Tín dụng nông nghiệp nông thôn - định hướng tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

Thời gian gần đây, Tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn do tài chính toàn diện mang lại. Tại Hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam năm 2017, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các nước APEC để tìm ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện trong khu vực, trong đó đã đề xuất chủ đề về tài chính toàn diện xuyên suốt cả năm APEC là “Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn”. Do xuất phát từ việc nhiều nền kinh tế của các nước APEC có khu vực nông nghiệp nông thôn (NNNT) đóng vai trò quan trọng, mặt khác, NNNT là khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, nên cần có các giải pháp xử lý và khắc phục để có thể phát triển bền vững. Thực hiện bài viết này, tác giả đã thu thập và tổng hợp số liệu từ các báo cáo có liên quan, đánh giá được những hạn chế đang tồn tại đối với tín dụng NNNT, từ đó gợi ý các giải pháp góp phần tăng trưởng tín dụng NNNT.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín dụng nông nghiệp nông thôn - định hướng tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật *TÓM TẮT Thời gian gần đây, Tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn do tài chính toàn diện mang lại. Tại Hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam nĕm 2017, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các nước APEC để tìm ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện trong khu vực, trong đó đã đề xuất chủ đề về tài chính toàn diện xuyên suốt cả nĕm APEC là “Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn”. Do xuất phát từ việc nhiều nền kinh tế của các nước APEC có khu vực nông nghiệp nông thôn (NNNT) đóng vai trò quan trọng, mặt khác, NNNT là khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, thiên tai,nên cần có các giải pháp xử lý và khắc phục để có thể phát triển bền vững. Thực hiện bài viết này, tác giả đã thu thập và tổng hợp số liệu từ các báo cáo có liên quan, đánh giá được những hạn chế đang tồn tại đối với tín dụng NNNT, từ đó gợi ý các giải pháp góp phần tĕng trưởng tín dụng NNNT. Từ khóa: Tài chính toàn diện, tín dụng, nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN - ĐỊNH HƯỚNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Loan* RURAL AGRICULTURAL CREDIT – FINANCIAL INCLUSION ORIENTATION WITH THE POVERTY REDUCTION IN VIETNAM ABSTRACT Recently, Financial Inclusion is a theme receive much attention of the international community in general and VietNam in particular because the importance and great signiicance that it brings. The APEC 2017 conference is held in VietNam, The state bank of Vietnam has collaborated with APEC countries to ind measure to promote inancial inclusion area, inside they have proposed it’s theme throughout the year is “Rural agricultural credit”. Because the economies of APEC countries with agricultural and rural areas play an important role, on the other hand, agricultural and rural areas is directly inluenced and the affected by climate change and calamity, so it required the processing solutions and overcome to sustainable economic development. Implementation of this article, the author has collected and aggregated data from the relevant report, review the existing restrictions, from that, the author suggests solutions contributing to growth in rural agricultural credit. Keywords: Financial Inclusion, Credit, Agriculture and Rural, poverty reduction 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện * TS. GV. Khoa Tài chính - Ngân hang, trường Đại học Tài chính - Marketing 41 Tín dụng nông nghiệp nông thôn ... đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì nông nghiệp nông thôn (NNNT) là vấn đề có tầm chiến lược. Việc đầu tư cho lĩnh vực này mang ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy trong thời gian qua, chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực NNNT vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khĕn, thử thách. Trong nĕm 2017, diễn đàn APEC về tài chính toàn diện lần thứ 7 do Việt Nam đĕng cai tổ chức trong hai ngày 10 – 11/7/2017 tại Thành phố Hội An, Quảng Nam. Diễn đàn đã trao đổi nhiều nội dung chính, trong đó, nội dung chủ yếu là tập trung vào tín dụng cho NNNT. Bởi trong giai đoạn hiện nay, cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức như: Tỷ lệ người nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức còn rất thấp; sự bất bình đẳng về giới; khoảng cách giàu nghèo và sự chênh lệch về phát triển có xu hướng tĕng; mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính cho người dân ở nông thôn chưa đầy đủ, Tại Việt Nam, để có thể phát triển bền vững khu vực NNNT thì nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thế nhưng, trong thời gian qua mặc dù Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khĕn, bơm vốn và tạo thêm vốn cho khu vực NNNT sản xuất, kinh doanh thì theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách trong một diễn đàn được tổ chức vào ngày 29/9/2016, tỷ trọng vốn tín dụng nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế, con số này khá thấp và cho thấy cơ cấu cho vay của các NHTM chưa phù hợp, chưa thực sự ưu đãi đối với lĩnh vực NNNT. Bài viết “TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN - ĐỊNH HƯỚNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM” được đưa ra nhằm đánh giá thực trạng tín dụng NNNT và gợi ý các giải pháp tĕng trưởng tín dụng cho khu vực này trong tiến trình áp dụng tài chính toàn diện tại Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết thu thập, tổng hợp, so sánh số liệu dựa trên các báo cáo có liên quan đến tài chính toàn diện và tín dụng NNNT để làm cơ sở đánh giá thực trạng tín dụng NNNT nhằm tìm ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển tín dụng NNNT, một trong những định hướng của tài chính toàn diện nĕm 2017 tại Việt Nam. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 3.1. Tổng quan về tài chính toàn diện 3.1.1. Khái niệm về tài chính toàn diện Tùy theo mục tiêu của từng quốc gia mà tài chính toàn diện rất đa dạng về khái niệm. Tuy nhiên, cách hiểu chung thì tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tĕng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tĕng trưởng kinh tế. 3.1.2. Mục tiêu của tài chính toàn diện Theo Liên hợp quốc, mục tiêu của tài 42 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chính toàn diện gồm: (1) Cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm tiết kiệm hoặc gửi tiền, thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm; (2) Các tổ chức kinh doanh an toàn và hiệu quả, được quản lý bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng; (3) Bền vững thể chế và tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư; (4) Cạnh tranh giúp mở rộng sự lựa chọn và đáp ứng khả nĕng chi trả. 3.1.3. Nội dung của tài chính toàn diện Trong diễn đàn APEC 2017, các nội dung chính được trao đổi gồm: (1) Việc xác định đúng đắn phạm trù tài chính toàn diện; (2) Thực trạng triển khai các ứng dụng kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính toàn diện; (3) Vai trò của tín dụng và các dịch vụ, sản phẩm tài chính trong hỗ trợ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân khu vực NNNT. Trong đó, nội dung chính là tập trung định hướng tài chính toàn diện phục vụ phát triển NNNT. 3.2. Tổng quan về tín dụng nông nghiệp nông thôn 3.2.1. Một số khái niệm Nông nghiệp: Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông thôn: Là một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT: Theo khoản 3, Điều 3, Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT thì: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT bao gồm một số chính sách, biện pháp của Nhà nước để tạo điều kiện đối với tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển lĩnh vực NNNT, đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này, nhằm góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Tín dụng nông nghiệp nông thôn: Tín dụng NNNT là một giải pháp tài chính, trong đó các tổ chức tín dụng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển NNNT cho các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hợp tác xãtại khu vực nông thôn. 3.2.2. Mục tiêu của tín dụng nông nghiệp nông thôn Mục tiêu của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực NNNT là đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực NNNT, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân. 4. MỘT SỐ THỰC TRẠNG VỀ ÁP DỤNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN – TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 4.1. Thực trạng về tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tĕng trưởng đồng đều tại các quốc gia khác Có nhiều bằng chứng cho thấy quốc gia nào phát triển khu vực tài chính toàn diện và đồng đều sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo và sự không đồng đều của nền kinh tế, cụ thể phát triển tài chính toàn diện sẽ: - Hỗ trợ tĕng trưởng kinh tế, góp phần giảm nghèo đói và sự bất bình đẳng trong thu nhập. - Có các dịch vụ tài chính phù hợp với chi phí hợp lý, giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả hơn, góp phần cải thiện được thu nhập cũng như phúc lợi đối với họ. Từ đó cũng tác động đến sự phát triển của khu vực tài chính và hỗ trợ tĕng trưởng kinh tế thông qua việc 43 Tín dụng nông nghiệp nông thôn ... huy động nguồn tiết kiệm và đầu tư vào tĕng trưởng ở các lĩnh vực có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính cũng góp phần giảm các chi phí giao dịch và tiếp tục thúc đẩy tĕng trưởng kinh tế. Áp dụng tài chính toàn diện sẽ góp phần vào tĕng trưởng của một quốc gia như sau: (1) Tĕng trưởng tiết kiệm và đầu tư quốc gia Tài chính toàn diện là công cụ cho phép mọi cá nhân, hộ gia đình đều có thể đóng góp vào tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Ví dụ, tại Myanmar, có khoảng một nửa dịch vụ tài chính là không chính thống nên thực tế, không có sự đóng góp nhiều cho kênh đầu tư ở cấp độ quốc gia. Trong khi đó, Thái Lan đã thành lập Quỹ địa phương (Village Funds) liên kết với tổ chức tài chính quốc gia (SFIs) nên huy động tối đa các nguồn tài chính nhàn rỗi rất nhỏ ở địa phương, làm tĕng nguồn kiết kiệm quốc gia. Hiện nay, một nửa số lượng khách hàng gửi tiết kiệm ở Thái Lan (khoảng 5,3 triệu người) đang đóng góp cho Quỹ này, với tổng số tiền huy động được khoảng 9 tỷ Bath, tương đương 9% tiết kiệm quốc gia. Giá trị trung bình các khoản tiền gửi hàng tháng này gần bằng một nửa giá trị trung bình của quốc gia. Điều này, cho thấy Quỹ địa phương có vai trò to lớn đối với việc huy động nguồn vốn tiết kiệm rất nhỏ ở địa phương. (2) Tĕng thu nhập và tiêu dùng để thoát khỏi tình trạng dễ bị tổn thương Tài chính toàn diện cung ứng các dịch vụ tài chính đa dạng, phù hợp nhu cầu cụ thể của từng khách hàng với chi phí thấp, giúp người nghèo có thể lựa chọn, tiếp cận và quản lý rủi ro liên quan đến tiêu dùng, giá cả, sức khỏe, thiên tai,với chi phí thấp hơn hệ thống tài chính không chính thống, từ đó góp phần tĕng thu nhập cho người nghèo. Theo điều tra của dự án Tạo lập khả nĕng tiếp cận (Making Access Possible – MAP) tại Myanmar, trong số những người sử dụng các dịch vụ tài chính trong hệ thống chính thức thì có khoảng ¾ số người chỉ sử dụng duy nhất một loại dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của họ. Do chính sách tài chính toàn diện của Myanmar mới bước đầu tập trung vào tín dụng và giảm thiểu rủi ro thông qua bảo hiểm và tiết kiệm, đã khiến cho mức độ hiệu quả của việc tĕng cường tín dụng bị hạn chế. Theo báo cáo tại Myanmar, khoảng 21% doanh nghiệp khu vực chính thức chỉ sử dụng một trong hai loại dịch vụ là tiết kiệm hoặc tín dụng để giảm thiểu rủi ro mà không sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Có khoảng 48% nông dân không tham gia bảo hiểm, nên khi gặp rủi ro, mùa màng thất bát, để khắc phục rủi ro thì 42% trong số đó phải dựa vào tín dụng, 10% dựa vào nguồn vốn tiết kiệm, 22% phải bán tài sản sẵn có hoặc giảm chi tiêu. Về vấn đề sức khỏe tại quốc gia này, theo báo cáo nĕm 2014, có 35% người trưởng thành gặp vấn đề sức khỏe thì có đến khoảng 47,7% trong số đó dựa vào tín dụng, 22% dựa vào tiết kiệm và 27% dựa vào bán tài sản hoặc giảm chi tiêu để chĕm sóc, phục hồi sức khỏe. (3) Xây dựng nguồn nhân lực Khi thu nhập người nghèo được cải thiện, tài chính toàn diện giúp họ có cơ hội đầu tư dài hạn vào giáo dục và y tế, nâng cao kỹ nĕng và nĕng suất lao động. Theo điều tra của MAP, các hộ gia đình ở Myanmar và Thái Lan luôn dành phần lớn ngân sách cho giáo dục. Như vậy có thể dự đoán, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống như tiết kiệm, bảo hiểm và tín dụng để chi tiêu cho giáo dục và y tế sẽ tiếp tục tĕng trong tương lai. (4) Góp phần ổn định xã hội Tài chính toàn diện góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ phát triển. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ phải xác định địa điểm kinh doanh phù hợp của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, hiểu được hành vi, đặc điểm, hiện trạng 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật sử dụng các dịch vụ tài chính Điều này giúp Chính phủ xây dựng được khung chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và ổn định xã hội. (5) Thúc đẩy dòng tiền phục vụ cho tĕng trưởng, phát triển NNNT và tái phân phối Tài chính toàn diện là một công cụ tái phân phối của cải trong phạm vi một quốc gia cũng như giữa các nền kinh tế giàu – nghèo trong khu vực Asean. Theo thống kê, Thái Lan có GDP gấp 5 lần so với Myanmar, Lào, Campuchia. Đồng thời Thái Lan cũng là nơi thu nhận phần lớn người lao động nhập cư từ các nước trên vào làm việc. Khi chuyển thu nhập đến các nước kém phát triển để đầu tư hoặc chuyển tiền tiết kiệm của lao động người nước ngoài là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tĕng trưởng đồng đều về tiêu dùng và đầu tư giữa các nước trong khu vực. Cụ thể, theo báo cáo của FinScope Myanmar (2014), giá trị của dòng tiền chuyển từ bên ngoài vào Myanmar là 2,91 triệu USD, trong đó 29% xuất phát từ Thái Lan. Trong khi có khoảng 2,5 triệu người nhập cư vào Thái Lan chưa được đưa vào thống kê và chưa được sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Vì vậy cần phải xây dựng khung chính sách cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức cho những đối tượng này, từ đó làm tĕng giá trị dòng tiền phục vụ cho tĕng trưởng, phát triển NNNT. 4.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Trung Quốc Xuất phát từ quan điểm cần tĕng thêm đầu tư, trợ cấp, những hỗ trợ về tài chính và chính sách cho lĩnh vực “tam nông” sẽ tạo ra sự phối hợp phát triển tốt hơn giữa thành thị và nông thôn, ngày 31/01/2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành vĕn kiện về đầu tư, hỗ trợ và phát triển khu vực nông thôn, trong đó nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm sau: (1) Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Chính phủ Trung quốc tiếp tục cải thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn, đầu tư tài chính cho nông thôn, hỗ trợ nông dân và nâng cao đời sống của đối tượng này. Tĕng đầu tư công nghệ máy móc hiện đại phục vụ cho nông nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo tích trữ các sản phẩm nông nghiệp chính như ngũ cốc, lúa mạchnhằm bình ổn giá lương thực. Từ đó sẽ góp phần phát triển nông nghiệp, người dân ổn định đời sống sẽ chủ động, tự tin huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất và tiếp tục tự cải thiện đời sống thông qua các hợp đồng bao tiêu của Chính phủ hay doanh nghiệp, tránh được sức ép của các hoạt động đầu cơ. (2) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn Để đảm bảo nguồn vốn, Trung Quốc chủ trương ban hành các biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ khu vực vùng sâu vùng xa. Các ngân hàng phải gia tĕng cho vay nông nghiệp nông thôn, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính ngân hàng cơ bản và dịch vụ bảo hiểm ở tất cả các địa phương. Ngân hàng phát triển nông thôn được Chính phủ chỉ thị phải nới lỏng tín dụng nông nghiệp và tĕng tín dụng dài hạn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Khuyến khích phát triển các ngân hàng nhỏ, các doanh nghiệp cho vay vốn nhằm dẫn nguồn vốn chảy về phục vụ lĩnh vực nông thôn. Ngoài ra Trung Quốc cũng đã có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính nông thôn tại quốc gia dưới hình thức thích hợp. Nĕm 2009, Ngân hàng HSBC đã mở chi nhánh đầu tiên ở Thành Đô là đây là ngân hàng đầu tiên chính thức thâm nhập vào thị trường tài chính nông thôn tại Trung Quốc (3) Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Để thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp 45 Tín dụng nông nghiệp nông thôn ... và nông thôn,Trung Quốc đã chủ trương tĕng cường đầu tư công nghệ mới, nghiên cứu các loại giống mới, hỗ trợ chương trình biến đổi gen, đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất nhằm tĕng sản lượng và chất lượng nông sản. Ngoài ra, Chính phủ còn kêu gọi các nhà đầu tư phát triển bất động sản và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tại nông thôn. (4) Hỗ trợ nông dân bảo vệ quyền lợi và hòa nhập vào đời sống đô thị Theo thống kê, ở Trung Quốc có khoảng 60% trong số 150 triệu lao động nhập cư sinh ra trong những nĕm 1980 – 1990 không biết làm nông nghiệp và đang gặp khó khĕn với cuộc sống tại thành phố. Vì thế Trung Quốc đã có chính sách giúp họ hòa nhập với đời sống đô thị như, giảm bớt những hạn chế về hộ khẩu thường trú để họ có thể hưởng được đầy đủ các quyền lợi và dịch vụ công cộng khi chuyển về sống và làm việc tại đô thị. Họ cũng được tham gia chương trình bảo hiểm y tế và lương hưu cơ bản 4.3. Thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam từ 2010 đến 2016 4.3.1. Các Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được xem là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tĕng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong bối cảnh nguồn vốn còn hạn chế thì việc phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển NNNT. Vì thế, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cho phát triển NNNT, trong đó nổi bật là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời được đánh giá là chính sách quan trọng giúp khơi thông nguồn vốn, cho phép khách hàng NNNT tiếp cận vốn vay dễ dàng, theo cơ chế ưu đãi, đưa nguồn vốn cho NNNT tĕng trưởng cao, thúc đẩy ngành phát triển theo định hướng chung và giúp người dân yên tâm sản xuất (Nguyễn Thanh Bình, 2014). Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 (thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo hướng các tổ chức tín dụng (TCTD) phải ưu đãi hơn cho nông dân để hưởng được ưu đãi của Nhà nước. Nĕm 2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tĕng trưởng, nâng cao chất lượng tĕng trưởng, nĕng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế Cũng trong nĕm 2016, Chính phủ triển khai Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong
Tài liệu liên quan