Theo Nghị định số 15-CP ngày 4 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng đã cho biết:
- Bộ Xây dựng là một cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà, công trình công cộngvà kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị- nông thôn trong cả nước.
Với rất nhiều lĩnh vực như vậy, Bộ Xây dựng thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiêm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
+ Nghiên cứu, xây dựng trình chính phủ phương hướng chiến lược và biện pháp lớn về phát triển xây dựng nhà, công trình công cộng và vật liệu xây dựng, quy hoạch tổng thể về xây dựng đô thị hoá loại 2 trở lên, các khu công nghiệp quan trọng, các vùng kinh tế tập trung theo yêu cầu phát triển kinh tế,
42 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về bộ xây dựng và viện kinh tế xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu: Giới thiệu chung
Xây dựng là một ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, nó đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội dưới mọi hình thức. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội càng đòi hỏi phải có một tổ chức quản lý lĩnh vực xây dựng chặt chẽ hơn. Vì vậy chính phủ đã ra nghị định 15/CP ngày 4 tháng 3 năm 1994 quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng cho phù hợp với thời kỳ mới.
phần i :
Tìm hiểu về bộ xây dựng và viện kinh tế xây dựng
I. Bộ Xây Dựng:
1/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng:
Theo Nghị định số 15-CP ngày 4 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng đã cho biết:
- Bộ Xây dựng là một cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà, công trình công cộngvà kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị- nông thôn trong cả nước.
Với rất nhiều lĩnh vực như vậy, Bộ Xây dựng thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiêm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
+ Nghiên cứu, xây dựng trình chính phủ phương hướng chiến lược và biện pháp lớn về phát triển xây dựng nhà, công trình công cộng và vật liệu xây dựng, quy hoạch tổng thể về xây dựng đô thị hoá loại 2 trở lên, các khu công nghiệp quan trọng, các vùng kinh tế tập trung theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nướcvà chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt.
+ Xây dựng trình Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách thuộc các lĩnh vực do Bộ Xây dựng phụ trách hoặc Bộ ban hành.
+ Chủ trì xét duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các đồ án thiết kế quy hoạch, thiết kế kỹ thuậtcác công trình xây dựng theo quy định của Chính phủ; thu thập và thống nhất quản lý về các số liệu, tài liệu khảo sát, thiết kế các công trình do Chính phủ quản lý.
+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
+ Quản Nhà nước về nhà và các loại công trình thuộc sở hữu của Nhà nước.
+ Quản Nhà nước về công trình công cộng đô thị (đường sắt, cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, vệ sinh môi trường và các cụm dân cư nông thôn).
+ Quản lý về việc cấp phép hành nghề xây dựng và sản xuất vật liệu xxây dựng theo quy định của chính phủ.
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng đất xây dựng trong quy hoạch đã được duyệt theo đúng luật đất đai quy định.
2/ Cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng :
Về cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng gồm có 2 nhóm thành phần chủ yếu được phân chia như sau:
1. Các cơ quan giúp việc Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm có:
- Cục quản lý nhà
- Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
- Vụ quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị-nông thôn và công trình công cộng gọi tắt là Vụ quản lý kiến trúc và quy hoạch.
- Vụ quản lý vật liệu xây dựng.
- Vụ chính sách xây dựng.
- Vụ tổ chức lao động
- Thanh tra xây dựng
- Vụ kế hoạch- thống kê
- Vụ tài chính kế toán
- Vụ hợp tác quốc tế
- Vụ khoa học- công nghệ
- Văn phòng Bộ
2. Các tố chức sự nghiệp trực thuộc Bộ gồm :
- Viên quy hoạch đô thị- nông thôn
- Viện khoa học kỹ thuật xây dựng
- Viện tiêu chuẩn hoá xây dựng
- Viện kinh tế xây dựng
- Viện vật liệu xây dựng
- Trường đại học kiến trúc Hà Nội
- Trường đại học kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Các tổ chức sự nghiệp khác gồm : Viện, trung tâm, Trường trung học và công nhân trực thuộc Bộ do Bộ Xây dựng thoả thuận với các Bộ liên quan và Ban tổ chưc cán bộ Chính phủ sắp xếp lại trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
II. Viện kinh tế xây dựng:
Theo văn bản số 22/VKT.1 ngày 13/01/2000:
Viện kinh tế xây dựng là một đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ được thành lập từ năm 1974 theo Quyết định số: 654/BXD ngày 18/4/1974 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tại Quyết định số 782/TTG ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ, viện đã được sắp xếp trong hệ thống 41 Viện nghiên cứu- triển khai khoa học công nghệ (đợt đầu tiên) cấp quốc gia.
Viện Kinh tế xây dựng có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng kết đánh giá hoạt động kinh tế trong xây dựng cơ bản, công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn; đề xuất những căn cứ khoa học về quản lý, chế độ chính sách cụ thể, định mức kinh tế- kỹ thuật, giúp Bộ trưởng Bộ xây dựng thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về các lĩnh vực nói trên theo nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 23/01/1999, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 99/QĐ-BXD quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế xây dựng.
Viện kinh tế xây dựng đẫ tiến hành củng cố tổ chức, sắp xếp và bố trí lại cán bộ và các bộ phận trong Viện nhằm không ngừng nâng cao năng lực công tác nghiên cứu khoa học và tham gia phục vụ công tác quản lý nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
Viện Kinh tế xây dựng là một cơ quan nghiên cứu khoa học kinh tế – kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Viện thể hiện cụ thể là hầu hết các sản phẩm nghiên cứu của Viện từ cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng đến toàn bộ hệ thống định mức hao phí vất chất, định mức tỷ lệ cấu thành chi phí các dự án đầu tư đều được trình ký để ban hành áp dụng.
Hệ thống trang thiết bị của Viện chủ yếu là những thiết bị văn phòng, trong đó thiết bị chủ đạo phục vụ công tác chuyên môn là các thiết bị tin học với những phần mềm ứng dụng được chuyên môn hoá cao. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Bộ, Viện đã được đầu tư thêm nhiều máy vi tính và Viện đã tự mua sắm bằng nguồn dịch vụ tư vấn. Hiện nay trong toàn Viện có trên 50 máy vi tính được đầu tư đã phục vụ cho công tác nghiên cứu và tham gia phục vụ công tác quản lý. Tuy vậy do hiện nay thực trạng trang thiết bị còn thiếu nên Viện Kinh tế xây dựng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chuyên môn hoá sâu của các cán bộ nghiên cứu viên.
Với biên chế tổ chức và trang thiết bị hiện có, Viện Kinh tế xây dựng là cơ quan nghiên cứu khoa học và tham gia phục vụ quản lý Nhà nước về kinh tế trong đầu tư và xây dựng. Viện đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trên cả 2 lĩnh vực góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên với trình độ của khoa học công nghệ ngày một tiên tiến, nhiều chủng loại vật liệu mới ra đời, nhiều biện pháp tổ chức thi công hiện đại cần được cập nhập thường xuyên để có những đối sách phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Với yêu cầu như vậy, Viện vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thực tiễn đang diễn ra nhanh chóng.
Trong bối cảnh chung của đất nước còn đang trong quá trình phát triển, Viện đang cố gắng phấn đấu từng bước để đến năm 2005 đạt trình độ ngang tầm về kinh tế xây dựng của các nước tiên tiến trong khu vực.
1/ Chức năng, nhiệm vụ của Viện Kinh tế xây dựng:
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về “Quyđịnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế xây dựng” (QĐ số 99/QĐ-BXD ngày 23/01/1999):
Viện Kinh tế xây dựng là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc Bộ Xây dựng, nằm trong hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học – công nghệ quốc gia:
- Công tác nghiên cứu khoa học của Viện được triển khai theo những chức năng chủ yếu sau:
+ Tổng kết , đánh giá,nghiên cứu triển khai khoa học kinh tế trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp VLXD và xây dựng phát triển đô thị, cụm dân cư.
+ Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách về kinh tế xây dựng, công nghiệp VLXD, xây dựng phát triển đô thị, cụm dân cư nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng do chính phủ phân công.
+ Xác lập những căn cứ khoa học về quản lý kinh tế và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế trong xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư - kỹ thuât cho xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong các lĩnh vực nói trên.
+ Thông tin và dự báo kinh tế trong xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn; biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn khoa học.
- Có nhiệm vụ cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ chế chính sách về kinh tế và quản lý kinh tế tong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
+ Nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả trong lĩnh vực đầu tư xâydụng.
+ Nghiên cứu mô hình tổ chức và cơ chế chính sách quản lý các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.
+ Nghiên cứu ứng dụng tin học trong hoạt động quản lý kinh tế thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý Nhà nước do Bộ trực tiếp giao.
+ Thạm gia công tác thanh tra,kiểm tra trong đầu tư xây dựng do Bộ giao.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
+ Tư vấn hoặc thẩm định các dự án đầu tư, định mức đơn giá, dự toán, tổng dự toán, giá thanh toán, thẩm tra phần xây lắp trong quyết toán đầu tư, quản lý dự án, lập hoặc đánh giá hồ sơ thầu, đánh giá tài sản của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo công văn 897/BXD-TCLĐ, Viện đề ra những nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong năm 2001 như sau:
+ Theo dõi, nắm tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tế vận dụng các chế độ, chính sách bằng các văn bản pháp luật ở các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế, các cấp quản lý về quản lý đầu tư và xây dựng nhằm phát hiện những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung và nghiên cứu đề xuất những giải pháp xử lý để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Dựa trên thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước đã được áp dụng công nghệ mới trong xây dựng để nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (bao gồm cả định mức chi phí) mang tính đa ngành, chuyên ngành có liên quan đến đầu tư XDCB áp dụng trên phạm vi cả nước.
+ Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi công nghệ tin học vào việc tính toán: các loại chí phí, giá cả,yếu tố đầu vào, nhiên liệu, máy mó thiết bị, nhân công phục vụ việc lập và quản lý chi phí trong các khâu thuộc quá trình đầu tư và xây dựng; Các loại đơn giá; Dự toán tổng hợp, dự toán chi tiết, giá cả máy, vật liệu và nhân công, tiền lương...
+ Tiếp tục tổ chức nghiên cứu khoa học các đề tài, các chuyên đề cần thiết phục vụ quản lý đầu tư và xây dựng; Đồng thời nghiên cứu áp dụng những kết quả đó vào việc soạn thảo những văn bản quản lý, đảm bảo nội dung cũng như hình thức văn bản QPPL phù hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực, và có tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát triển mọi hoạt động kinh tế đầu tư xây dựng.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan (Vụ TC-LĐTL, Vụ KH-TK và Ban đổi mới DNNN Trung ương...) triển khai thực hiện đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ: Nghiên cứu thí điểm mô hình tổ chức ‘’Công ty mẹ- công ty con’’ để Bộ trình chính phủ cho phép áp dụng trong giai đoạn 2001-2005; Thí điểm khoán kinh doanh ở Công ty gốm xây dựngĐông Triều; Xây dựng đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp thuộc bộ đến năm 2005...
+ Xây dựng tổ chức thông tin rộng rãi kinh tế xây dựng. Trong đó có việc xuất bản ấn phẩm thông tin kinh tế xây dựng.
+ Ngoài các nhiệm vụ chủ yếu trên, Viện sắn sàng thực hiện mọi nhiệm khác do Bộ trực tiếp giao: Tham gia công tác thanh tra kiẻm tra trong đầu tư xây dựng; Hợp tác quốc tế về quản lý kinh tế đầu tư xây dựng, tư vấn, thẩm định các dự án đầu tư, các công trình quan trọng . ( Định mức, đơn giá, dự toán, tổng dự toán, giá thanh quyết toán, đánh giá hồ sơ thầu, đánh giá tài sản doanh nghiệp...); Hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng và nghiệp vụ KTXD; Giải quyết các vướng mắc về quản lý đầu tư xây dựng cho các ngành, các địa phương cơ sở...
2/ Cơ cấu tổ chức hoạt động của Viện Kinh tế xây dựng:
- Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.( Tên viện trưởng và phó viện trưởng )
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng tổ chức chỉ đạo mọi mặt hoạt động của Viện theo các quy định của Nhà nước. Viên trưởng có trách nhiêm xây dựng quy chế hoạt hoạt động của Viện trình lên Bộ trưởng duyệt để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện từng mặt công tác do Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những mặt công tác đó.
Với cơ cấu tổ chức được quy định, tổng số cán bộ công chức của Viện Kinh tế xây dựng là 110 người. Trong đó có : 1 Phó Giáo sư, 4 người có trình độ Tiến sĩ, 5 người có trình độ Thạc sĩ, 85 người cố trình độ Đại học.
a) Các đơn vị nghiên cứu, triển khai trực thuộc Viện gồm có:
- Phòng Kinh tế đầu tư.
- Phòng Kinh tế đô thị.
- Phòng Giá và chi phí xây dựng.
- Phòng Kinh tế doanh nghiệp.
- Phòng kinh tế máy xây dựng.
- Phòng Kinh tế dự án nước ngoài.
- Phòng Cơ chế, chính sách.
- Phân viện Kinh tế xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm tư vấn Kinh tế xây dựng.
b) Các đơn vị phục vụ quản lý:
- Phòng Tổng hợp và thông tin.
- Phòng Hành chính- kế toán- nhân sự.
- Các phòng có trưỏng phòng và phó trưởng phòng; Phân viện có Phân viện trưởng và Phân viện phó; Trung tâm có Giám đốc trung tâm và Phó giám đốc trung tâm.
Với cơ cấu tổ chức như vậy, Viện hoạt động với vị trí vừa là một trung tâm đầu ngành vừa như một cơ sở của hệ thống các cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế quốc gia. Mọi hoạt động khoa học của Viện đều cần được kết hợp các mặt; chỉ đạo và hợp tác giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp, ngành, địa phương và các bộ môn kinh tế, kỹ thuật có liên quan.
Phương thức hoạt động và nguồn tài chính của Viện:
- Viện hoạt động theo phương thức: sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khoa học, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch độc lập trong cả nước.
- Quỹ tài chính của Viện được hình thành từ các nguồn: Kinh phí sự nghiệp do Bộ phân phối từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí nghiên cứu khoa học do Bộ phân phối hoặc điều chuyển trực tiếp cho các đề tài nghiên cưú của Viện, Kinh phí hoạt động dịch vụ thu từ các đơn vị đặt hàng.
Viện còn hoạt động dựa trên một số mặt công tác rất rộng như:
-Trong công tác quản lý kinh tế:
Đối với những vấn đề kinh tế thuộc chức năng thống nhất quản lý Nhà nước của Bộ, Viện chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và các bộ môn nghiệp vụ có liên quan trong và ngoài Bộ để giúp Bộ trưởng quyết định.
Đối với những vấn đề kinh tế về quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây lắp, cung ứng vật tư cho xây dựng, quản lý nhà và công trình đô thị...cần phải giải quyết nhằm thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan, các đơn vị khác, Viện sẽ phối hợp nghiên cứu thông qua hợp đồng kinh tế hoặc theo yêu cầu của Bộ giao.
- Trong công tác nghiên cứu khoa học:
Đối với những chương trình, đề tài khoa học do Nhà nước hoặc Bộ giao và thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, Viện chịu sự chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước và của Bộ thông qua các tổ chức quản lý khoa học.
Đối với những vấn đề kinh tế thuộc nội dung kinh tế xây dựng, kinh tế công nghiệp vật liệu và cấu kiện xây dựng, kinh tế đô thị, cần được đặt ra cho các ngành, địa phương và các tổ chức sản xuất kinh doanh thực hiện việc nghiên cứu, Viện chủ trì công tác tổ chức, hướng dẫn phương pháp, hỗ trợ và kiểm tra kết quả theo mối quan hệ chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ.
- Trong công tác quản lý nội bộ...
3/ Một số hoạt động của Viện trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước năm 1999:
Năm 1999 là năm cuối của thập kỉ 90, cùng với những thuận lợi và khó khăn chung của nền kinh tế - xã hội nước ta: thị trường bị thu hẹp, nhiều biến động về cơ chế, chính sách trong quản lí đầu tư và xây dựng, tình hình đầu tư trong nước ngày càng giảm, đặc biệt là đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Viện: việc nghiên cứu các cơ chế, chính sách vĩ mô về đầu tư và xây dựng và thể chế nó trong lĩnh vực kinh tế đầu tư và xây dựng về việc thể chế hoá nó trong lĩnh vực kinh tế đầu tư gặp nhiều khó khăn hơn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với Viện. Năm 1999 cũng là năm đầu tiên Viện Kinh tế xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới được ban hành theo Quyết định số: 99/QĐ - BXD ngày 23/ 01/ 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tuy vậy, khi triển khai thực hiện lại gặp phải sự chồng chéo với các đơn vị trong Bộ; Ví dụ có những việc từ nhiều năm trước vẫn do Viện chủ trì soạn thảo, gần đây lại chuyển giao nhiệm vụ chủ trì cho đơn vị khác, còn Viện chỉ đóng vai trò tham gia, phối hợp làm cho những đóng góp của Viện (là đơn vị đã có quá trình tích luỹ trong lĩnh vực này) có phần hạn chế mà lẽ ra còn được đóng góp nhiều hơn, chất lượng hơn đối với việc nghiên cứu soạn thảo cơ chế, chính sách của Bộ.
Tuy gặp phải một số khó khăn như đã nêu ở trên, được sư quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ cùnh với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể các cán bộ công chức trong cơ quan, Viện kinh tế xây dựng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chủ yếu của năm.
1. Viện đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:
Là một cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế để phục vụ và tham gia công tác quản lí kinh tế trong đầu tư và xây dựng, trong năm 1999, ngoài việc triển khai thực hiện các chức năm nghiên cứu thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công tác quản lí do Bộ giao, Viện đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề quan trọng theo các khoa học công nghiệp cấp Bộ. Các đề tài này đã bám sát yêu cầu của thực tế, những đòi hỏi bức xúc trong việc xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ công tác quản lí ngành, đặc biệt là một số vấn đề được quan tâm như: Phương thức quản lí chi phí trong đầu tư và xây dựng theo hướng hội nhập với các nước ASEAN và khu vực châu á - Thái Bình Dương; Cơ chế, chính sách kinh tế đối với công tác vệ sinh, môi trường đô thị.
Năm 1999 là năm có nhiều chuyển đổi quan trọng trong cơ chế quản lí kinh tế, một số chính sách về quản lí giá cả trong xây dựng cũng cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp thực tiễn đang diễn ra. Từ thực tế đó, Viện đã triệt để ứng dụng ngay kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian qua trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lí của Bộ Xây Dựng.
Đã nghiên cứu soạn thảo và trình Bộ ban hành Thông tư hướng đẫn việc lập và quản lí chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư số: 08/1999/TT - BXD ngày 16/11/1999 (thay thế Thông tư số: 23/BXD - VKT ngày 15/12/1995 của BXD).
Nghiên cứu soạn thảo Định mức chi phí thiết kế các công trình xây dựng (Thay thế Quyết định số: 179/BXD - VKT ngày 17/7/1996 của Bộ trưởng và các tổ chức tư vấn, đến nay Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã kí ban hành tại Quyết định số: 01/2000/QĐ - BXD ngày 03/01/2000.
Nghiên cứu soạn thảo và đã trình Bộ ban hành tập Định mức tỉ lệ khấu hao hàng năm các loại máy và thiết bị xây dựng theo quyết định số: 02/1999/QĐ - -BXD ngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Nghiên cứu soạn thảo và đã trình Bộ ban hành tập Định mức dự toán xây dựng cấp thoát nước (Thay thế Quyết định số 411/BXD ngày 10/6/1996 của Bộ Xây dựng) theo Quyết định số: 24/1999/QĐ - BXD ngày 25/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Hoàn thành việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tập Định mức dự toán khảo sát xây dựng (Thay thế Quyết định số: 177/BXD - VKT ngày 17/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). Hiện nay, tập dự thảo đã được hoàn thành ở cáp Viện , đang làm thủ tục trình Bộ đẻ có thể kí ban hành trong quý II/ 2000.
Hoàn thành việc soạn thảo sửa đổi Thông tư hướng dẫn lập và quản lí giá khảo sát (Thay thế Thông tư số: 22/BXD - VKT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng). Hiện nay, dự thảo đã được hoàn thành ở cấp Viện, đang làm thủ tục trình bộ để có thể kí ban hành trong quý II/2000.
Nghiên cứu soạn thảo và đã trình Bộ ban hành Định mức chi phí tư vấn đàu tư và xây dựng (Thay thế Quyết định số: 501/BXD - VKT ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) theo Quyết định số:45/1999/QĐ - BXD ngày 02/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Nghiên cứu soạn thảo và đã trình Bộ ban hành Định mức dự toán lắp đặt và bảo trì hệ thống chiếu sáng đô thị (Thay thế Quyết định số: 328/BXD - VKT ngày 8/12/1995 của Bộ trư