Tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam

Có thể nói cái đẹp là hình thức khái quát của tư duy con người. Nó là sự tổng hoà của nhiều phẩm chất, nhiều yếu tố hoà quyện với nhau tạo nên cái trác tuyệt tổng thể. Ở đâu đó có con người, có sự sống thì ở đó có cái đẹp. Nó là sự ngưỡng vọng và khám phá của muôn đời: "Anh Lớn khôn dưới bầu vú mẹ. Và dại khờ Trước vòm ngực của em". (Romance - Thế Hùng). Có lẽ chính vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi cái đẹp là phạm trù quan trọng nhất trong hệ thống khách thể thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt) nói riêng và là phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học nói chung. Theo quan điểm duy vật biện chứng cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Nó tồn tại khách quan vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính muôn thuở. Nó gắn liền với sự biến động và phát triển của xã hội loài người. Nó biểu hiến sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, theo quy luật tất yếu của lịch sử bao giờ cái mới cũng chiến thắng. Thế nhưng “cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái đẹp nào cũng dẫn tới chân lý và điều kiện “(Henden), do đó sự vươn tới lý tưởng thẩm mỹ của nó thì luôn tồn tại vĩnh hằng. Nó tiềm ẩn trong đời sống con người và được biểu hiện qua văn hoá ứng xử, cái đẹp của tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng. Nó giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn . Còn “bản chất của con người là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” (Mác). Mối quan hệ biện chứng âý sẽ theo suốt cuộc đời con người từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời.

doc19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam 1. Lời mở đầu Có thể nói cái đẹp là hình thức khái quát của tư duy con người. Nó là sự tổng hoà của nhiều phẩm chất, nhiều yếu tố hoà quyện với nhau tạo nên cái trác tuyệt tổng thể. Ở đâu đó có con người, có sự sống thì ở đó có cái đẹp. Nó là sự ngưỡng vọng và khám phá của muôn đời: "Anh Lớn khôn dưới bầu vú mẹ... Và dại khờ Trước vòm ngực của em". (Romance - Thế Hùng). Có lẽ chính vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi cái đẹp là phạm trù quan trọng nhất trong hệ thống khách thể thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt) nói riêng và là phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học nói chung. Theo quan điểm duy vật biện chứng cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Nó tồn tại khách quan vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính muôn thuở. Nó gắn liền với sự biến động và phát triển của xã hội loài người. Nó biểu hiến sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, theo quy luật tất yếu của lịch sử bao giờ cái mới cũng chiến thắng. Thế nhưng “cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái đẹp nào cũng dẫn tới chân lý và điều kiện “(Henden), do đó sự vươn tới lý tưởng thẩm mỹ của nó thì luôn tồn tại vĩnh hằng. Nó tiềm ẩn trong đời sống con người và được biểu hiện qua văn hoá ứng xử, cái đẹp của tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng. Nó giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn . Còn “bản chất của con người là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” (Mác). Mối quan hệ biện chứng âý sẽ theo suốt cuộc đời con người từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời. Khác với cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp thô nhám, không chọn lọc và rời rạc, cái đẹp trong xã hội loài người là cái đẹp do con người tạo ra, nó được biểu hiện trong tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nó biểu hiển thông qua nét đẹp của văn hoá ứng xử, qua cách đối nhân xử thế giữa con người với con người, con người với thế giới xung quanh (văn là đẹp hoá là giáo hoá - lấy cái đẹp để giá hoá con người). Văn hoá ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (xã hội, nhân gian). Chính vì thế mà mỗi con người _ chủ thể trong xã hội phải phấn đấu trở thành một con người phát triển toàn diện, hài hoà giữa vẻ đẹp nội dung và hình thức, giữa vẻ đẹp bên ngoài và bên trong góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Nói khác đi, ứng xử là những lề lối hành động hay những lề lối suy nghĩ và cảm thụ thích đáng của mỗi vai trò xã hội trước một tình huống. Những hệ ứng xử được lặp đi lặp lại thành nếp, được kết cấu với nhau trong hệ thống lớn hơn mang tính văn hoá ứng xử, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác có tiếp thu, gạn lọc, bổ sung và phát triển. Văn hóa ứng xử vì vậy mang tính truyền thống như một dòng chảy không đứt đoạn. Người Việt cũng như các dân tộc khác do đó có truyền thống ứng xử mang sắc thái riêng và đặc trưng riêng mà không bất cứ một dân tộc nào có được. Đó là niềm tự hào chính đáng của người Việt. Một điều đặc biệt hơn nữa tính chất và sự biểu hiện của văn hoá ứng xử của người Việt lại được tập trung đầy đủ và sinh động nhất qua hình ảnh người phụ nữ - những con người mang trong mình đặc trưng vốn có của người Việt, văn hoá Việt trong suốt lịch sử hình thành và phát triển đất nước: “Em là người đàn bà cho anh bài thơ hay nhất Anh vắt cạn đời mình yêu em chân thật Nên trong thơ có máu của mình Có hoàng hôn và có cả bình minh Em là người đàn bà yêu anh nhiều nhất Trên những nhỏ nhen toan tính thấp hèn ...” (Mãi đến tận cùng –Thế Hùng ) Chúng ta hoàn toàn mạnh dạn nói rằng muốn tìm hiểu về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam thì không thể không tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ đã góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp ấy. Tuy nhiên cấu trúc của quan hệ xã hội cổ truyền cũng như văn hoá Việt Nam thường được thể hiện sơ giản bởi mối quan hệ nhà - làng – nước. Do đó khi xét địa vị, vị thế cũng như văn hoá ứng xử của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền thì cũng phải đặt họ (vừa với tư cách là chủ thể, vừa với tư cách là đối tượng) trong các mối quan hệ ứng xử vơi gia đình, gia tộc, láng giềng, cộng đồng và quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy vị thế của người phự nữ Việt trong xã hội, trong gia đình luôn bộc lộ sư đa dạng, phức tạp trong bản thân nó. Điều này đã được lịch sử hàng nghìn năm nay minh chứng, ghi nhận, phản ánh trung thực trong văn hoá truyền thống, văn hoá dân gian và văn hoá hiện đại trong các phương diện vật chất, tinh thần và tâm linh. Bởi thế tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam cũng chính là con đương đưa chúng ta tìm về cội nguồn giá trị chân – thiện – mỹ của dân tộc Việt Nam. 2. Nội dung 2.1. Nhân dân ta có truyền thống tôn trọng phụ nữ Từ buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn của xã hội nguyên thuỷ dân tộc nào cũng trải qua một thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền. Trong đó phự nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống văn hoá tinh thần. Đặc điểm nổi bật của Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời. Do đó trong văn hóa ứng xử con người ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn và trọng phụ nữ. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu phương Tây khi tìm hiểu về văn hoá phương Đông cho rằng không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á gọi là xứ mẫu hệ. Cùng dòng chảy đó dù mức độ hay tính chất khác nhau, trong truyền thống sinh hoạt và truyền thống văn hóa Việt tinh thần cọi trọng ngôi nhà - coi trọng cái bếp – coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: "Phúc đức tại mẫu”, “con dại cái mang”, “vợ cái con cổn”, “xảy cha ăn cơm với cá, xảy mẹ liếm lá đầu đường”, “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “lệnh ông không bằng cồng bà”... hay thậm chí: “Em gánh trên vai số phận của tôi Khúc còn lại một thời mất mát Trọn một đêm Tôi viết xong khúc hát Sáng nay chắc đã cũ rồi ...” (Lời ru buồn – Thế Hùng ). Nhìn từ góc độ xã hội, cộng đồng, gia đình hay cá nhân có thể thấy âm hưởng chung là đã thừa nhận, khẳng định vai trò, vị thế người phụ nữ là nhiệm vụ trọng tâm, đồng đẳng trong các mối quan hệ xã hội. Nguợc lại quan hệ xã hội trong một gia đình, nhất là quan hệ với làng xã, họ hàng phần lớn do người phụ nữ tạo nên, nam giới chỉ là đại diện ở bên ngoài. Người đàn ông trong tâm thức làng xã lo nhất là lấy phải người vợ lăng loàn, ứng xử kém: “Chó dữ thì mất láng giềng. Dâu dữ thì mất họ hàng”. Một người phụ nữ khi lấy chồng là gánh vác cả giang sơn nhà chồng. Gia đình người chồng có được họ hàng kính nể, yêu thương hay không là do bà vợ quyết định. Đặc biệt nếu ai quan tâm đến tin ngưỡng Việt Nam thì sẽ thấy thiên đình đạo giáo Việt Nam do nữ giới làm chủ. Trong đời sống tâm linh người Việt tục thờ mẫu đã trở thành một tín ngưỡng của con người với tự nhiên, lịch sử xã hội, con người. Đó là Mẫu Thượng Thiên (Bà trời – cai trị thiên phủ), Mẫu Thượng Ngàn (Thần cai trị núi rừng), Mẫu Thoải (Thần cai trị thuỷ phủ) Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hệ thống các nữ thần khác. Từ đó xuất hiện Mẹ lúa, Mẹ đất, Mẹ Âu Cơ của người Việt ... có thể nói tìm hiểu bất cứ loại hình cụ thể nào của văn hoá truyền thống Việt Nam ta cũng gặp hình ảnh người phụ nữ với tất cả những gì phong phú đa dạng mà họ vốn có, sống động và đầy cuốn hút. Họ, đời sống văn hoá của họ, văn hoá ứng xử của họ trở thành đề tài trung tâm của không ít loại hình nghệ thuật Việt Nam. Điều này lý giải phần nào lý do vì sao trong đời sống sinh hoạt người Việt các đồ dùng đều được gọi bắt đầu bằng từ “cái”: Cái ghế, cái chày, cái trống, cái bát ... Truyền thuyết kể rằng mẹ Âu Cơ chính là người sinh ra dân tộc Việt Nam – con Lạc cháu Hồng. Bọc trứng nở ra trăm con là kết quả của mối tình thắm thiết giữa Mẹ và Lạc Long Quân đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết đồng bào thuở khai sơn phá thạch. Mẹ Âu Cơ đem 50 con lên núi, cha Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển để tạo ra đại gia đình các dân tộc Việt Nam phong phú và đa dạng như ngày nay. Những thế hệ nhà Hùng cha truyền con nối làm thủ lĩnh tối cao đã chuyển dần xã hội Việt Nam thời cổ từ mẫu hệ sang phụ quyền. Đây là mốc đánh dấu xuất hiện sự đối kháng giữa đàn ông và đàn bà, sự đối kháng này đã phần nào phản ánh sự đối kháng giai cấp. Mặc dù vậy chế độ phụ quyền không phải bất cứ ở đâu và lúc nào cũng đều mang hình thức cổ điển, hà khắc như ở Hy Lạp. Thời cổ nói chung và xã hội Việt Nam cổ truyền nói riêng khi chuyển từ mẫu hệ sang phụ quyền dưới một hình thức “êm dịu” hơn. Bước vào xã hội văn minh, phụ nữ ở góc độ nào đó vẫn được coi trọng và có ảnh hưởng ngay cả tới việc công. Nhắc đến truyện “Chử Đồng Tử” chắc không ai là khôngbiết đến nàng công chúa Tiên Dung. Mặc cho Vua Hùng nổi giận lôi đình nàng vẫn chủ động gá nghĩa cùng chàng trai nghèo họ Chử gặp trên bãi Màn Trò, không nơi nương tựa, không mảnh vải che thân. Hay truyện “Trầu cau” kể rằng nhà họ Lưu có người con gái thấy hai anh em Tân và Lang nhà nọ đêm lòng yêu mến và muốn kết làm chồng. Để chọn một trong hai nàng đã bày ra cách thử (so đũa đẻ trên mâm cơm) xem ai là anh, ai là em rồi xin cha mẹ cho làm vợ người anh. Dù gì thì trên chặng đường chuyển hoá từ mẫu hệ sang phụ hệ dưới thời Hùng và mãi về sau này nữa xã hội Việt Nam cổ truyền đã thừa hưởng và bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp. Vì thế cho dù sử hay là truyện thì tất cả đều phản ánh vai trò chủ động của người phụ nữ Việt Nam trong hôn nhân thời cổ. Nhân dân ta đã phải sống hàng ngàn năm dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc (179 TCN – 938 SCN) và phong kiến trong nước với hệ tư tưởng chủ yếu là Nho giáo đã thắt chắt sợi dây oan nghiệt đối với người phụ nữ khiến thân phận và địa vị của họ một thời bị coi rẻ. Thuyết “Tam cương”, đạo “Tam tòng”, “Tứ đức”, “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một trai là có, mười gái vẫn bằng không), “nam nữ thụ thụ bất thân” hay việc bán vợ, đợ con, tệ cưỡng hôn (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy), chế độ đa thê, chực tiết ... tất cả chỉ nhấn mạnh “đạo cha con” – một trong ba “rường mối” của chế độ phong kiến. Luân lý phong kiến buộc người phụ nữ phải giữ đạo “Tam tòng” (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết phải theo con trai) hay bắt họ phải trau dồi “Tứ đức”(công, dung, ngôn, hạnh) để phục vụ chồng con và gia đình nhà chồng. Đạo Khổng có câu: “ Duy nữ tử tiểu nhân vi nam dưỡng dã. Cận chi tắc bất tốn, viết chi tắc oán" (chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó đối xử. Nếu gần họ thì xấc xược, nếu xa họ thì họ oán – Dương Hổ dịch). Chính những tư tưởng ấy đã một thời khiến những người phụ nữ Việt Nam không thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, làm tôi làm tớ. Nói như vậy cũng có nghĩa tất cả những điều ấy rốt cuộc cũng chỉ là Nho giáo Trung Hoa còn bản lĩnh của nhân dân lao động Việt Nam, đạo lí dân gian Việt Nam, sự ổn định trong các gia đình Việt Nam truyền thống đã giúp người Việt Nam duy trì một nền văn hoá tốt đẹp ngay trong ngheo khổ, “trai mà tri, gái mà tri; sinh ra có ngãi có nghì thì thôi”. Nhân dân ta vừa kính cha vừa ơn mẹ “chữ hiếu hai vai”. Trong đó người mẹ có tầm quyết định đối với sự phát triển của các con về nhiều mặt (thể chất, tình cảm, đạo lí làm người ...): “Đức hiền tại mẫu”, “cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng”, “tinh cha huyết mẹ”... .Hay trong các thành ngữ, khái niệm tiếng Việt phản ánh sự gắn bó giữa hai người thì yếu tố đứng trước phải là bậc trên: Cha con, ông cháu, anh em, cậu mợ ... nhưng vợ chồng thì yếu tố “vợ” lại đứng trước. Đây không đơn thuần là vấn đề hình thức mà tiếng Việt phản ánh tâm hồn, tính cách người Việt. Và người Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về truyền thống tôn trọng phụ nữ của dân tộc mình. Đó chính là bản lĩnh dân tộc, cái đã tạo nên bản sắc văn hoá mà hàng nghìn đời nay nó đã đứng vững trước biết bao sóng gió bạo tàn của gót giầy quân xâm lược. Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, cực khổ thì phụ nữ Việt Nam càng kiên cường đứng lên đấu tranh và liên tục đấu tranh qua các thời đại để giữ địa vị và vai trò của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước, đẩy mạnh sự phát triển của dân tộc ta, xã hội ta ngày càng lên cao. 2.2. Phụ nữ Việt Nam "Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang" 2.2.1. Phụ nữ với trách nhiệm với tổ quốc Trên thế giới nước nào mà chẳng có những người anh hùng, nhưng một đất nước toàn nữ anh hùng thì chỉ có ở Việt Nam. Hạnh phúc của những người phụ nữ ấy không phải chỉ là lắm tiền của, có địa vị cao sang, cuộc sống yên ổn, có người chồng thuỷ chung, những đứa con ngoan, trung hiếu làm rạng rỡ gia phong, sống trong tình yêu thương của làng xóm. Mọi khó khăn trong cuộc sống không làm họ lùi bước trước việc “ghé vai gánh vác sơn hà”, đóng vai trò trụ cột cứu nước. Họ thấm nhuần hơn ai hết chân lý “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Lịch sử hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn đời nay không thể không ghi nhớ những trang chói ngời chiến công của họ. Họ là những người mở đường cho cuộc chiến tranh đòi lại quyền lực và vị thế của mình trong xã hội: Họ là Hai Bà Trưng (thế kỷ I), Lê Chân (thế kỷ I), Bà Triệu (thế kỷ III), Dương Thị Như Ngọc (vợ Ngô Quyền, thế kỷ X), Nguyên Phi Ỷ Lan (vợ Lê Thánh Tông, thế kỷ XI), Trần Thị Dung (vợ Trần Thủ Độ, thế kỷ XIII), Đào Thị Huệ (thế kỷ XV), Bùi Thị Xuân (thế kỷ XVIII). Đến cả sau này khi đất nước ta phải đương đầu với hai tên trùm đầu sỏ đế quốc của thế giới là Pháp và Mỹ thì tinh thần ấy không những không mất đi mà nó còn sáng ngời hơn bao giờ hết. Trước cảnh nước mất nhà tan, những người phụ nữ đã vùng dậy đấu trang quyết liệt với kẻ thù, anh hùng dương cao ngọn cờ độc lập, cùng toàn thể đồng bào chiến sĩ viết lên trang sử hào hùng “ thành đồng tổ quốc” cùng với đó là sức chiến đấu ngoan cườn và đầy mưu lược của “ đội quân tóc dài”. Ta không thể quên những người phụ nữ kiên trung như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Út... và hàng triệu triệu những người mẹ, người chị anh hùng khác trên đát nước Việt Nam. Ngay lúc này đây bóng dáng gầy còm mà anh dũng của bà mẹ Suốt trước mưa bom bão đạn của kẻ thù vẫn như đau đáu trong ta: “Một tay lái chiếc đò ngang Bên sông Nhật Lệ quân sang bên này”. Thế nhưng chính họ chứ không phải ai khác mới thấu hiểu được hết giá trị của hai từ “hạnh phúc” trong cuộc sống gia đình. Và chính họ “là niềm kiêu hãnh của phụ nữ Châu Á”, họ “đã lấy lại vinh dự và sự cao cả cho phụ nữ Phương Đông”, (Truyền thống phụ nữ - Trần Quốc Vương). 2.2.2. Phụ nữ Việt Nam trong đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ nông nghiệp cách ngày nay hàng vạn năm. Di tích của việc thờ các nữ thần nông nghiệp đã chứng minh cho vai trò kinh tế sâu xa của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Nó cho thấy phụ nữ Việt Nam không hề thoát ly sản xuất và họ không chỉ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp mà còn là một lực lượng lao động quan trọng trong nền sản xuất ấy. Do đó cách ứng xử với thiên nhiên của phụ nữ Việt Nam được bộc lộ qua sinh hoạt lao động nghề nghiệp của họ. Nhiều học giả nước ngoài khi đến Việt Nam từng nhận định, phụ nữ Việt Nam có một nguồn lực và sự tự do rộng rãi hơn phụ nữ nhiều dân tộc Á Đông khác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn ...). Họ có vai trò quan trọng hơn nam giới trong kinh tế, giáo dục gia đình; họ nắm tay hòm chìa khoá. Và theo những học giả này trong gia đình Việt Nam cổ truyền người đàn ông “trị vì” còn người đàn bà “cai quản”: “Gái ngoan lam sang cho chồng”, “ nhà khó cậy vợ hiền. Nước loạn nhờ tướng giỏi”, “Làm ruộng có trâu, làm nhà có vợ”, hay “giàu vì bạn sang vì vợ”. Quả đúng là “đằng sau người đàn ông thành đạt là bóng hình của người phụ nữ”. Tiếp sau thời dựng nước, đất nước ta bị lôi vào vòng quỹ đạo của chủ nghĩa phong kiến phương Bắc. Chúng âm mưu đồng hoá nhân dân ta. Đất nước ta từ đây bước vào những giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Người phụ nữ Việt Nam đã cùng toàn dân Việt Nam đi qua những gian nan ấy với những chiến công đáng tự hào. Họ không những đảm đương với vai trò là một người mẹ, người vợ, người con trong gia đình nhà chồng để hàng vạn nghĩa quân yên tâm lên đường giết giặc mà họ còn dũng cảm tham gia vào các trận đánh để giành lại độc lập dân tộc. Ở địa phương họ hoàn toàn chiếm lĩnh ngành trồng dâu ,chăn tằm ,dệt vải .... Và lúc này nhiều nơi khác ở Viễn Đông chỉ nuôi một năm 1 – 2 lứa tằm, còn ở Việt Nam những người phụ nữ từ Phong Châu (Sơn Tây cũ) đến Lâm Ấp (Quảng Nam) đạt tới con số kỷ lục toàn thế giới, một năm tám lứa (Truyền thống phụ nữ Việt Nam – Trần Quốc Vượng). Đến đời Đường (thế kỷ VII – X) tơ lụa, sa the, láng lĩnh ...Việt Nam đã rất nổi tiếng, trở thành món hàng xuất khẩu và trở thành cống phẩm chủ yếu cho các triều đình phương Bắc. Thế kỷ XVII - XVIII nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để buôn bán, truyền đạo Gia tô đã đánh giá cao đạo đức, tài năng, phong thái của phụ nữ Việt Nam: “Cô em buôn chỉ bán tơ, Buôn ngọn sông Bờ, buôn cuối sông Thao” Ông Jean Koffler – một giáo sĩ Tiệp Khắc đến Việt Nam thế kỷ XVIII đã viết: “Ở đấy phái đẹp không kém gì Châu Âu, cả về hình dáng bề ngoài lẫn phẩm chất trí não, kể cả trong cách nói chuyện ... những người phụ nữ thường khéo hơn nam giới trong việc làm tăng thêm tài sản gia đình....Nói tóm lại người phụ nữ Việt Nam không để mất một nguồn lợi nào, bất kể nguồn lợi đó từ đâu tới”. Cho dù bận rộn với công việc kinh tế gia đình xong những người phụ nữ Việt Nam không hề cứng nhắc, khô khan. Họ luôn sở hữu trong mình một tâm hồn giàu tình cảm, lạc quan, yêu đời dẫu rằng bao gian nan khó nhọc còn đeo đuổi. Họ luôn hướng tới những gì tốt đẹp và ngày mai tươi sáng: “Người ta buôn bán vạn ngàn, Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi. Dám xin nho sĩ chớ cười Vì em làm giấy cho người đề thơ” Ông Batrow – Hội viên hội Hoàng Gia Anh đến Việt Nam thế kỷ XVIII đã nhận xét: “Người phụ nữ ở đây rất hoạt động, họ trông coi việc làm nhà, chỉ đạo lò gốm, chèo thuyền, mang hàng ra chợ bán, bật bông, kéo sợi.... Đa phần công việc là do phụ nữ làm .....Phụ nữ ở đây bao giờ cũng vui vẻ và luôn miệng nói. Họ vui vẻ và có duyên. Còn ông Cristoforo Borri – cố đạo người Ý đến Việt Nam thế kỷ XVII thì ca ngợi: “Phụ nữ Việt Nam tính khí êm dịu hơn bất cứ dân tộc nào khác ở Phương Đông, đón tiếp khách khứa rất nồng hậu ... , tâm tính khoáng đạt, thoải mái, dáng đi thong thả, uy nghi, quần áo của họ có lẽ là kín đáo nhất vùng Đông Nam Á...”. Dù thái độ, mưu đồ của người Phương Tây thời đó đến Việt Nam như thế nào đi chăng nữa thì họ cũ đã có những nhận xét rất đúng đắn về vẻ đẹp và bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam. Chính họ – những người phụ nữ “đẹp” ấy đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định “tầm” của văn hoá Việt, truyền thống Việt trước bạn bè thế giới. Một điều thật lạ là càng trải qua khó khăn thử thách vẻ đẹp ấy càng toả sáng hơn bao giờ hết. Đất nươc ta lại tiếp tục bị thôn tính lần lượt bởi hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới. Những người mẹ, những người vợ giàu lòng thương nước, thương nhà, hăng hái động viên, khuyến khích chồng con ra mặt trận,hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho tổ quốc. Họ bất chấp bom đạn nắng mưa; họ luôn luôn bám sát ruộng đồng, nhà máy bảo đảm sản xuất trong mọi tình huống nêu cao khí phách anh hùng ,đức tính cần cù của người phụ nữ Việt Nam. Hạt gạo gửi đến tiền phương là hạt gạo đảm đang của người phụ nữ, hạt gạo thấm sâu tình nghĩa thấm mồ hôi và cả một phần xương máu của họ nơi hặu phương. 2.2.3. PNVN trong quan hệ với gia đình Khi coi gia đình như là một tế bào tự nhiên của xã hội thì vai trò và vị thế của người phụ nữ không chỉ trong chức năng duy trì nòi giống mà còn phát triển gia đình và xã hội. Đặc biệt hơn nữa khi coi gia đình là yếu tố tạo nên nhân cách của người Việt thì truyền thống gia đình đóng vài trò chủ chốt trtong việc xây dựng nhân cách của từng cá nhân trong đó người phụ nữ là hạt nhân. Họ gánh trên vai bao công việc nặng nhọc của gia đình; sinh con, nuôi dạy con, chăm sóc tứ thân phụ mẫu, tề gia nội trợ, thay chồng chịu trách nhiệm trực tiếp