Tín dụng ngân hàng và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la-tinh là credo có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trên thực tế thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tín dụng ngân hàng và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la-tinh là credo có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trên thực tế thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Như vậy, bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi giữa một bên là ngân hàng một bên là những người đi vay – đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ đôi bên cùng có lợi, đối tượng vay mượn ở đây là tiền tệ, “theo Linh, (2009), Nghiệp vụ tín dụng cho doanh nghiệp” 1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất phong phú và đa dạng nên tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng phân loại cho vay dựa vào căn cứ sau đây: 1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích tín dụng: Tín dụng cho kinh doanh bất động sản gồm các khoản vay tài trợ mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản khác… Tín dụng cho công nghiệp và thương mại: là loại cho vay giúp các doanh nghiệp trang trải các chi phí trong sản xuất. Tín dụng cho nông nghiệp: là loại cho vay để hỗ trợ nông dân trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động.. Tín dụng cho các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác. Tín dụng cho lĩnh vực dịch vụ: bao gồm cấp tín dụng cho các loại hình kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, internet… Tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như: mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. 1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm. Ví dụ: Đáp ứng cho nhu cầu mua các vật dụng trong gia đình, nộp học phí cho con cái, nhu cầu trả lương cho công nhân viên của DN, nhu cầu mua nguyên vật liệu, bổ sung vốn lưu động,… Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. Ví dụ: mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua nhà, sửa nhà, mua ô tô,… Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Ví dụ: bổ sung tài sản cố định, hiện đại hóa trang thiết bị, đầu tư cơ sở sản xuất mới, đầu tư vào dự án lớn… 1.1.2.3 Căn cứ bảo đảm tín dụng Tín dụng không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Tín dụng có bảo đảm: là loại cho vay có sự bảo đảm của tài sản thế chấp, cầm cố hay có bảo lãnh của bên thứ ba. 1.1.2.4 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Tín dụng trực tiếp: ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 1.1.2.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Tín dụng trả góp: là loại cho vay khách hàng phải trả hết gốc và lãi các kỳ hạn đã xác định. Tín dụng phi trả góp: gốc trả 1 lần khi đáo hạn, lãi trả 1 lần hoặc nhiều lần. 1.1.3 Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.(TS.Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, www.SAGA.vn) Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: Làm cơ sở cho việc phân định  quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng. Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. 1.2 NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm nợ xấu Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nợ xấu, sau đây là một số quan điểm về nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam: 1.2.1.1 Theo quốc tế: Theo một số tiêu chí của NHTW Liên minh châu Âu: Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ có những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn có các khoản nợ chưa quá hạn nhưng tiềm ẩn các rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Theo quan điểm của Phòng thóng kê – liên hiệp quốc: Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng sẽ được thanh toán đầy đủ. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS: nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và/hoặc khả năng trả nợ nghi ngờ. Ngoài ra hiện nay còn có một định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) công bố tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần chỉnh sửa (lần 1 vào tháng 12 năm 2000, lần 2 vào tháng 12 năm 2003) và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (xếp hạng khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó đang được ủy ban kế toán quốc tế tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh. 1.2.1.2 Ở Việt Nam Nợ xấu có nhiều tên gọi khác nhau như: nợ không lành mạnh, nợ có vấn đề, nợ khó đòi, nợ không thể đòi…nhưng nhìn chung nợ xấu là các khoản nợ có một hoặc tất cả các đặc trưng sau: Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn ít nhất 90 ngày. Tình hình tài chính khách hàng có chiều hướng xấu dẫn tới có khả năng Ngân hàng không thu hồi được cả vốn và lãi. Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá giá trị phát mãi không đủ để trả nợ gốc và lãi. 1.2.2 Các dấu hiệu của những khoản nợ xấu Thực tế cho thấy việc thất bại trong hoạt động kinh doanh thường được biểu hiện qua một vài dấu hiệu báo động. Có những dấu hiệu mờ nhạt, có những dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có những hành động cần thiết để ngăn ngừa và xử lí chúng. Các dấu hiệu của khoản tín dụng có vấn đề có thể được chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình để cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối. Khó khăn trong thanh toán lương. Sự giảm sút số dư tài khoản tiền gửi. Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản. Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí. Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Các hoạt động cho vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng. Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi. Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến,… Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn. Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất (ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ factoring…) Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu. Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu, … Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lí của khách hàng: Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. Hệ thống điều hành luôn bất đồng vì mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán. Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch định bởi HĐQT hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ. Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên. Có các chi phí quản lí bất hợp lí: tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, ban giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và chi phí cá nhân. Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại biểu hiện: Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh, thay đổi thị hiếu… Những thay đổi từ chính sách của nhà nước như: chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động… Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sữa chữa, thay thế. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về xử lí thông tin tài chính kế toán: Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn các báo cáo tài chính. Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên. Tăng doanh số nhưng giảm lãi hoặc không có lãi. Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp. Lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán, … Những dấu hiệu phi tài chính khác: là dấu hiệu mà mắt thường cán bộ tín dụng có thể nhận biết dược như: Những vấn đề về đạo đức, thậm chí dáng vẻ nhà kinh doanh cũng biểu hiện những điều đó. Sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh. Nơi lưu trữ hàng hóa quá nhiều, hư hỏng, lạc hậu… 1.2.3 Phân loại nợ xấu 1.2.3.1 Phân loại theo chuẩn mực kế toán quốc tế Trên cơ sở tổng hợp và phát triển các tiêu chí phân loại nợ của các Ngân hàng và các quốc gia, tại báo cáo của viện tài chính quốc tế (IIF) vào tháng 6 năm 1999 đã đưa ra các tiêu chí chung nhất về phân loại nợ. Theo đó, các khoản cấp tín dụng phân thành năm nhóm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn – standard), Nhóm 2 (nợ cần chú ý - watch), Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn-substandard), Nhóm 4 (nợ nghi ngờ-doubful), Nhóm 5 (nợ tổn thất-loss) và nợ xấu (bad debt) là các khoản nợ bị phân loại từ nhóm 3 trở đi, cụ thể như sau: Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn – substandard): việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn bị nghi ngờ do thiếu các điều kiện bảo đảm (ví dụ như giá trị vốn tự có của người vay hoặc thế chấp); hay nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn trên 90 ngày. Các khoản nợ này này có những yếu kém được xác định rõ ràng, có khả năng đưa đến mất mát nếu không được sữa chữa. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ-doubful): có tất cả các nhược điểm của nợ nhóm 3, cộng thêm các nhược điểm nữa làm cho việc thu hồi hoặc thanh toán toàn bộ khoản nợ trở nên rất nghi ngờ và không chắc chắn; và/hoặc nợ lãi hoặc gốc đã chậm thanh toán quá 180 ngày. Trong danh mục cấp tín dụng của ngân hàng, khoản nợ này được đánh giá là bị suy giảm nhưng chưa mất toàn bộ. Nhóm 5 (nợ tổn thất-loss): các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và/hoặc lãi đã chậm thanh toán quá một năm. 1.2.3.2 Nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ – NHNN của ngân hàng nhà nước Việt Nam Căn cứ vào kết quả từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xác định rủi ro đối với từng khách hàng, TCTD phân loại khách hàng vào các nhóm nợ tương ứng và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định, theo đó các khoản nợ vay tại ngân hàng được phân thành 5 nhóm: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Cách phân loại này được sử dụng chính thức trong báo cáo tài chính của các TCTD, trên hệ thống thông tin tín dụng CIC,trong việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hàng tháng, hàng quý tại TCTD,… Các tổ chức tín dụng khác nhau có tiêu chuẩn phân loại nợ khác nhau, theo phương pháp định tính, theo phương pháp định lượng. Phân loại nhóm nợ theo định tính Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ được các TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): là các khoản nợ được đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và TCTD sẽ dự trù sẽ phải gánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi khi đã tính đến giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): là các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ như: phát mại tài sản đảm bảo, tố tụng… Phân loại nhóm nợ theo định lượng Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ được gia hạn lần đầu; Các khoản nợ nhóm 1, 2 nhưng được miễn, giảm lãi (gồm: lãi phạt chậm trả, lãi trong hạn, lãi quá hạn) do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ TCTD phải trả thay (đối với các khoản bảo lãnh), các khoản thanh toán (đối với cam kết ngoại bảng) đã quá hạn dưới 30 ngày (được tính từ ngày TCTD buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng. Đối với khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả khoản nợ TCTD tham gia hợp vốn), khi có bất kỳ khoản nợ nào phân loại vào nhóm 3 thì phải phân loại toàn bộ dư nợ thuộc nhóm 1,2 còn lại của khách hàng vào nhóm 3 Các khoản nợ thuộc nhóm 1,2 mà TCTD có đủ căn cứ đánh giá và phân loại nợ nhóm 3 khi: Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng tương ứng với mức độ rủi ro thuộc nhóm 3. Các khoản nợ của khách hàng tại các TCTD khác bị phân loại vào nhóm 3 (nếu có thông tin). Các chỉ tiêu tài chính hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm với mức độ rủi ro thuộc nhóm 3. Khách hàng cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản nợ khác được chuyển sang nhóm 3 do hội đồng tín dụng/ ban tín dụng (nếu có) hoặc các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhóm 4: nợ nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại khoản nợ lại lần thứ hai Các khoản nợ TCTD phải trả thay (đối với các khoản bảo lãnh), các khoản thanh toán (đối với cam kết ngoại bảng) đã quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày (được tính từ ngày TCTD buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng); Đối với khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả các khoản nợ TCTD tham gia cho vay hợp vốn), khi có bất kỳ khoản vay nào bị phân loại vào nhóm 4 thì toàn bộ dư nợ còn lại thuộc nhóm 1, 2, 3 của khách hàng phải được phân loại vào nhóm 4; Các khoản nợ nhóm 1, 2, 3 mà TCTD có đủ căn cứ đánh giá và phân loại vào nợ nhóm 4. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2; Các khoản nợ cơ cấu lại tời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên (kể cả khoản nợ chưa bị chuyển nợ quá hạn lần nào hoặc đã chuyển nợ quá hạn nhiều lần) Các khoản nợ TCTD phải trả thay (đối với các khoản bảo lãnh), các khoản thanh toán (đối với cam kết ngoại bảng) đã quá hạn từ 91 ngày trở lên (được tính từ ngày TCTD buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng); Đối với khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả các khoản nợ TCTD tham gia cho vay hợp vốn), khi có bất kì một khoản vay nào bị phân loại cào nhóm 5 thì toàn bộ dư nợ còn lại thuộc nhóm 1,2,3,4 của khách hàng phải được phân loại vào nhóm 5; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ nhóm 1,2,3,4 mà TCTD có đủ căn cứ đánh gía và phân loại vào nhóm 5. 1.2.4 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Một thực tế cho thấy rằng, cho dù quá trình xét duyệt cho vay của CBTD có cẩn thận, kỹ lưỡng đến đâu đi nữa nhưng vẫn không tránh được rủi ro nợ xấu. Vì vậy, nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các NHTM ngoài từ phía chủ quan của ngân hàng thương mại mà còn phải kể đến nguyên nhân từ khách hàng vay vốn và các yếu tố khách quan bên ngoài. 1.2.4.1 Nguyên nhân từ phía các NHTM - Do sự yếu kém về trình độ phân tích tài chính của CBTD dẫn đến không có khả năng nhận diện được rủi ro, thực hiện chưa nghiêm túc các quy định cho vay, , đánh giá sai về khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng. Sự sa sút về đạo đức của CBTD và người phê duyệt tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm, có tình cho vay vì lợi ích riêng. Hạn chế về khả năng quản trị: Đưa ra các chính sách tín dụng không hợp lý. Thiết lập quy trình tín dụng không chặt chẽ còn có sơ hở Hiệu quả của công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát của hệ thống ngân hàng còn kém nên chậm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. - Ngân hàng chưa có được cơ chế ràng buộc nghiêm khắc về trách nhiệm đối với những người thực hiện công tác cho vay như chịu trách nhiệm về tài sản, luật pháp liên quan đến khoản nợ xấu của ngân hàng hoặc làm thất thoát vốn của ngân hàng…đây là một sự yếu kém trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nếu người ra quyết định cho vay không hoặc ít chịu trách nhiệm không chịu bất cứ ràng buộc nào về quyết định của mình thì CBTD sẽ có thể không cần quan tâm nhiều đến công tác thẩm định, phân tích…và đây là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các ngân hàng. Hệ thống thông tin còn kém, chất lượng thong tin không tốt dẫn đến quá trình phân tích bị sai lệch, đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn Khách hàng vay vốn cố ý không cung cấp các thông tin không trung thực về tình hình tài chính của mình cho ngân hàng, điều nay dẫn đến việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng không chính xác và quyết định cho vay không chính xác và rủi ro tín dụng chắn chắn sẽ xuất hiện, gây ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc quá dàn trải dẫn đến thiếu vốn, sản xuất kinh doanh không hiệu quả; Khách hàng hạn chế năng lực quản lý, kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn không cân đối, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài với chi phí sử dụng vốn cao; Người vay không có thiện chí trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng. Người đi vay bị thất nghiệp, bị mất việc làm, tai nạn lao động,…hoặc bất cứ một sự cố nào đó cũng có thể làm mất khả năng trả nợ của khách hàng Các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được thông tin qua quá trình thẩm định, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cả trước, trong và sau k
Tài liệu liên quan