Thực tập cuối khóa là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân hành chính nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia, giúp sinh viên bên cạnh việc nghiên cứu lý luận sẽ hiểu được cách thức tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan quản lý nhà nước mà sinh viên được thực tế tại đó nói riêng. Đồng thời thực tập cuối khóa tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học tập tại Học viện vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ về quản lý hành chính nhà nước, bên cạnh đó quá trình thực tâp tại các cơ quan hành chính nhà nước tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế công tác để khi tốt nghiệp có thể trực tiếp làm việc ngay mà không mất thời gian để tiếp cận với thực tế tại đơn vị công tác đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cao và kinh nghiệm thực tế làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức khác.
Trong quá trình đi thực tập tại Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn trục thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia- Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi được tiếp cận với rất nhiều vấn đề thực tế của quản lý hành chính nhà nước tại Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn và để báo cáo kết quả của quá trình thực tập, tôi đã chọn vấn đề “Tìm hiều về cơ cấu tổ chức, chúc năng nhiệm vụ của Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiều về cơ cấu tổ chức, chúc năng nhiệm vụ của Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập cuối khóa là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân hành chính nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia, giúp sinh viên bên cạnh việc nghiên cứu lý luận sẽ hiểu được cách thức tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan quản lý nhà nước mà sinh viên được thực tế tại đó nói riêng. Đồng thời thực tập cuối khóa tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học tập tại Học viện vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ về quản lý hành chính nhà nước, bên cạnh đó quá trình thực tâp tại các cơ quan hành chính nhà nước tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế công tác để khi tốt nghiệp có thể trực tiếp làm việc ngay mà không mất thời gian để tiếp cận với thực tế tại đơn vị công tác đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cao và kinh nghiệm thực tế làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức khác.
Trong quá trình đi thực tập tại Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn trục thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia- Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi được tiếp cận với rất nhiều vấn đề thực tế của quản lý hành chính nhà nước tại Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn và để báo cáo kết quả của quá trình thực tập, tôi đã chọn vấn đề “Tìm hiều về cơ cấu tổ chức, chúc năng nhiệm vụ của Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Lý do tôi chọn đề tài này là vì vai trò quan trọng của công tác tập hợp thông tin trong hoạt động khí tương thủy văn trong giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững môi trường sống trên trái đất nói chung và Việt Nam nói riêng đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết về công tác thông tin nhất là thông tin mang tính dự báo về khí tượng thủy, điều đó sẽ tạo điều kiện để cho các cấp, các ngành phản ứng linh hoạt với những biến đổi về môi trường.
Để hoàn thành chương trình thực tập và bản báo cáo thực tập này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên của Học viện Hành chính quốc gia, đặc biệt là của Giảng viên hướng dẫn. Đồng thời tôi cũng nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ, chuyên viên của Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Tổng quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 5 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
- Ngày 11 tháng 11 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tháng 12 năm 2002 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ thường trực Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước, Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Ban Chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2003 về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố; ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương.
1.2. Vị trí, chức năng
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố theo thẩm quyền các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Quản lý nhà nước về đất đai
6. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước:
7. Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và địa chất
8. Quản lý nhà nước về môi trường
9. Quản lý nhà nước về khí tượng, thuỷ văn và biến đổi khí hậu
10. Quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ
11. Quản lý nhà nước về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo
12. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
13. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
14. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, biển và hải đảo theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thoả thuận quốc tế nhân danh Bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.
15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
16. Chỉ đạo việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung cấp các dịch vụ công, xã hội hoá các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
17. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia vào hoạt động của ngành; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để trình Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
20. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật
1.4. Cơ cấu tổ chức
1.4.1. Các đơn vị giúp việc cho Bộ Trưởng
1. Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Vụ Kế hoạch.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Tài chính.
6. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Thanh tra.
9. Văn phòng.
10. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
11. Tổng cục Môi trường.
12. Tổng cục Quản lý đất đai.
13. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
14. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
15. Cục Quản lý tài nguyên nước.
16. Cục Công nghệ thông tin.
17. Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu.
18. Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh
1.4.2. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
19. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
20. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước.
21. Trung tâm Viễn thám quốc gia.
22. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
23. Báo Tài nguyên và Môi trường.
24. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
2. Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia
2.1. Lịch sử hình thành
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông và khu vực Tây bắc Thái Bình Dương, Việt Nam có điều kiện và tài nguyên khí hậu phong phú, đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ. Từ xa xưa, nhân dân Việt Nam đã biết khai thác các mặt thuận lợi của thời tiết, khí hậu, đồng thời đấu tranh ngăn ngừa và hạn chế thiên tai để tồn tại và phát triển. Nhiều tư liệu về quan trắc và đo đạc khí tượng thủy văn từ các triều đại phong kiến còn lưu trữ đến ngày nay. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX các hoạt động khí tượng thuỷ văn mới được tiến hành có hệ thống, đặc biệt từ sau ngày đất nước được độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam được khôi phục, phát triển và phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1976, Tổng cục KTTV được thành lập. Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất 6 lĩnh vực: quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ. Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia là một tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.2. Vị trí chức năng
Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản và dự báo khí tượng, thủy văn, quan trắc môi trường không khí và nước phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trong phạm vi cả nước.
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế hoạt động, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản khí tượng, thủy văn phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng;
Xây dựng quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu, hệ thống trao đổi thông tin điều tra cơ bản và dự báo khí tượng, thủy văn; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và kiểm tra thực hiện đối với các tổ chức trực thuộc Trung tâm;
Thẩm định các công trình, dự án đầu tư có liên quan đến lĩnh vực khí tượng, thủy văn theo phân công của Bộ;
Thực hiện các dịch vụ về khí tượng, thủy văn, môi trường không khí và nước cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ khí tượng, thủy văn;
Quản lý sử dụng có hiệu qủa nguồn tài chính, tài sản được Nhà nước giao; quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ;
Quản lý tổ chức, biên chế và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Trung tâm theo phân cấp của Bộ;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao;
Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.4. Cơ cấu tổ chức
2.4.1. Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và một số Phó Giám đốc
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được giao; quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm; xây dựng quy chế làm việc và điều hành mọi hoạt động của Trung tâm.
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công
2.4.2. Bộ máy giúp việc Giám đốc
1. Văn phòng;
2. Ban Tổ chức - Cán bộ;
3. Ban Kế hoạch - Tài chính;
4. Ban Khoa học- Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
2.4.3. Các đơn vị trực thuộc Trung tâm
1. Trung tâm Mạng lưới KTTV và Môi trường
2. Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương
3. Đài Khí tượng Cao không
4. Trung tâm Tư liệu KTTV
5. Trung tâm KTTV biển
6. Trung tâm Ứng dụng, công nghệ KTTV
7. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thuỷ văn
8. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn
9. Đài KTTV khu vực Tây Bắc (tại thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La)
10. Đài KTTV khu vực Việt Bắc (tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
11. Đài KTTV khu vực Đông Bắc (tại Thành phố Hải Phòng)
12. Đài KTTV khu vực đồng bằng Bắc Bộ (tại Thành phố Hà Nội
13. Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ (tại Thành phố Vinh, Nghệ An)
14. Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ (tại thành phố Đà Nẵng)
15. Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ (tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa)
16. Đài KTTV khu vực Tây Nguyên (tại thành phố Playcu, tỉnh Gia Lai)
17. Đài KTTV khu vực Nam Bộ (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
3. Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn
3.1. Vị trí, chức năng
Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn (viết tắt là Trung tâm tư liệu KTTV) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn, được thành lập theo Nghị định số 62/CP ngày 11-07-1984 của Chính phủ, Quyết định số 2337 QĐ/KTTV ngày 30/9/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn để thực hiện nhiệm vụ lưu trữ và khai thác tư liệu Khí tượng Thủy văn trong phạm vi cả nước.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thu nhận toàn bộ tư liệu Khí tượng Thủy văn từ các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực và các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Tổng cục chuyển về lưu trữ bao gồm :
- Số liệu điều tra cơ bản ghi trên giấy hoặc trên các vật mang tin khác (phim ảnh, băng từ, đĩa từ,…)
- Các loại số liệu viễn thám thu từ vệ tinh, rađa thời tiết, v.v…: các loại số liệu khảo sát, thám sát và nghiên cứu thực nghiệm Khí tượng Thủy văn.
- Các số liệu và sản phẩm thu được từ các Trung tâm KT, KTTV Quốc tế, Khu vực hoặc Quốc gia lân cận : Các sản phẩm, mẫu vật, tài liệu và các kết quả nghiên cứu, tổng kết Khoa học-Công nghệ và các ấn phẩm khác do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ấn hành.
2. Thực hiện việc chỉnh lý (với số liệu thời gian phi thực). Kiểm tra đánh giá và xác nhận chất lượng tư liệu Khí tượng Thủy văn theo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp Ngành.
3. Thực hiện việc lưu trữ và bảo quản theo qui định của Nhà nước và của Tổng cục toàn bộ tư liệu Khí tượng Thủy văn đã thu nhận và chỉnh lý.
4. Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp khoa học, công nghệ tiên tiến vào việc thu nhận, chỉnh lý, lưu trữ, bảo quản, khai thác, cung cấp tư liệu Khí tượng Thủy văn.
5. Cung cấp tư liệu Khí tượng Thủy văn theo yêu cầu của người sử dụng bằng các hình thức khác nhau theo Qui định của Nhà nước và của Tổng cục.
6. Đề xuất và tham gia soạn thảo các văn bản quản lý Nhà nước về tư liệu Khí tượng Thủy văn.
7. Tham gia đào tạo , bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ chỉnh lý, lưu trữ và quản lý tư liệu Khí tượng Thủy văn cho cán bộ làm công tác tư liêu Khí tượng Thủy văn.
8. Đề xuất với Tổng cục các chương trình, dự án hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực tư liệu Khí tượng Thủy văn và phát triển công tác tư liệu Khí tượng Thủy văn. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đó sau khi được phê duyệt.
9. Quản lý, tổ chức, công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc Trung tâm theo Qui định của Nhà nước và của Tổng cục.
3.3. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn gồm có:
- Phòng Lưu trữ
- Phòng Kỹ thuật
- Phòng Thủy văn
- Phòng Khí tượng
- Phòng Hành chính Tổng hợp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TƯ LIỆU
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Ở bất kỳ nước nào có hoạt động Khí tượng-Thuỷ văn (KTTV) thì công tác tư liệu KTTV cũng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Ngành Khí tượng Thuỷ văn. Hoạt động KTTV được bắt đầu từ khâu quan trắc, đo đạc và ngay sau đó là tư liệu được hình thành. Tư liệu KTTV được hình thành sẽ trải qua các công đoạn quy toán, mã hoá, chuyển tải, thu thập và chỉnh lý để sử dụng ngay (trong kỳ quan trắc cho công tác dự báo-số liệu thời gian thực) hay xử lý, lưu trữ cho khai thác và sử dụng lâu dài trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động kinh tế xã hội của từng lãnh thổ, từng quốc gia và của toàn thế giới.
Thực trạng hoạt động của trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn quốc gia thể hiện ở một số nội dung cụ thể như sau:
1. Công tác nghiệp vụ và Quan hệ nghiệp vụ tư liệu KTTV
- Theo Nghị định 62/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn và Quyết định số 2337 QĐ/KTTV ngày 30 tháng 9 năm 1995 của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm tư liệu KTTV thì công tác nghiệp vụ và quản lý nghiệp vụ tư liệu KTTV đã được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Song do chưa được đầu tư thích đáng, nên công tác nghiệp vụ và quản lý nghiệp vụ tư liệu vẫn ở trong tình trạng thủ công là chính; các bước hiện đại hoá chỉ mới được bắt đầu.
- Hệ thống nghiệp vụ tư liệu KTTV hình thành từ cơ sở - các trạm KTTV đến Trung tâm KTTV khu vực và trung ương - Trung tâm tư liệu KTTV. Những số liệu thời gian thực được các quan trắc viên tại trạm thể hiện thành mã điện, truyền về Trung tâm Quốc gia Dự báo KTTV cho công tác dự báo KTTV nghiệp vụ hàng ngày. Những số liệu thời gian phi thực sau đó được chuyển về Trung tâm tư liệu KTTV dưới dạng sổ sách, báo cáo.
Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Tổng cục như Đài Khí tượng Cao không TW, Trung tâm KTTV biển và các đơn vị thuộc Viện KTTV (như Trung tâm Khí tượng Nông nghiệp và Trung tâm môi trường) vẫn đang đảm nhiệm công tác nghiệp vụ tư liệu theo hệ thống dọc từ trạm quan trắc đến 4 đơn vị này ở trung ương.
2. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
2.1. Ở trung ương
- Hiện đại hoá công tác tư liệu chủ yếu là tin học hoá, nhưng hiện tại Trung tâm Tư liệu hiện chỉ có trên 10 máy tính 486/586, 8 máy in và 1 scaner.
- Vật mang thông tin chủ yếu là trên giấy. Lượng thông tin tư liệu lưu trữ trên máy tính và đĩa mềm còn nhỏ bé, ở mức chưa đáng kể.
- Nhà kho lưu trữ dùng chung với trụ sở làm việc ở TTTL chỉ có 1 nhà 4 tầng với 42 phòng (18m2/phòng), chưa đạt tiêu chuẩn kho lưu trữ cố định cấp 3 (chuyên ngành - theo cách phân cấp của Cục Lưu trữ Nhà nước). Các giá, kệ tư liệu bằng sắt và gỗ thô sơ. Từ tường