Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc

Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa. các khu di tích cách mạng . Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế. Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử nên em mạnh dạng tìm hiểu đề tài :“Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc”

doc35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Qua đề tài này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Bích Liên – cô giáo bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này. Do thời gian còn hạn chế nên khi tìm hiểu và làm đề tài,chắc chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày 20 tháng 03 năm 2011 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Thanh Hoa MỤC LỤC Danh mục hình 3 A.Phần mở đầu Chương I:Đặt vấn đề 1.Lý do chọn đề tài 4 2.Giới hạn nghiên cứu 4 2.1 Đối tượng nghiên cứu 4 2.2 Phạm vi nghiên cứu 4 3.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 4 3.1 Mục đích 4 3.2 Mục tiêu 5 4.Tóm tắt nghiên cứu 5 B.Phần nội dung 7 Chương II:Tổng quan về khu di tích lịch sử An Toàn Khu ở Miền Bắc 7 1.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng 7 2.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Bắc Cạn 11 3.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Tuyên Quang 17 4.Khu di tích lịch sử ở tỉnh Thái Nguyên 24 Chương III:Phương pháp nghiên cứu 32 1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 32 2.kế hoạch nghiên cứu 32 Chương IV:Ý nghĩa lịch sử và định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích lịch sử An Toàn Khu ở Miền Bắc 32 1.Ý nghĩa lịch sử của các khu di tích lịch sử 33 2.Định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích lịch sử 33 C.Phần kết luận 35 Chương V.Phần kết thúc 35 1.Kết luận 35 2.Tài liệu tham khảo 35 DANH MỤC HÌNH Mục Hình trang Hình 1 Hang Pắc Bó 7 Hình 2 Bác Hồ ở tỉnh Cao Bằng năm 1950 8 Hình 3 Khu di tích Đông Khê 10 Hình 4 Bia đá Đồn Phai Khắt 11 Hình 5 Bản Ca 13 Hình 6 Khu di tích Kim Quan 18 Hình 7 Đình Hồng Thái 19 Hình 8 Lán Nà Lừa 20 Hinh 9 Cây Đa Tân Trào 20 Hình 10 Hang Bòng 21 Hình 11 Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng 21 Hình 12 Nha công An 22 Hinh 13 Khu di tích Thác Dẫng 23 Hình 14 ATK Định Hoá 25 Hình 15 Nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hoá 25 Hình 16 Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên Đèo De 26 Hình 17 Lán Tỉn Keo 27 Hình 18 Bến Bình ca 28 A-PHẦN MỞ ĐẦU Chương I:ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa. …các khu di tích cách mạng . Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế. Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử nên em mạnh dạng tìm hiểu đề tài :“Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc” 2.Giới hạn nghiên cứu 2.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các di tích lịch sử 2.2.Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các khu di tích lịch sử ở các tỉnh Cao Bằng,Bắc Cạn ,Tuyên Quang,Thái Nguyên. 3.Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu 3.1.Mục đích Nghiên cứu đề tài để tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai. 3.2 Mục tiêu Tìm hiểu những di tích lịch sử cách mạng trong quá trình dựng nước và giữ nước của các thế hệ đi trước để thấy rõ ý nghĩa lịch sử của các khu di tích lịch sử. 4.Tóm tắt nội dung nghiên cứu Trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến để giành được độc lập cho dân tộc và mỗi cuộc kháng chiến đã để lại chúng ta những di tích lịch sử văn hoá và cách mạng.Đó là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế. Những di tích lịch sử - văn hoá,cách mạng là những trang sử.Những trang sử đó ghi lại những chiến công vang dội của quân và dân ta các di tích lịch sử có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Thứ nhất chúng ta đi tìm hiểu về khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng.Tỉnh Cao Bằng có các di tích lịch sử như:Pắc Bó,Đông Khê,Đồn Phai Khắt,Khu di tích Hồ Chí Minh. Thứ hai là tìm hiểu các khu di tích ở tỉnh Bắc Cạn.Tỉnh này có khu di tích :Chợ Đồn ,Nà Pậu,Nà Tu,Khuổi Linh,Bản Bằng ,Đồi Khau Mạ,Đồn Phủ Thông ,Đèo Giằng,ATK. Thứ ba chúng ta tìm hiểu về khu di tích ở tỉnh Tuyên Quang.Ở tỉnh Tuyên Quang có khu di tích lịch sử Tân Trào,Thác Dẫng,Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng,Kim quan_Trụ sở an toàn cuả trung ương Đảng và Chính Phủ. Và cuối cùng chúng ta đi tìm hiểu về khu di tích lịch sử ở tỉnh Thái Nguyên.Ở đây có khu di tích ATK Định Hoá,Bến Bình Ca,Đồi Tỉn Keo,Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De.Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá,cách mạng không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Bên cạnh đó chúng ta phải có những định hướng phát triển và bảo tồn các khu di tích. B.PHẦN NỘI DUNG Chương II:TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ AN TOÀN KHU Ở MIỀN BẮC 1.Tổng quan về khu di tích lịch sử ở tỉnh Cao Bằng 1.1 Di tích lịch sử Pắc Bó Vị trí: Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng 55km về phía bắc. Đặc điểm: Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”. Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. (hình 1:hang Pác Bó) Các di tích ở khu này gồm có: Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó - Suối Lê-nin, núi Các Mác. - Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương. Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới. Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108 và địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941-1945. Đây là nơi đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước. Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 đến 19-5-1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; là nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó… 1.2Khu di tích chủ tịch Hồ Chí minh (hình 2:Bác Hồ ở cao Bằng vào năm 1950) Cách thị xã Cao Bằng 60 km, đi theo đường quốc lộ số 4, đây là một trong nhiều khu di tích trên đất Cao Bằng, gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, tại Nà Lạn, xã Đức Long,  huyện Thạch An 1.3.Thành Nà Lữ Thành Nà Lữ được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ X, do Tiết độ sứ Cao Biền, thời vua Đường Hy Tông cho xây dựng khi đem quân đến đánh chiếm An Nam (thời kỳ Bắc Thuộc). Thành xây ở làng Nà Lữ (còn có tên gọi là Nà Lẩu,)thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo các tài liệu lịch sử thì thành này xây cùng thời điểm với các thành: Đại La, Lạng Sơn, Phục Hòa. Sau này được các triều đại tiếp tục trùng tu, tôn tạo, nhất là vào thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng. Thành được xây theo hình tứ trụ, tổng diện tích 21060 m2. Vật liệu là gạch vồ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố. Bên trong thành đắp 4 gò đất nổi lên được đặt tên là: Gò Long, Gò Ly, Gò Quy, Gò Phượng. Gò Long được đặt làm gò chính, dân địa phương gọi là Gò Rồng, cung điện xây đặt ở gò này. Còn các gò khác là nơi các đại thần, quân cơ đóng. Ở giữa thành có ao sen, các thửa ruộng hình bàn cờ. Nhìn quang cảnh vùng Nà Lữ từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu xuống trông như một họa đồ rất đẹp có thế của hình chữ vương vững chãi. Xưa Trạng Trình đã đến xem xét thế đất này. Trải qua thời gian, lại kinh qua nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, nhất là thời Nam – Bắc triều Trịnh – Mạc, thời kỳ chống Pháp, nên thành Nà Lữ đã bị phá hủy nhiều: Toàn bộ 4 cổng thành không còn rõ vị trí, các đường thành Đông – Nam – Tây – Bắc đều bị xâm hại. Bảo Tàng tỉnh Cao Bằng đã cố gắng kiểm kê, nhưng số di tích điểm lại còn rất ít, chỉ còn những di vật đáng kể như: nền thành, lò gạch, lò ngói, đường thành, đền thờ vua Lê… 1.4.Thành nhà Mạc Đây là các thành được các đời vua nhà Mạc chú trọng xây dựng ở các địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng từ năm 1592 - 1677, thời Nam – Bắc triều phân tranh Trịnh – Mạc. Mục đích các thành này là để cố thủ, giao chiến với quân nhà Trịnh. Đến Cao Bằng, du khách có thể vào thăm thành nhà Mạc ở Nà Lữ, Lam Sơn (Hòa An); Lũng Tàn, Tổng Ngần (Minh Tâm – Nguyên Bình); thị trấn Bảo Lạc; Hòa Thuận, Tà Lùng (Phục Hòa); huyện Trùng Khánh… Đặc biệt là ở xã Hòa Thuận – Phục Hòa, thành còn 40 m, gồm 4 đường, di vật còn lại là thành đất, thành xây bằng gạch vồ, đền vua Lê Thái Tổ, các cây đại thụ, đạn đá, các thửa ruộng hình ô bàn cờ… 1.5.Đền Kỳ Sầm Theo tính phả, đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thế kỷ XII thời nhà Lý. Đền nằm ở xã Tượng Cần, thuộc tổng Kim Pha, huyện Thạch Lâm ( nay là xóm Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An). Đền  được xây bởi công sức đóng góp của người dân vùng Châu Quảng Nguyên ( bao hàm cả Cao Bằng, Lạng Sơn và một phần Hà Giang ngày nay) để thờ nhân vật lịch sử Nùng Trí Cao (1025 – 1055), người dân tộc Tày, liên quan đến sự nghiệp mở mang bờ cõi và dựng nước của vua Lý Thái Tông nước ta, vua Tống Nhân Tông của Trung Quốc. 1.6.Khu di tích Đông Khê (hình 3:khu di tích Đông Khê) Khu di tích Đông Khê thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Tháng 8 năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy trận đánh đồn Đông Khê, mở màn cho chiến thắng chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc 1.7 Khu di tích Đồn Phai Khắt (hinh4:Bia đá Đồn Phai Khắt) Đồn Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đồn là nơi trưng bày hiện vật bảo tàng và là điểm thăm quan mang tính giáo dục sâu sắc, gợi nhớ trận đánh đồn Phai Khắt. 1.8.Đền Vua Lê Di tích này nằm ở thôn Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo một số tư liệu lịch sử còn lại, nơi đây là thành quách của Nùng Tồn Phúc khi ông xưng Chiêu thành Hoàng đế, lập ra nước Trường Sinh. Dựa trên nền thành cũ của Cao Biền, ông cho đắp thêm nhiều bờ thành kiên cố để tự chủ. Tháng 2-1038, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc. Như vậy, Nùng Tồn Phúc chỉ xưng đế được 3 tháng. Sau này, vào năm 1431, vua Lê Thái Tổ nghe lời sàm tấu, nghi Bế Khắc Thiệu (người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn) có ý chống đối triều đình, đích thân nhà vua đem quân lên đàn áp, Bế Khắc Thiệu bỏ trốn, về sau ốm chết. Để ghi nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ, đời sau cho dựng đền trên nền thành xưa của họ Nùng để thờ vua Lê Thái Tổ. Những năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng đã cho trùng tu nơi này trở thành cung điện, là trung tâm kinh tế - văn hóa – quân sự của 3 triều nhà Mạc (Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ). Nơi đây, trước cách mạng tháng 8-1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều gắn liền với hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng và Đảng ta, như: Hoàng Đình Giong, Hoàng Như, Lê Mới… Tỉnh ủy Cao – Bắc Lạng, Tổng bộ Việt Minh, Đoàn thanh niên phản đế… Tháng 9 – 1945, là nơi tập trung tiễn đưa quân đi Nam tiến. Hội Làng Đền được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm thu hút hàng vạn người đến dự lễ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú mang bản sắc các dân tộc ở vùng quê này. 2.Tổng quan về khu di tích lịch sử ở tỉnh Bắc Cạn 2.1 Chợ Đồn Chợ Đồn là nơi có nhiều di tích lịch sử như: Bản Ca xã Bình Trung là nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc cuối năm 1947; Khuổi Linh xã Lương Bằng là nơi cơ quan Trung ương Đảng đã đóng tại đây cuối năm 1949 đầu năm 1951 và Tổng Bí thư Trường Chinh đã sống, làm việc tại nơi này. Đồi Nà Pậu có lán làm việc của Bác Hồ cuối năm 1950 đầu năm 1951; Bản Bằng xã Nghĩa Tá trước năm 1945 đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng sống và làm việc tại đây trong một chiếc lán bí mật ở đồi cọ, ông Triệu Phúc Dương là người thường xuyên cung cấp lương thực cho cán bộ và đây cũng trở thành cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Chợ Đồn Ngoài ra còn các di tích như:đồi Khau Mạ, Nà Pậu (xã Lương Bằng), Bản Bẳng, Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá), Bản Ca, Nà Quân (xã Bình Trung)-là nơi ghi dấu ấn của Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng và quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2.2 Bản Ca – Nơi ở và làm việc của Hồ Chủ Tịch năm 1947 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi thuộc An toàn khu Chợ Đồn, trong đó có Bản Ca, xã Bình Trung.Người đã sống và làm việc ở đây gần 1 tháng (từ 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947). Trong thời gian này, Bác Hồ đã ra nhiều Sắc lệnh, Chỉ thị, Thư từ và đặc biệt là ra Lời kêu gọi đồng bào cả nước chung sức, chung lòng hướng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ sống và làm việc ở Bản Ca, Hồ Chủ Tịch sinh họat rất giản dị và gần gũi với mọi người. Hơn 50 năm đã trôi qua, hiện khu vực lán của Hồ Chủ Tịch chỉ còn lại dấu tích của nền lán bên cạnh cây cọ già cùng một số loại cây khác. Hai hiện vật còn lại là cái kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen của Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai. Gia đình ông Trai đã tặng lại Bảo tàng Bắc Thái (cũ) vào đầu những năm 1990. Các hiện vật này vẫn đang được lưu giữ ở Bảo Tàng Thái Nguyên.(hình 5) Được xác định là một trong những địa điểm di tích nằm trong khu di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ATK nói chung và tại huyện Chợ Đồn nói riêng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 28/6/1996, Bản Ca được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 2.3 Nà Pậu Di tích lịch sử Nà Pậu là nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch đầu năm 1951Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã trở lại Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu năm 1951, Người đến làm việc tại đồi Nà Pậu, thuộc Bản Thít, xã Lương Bằng (Chợ Đồn). Tại đây, Người đã viết nhiều bức thư và điện mừng gửi đến các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nước. Cũng trong thời gian này Ngưòi còn viết nhiều bài báo, ký nhiều quyết định quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thắng lợi. Đồng thời Ngừời còn đi thăm một số cơ quan của Trung ương Đảng, quân đội đóng trên địa bàn Chợ Đồn, động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ, đồng bào hăng hái thi đua giết giặc và lao động sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến.Chiều ngày 7/2/1951, Hồ Chủ Tịch rời Nà Pậu- Lương Bằng lên đường đi dự Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Năm 1996, Nà Pậu được Bộ Văn Hóa- Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 2.4 Nà Tu - Nơi Hồ Chủ tịch đọc tặng thanh niên 4 câu thơ nổi tiếng Nà Tu là nơi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong 312 ngày 28/3/1951 và tặng toàn thể cán bộ, đội viên thanh niên xung phong bốn câu thơ: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn dân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, khỏe để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công để mở đường. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập Đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường. Ngày 15/7/1950, Đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội. Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến. Ngày 28/3/1951, tại khu rừng Nà Tu, Hồ Chủ Tịch đã đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù. Ngày 18/3/1996, di tích lịch sử Nà Tu được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng cấp quốc gia. Xã Cẩm Giàng, (Bạch Thông) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1996-1997, điểm di tích lịch sử Nà Tu được xây dựng 3 hạng mục công trình (cổng, bức tường ghi 4 câu thơ và bia tưởng niệm nơi Bác Hồ đứng nói chuyện). 2.5 Khuổi Linh - Nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh và văn phòng Trung ương Đảng năm 1950. Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đồng chí Trường Chinh nằm trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đồi kê sát nơi ở thuộc chân núi Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đồi gần nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng. Ngày 18/3/1996, Khuổi Linh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 2.6 Nà Quân - Nơi đặt hội trường làm việc của Trung ương Đảng năm 1951-1952 Nà Quân thuộc xã Bình Trung (Chợ Đồn) là nơi cơ quan Trung ương Đảng đặt Hội trường làm việc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1950-1952. Các xã Lương Bằng, Nghĩa Tá đều là cơ sở liên lạc của các đồng chí cán bộ Trung ương Đảng trong những năm 1950-1952. Hội trường Trung ương Đảng trước đây làm bằng tre, nứa lá, nay chỉ còn hai nền nhà. Trước và sau nền hội trường có nhiều hầm hào. Hiện vật còn lại một đĩa men to hình tròn kiểu men Trung Quốc và một đĩa men nhỏ, hình tròn kiểu men Bát Tràng. Ngày 18/3/1996, Nà Quân được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhân di tích lịch sử cấp Quốc gia. 2.7 Đồi Khau Mạ - Nơi ở và làm việc của Đồng chí Phạm Văn Đồng (1950-1951)