Tìm hiểu thực trạng xói mòn đất ở Bắc Trung Bộ

Một trong những vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là xói mòn đất, thoái hoá đất và hoang mạc hoá ngày càng gia tăng. Trong khi đó quỹ đất canh tác của thế giới hết sức hữu hạn và dân số không ngừng phát triển. Theo các chuyên gia của FAO - UNEP hàng năm trên toàn thế giới có khoảng từ 5 đến 7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do bị xói mòn đất. Xói mòn đất làm giảm hoặc mất đi năng suất sinh học đem lại lợi ích kinh tế cho con người dẫn đến dói nghèo và di cư bất ổn định xã hội.

ppt20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thực trạng xói mòn đất ở Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc huÕ Tr­êng ®¹i häc khoa häc Khoa ®Þa lý - ®Þa chÊt Chuyªn ngµnh: §Þa lý Tµi nguyªn & M«i tr­êng Giáo viên hướng dẫn: Nhóm SV thực hiện: Th.S Trương Đình Trọng Trần Hữu Định Trần Thị Thanh Tâm Nguyễn Thị Như Ý MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là xói mòn đất, thoái hoá đất và hoang mạc hoá ngày càng gia tăng. Trong khi đó quỹ đất canh tác của thế giới hết sức hữu hạn và dân số không ngừng phát triển. Theo các chuyên gia của FAO - UNEP hàng năm trên toàn thế giới có khoảng từ 5 đến 7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do bị xói mòn đất. Xói mòn đất làm giảm hoặc mất đi năng suất sinh học đem lại lợi ích kinh tế cho con người dẫn đến dói nghèo và di cư bất ổn định xã hội. 1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI MÒN ĐẤT 1.1. Khái niệm: Xói mòn (erosion) là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt do nhiều tác nhân khác nhau như: lực của giọt nước mưa, dòng chảy trên bề mặt và qua chiều sâu của phẫu diện đất, tốc độ gió và sức kéo của trọng lực. Quá trình mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác, bao gồm cả các quá trình sạt lở do trọng lực. Quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéo theo các vật liệu tan và không tan. 1.2. Nguyên nhân gây ra xói mòn đất Có hai tác nhân chủ yếu gây xói mòn đất là xói mòn do nước và gió dưới tác dộng của các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người. a. Xói mòn do gió Hiện tượng xói mòn đất do gió thường xảy ra ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ như những vùng đất cát ven biển, đất vùng đồi bán khô hạn. Tuy nhiên nguy cơ mất đất do hiện tượng xói mòn do gió cũng rất nghiêm trọng. b. Xói mòn do nước Xói mòn do nước là loại xói mòn do sự công phá của những giọt mưa đối với lớp đất mặt và sức cuốn trôi của dòng chảy trên bề mặt đất. Đây là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi không có lớp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe. Xói mòn do nước c. Xói mòn do trọng lực Do đặc tính vật lý của đất là có độ xốp, đất có khe hở với nhiều kích thước khác nhau và do lực hút của quả đất, nên đất có khả năng di chuyển từ tầng đất trên bề mặt xuống các tầng đất sâu do chính trọng lượng của nó hoặc có thể là đất bị trôi nhẹ theo khe, rãnh. Hay người ta còn gọi hiện tượng rửa trôi đất theo chiều sâu của phẩu diện đất. d. Xói mòn do các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài nguyên đất. Con người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất. Xói mòn do các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người 2 TÁC HẠI CỦA XÓI MÒN ĐẤT 2.1 Tác hại trực tiếp đến đất đai Đất bị thoái hóa bạc màu. Làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đất trở nên khô cằn, khả năng thấm, hút và giữ nước của đất kém. Làm tổn hại tới môi trường sống của vi sinh vật, động thực vật đất, nên hạn chế khả năng phân giải của chúng, do đó độ phì của đất giảm. 2.2 Tác hại đến sản xuất Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng Tăng chi phí sản xuất để phục hồi đất, thu nhập của người dân thấp, đời sống gặp khó khăn. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục, làm ô nhiễm nguồn nước và gây nhiều thiệt hại cho nhà nước và nhân dân. 2.3. Tác hại đến các yếu tố khác Tác hại đến sản xuất nông nghiệp Tác hại về thủy lợi và môi trường sinh thái Tác hại đến sản xuất lâm nghiệp 3. THỰC TRẠNG XÓI MÒN ĐẤT Ở BẮC TRUNG BỘ Bắc Trung bộ bao gồm 6 tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế diện tích 51.510,9 km2, dân số năm 2009 là 10.547.900 người và mật độ dân số trung bình 205 người/ km2. Vị trí địa lý của Bắc Trung bộ kéo dài gần 5 độ vĩ tuyến từ 1605’ B đến 20040’ B. Dải đất hẹp ngang có nơi ở Quảng Bình chỉ 40 km được giới hạn phía tây là biên giới Việt Lào trên đỉnh núi Trường Sơn và phía đông là 642 km bờ biển. Diện tích đất đồi núi Bắc Trung bộ 74%, núi đá gần 5,1%, còn diện tích đồng bằng thung lũng chiếm khoảng 19,1%. Trong đó đất đồi núi dốc trên 250 chiếm 48,96%. Và đất có độ dốc dưới 150 chỉ khoảng 12,58%. Qua đó cho thấy tiềm năng xói mòn rửa trôi sạt lở của khu vực rất lớn. Lũ lụt và hạn kiệt của điều kiện khí hậu thủy văn khu vực Bắc Trung bộ là một trong những tác nhân gây thoái hoá, sạt lở và xói mòn đất ven biển. Rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn bị khai thác hàng chục ngàn ha mỗi năm và việc phát triển nuôi tôm trên cát của người dân Bắc Trung bộ đang đẩy nguy cơ thoái hoá và xói mòn đất. Các quá trình cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biển, mặn hoá, xói mòn, sập lở đang ngày càng phổ biến ở khu vực. 4. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ XÓI MÒN ĐẤT 4.1. Các biện pháp công trình Trong các vùng nhiệt đới biện pháp công trình rất cần thiết, chức năng chủ yếu của công trình là dẫn dòng, ngăn dòng, làm cho chảy chậm lại, lưu chứa tạm thời hay bố trí dòng chảy an toàn đến xói mòn là thấp nhất. 4.2. Biện pháp lâm nghiệp Triệt để bảo vệ rừng, nhất là rừng, rừng hành lang để hạn chế nước lũ, phòng hạn liên quan trực tiếp đến xói mòn. Xác định diện tích khai phá, vị trí khai phá cụ thể, hợp lý, chừa rừng đỉnh đối, băng rừng, tránh khai phá liền khu ở nơi có độ dốc cao. Trồng rừng trên đất trọc, trồng rừng bảo vệ sườn đồi dốc, trồng rừng xen với cây phân xanh. Áp dụng biện pháp nông – lâm kết hợp một cách nghiêm ngặt. 4.3. Biện pháp nông nghiệp a. Làm đất gieo trông theo đường đồng mức Là biện pháp chủ yếu khi sử dụng đất đồi núi để trồng trọt. b. Che phủ mặt đất Trồng cây che phủ bằng cách trồng xen, trồng gối, phủ đất bằng các loại có rác vào mùa mưa. Trồng thêm các cây họ đậu để bổ sung thêm nguồn hữu cơ trong đất. c. Làm nương và ruộng bậc thang Ruộng bậc thang là một dải đất nằm ngang hay nằm gần ngang cùng một mức độ cao chạy ngang sườn dốc, khoảng cách giữa các dải đất này phụ thuộc vào độ dốc, càng dốc thì dải đất càng hẹp càng gần nhau 4.4. Bồi dưỡng đất Cần thường xuyên bón phân đầy đủ cho đất nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt che kín đất nhanh, bộ rễ phát triển mạnh có tác dụng chống xói mòn. Bón phân hữu cơ, bón vôi, tăng lượng mùn cho đất đồng thời duy trì và cải thiện kết cấu đất, hạn chế xói mòn. Tăng cường xới xáo làm tơi xốp đất, tăng độ thấm nước của đất, giữ ẩm cho đất… III. KẾT LUẬN Với nhu cầu phát triển về mọi mặt như hiện nay, tài nguyên đất là một trong những vấn đề cấp thiết trong xã hội ngày nay. Hiện nay hiện tượng xói mòn đất đang diễn ra rất nghiêm trọng ở tất cả các vùng, đặc biệt là các vùng đồng núi ở Bắc Trung Bộ. Chúng làm mất mỹ quan về môi trường Nông – Lâm nghiệp cũng như của các hoạt động kinh tế khác. Vì vậy, chúng ta cần phải cùng quan tâm và tìm cách khắc phục nó. Hiện nay hiện tượng xói mòn đã và đang gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng cho người dân. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI !
Tài liệu liên quan