói rằng không
một ngôn ngữ nào có thể thoát khỏi sự giao thoa ngôn ngữ của các cộng đồng lân
cận. Khi có tiếp xúc, các ngôn ngữ tự nhiên có thể sử dụng các phương thức vay
mượn để bổ sung và hỗ trợ trong hệ thống (ngữ âm, ngữ pháp hay từ vựng, ngữ
nghĩa…) của dân tộc mình khiến nó thêm phong phú.
Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì các dân tộc ngày càng có nhiều
cơ hội giao lưu ngôn ngữ, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các
phương tiện truyền thông như sách báo, truyền hình, và đặc biệt là Internet. Vì
thế, điều kiện để một ngôn ngữ tiếp xúc với một ngôn ngữ khác ngày càng mở
rộng hơn, và số lượng các ngôn ngữ trên thế giới mà người ta có thể tiếp cận
được cũng ngày càng nhiều hơn. Điều đó khiến cho việc nghiên cứu hiện tượng
pha trộn ngôn ngữ, nhất là trong lĩnh vực từ vựng, càng thêm khó khăn và phức
tạp.
Hiện tượng dùng xen từ ngữ nước ngoài thường thấy trong hoạt động
ngôn ngữ của Hàn Quốc là xen mã và trộn mã. Trong đó, tiếng Hàn là ngôn ngữ
chính thức duy nhất được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như hành chính,
giáo dục, chính trị, kinh tế… và tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng phổ biến
tại Hàn Quốc nên khi nghe tiếng Hàn chúng ta dễ dàng nhận ra những từ có âm
đọc đặc trưng như 인터넷, 컴퓨터, 뉴스. Những từ này thật không dễ hiểu vì
không phải lúc nào cũng viết lại được từ tiếng Anh nguyên gốc. Bởi vì về mặt
chữ viết, tiếng Anh dùng chữ cái Latin, còn chữ Hàn dùng hệ thống ký tự do
1
chính người Hàn sáng tạo ra, nên trong phiên âm chỉ mang tính tương đối chứ
không thể tuyệt đối chính xác được. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người
nước ngoài học tiếng Hàn mà ngay cả người Hàn cũng không mấy gì thuận lợi.
Vì vậy, việc tìm hiểu những từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh là rất cần thiết đối với
người Hàn nói chung và người Việt học tiếng Hàn nói riêng. Bởi vì ngoài yếu tố
thuận lợi của người Việt khi học tiếng Hàn là lớp từ vựng Hán Việt (tương đồng
đến 90% về âm đọc, và ngữ nghĩa so với lớp từ vựng Hán – Hàn) thì hoạt động
ngôn ngữ trong xã hội Việt Nam cũng giống như xã hội Hàn Quốc, nghĩa là trong
tiếng Việt vẫn xảy ra hiện tượng xen mã, trộn mã và tiếng Anh là ngoại ngữ được
sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi trình bày những điểm đặc trưng
về hiện tượng sử dụng từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, nghĩa là thông qua cách người
Hàn sử dụng tiếng Anh, chúng tôi đưa ra được phương pháp người Hàn Quốc
đồng hóa tiếng Anh như thế nào khi tiếng Anh đi vào hệ thống từ vựng tiếng Hàn
(những từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh như thế chúng tôi gọi là từ ngữ gốc Anh).
Thông qua kết quả nghiên cứu, xét về mặt cấu tạo, từ gốc Anh khi đi vào
vốn từ vựng tiếng Hàn có cả từ đơn và từ phức. Từ đơn là từ được hình thành bởi
hình vị thực. Ví dụ: 로봇 (robot), 월드(world). Từ phức chia thành hai loại là từ
phái sinh và từ ghép hợp thành.
Từ ghép hợp thành là loại từ ghép được hình thành do sự kết hợp các hình
vị thực, hay nói cách khác từ ghép hợp thành là loại từ ghép được kết hợp từ hai
căn tố có tính độc lập trở lên. Ví dụ: 가이드북(Guide book); 드라이 클리닝
(Dry cleaning); 푸드스타일 리스트(Food stylist) v.v. Ngoài ra từ ngữ gốc
Anh khi vào hệ thống từ vựng tiếng Hàn còn kết hợp với yếu tố Hàn, nghĩa là kết
hợp với từ thuần Hàn hoặc Hàn – Hán ví dụ như 발마사지(발 + massage);
컵라면(Cup 라면); 교통카드(交通 card), 남한드림(南韓 dream); 다이어트약
(Diet 藥) v.v. sự kết hợp này làm hệ thống từ vựng tiếng Hàn thêm phong phú về
số lượng, ngữ nghĩa.
2
Riêng từ ghép phái sinh còn làm thay đổi từ loại. Từ ghép phái sinh là loại
từ được hình thành bằng cách kết hợp phụ tố với căn tố. Có hai phương pháp
hình thành từ phái sinh.
- Phương pháp 1: tiền tố + căn tố
Ví dụ: 재몰딩 (再 moulding). Trong đó 재 là tiền tố có nghĩa là tái
chế, tái tạo lại. 몰딩 (moulding) là căn tố danh từ có nghĩa là vật đúc, đường chỉ
(kiến trúc). Danh từ phái sinh có ý nghĩa là “tái tạo lại vật đúc, hoặc đường chỉ
trong kiến trúc”.
- Phương pháp 2: căn tố + hậu tố
글로벌 + 화 글로벌화 (global 化)
글로벌 (global): căn tố danh từ có nghĩa là toàn cầu. 화 (化): hậu tố chỉ
những việc có tính chất hơn mức bình thường. 글로벌화: danh từ phái sinh có
nghĩa là “toàn cầu hóa”.
Trong trường hợp kết hợp từ phái sinh hình thành bằng cách kết hợp căn tố
danh từ với hậu tố 하다, 되다 sẽ làm biến đổi từ loại.
Ví dụ 1: 스파이스(spice) - căn tố danh từ có nghĩa là gia vị. 하다 là hậu
tố nếu gắn vào danh từ sẽ biến danh từ thành động từ. 스파이스하다 mang nghĩa
cho gia vị vào.
Về sự biến đổi từ loại khi kết hợp hậu tố 하다 hay 되다, theo chúng tôi có
vài đặc điểm khác biệc cần chú ý như sau:
- Đối với động từ phái sinh có hai trường hợp:
1) Được tạo thành do sự kết hợp giữa danh từ với hậu tố 하다, hoặc 되다.
Ví dụ: 마크(mark)하다, 모니터링(monitoring)하다, 카피(copy)되다,
올스톱(all stop)되다.
2) Được tạo thành do sự kết hợp với danh từ phái sinh với hậu tố 하다,
hoặc 되다. Ví dụ: 그롭화(group 化)하다, 버블화(bubble 化)되다.
3
- Đối với tính từ phái sinh cũng có hai trường hợp xảy ra nhưng kết quả thì
không như vậy.
1) Được tạo thành bởi sự kết hợp của ngôn ngữ nguồn là tính từ với chỉ
hậu tố 하다, nghĩa là kết hợp tính từ của tiếng Anh với hậu tố 하다. Ví dụ:
멜로디컬(melodical)하다, 샤프(sharp)하다.
2) Nếu kết hợp với danh từ phái sinh (danh từ này được tạo thành bởi tính
từ tiếng Anh với hậu tố) với 하다 hoặc 되다 thì lại tạo ra động từ phái sinh.
Ví dụ: 클린 (clean): từ loại là tính từ + hậu tố 화 (化) danh từ phái
sinh 클린화. Nếu đem danh từ phái sinh 클린화 + 하다 hoặc 되다 ta được
động từ phái sinh 클린화하다/ 클린화되다.
Bên cạnh việc kết hợp nguyên dạng của từ, người Hàn Quốc còn rút ngắn
cụm từ hoặc từ nhiều âm tiết để tạo từ ngữ ngắn hơn, thuận tiện trong sử dụng.
Xét vài ví dụ chúng ta sẽ thấy rõ: 네고 자금(Negotiation + 資金);
글로벌루션(Globalization + revolution); 메일지(Mail + magazine).
Một đặc trưng khác của từ ngữ gốc Anh khi vào hệ thống từ vựng tiếng
Hàn là xảy ra hiện tượng âm tiết hóa khi phiên âm. Hiện tượng tạo ra những từ
ngữ có âm đọc rất đặc trưng. Ví dụ: Desk /desk/ : 데스크; Knight /nait/ : 나이트.
Khi phiên âm, người Hàn thường dùng âm mạnh có bật hơi và giữ nguyên các
âm gió như ‘s’ ‘t’ ‘d’ trong tiếng Anh.
Xét về phạm vi sử dụng, từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh đa số tập trung nhiều ở
lĩnh vực sinh hoạt (골프가방[Golf + 가방]; 네일숍[Nail shop]); 엑시트[Exit],
Kinh tế (더블딥[Double-dip]; 덤핑[Dumping]; 에인절 투자자[Angel 投資者];
영업맨[營業 man]); 프로젝트[Project]), Máy tính (와이브로[Wire broadband];
재부팅[ 再 booting]; 클릭하다[Click]); Phim ảnh – truyền hình (클래식
필름[Classic film]; 타이틀[Title]; 테마 송[Theme song]; 트레일러[Trailer];
필름 페스티벌[Film festival ]v.v
4
Hiện tượng pha trộn ngôn ngữ, mà phổ biến nhất là dùng xen từ ngữ, là
kết quả của quá trình tiếp xúc của hai dân tộc, do đó nó tùy thuộc vào nhiều yếu
tố liên quan đến mối quan hệ của hai dân tộc đó. Sự khắng khít của Hàn Quốc và
Mỹ trên nhiều mặt là yếu tố thuận lợi cho quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Chúng tôi
đặc biệt chú ý đến phương pháp người Hàn đồng hóa tiếng Anh. Điều này giúp
chúng tôi khảo sát được điều kiện sử dụng của những từ ngữ gốc Anh này và
nắm bắt được khuynh hướng tâm lý xã hội Hàn Quốc trong việc sử dụng từ vay
mượn gốc Anh. Trước tiên người Hàn đã dùng hệ thống chữ viết tiếng Hàn để
phiên âm cho dễ đọc. Sau đó, về mặt cấu tạo, từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh được cấu
tạo dựa trên nguyên tắc cơ bản là kết hợp với từ ngữ tiếng Hàn tạo nên sự phong
phú về nghĩa của từ. Ngoài ra còn có hiện tượng rút ngắn một phần từ ngữ gốc
tiếng Anh.
Sự giao thoa ngôn ngữ là hiện tượng không thể tránh khỏi của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Vấn đề quan trọng là cách tiếp nhận, cách biến đổi sao cho
phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của quốc gia mình để làm phong phú vốn từ
vựng đang có. Từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, trong các giáo trình học tiếng Hàn ở
Việt Nam, xét về số lượng, dường như chưa đủ nhiều để nhận được sự chú ý như
lớp từ vựng Hán – Hàn. Nhưng tại Hàn Quốc, thông qua kết quả thống kê từ mới,
lớp từ vựng này tăng lên mỗi năm. Có phải chăng, trong việc dạy và học tiếng
Hàn tại Việt Nam nên có sự thay đổi, bổ sung nhằm bắt nhịp kịp thời với xu
hướng sử dụng ngôn ngữ tại Hàn Quốc, tránh được tình trạng hụt hẵn khi giao
tiếp, hay phải “phổ cập” từ vựng của sinh viên ngành Hàn Quốc học mới tốt
nghiêp.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thanh Ái, Nghiên cứu hiện tượng sử dụng từ ngữ nước ngoài trên
báo chí Việt Nam hiện đại bằng cách tiếp cận ngôn ngữ học xã hội”, Báo cáo
khoa học cấp Bộ - Trường Đại học Cần Thơ, 2006.
[2] Nguyễn Thanh Minh, “Một số nhận xét về những điểm khác biệt giữa
tiếng Việt và tiếng Hàn” Sách Những vấn đề văn hóa, xã hội, ngôn ngữ Hàn
Quốc, (Trần Văn Tiếng và Đỗ Hùng Mạnh, đồng chủ biên) trang 199 – 213,
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
[3] Lê Tuấn Sơn, Bước đầu so sánh lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt và
trong tiếng Hàn, Khóa luận tốt nghiệp - Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học
Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
[4] Nguyễn Thị Mỹ Trang, “Vấn đề tiếng Anh vừa là cơ hội,vừa là thách
thức – tiếp cận từ lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ”, Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
(Nguyễn Kiên Trường, chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 2005
[5] 유재원 한국외국어대학교 그리스-발칸학과 교수, “외래어의
올바른 수용 태도”, 새국어생활 2004 년 제 14 권 제 2 호 여름, 2004
6
영어에서 온 외래어 이해
Nguyễn Thị Thúy Kiều
외래어의 차용은 어느 언어에서나 현상이다. 어느 언어이든 다른
언어과 접촉이 없을 수 없다.접촉할때언어 변동은 끊임없이 일어나는
것으로 특히 현대 사회에서는 대중 매체의 발달로 빠른 속도로 언어가
변화되고 있다. 음운 변동, 어휘 사용 변동, 경어법 변동 등은 우리의 언어
사용과 밀접하게 관련되어 있을 뿐 아니라 변화의 영향을 가장 많이 받는
것이기 때문에 일차적으로 조사해야 할 필요가 있다.
기술 과학의 끊임없는 문물 교류에 따른 단연한 결과가 하겠다.
게다가 잡지나 방송과 특히 인터넷 등을 통해 직접이나 간접으로 외래어
사용는 널리 늘고 있다. 그래서 어느 언어와 같이 다른 언어를 접촉하는
조건이 더욱 확대한다. 그리고 있는 세상에서 언어들을 많이 접근할 수
있다. 이에 따르는 국어에서 섞은 언어 상고가 더 어려우며 북잡하는다.
한국어의 어휘는 크게 고유어, 한자어, 외래어로 분류된다.
한국에서는 언어 활동 속에 부호전환, 부호혼용을 경우가 있다. 한국말의
반 이상을 차지하는 한자어는 중국어에서 들어왔으나 한국말화하였기
때문에 언중의 의식 속에 외래어라는 느낌이 별로 없다. 한자어는 들어온
지 오래되었기 때문에 외국어에서 온 느낌이 별로 없으며 또한 어형이
흔들림 없이 고정되어 있다. 이에 반해 서양 언어에서 들어온 외래어는
어형이 매우 불안정한 특징이 있다.
이런 외래어를 쉽게 알아 될 수 있다. 특성적인 움성이
생기때문이다. 그러나 뜻을 이해하며 원어로 쓰기를 위해 쉽지 않는다.
문자 측면에 대하여 영어는 로마자로 쓰고 한국어는 한국인에 의해
발명해된 문자 체계로 사용해서 표음은 원어의 발음을 정확히 표시할 수
7
없다. 이는 외래어가 한국어 어휘로 자리 잡기 위한 하나의 과정으로 볼
수 있지만, 사회적인 약속이라는 기능적인 차원에서 표기를 바라본다면,
표기의 혼란으로 볼 수도 있는 것이다. 한 언어의 단어는 크게 고유어와
외래어로 양분된다. 고유어는 그 언어가 본래부터 갖고 있었던 어휘이며
외래어는 다른 언어에서 받아들인 어휘이다. 어느 언어든지 외래어가
있다. 외래어가 전혀 없는 언어는 없다. 다만 외래어를 받아들이는 방법이
언어마다 다르고, 외래어의 비율이 많고 적고의 차이가 언어마다 다를
뿐이다.이유들에 위해 저회는 ‘영어에서는 온 외래어’에 대하여
연구하기로 한다. 그리고 논문의 주제이름은 ‘영어에서 온 외래어
이해’이라는다.
영-외래어의 구성를 연구할 때 우리는 복합어만을 자세히
연구하는 이유가 영-외래어는 한국특성적인 복합어이다. 즉,
한국사람들은 외래어를 전혀 차용하지 않며 한국어처럼 가깝게 변화하여
사용한다. 영어에서 온 외래어(영-외래어) 구성, 한국어 어휘 속에
들어왔을 때 영-외래어는 단일어와 복합어가 있다. 단일어란 하나의
형태소만으로 이루어진 낱말을 가리키는 말이다. 예: 로봇 (robot),
월드(world). 형태소가 둘 이상인 낱말을 복합어라고 하고, 복합어도
어근과 어근으로 결합된 합성어와 파생어로 나뉜다.
합성어는 형태소가 둘 이상인 낱말으로 결합된 합성어라고 한다.
다른 말하면 합성어는 독립적인 둘 이상인 어근으로 결합된 합성어란다.
보기: 가이드북(Guide book); 드라이 클리닝 (Dry cleaning); 푸드스타일
리스트(Food stylist) 등 등. 보기: 발마사지(발 + massage); 컵라면(Cup
라면); 교통카드(交通 card), 남한드림(南韓 dream); 다이어트약 (Diet 藥).
파생어는 접미사와 근어의 결합을 구성된 파생어이다.
파생어의구성은 방법이 두 가지가 있다.
- 방법 1: 접두사 + 어근
8
보기: 재몰딩 (再 moulding) 중에서 접두사 “재”는 다시 재활용을
이르는 말. 몰딩 (moulding) 건축이나 공예 따위에서, 창틀이나
기구따위의 데두리를 장식하는 일로 이르는 말. 그래서 파생어 명사의
뜻풀이 “건축이나 공예 따위에서, 창틀이나 기구 따위의 데두리를
장식하는 일을 다시 한 번 더 함”라는다.
- 방법 2: 어근 + 접미사
글로벌 + 화 글로벌화 (global 化)
글로벌 (global): 명사 어근이 전세계를 이르는 말. 화 (化): 일부
명사 뒤에 붙은 접미사, 그 명사가 뜻하는 대로 됨을 나타냄. 글로벌화:
파생 명사가 뜻하는 대로 ‘국제화”이라는다.
명사 어근은 접미사 (‘하다’, ‘되다’)와 결합된 파생어에서는
품사가 바꾸어되겠다.
보기 1: 스파이스(spice) – 명사 어근, 뜻의 말이
향료란다.’하다’: 일부 명사 뒤에 붙어, 명사는 동사가 되는다.
스파이스하다: 향료의 맛이 강해 톡 쏘는 듯한 느낌이 있다.
영-외래어에 ‘-하다’, ‘-되다’가 결합되는 경우에는 동사와 형용사
간에 큰 차이가 있다.
- 파생 동사가 두 가지의 유형이 있다
+ 명사와 접미사 ‘-하다’, ‘-되다’의 결합으로 구성된 경우. 예:
‘마크(mark)하다’, ‘모니터링(monitoring)하다’, ‘카피(copy)되다’,
‘올스톱(all stop)되다’
명사 파생어와 ‘-하다’, ‘-되다’의결합히가로 구성된 경우.
영어의 명사에 ‘-하다’, ‘-되다’ 결합되거나 그롭화(group 化)하다,
버블화(bubble 化)되다’처럼 영-외래어어의 명사에 ‘-화’가 결합된 후
다시 ‘-하다’, ‘-되다’가 결합되어서 생성된다.
9
반면 형용사는 ‘멜로디컬(melodical)하다’, ‘샤프(sharp)하다’
따위처럼 영어의 형용사에 ‘-하다’가 결합되어서 생성되다.
동사로 쓰이기 위해서는 ‘클린화(化) 하다’/ ‘클린화(化) 되다’
따위처럼 영어의 형용사에 “-화’가 결합된 후 다시 ‘-하다’나 ‘-되다’가
결합되어 야 하는다.
단어의 원시 형태로 결합뿐만 아니라, 또한 단어를 편리하게 이용하도록
짧은 음절을 단축된 말의 경우도 나타난다. 이런 경우는 혼성이라고 한다.
혼성은 하나의 단어가 다른 단어의 일부와 합해지거나 두 단어의 부분들이
합해지는 합성의 한 경우이다. 이 혼성도 매우 많이 나타나는 신어 형성 방법의
하나인데, 특히 영- 외래어끼리의 결합에서 많이 발견된다. 명확한 이해를
돕기 위해 다음 표를 보여드리고 싶시요: 네고 자금(Negotiation + 資金);
글로벌루션(Globalization + revolution); 메일지(Mail + magazine).
한글은 글자 하나가 음소 하나를 표시하는 음소 문자이다. 음소
문자인 한글은 글자의 조합으로 숱한 음절을 만들어 낼 수 있는 유연성이
있다. 하지만 정작 일상생활에서 흔히 쓰고 있는 발음을 표기할 만한
글자가 없는 경우가 있다. 한글은 이와 같이 모음과 자음이 기본 글자를
바탕으로 적고 자음이 항상 앞에서 모음을 적는다. 가끔 하나의 모음으로
음절이 될 수 있다. 두 개의 자음은 앞에서 모음을 적는 경우가 없다.
한글 속에는 자음으로 음절이 될 수 없지만 영어 속에는 그런
경우가 많다. 그래서 한국말로 영어를 표기할 때 음운 변화가
생긴다. 음운 변화가 일어날 때에는 자음의 어말을 음운 변화된다. 즉,
외래어 표기법 규정에 따라 영어에서 온 외래어는 국제 음성 기호와 한글
대조표에 의해 표기하도록 되어 있고 대부분 외국어를 한국어의 파열음으로
표기한다. 보기: Desk /desk/ : 데스크; Knight /nait/ : 나이트.
전문 분야 별로 살펴보면 사회, 경제, 운동, 컴퓨터, 통신, 의학,
전기, 기계 순으로 큰 비중을 차지한다. 특히, 사회, 경제, 컴퓨터 등의
전문 분야에서 많은 수의 영-외래어가 생성되었다는 사실에 주목할
10
필요가 있다. 보기: 생활(골프가방[Golf + 가방]; 네일숍[Nail shop]);
엑시트[Exit], 경제 (더블딥[Double-dip]; 덤핑[Dumping]; 에인절
투자자[Angel 投資者]; 영업맨[營業 man]); 프로젝트[Project]), 컴퓨터:
(와이브로[Wire broadband]; 재부팅[再 booting]; 클릭하다[Click]);
영화(클래식 필름[Classic film]; 타이틀[Title]; 테마 송[Theme song];
트레일러[Trailer]; 필름 페스티벌[Film festival].
언어 접촉 현상이 있지만 가장 일반적인 대안이 두 민족의 접촉의
결과로 단어를 사용하는 것이다. 그래서 많은 요인에 두 나라의 관계
관련에 하는다. 한국과 미국의 긴밀한 많은 전선에 언어 접촉에 대한
유리한 요소가 된다. 두 개의 민족 커뮤니티의 결과뿐만 아니라 이런
현상은 또한 국가의 이미지를 반영한다. 이런 현상의 연구하는 것은
심리적, 사회적 경향에 대해 그런 언어 현상를 좀 더 객관적으로 살펴볼
수 있. 분석을 통하여 저희는 결합 방법을 통한 영어의 단어가 한국어의
단어 속에 들어온다고 생각했다. 결합 방법이 외래어와 고유어나
한자어를 섞고 또 음역과 의역을 섞어 만든 차용어 외래어다. 이는 방법을
통해 신어를 생성했다. 이러한 경향이 한국인의 영어 단어를 빌린 것은
정당한 요구를 반영한다. 그러나 잉여 차용어의 경우는, 즉 불필요적
동기에 따른 차용어도 많이 생긴다. 이는 언어의 황동을 활동적인
반영한다.
영-외래어에 대하여 베트남에 있는 학국어를 공부하는 책이 적고
내용도 빈약하다. 한국 한자어에 비해 영.외래어의 수량이 적은다.
한국에서는 신어의 통계를 통해, 영-외래어의 수량은 매년 늘리고 있다.
베트남에서 한국어를 가르치는 것은 변경에 필요하다.
11
참고문헌
[1] Trần Thanh Ái, Nghiên cứu hiện tượng sử dụng từ ngữ nước ngoài trên
báo chí Việt Nam hiện đại bằng cách tiếp cận ngôn ngữ học xã hội”, Báo cáo
khoa học cấp Bộ - Trường Đại học Cần Thơ, 2006.
[2] Nguyễn Thanh Minh, “Một số nhận xét về những điểm khác biệt giữa
tiếng Việt và tiếng Hàn”, Sách Những vấn đề văn hóa, xã hội, ngôn ngữ Hàn
Quốc, (Trần Văn Tiếng và Đỗ Hùng Mạnh, đồng chủ biên) trang 199 – 213,
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
[3] Lê Tuấn Sơn, Bước đầu so sánh lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt và
trong tiếng Hàn, Khóa luận tốt nghiệp - Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học
Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
[4] Nguyễn Thị Mỹ Trang, “Vấn đề tiếng Anh vừa là cơ hội,vừa là thách
thức – tiếp cận từ lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ”, Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
(Nguyễn Kiên Trường, chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 2005
[5] 유재원 한국외국어대학교 그리스-발칸학과 교수, “외래어의
올바른 수용 태도”, 새국어생활 2004 년 제 14 권 제 2 호 여름, 2004
12