Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung Kì

Mỗi một chế độ lập ra đều có một chính quyền của mình. Chính quyền quân chủ trong nhận thức nói chung là toàn bộ tổ chức quyền lực chính trị từ trung ương đến địa phương. Nó thể hiện quyền lực và là công cụ phục vụ cho lợi ích của chế độ đó.Vì vậy khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của một chính quyền sẽ thấy rõ được cái cốt lõi, thực chất của chế độ đó. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đầu hàng nhục nhã trước sự tấn công của thực dân Pháp. Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta tới đâu là thiết lập ngay bộ máy thống trị của chúng với nhân dân ta tới đó. Chúng chia nước ta thành 3 xứ: Nam Kì thuộc địa, Bắc Kì bảo hộ, Trung Kì nửa bảo hộ. Bộ máy thống trị này ngày càng được củng cố để dựa vào đó thực hiện mục đích thực dân của chúng. Tại Trung Kì, thực dân Pháp tiếp tục duy trì chế độ phong kiến của quan lại nhà Nguyễn song thực chất đó chỉ là một hình thức chính quyền bù nhìn do Pháp lập ra để thực hiện mục đích kinh tế, chính trị của mình. Có thể nói Trung Kì là trung tâm của triều đình Huế. Đây là nơi đại diện cao nhất cho sự tồn tại của quan lại nhà Nguyễn bấy giờ, đồng thời cũng là nơi Pháp duy trì chế độ nửa bảo hộ. Vì thế nghiên cứu Trung Kì thì có thể thấy được tính chất điển hình nhất của chế độ phong kiến bù nhìn Nam triều cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề được đặt ra trong thời gian đó như “ Lịch sử cận đại Việt Nam”(Trần Văn Giàu), “Lịch sử cách mạng Việt Nam” (Đào Duy Anh), “Cách mạng cận đại Việt Nam” (Trần Huy Liệu), “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” (Trần Huy Liệu) Những công trình này đã trình bày khá sâu sắc cụ thể bối cảnh xã hội của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời, những chính sách cai trị của thực dân Pháp với thuộc địa Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, phong trào đấu tranh của dân tộc ta chống lại ách đô hộ của thực dân. Đây là những nguồn sử liệu gốc hết sức quan trọng trong công việc nghiên cứu về sau này. Nó cung cấp cho chúng ta những phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề và nó còn là những tri thức quan trọng giúp cho ta nhân thức về những sự kiện lịch sử và quá trình lịch sử của dân tộc.

doc44 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung Kì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Mỗi một chế độ lập ra đều có một chính quyền của mình. Chính quyền quân chủ trong nhận thức nói chung là toàn bộ tổ chức quyền lực chính trị từ trung ương đến địa phương. Nó thể hiện quyền lực và là công cụ phục vụ cho lợi ích của chế độ đó.Vì vậy khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của một chính quyền sẽ thấy rõ được cái cốt lõi, thực chất của chế độ đó. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đầu hàng nhục nhã trước sự tấn công của thực dân Pháp. Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta tới đâu là thiết lập ngay bộ máy thống trị của chúng với nhân dân ta tới đó. Chúng chia nước ta thành 3 xứ: Nam Kì thuộc địa, Bắc Kì bảo hộ, Trung Kì nửa bảo hộ. Bộ máy thống trị này ngày càng được củng cố để dựa vào đó thực hiện mục đích thực dân của chúng. Tại Trung Kì, thực dân Pháp tiếp tục duy trì chế độ phong kiến của quan lại nhà Nguyễn song thực chất đó chỉ là một hình thức chính quyền bù nhìn do Pháp lập ra để thực hiện mục đích kinh tế, chính trị của mình. Có thể nói Trung Kì là trung tâm của triều đình Huế. Đây là nơi đại diện cao nhất cho sự tồn tại của quan lại nhà Nguyễn bấy giờ, đồng thời cũng là nơi Pháp duy trì chế độ nửa bảo hộ. Vì thế nghiên cứu Trung Kì thì có thể thấy được tính chất điển hình nhất của chế độ phong kiến bù nhìn Nam triều cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề được đặt ra trong thời gian đó như “ Lịch sử cận đại Việt Nam”(Trần Văn Giàu), “Lịch sử cách mạng Việt Nam” (Đào Duy Anh), “Cách mạng cận đại Việt Nam” (Trần Huy Liệu), “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” (Trần Huy Liệu)…Những công trình này đã trình bày khá sâu sắc cụ thể bối cảnh xã hội của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời, những chính sách cai trị của thực dân Pháp với thuộc địa Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, phong trào đấu tranh của dân tộc ta chống lại ách đô hộ của thực dân... Đây là những nguồn sử liệu gốc hết sức quan trọng trong công việc nghiên cứu về sau này. Nó cung cấp cho chúng ta những phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề và nó còn là những tri thức quan trọng giúp cho ta nhân thức về những sự kiện lịch sử và quá trình lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên việc nghiên cứu sâu vào tính chất lệ thuộc của triều Nguyễn một cách cụ thể thì còn là vấn đề mới mẻ. Hoặc có chăng là những công trình nghiên cứu mang tính khái quát bao trùm. Tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh hẹp hơn tôi muốn thể hiện một cái nhìn cụ thể sâu sắc hơn về bản chất của chế độ bù nhìn Nam triều và quyền lực thực chất của quan lại nhà Nguyễn. Đồng thời có cách đánh giá khách quan hơn về thái độ chính trị của triều đình Phong kiến và một số quan lại Nam triều Mục đích của báo cáo: Từ trước đến nay, trong lịch sử nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và bộ máy quân chủ của Nam triều nói riêng có thể nói quan điểm có ý nghĩa chi phối là “Chính quyền quân chủ Việt Nam sau Hiệp ước Patenotre (6/6/1884) là chính quyền bù nhìn và tay sai cho giặc” và cho đến thời Bảo Đại thì mới kết thúc. Tuy nhiên ở bài viết nhỏ này với tiêu đề “Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì” chúng tôi muốn làm rõ hơn tính chất bù nhìn của chính quyền đó trên từng khía cạnh, phạm vi. Đồng thời cũng muốn đánh giá lại thái độ chính trị tích cực của một số vua quan trong lịch sử chống Pháp mà về sau này khi triều đình đã bị biến thành một thiết chế bù nhìn, chúng ta vẫn còn ghi nhận được những hành vi yêu nước chống sự chiếm đóng của ngoại bang của các vị vua như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cùng với quan lại có tinh thần yêu nước như Tôn Thất Thuyết và phong trào Cần Vương ở khắp mọi nơi. Đó là số ít những người có ý thức đầy đủ thảm cảnh bị cướp giật quyền tự chủ, độc lập của dân tộc và có những sự nỗ lực để thoát ra khỏi tình trạng bù nhìn lệ thuộc đó. Về phạm vi nghiên cứu: Với báo cáo này phạm vi không gian được đề cập đến là nghiên cứu trong giới hạn Trung kì vì thực ra sau Hiệp ước Patenotre thì quyền hạn của chính quyền quân chủ chỉ còn tồn tại ở Trung Kì. Và như đã nói ở trên thì đây là nơi đại diện cao nhất cho sự tồn tại của quan lại nhà Nguyễn bấy giờ, đồng thời cũng là nơi Pháp duy trì chế độ nửa bảo hộ. Vì thế nghiên cứu Trung Kì thì có thể thấy được tính chất điển hình nhất của chế độ phong kiến bù nhìn Nam triều cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đối với phạm vi không gian thì những mốc 1884 và 1925 đều mang những ý nghĩa nhất định. Năm 1884 là năm diễn ra việc kí kết hiệp ước đầu hành nhục nhã của triều đình Huế trước sự tấn công của thực dân Pháp. Có thể nói từ sau hiệp ước này Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp cho dù tên gọi ở mỗi miền có khác nhau đi chăng nữa. Năm 1925 là năm quan trọng được đánh giấu bằng bản Quy ước kí ngày 6/11/1925 giữa chính quyền thực dân và triều đình phong kiến. Với bản quy ước này chính quyền thực dân đã hoàn toàn nắm quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Nó đã tự lột bỏ cái nhãn hiêu “bảo hộ” giả nhân giả nghĩa của nó. Có thể nói đây là đỉnh cao của đường lối trực trị của chính quyền thuộc địa. Bài viết do giới hạn về mặt thời gian và tài liêu nên chỉ đề cập đến bộ máy cai trị của thực dân ở cấp độ Trung ương, kì và tỉnh còn cấp độ lãng xã xin được tiếp tục nghiên cứu. Bài viết có tham khảo những tài liệu gốc, văn bản gốc, nhiều công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà sử học và những giáo sư đầu ngành. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn trực tiếp đồng thời là sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của Thầy cô giáo trong khoa cùng bạn bè đã giúp đỡ cho em hoàn thành báo cáo này. Do còn nhiều hạn chế về nhận thức và trình độ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè để bổ xung và sửa chữa. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG Năm 1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị của chúng ở Việt Nam. Triều đình Phong kiến đã lần lượt kí các hành ước ngày 5/6/1862 và ngày 15/2/1874 với thực dân Pháp. Pháp đã từng bước xác lập chủ quyền của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếp sau đó ngày 6/6/1884 triều đình Huế lại tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Patenotre xác lập quyền bảo hộ của thưc dân đối với Việt Nam. Chúng đã thiết lập một hệ thống chính quyền thuộc địa bên cạnh sử dụng hệ thống chính quyền bản xứ làm công cụ nô dịch với hai giai đoạn chủ yếu trước và sau khi thiết lập chế độ toàn quyền Đông Dương (17/10/1887). Vì vậy để nghiên cứu tính chất bù nhìn của chính quyền quân chủ trong giai đoạn này thì cần phải tìm hiểu cả cơ chế hoạt động của nó và cả bộ máy cai trị của thực dân áp đặt ở Việt Nam 1. Bộ máy chính quyền quân chủ Nam triều sau Hiệp định Patenotre (5/6/1884) ở Trung Kì 1.1. Một số điều khoản của Hiệp định liên quan đến quyền lực thực chất của quan lại nhà Nguyễn Trong khoản 1 của Hiệp ước ghi rõ: “Nước Việt Nam thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, nước Pháp sẽ thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao tiếp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở ngoài nước” Theo như quy định trên thì Việt Nam đã trở thành xứ bảo hộ của thực dân Pháp. Bảo hộ là một hình thức thống trị của bọn đế quốc thực dân đối với một nước bị xâm lược. Chúng duy trì sử dụng chính quyền tay sai và nêu chiêu bài lừa bịp là nhằm phục vụ lợi ích của nước bị xâm lược. Theo như GS Phan Ngọc Liên định nghĩa thì “Bảo hộ” là hình thức một nước Đế quốc bắt một nước nhỏ yếu phụ thuộc vào mình tuy nước này vẫn có chính quyền riêng2. Đây là bước chuẩn bị cho mưu đồ xâm lược làm thuộc địa của chính quyền thực dân. Đối với các tỉnh ở Trung kì, nếu như trong Hiệp ước Hacmand (25/8/1883) các quan lại người Việt ở cấp tỉnh vẫn được tiếp tục “cai trị như trước không phải chịu một sự kiểm soát nào của người Pháp” cả ( điều 6). Nhưng sang đến Hiệp ước 6/6/1884 thì cái đoạn “…không phải chịu một sự kiểm soát nào của nước Pháp” không còn được ghi nữa. Đây là tiền đề có tính chất pháp lí mà bọn thống trị thực dân đã chuẩn bị để mở rộng quyền lực của bọn công sứ đầu tỉnh Trung kì. Hiệp định cũng quy định: “Quan khâm sứ thay mặt chính phủ Pháp chủ trương trong việc ngoại giao của Việt Nam bảo đảm sao cho việc bảo hộ được thi hành đúng đắn mà không can thiệp đến chính sự của các tỉnh… Người ngoại quốc muốn đi lại trong xứ Trung kì phải được quan Khâm sứ Huế hoặc quan Thống đốc Nam kì cấp thông hành rồi duyệt đi”(khoản 5). Như vậy điều ước Patenotre đã đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Pháp với vai trò bảo hộ nắm mọi quyền cai quản triều chính, còn quyền hành thực chất của triều Nguyễn trên thực tế bị tước bỏ, nhà Nguyễn không có tự quyền quyết định công việc của đất nước mà tất cả những mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao… đều nằm dưới sự kiểm soát của Pháp. 1.2. Bộ máy chính quyền Nam triều Từ sau khi Pháp thiết lập chế độ “Toàn quyền Đông Dương” bộ máy cai trị của chính quyền AnNam (Trung kì) dần có sự thay đổi và có khác về hình thức so với Bắc Kì. Bộ máy cai trị mang tính chất “song hành” hay “lưỡng thể” tức là có hai hệ thống chính quyền song song tồn tại: Nam triều do nhà vua đứng đầu và Pháp do viên khâm sứ Pháp đứng đầu.Với sự tồn tại của bộ máy chính quyền lưỡng thể này thì tính chất độc lập tự chủ của chính quyền quân chủ trước đây không còn. Toàn bộ chính quyền quân chủ bị thực dân Pháp chi phối và điều khiển. Về sau này năm 1898 chính tên Khâm sứ Trung kì đã tuyên bố trong tờ thông tư rằng: “Từ nay trên vương quốc An Nam không còn tồn tại hai chính quyền nữa mà chỉ có một chính quyền duy nhất thôi”2.. Sau khi Pháp đặt Nam kì dưới chế độ thuộc địa và thành lập chức Kinh lược sứ ở Bắc kì (26/7/1897) thì quyền lực của chính phủ Nam triều cũng chỉ giới hạn trong phạm vi Trung kì (An Nam). Hệ thống quyền lực này được trải dọc theo 3 cấp: Trung ương- tỉnh – xã. 1.2.1. Cấp Trung ương Trên cùng có vua. Dưới vua là các tổ chức quan lại phụ tá như: Hội đồng phụ chính, Tứ trụ triều đình, Viện cơ mật, Viện đô sát, Phủ tôn nhân… * Tứ trụ triều đình và Hội đồng Phụ chính Tứ trụ triều đình gồm 4 viên quan cao cấp mang hàm “chánh nhất phẩm”với tứơc hiệu là “Đại học sĩ” và chức năng là “quân sư”. Nếu vua nhỏ tuổi thì Tứ trụ triều đình sẽ giữ cương vị “phụ chính đại thần” và trở thành Hội đồng phụ chính thay vua điều hành mọi công việc trong triều đình. Ngày 27/9/1897 vua Thành Thái ra đạo dụ “về việc tổ chức chính phủ Nam triều” trong đó quyết định bãi bỏ Hội đồng phụ chính (khoản 1) chuyển phụ chính đại thần thành cố vấn đặc biệt của nhà vua. Cố vấn có quyền mật đàm với vua về mọi vấn đề và sau đó thay mặt vua hội đàm với Khâm sứ. Về mặt chính quyền cố vấn vẫn được bảo lưu danh vị Phụ chính để trực tiếp giữ chức Thượng thư của các bộ quan trọng. Tuy nhiên đến ngày 6/11/1925 thì một điều khoản giữa toàn quyền Đông Dương với triều đình đã được kí kết, trong đó quy định: mọi vấn đề có liên quan đến ngạch tư pháp, đến công việc cai trị, tổ chức công sở, đến việc tuyển dụng, thăng giám quan lại các cấp của Nam triều đều nằm trong tay Khâm sứ Trung kì. Quyền hành của Hội đồng phụ chính chỉ còn là thay mặt vua tế lễ trời đất, sắc phong cho Thành hoành làng xã, ban tước hiệu cho quan lại… * Viện cơ mật Thành viên của Viện cơ mật gồm có 4 Thượng thư nắm giữa các bộ quan trọng nhất của triều đình, thường gọi là Tứ trụ triều đình. Viện này đặt dưới sự chủ toạ của vua và có nhiệm vụ giúp vua lãnh đao quôc gia. Tuy nhiên dưới sức ép của thực dân Pháp ngày 27/9/1897 Thành Thái đã ra đạo dụ về việc tổ chức lại Viện cơ mật và quy định chức năng của Khấm sứ đối với chính phủ Nam triều. Tất cả công việc của mỗi bộ đều tập trung giải quyết ở Hội đồng cơ mật. Sau khi hội bàn Hội đồng cơ mật phải làm tờ trình lên vua. Tờ trình đó phải được thông qua Khâm sứ phê chuẩn và sau đó mới trình lên vua để nhà vua chuẩn y, đóng dấu và ban bố. Khâm sứ Pháp có quyền chủ toạ Viện cơ mật và là người quyết định mọi công việc của Viện cơ mật * Các bộ Triều đình vẫn thiết lập 6 bộ như trước đây. Mỗi bộ do một Thượng thu đứng đầu. Bộ chia thành các Ty do Thám tri đứng đầu. Dưới Thám tri có Thị lang giúp việc, dưới Thi lang có các quan lại như Lang tung, Tá lý, Viên ngoại, chủ sự, tư vụ. Sáu Thượng thư họp lại thành Hội đồng Thượng thư. Đạo dụ của Thành Thái ngày 27/9/1897 cũng bãi bỏ chức Hội đồng thượng thư nhưng đến ngày 6/11/1925 lại được tái thành lập do bản Công ước kí giữa Pháp và Nam triều. Hội đồng thượng thư đặt dưới sự chủ toạ của Khâm sứ hoặc của viên chức Pháp đại diện cho Khâm sứ. * Viện đô sát Viện này đặt từ năm thứ 3 niên hiệu Gia Long. Viện đô sát có chức năng nhiệm vụ là kiểm soát mọi hoạt động của các cấp và theo dõi việc thi hành luật pháp cũng như quy tắc do Triều đình ban hành “ những sự tâu đối điều hay, hay can gián điều dở đàn hặc (rạch tỏ) các tội lỗi các quan đều giao cho viện này”2. Viện đô sát dần dần cũng bị Khâm sứ Pháp nắm nhất là từ năm 1897, khi mà Khâm sứ Pháp có quyền chủ toạ cả Viện cơ mật và quyết định mọi công việc của Viện cơ mật. * Phủ Tôn nhân Phủ tôn nhân do hội đồng phụ trách đặt dưới sự điều hành trực tiếp của một người trong hoàng tộc có chức vụ cao. “ Chức quản lĩnh đại thần phủ này do đặc chỉ của nhà vua bổ chứ không có ngạch nhất định”. Phủ Tôn nhân có trách nhiệm giải quyết mọi việc có liên quan đến các thân vương công tử, công tôn của nhà vua. Tổ chức này do nhà vua trực tiếp nắm giữ và sau năm 1897 đặt dưới sự chủ toạ của Khâm sứ Trên đây là toàn bộ những cơ quan của Triều đình ở cấp độ Trung ương, ở cấp tỉnh bộ máy ấy được phân bổ như sau: 1.2.2. Cấp tỉnh Đứng đầu mỗi tỉnh lớn có Tổng đốc, bố chánh đặc trách về thuế khoá, án sát đặc trách về tư pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh loại vừa có Tuần phủ, bố chánh, 1 án sát. Đứng đầu mỗi tỉnh loại nhỏ có 1 tuần vũ (tuần phủ) phụ trách chung, 1 án sát, hoặc 1 Bố chánh, 1 án sát. Riêng Thừa Thiên nơi đóng đô của triều đình thì đứng đầu là 1 phủ doãn và 1 phủ thừa. 1.2.3. Cấp phủ, huyện, châu Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu (miền núi) có các Tri phủ, Tri huyên, Tri châu, thay mặt công sứ và Tổng đốc (tuần phủ) cai quản từng phủ hoặc từng huyện. Có 1 số nha thuộc giúp việc như đề lại, lục sự , thừa phái. Trong “Đại nam sử lệ” có chép: Lệ năm Thành Thái thứ 5 định rằng phàm khi có khuyết chức Tri phủ, phải đem những viên đã làm qua chức Tri huyện mà đã được liệt vào danh sách cử tri kham bổ Tri phủ , danh sách đã có chỉ y cho” 1.2.4. Cấp Tổng Tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa phủ, huyện với các làng xã trực thuộc. Một phủ hay huyện có nhiều Tổng ( thường dưới 100 tổng) do chánh tổng cai quản.Trong Đại Nam sử lệ cũng ghi: Lệ định phàm Tổng nào số đinh điền nhiều và Tổng nào mà đường đi xa đến 2, 3 ngày thì phải đặt 1 cai Tổng và 1 phó Tổng. Mỗi Tổng quản lí một số làng xã. 1.2.5. Cấp xã Xã và Làng (thôn) là cấp cơ sở của chính quyền nhà nước. Đứng đầu là Lý trưởng, phó lý trưởn. Thực dân Pháp duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dùng bộ máy kì hào phong kiến để thu thuế, bắt lính, đi phu, đàn áp nhân dân, cũng như lợi dụng những phong tục tập quán lỗi thời, lạc hậu để dễ bề thống trị. Toàn quyền Đume đã bộc lộ dã tâm này: “Theo tôi duy trì trọn vẹn thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kĩ mà chúng ta đang thấy đó là một điều tốt đẹp. Theo cách tổ chức này thì mỗi làng xã sẽ là một nước cộng hoà bé nhỏ, độc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương. Đó là một tập thể được tổ chức rất chặt chẽ có kỉ luật và rất có trách nhiệm với chính quyền cấp trên về những cá nhân thành viên của nó, những cá nhân mà chính quyền cấp trên có thể không cần biêt tới, đó là điều rất thuận lợi cho công việc của chính quyền” Như vậy bộ máy chính quyền Nam triều ở An Nam sau Hiệp định Paternotre về cơ bản không khác gì nhiều so với trước.Theo như D.G .E.Hall tác giả của cuốn sách “ Lịch sử Đông Nam á”đã nhận xét: “đối với xứ bảo hộ thì việc thực thi quyền lực không được trực tiếp như ở Nam Kì. Việc cai trị thực sự do các viên chức bản xứ thực hiện dưới sự chỉ đạo của các viên chức Pháp tương ứng, nhưng viên chức này không bao giờ can thiệp trực tiếp trừ phi đó là điều tối cần thiết. Do đó quan lại bản xứ không phải là bung xung nhưng sự kiểm soát của Pháp vẫn là tuyệt đối”. Đội ngũ quan lại ở cấp Trung ương (Triều đình) và các cấp tỉnh, phủ, huyện, đạo, châu, ở Trung kì trước đấyđều do vua quan bổ dụng, thuyên chuyển, thăng giám. “Hình thức bên ngoài của chính quỳên bản xứ rất đồ sộ điều đó cũng có ích để làm cho sự cai trị của nước ngoài bớt khó chiu hơn”2. Song dần dần việc đó đã bị giới cầm quyền thực dân ở Trung kì thâu tóm. 2. Hệ thống chính quyền của TD Pháp ở Trung Kì Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta tới đâu là thiết lập ngay bộ máy thống trị của chúng đối với nhân dân ta tới đó. Đối với Nam kì không phải đợi đến khi chiếm được toàn bộ Lục tỉnh thực dân Pháp mới tổ chức bộ máy cai trị của chúng. Mà ngay từ khi chiếm được ba tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp định đầu tiên 5/6/1862 Thực dân Pháp đã bước đầu tổ chức bộ máy cai trị của chúng ở những nơi chúng chiếm được Tại Trung kì trước Hiệp định 1884 Pháp thực hiện kế hoạch “tằm ăn lá” lấn dần đất, chiếm dần quyền và thiết lập dần hệ thống tổ chức chính quyền của chúng như sau: Lúc đầu chúng đặt ra chức “đại biện” hay còn gọi là “ngoại giao đặc phái viên tại Huế” đặt tại kinh đô Huế để “duy trì mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước” và giám sát việc thi hành hiệp ước15/3/1874 của triều đình Huế. Chế độ “đại biện” này được bắt đầu từ ngày 28/7/1875 và kéo dài đến ngày 5/4/1883 Ngày 31/5/1883, Chính phủ Pháp cho đặt chức “Tổng uỷ viên”của nước Cộng hoà pháp tại Bắc kì. Viên quan này là người đại diện cho Chính phủ Pháp cả ở Bắc kì và Trung kì và là người chủ trì mọi công việc đối ngoại của Nam triều. Dưới quyền của Tổng uỷ viên là các công sứ người Pháp đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc kì và 1 viên Trú sứ người Pháp đóng tại kinh đô Huế thay mặt cho chính quyền “bảo hộ” của Pháp ở Trung kì. Trú sứ không có quyền can thiệp vào nội bộ của Nam triều song có quyền cá nhân mật đàm với vua bất kì lúc nào nếu thấy cần thiết. Chế độ Tổng uỷ viên này chấm dứt với sự ra đời của bản Hiệp ước 6/6/1884. Từ sau khi kí Hiệp ước năm 1884, chính quyền thực dân đã được thành lập ở 3 cấp: Trung ương , cấp kì và cấp tỉnh. Ở TRUNG ƯƠNG: Đứng đầu cấp này là một viên tổng trú sứ chung cho cả Bắc kì và Trung kì nên được gọi là Toàn quyền lưỡng kì hay Toàn quyền Trung-Bắc kì. Tổng trú sứ đóng tại kinh đô Huế, là người thay mặt cho chính phủ Pháp để duy trì mọi công việc đối ngoại của Nam triều. Chế độ tổng trú sứ tồn tại cho đến ngày 9/5/1889 thì bị bãi bỏ theo Sác lệnh của Tổng thống Pháp, chế độ Tổng trú sứ từ 1886 về trước đều do các võ quan nắm và từ 1886-1889 chuyển sang tay các quan văn. Ở CẤP KÌ: Ngày 27/1/1886, Pháp thiết lập ở Bắc kì và Trung kì mỗi nơi một viên chức cao cấp người Pháp. Đứng đầu Bắc kì là viên Thống sứ. Đứng đầu Trung kì là viên Khâm sứ. Cả hai viên này đều trực thuộc toàn quyền Trung- Bắc kì. Khâm sứ có nhiệm vụ quản lý và khống chế mọi hoạt động của triều đình Huế. Thống sứ có nhiệm vụ quản lý và khống chế mọi hoạt động của quan lại người Việt ở Bắc kì. Ở CẤP TỈNH: đứng đầu cấp tỉnh là viên công sứ người Pháp. ở Trung kì, chức công sứ đầu tỉnh được thiết lập theo quy ước ngày 30/7/1885. Chức năng của công sứ đứng đầu trong thời điểm này không được xác định cụ thể như ở Bắckì . Tuy nhiên qua Hiệp ước 25/8/1883, ta thấy công sứ là người nắm giữ các vấn đề thuộc về thương chính và công chính trong tỉnh; còn các quan lại người Việt ở cấp tỉnh vẫn được “tiếp tục cai trị như trước, không phải chịu một sự kiểm soát nào của nước Pháp” cả (điều 6 Hiệp ước). Nhưng phải sang đến Hiệp ước 1884 thì quyền ấy không con nữa Ngày 8/2/1886 Tổng thống Pháp kí sác lệnh cho phép các viên công sứ ở Bắc kì và Trung kì được thi hành cả chức năng lãnh sự nữa, đồng thời cho phép viên tổng Trú sứ Trung-Bắc kì tổ chức bộ máy cai trị đầu não của chúng ở cấp kì và cấp tỉnh. Đó là phủ Thống sứ Bắc kì , Toà Khâm sứ Trung kì và các toà công sứ các tỉnh. Tóm lại: Đây là mô hình tổ chức chính quyền thực dân ở Trung kì trước ngày thành lập “Liên Bang Đông Dương”. Mô hình này gần giống với mô hình Pháp đặt tại Bắc kì. Tuy nhi