Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Người Việt

Đối với quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là giá trị văn hóa. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hóa. Là một dạng văn hóa tinh thần đặc biệt mà qua thời gian đã trở thành một tập tục truyền thống mang tính phổ quát của người Việt Nam. Nó sẽ trở nên cần thiết nếu luôn nhắc nhở mọi người phải biết kính trọng phụng dưỡng bố mẹ lúc sinh thời cũng như khi mất thì lo thờ phụng_ một việc làm thanh cao, tinh khiết của văn hóa truyền thống. Song sẽ trở nên phiền toái nếu việc thờ cúng mang màu sắc mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống kinh tế tinh thần. Bài nghiên cứu này sẽ đề cập tới “vẻ đẹp” của việc thờ cúng đúng đắn. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một hình thái đặc biệt của phép ứng xử, không đơn thuần chỉ là cách ứng xử giữa người với người mà là giữa con người với những giá trị vĩnh hằng. Điều đó làm nên sự khác biệt, tạo sự hấp dẩn cho những người muốn tìm hiểu về nó. Mặt khác, việc tìm hiểu một giá trị đặc biệt của văn hóa giúp chúng ta có thể hiểu đúng đắn, tránh cái nhìn phiến diện, lầm tưởng về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt trong giai đọan hiện nay khi nước ta đang hội nhập và mở rộng “cửa” đón những luồng văn hóa mới. Khi mà chuyện hỗn nhập văn hóa không còn gì là lạ lẫm thì hoạt động văn hóa tín ngưỡng lại còn nhiều vấn đề đáng bàn? Chìm sâu trong lớp văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã kết tụ qua thời gian những giá trị mà ta cần gìn giữ bảo tồn. Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” với mong muốn góp phần lí giải các vấn đề thuộc về lí luận và trong thực tiễn đối với một vấn đề nhạy cảm này.

doc26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 16622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT (((  BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Sinh viên thực hiện: Lê Thị Trang Lớp: K55 – Việt Nam học Giáo viên hướng dẫn: Thày Vũ Thanh Tùng HÀ NỘI – Tháng 3/2011 Mục Lục: MỞ ĐẦU Trang 3 1.Lí do chọn đề tài: 3 2. Lịch sử nghiên cứu: 4 3. Mục đích nghiên cứu 5 4.Phương pháp nghiên cứu: 5 5. Cấu trúc đề tài: 5 PHẦN NỘI DUNG: 6 1: Cơ sở hình thành việc thờ cúng 6 1.1. Khái niệm tín ngưỡng 6 1.2. Tại sao người Việt thờ cúng tổ tiên 8 2. Bản chất của việc thờ cúng . 14 2.1. Thờ cúng để lưu giữ kí ức về tổ tiên 14 2.2. Nhắc nhở ý thức về cội nguồn 15 3. Các hình thức thờ cúng 15 3.1. Cúng cáo tổ tiên thường xuyên 15 3.2. Cách thức lễ 16 3.3. Bàn thờ tổ tiên 17 3.4. Chăm nom mộ tổ tiên 19 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC ẢNH 23 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối với quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là giá trị văn hóa. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hóa. Là một dạng văn hóa tinh thần đặc biệt mà qua thời gian đã trở thành một tập tục truyền thống mang tính phổ quát của người Việt Nam. Nó sẽ trở nên cần thiết nếu luôn nhắc nhở mọi người phải biết kính trọng phụng dưỡng bố mẹ lúc sinh thời cũng như khi mất thì lo thờ phụng_ một việc làm thanh cao, tinh khiết của văn hóa truyền thống. Song sẽ trở nên phiền toái nếu việc thờ cúng mang màu sắc mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống kinh tế tinh thần. Bài nghiên cứu này sẽ đề cập tới “vẻ đẹp” của việc thờ cúng đúng đắn. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một hình thái đặc biệt của phép ứng xử, không đơn thuần chỉ là cách ứng xử giữa người với người mà là giữa con người với những giá trị vĩnh hằng. Điều đó làm nên sự khác biệt, tạo sự hấp dẩn cho những người muốn tìm hiểu về nó. Mặt khác, việc tìm hiểu một giá trị đặc biệt của văn hóa giúp chúng ta có thể hiểu đúng đắn, tránh cái nhìn phiến diện, lầm tưởng về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt trong giai đọan hiện nay khi nước ta đang hội nhập và mở rộng “cửa” đón những luồng văn hóa mới. Khi mà chuyện hỗn nhập văn hóa không còn gì là lạ lẫm thì hoạt động văn hóa tín ngưỡng lại còn nhiều vấn đề đáng bàn? Chìm sâu trong lớp văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã kết tụ qua thời gian những giá trị mà ta cần gìn giữ bảo tồn. Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” với mong muốn góp phần lí giải các vấn đề thuộc về lí luận và trong thực tiễn đối với một vấn đề nhạy cảm này. 2.Lịch sử nghiên cứu Vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh [1]; “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính [3]; “Về tôn giáo tín ngưỡng hiện nay” của Đặng Nghiêm Vạn [15]; “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” của Nguyễn Minh San [8]; Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt của Bùi Xuân Mỹ [7], Về tín ngưỡng , lễ hội cổ truyền của Ngô Đức Thịnh [10] … Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu như: “ Thờ cúng tổ tiên, một nét đậm của đời sống tâm linh người việt” (Lê Dân trong Sinh hoạt văn hóa gia đình người Việt và sinh thái xã hội- nhà xuất bản Lao động,1994); “Thử tìm hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên” (Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 127 (1/1995). 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trình bày, phân tích những vấn đề về tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Việt. Người viết sẽ tập trung phân tích: cơ sở hình thành, bản chất, hình thức của tục lệ, đồng thời bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề gìn giữ giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Hiểu rõ và nắm chắc những tục lệ truyền thống là việc mà giới trẻ ngày nay luôn chú trọng, tránh những hiện tượng đáng buồn mà hiện nay đang diễn ra. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đối tượng và mục đích nghiên cứu đã nêu trên, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp liên ngành, phương pháp hệ thống, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra thực tế. 5. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 mục chính sau: 1. Cơ sở hình thành của việc thờ cúng tổ tiên 2: Bản chất của việc thờ cúng 3: Hình thức thờ cúng PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở hình thành việc thờ cúng 1.1. Khái niệm tín ngưỡng Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận của mọi người. Nó được hiểu như niềm tin đặc biệt tạo cho ta một cảm giác thiêng liêng, giúp người ta có thể nhận thức được sự vật mà không thể lí giải nổi, tạo cho ta một sức mạnh đặc biệt trong cuộc sống hiện tại. Chính niềm tin đó là cơ sở tạo nên nền tảng sơ khai về tín ngưởng thờ cúng tổ tiên.. Các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa: “Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tưởng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm” [ 14, tr 100]. Nhìn chung tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thế giới mà họ đang sống, về cuộc sống xung quanh họ. Đó là hiện tượng có tính chất thiêng liêng, thần bí thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình sau khi chết về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động đến cuộc sống hiện tại của con người. Dường như ở đâu có niềm tin thì ở đó hình thành nên tín ngưỡng, đó là yếu tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh người Việt. 1.2. Tại sao người Việt thờ cúng tổ tiên? - Tổ tiên là những ai? Tổ tiên theo quan niệm của người Việt, trước hết là những người cùng huyết thống, cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, là những người đã sinh thành ra mình. Tổ tiên cũng là người có công tạo dựng nên cuộc sống của chính mình như “Thành hoàng làng”, “ nghệ tổ”, ngoài ra còn là người có công bảo vệ xóm làng quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm. Trong lịch sử Việt Nam đã ghi lại không biết bao nhiêu vị anh hùng mà chiến tích của họ đã trở thành huyền thoại, như Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo. - Cơ sở từ yếu tố tâm linh: Người Việt quan niệm linh hồn tổ tiên luôn tồn tại và hiện diện bên cháu con, chết không phải là hết, chết không có nghĩa là vĩnh viễn không tồn tại mà vẫn còn mối liên hệ nào đó với những người đang sống. Dường như vẫn vô hình sống bên cạnh những người thân của mình. Giữa họ vẫn có mối liên hệ thật gần gũi, thân thiết mà thật khó để lí giải. Thậm chí, người chết không chỉ giữ vị trí quan trọng trên bàn thờ cao xa ở một thê giới tách biệt mà còn trong mối liên hệ đẳng cấp trật tự gia đình. Ví như những người còn sống mà thuộc hàng cao hơn kẻ chết thì không phải thờ. Điều này làm cho cái chết trở nên thật nhẹ nhàng, mờ nhạt, con người không còn quá ám ảnh bởi cái chết. Sự xa cách về thời gian và không gian trở nên thật gần gũi. Mặt khác việc thờ cúng chẳng qua là một tưởng niệm cao cả của con người chứ không có gì là mê tín dị đoan. Đơn thuần chỉ là sự nhắc nhở ngưới sống nhớ đến người đã mất. Nhưng mặt tiêu cực là hiện nay có quá nhiều người tin tưởng vào sự trường tồn và hiện diện thực sự trong các bài vị hay gán cho họ những quyền lực siêu nhiên. Sự thờ cúng tổ tiên cũng xuất phát điểm từ niềm tin con người có phần thể xác và tinh thần. Như Nguyễn Du đã từng viết:” Thác là thể phách còn là tinh anh” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Tất cả là sự tin tưởng vào sự bất diệt của linh hồn vào thế giới cõi âm hay một niềm tin mơ hồ có nguồn gốc sâu xa và rất phổ quát trong hầu hết các dân tộc ở Châu Á. Bởi không phải chỉ có Việt Nam là có đạo thờ ông bà . Tục thờ cúng tổ tiên ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và ở nhiều dân tộc khác thuộc Á Châu cũng có . Tùy theo xã hội mà có nghi thức khác nhau, nhưng mẫu số chung vẫn là tin vào linh hồn của tổ tiên luôn luôn ở quanh ta để chia sẻ buồn vui và giúp đỡ con cháu . Nhưng có thể nói rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt Nam có cùng với cư dân ở khắp nơi, không những từ miền Nam sông Dương Tử xuống đến các hải đảo xa xôi ở Ðông Nam Á. Khi bị văn hóa Hán, tiêu biểu là khi đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật xâm lấn, bao trùm thì tín ngưỡng này không mất, nhưng lại biến đổi lớp vỏ ngoài để thích ứng. Người Việt xưa quan niệm rằng con người được chia tách thành hồn và vía. Người Việt cho rằng con người chỉ có 3 hồn, nhưng vía thì nam có bảy, còn nữ có chín. Hồn vía là sản phẩm của trí tuệ bình dân với những con số 3-7-9 ước lệ (sản phẩm của truyền thống coi trọng những con số lẻ của người Việt). Tuy nhiên, dần dần người ta tìm ra cách giải thích ý nghĩa của các khái niệm và những con số này. Theo đó , vía là cái làm hoạt động các quan năng - những nơi có thể tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đàn ông có bảy vía cai quản bảy lỗ trên mặt : hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Phụ nữ thì có thêm hai cái vía cai quản nơi sinh đẻ và nơi cho con bú. Ba hồn, theo một cách giải thích uyên bác, gồm tinh, khí và thần. Tinh là sự tinh anh trong nhận thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại). Khí là khí lực, là năng lượng làm cho cơ thể hoạt động. Thần là thần thái, là sự sống nói chung. Như vậy, từ xác đến vía, từ vía đến tinh, từ tinh đến khí, từ khí đến thần là cả một chuỗi xích với mức độ trừu tượng và tầm quan trọng tăng dần. Hồn vía được người xưa dùng để giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết,... Trong hồn và vía thì vía phụ thuộc vào thể xác : có người lành vía, người dữ vía, có người yếu vía, người cứng vía,...Cho nên khi gặp người có vía độc khi chạm vía thì phải đốt vía, trừ vía, giải vía,... khi người chết thì vía hòa vào thể xác mà tiêu tan. Hồn trừu tượng hơn nên được xem là độc lập với thể xác. Hiện tượng ngủ mê được dân gian giải thích là hồn lâm thời lìa thể xác để đi chu du. Khi ốm nặng ngất đi bất tỉnh nhân sự thì có tục gọi hồn, hú hồn. Hồn của người này (đã chết lâu) có thể nhập vào xác của người kia (mới chết sinh ra chuyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt (truyện cổ tích ). Khi chết thì hồn lìa khỏi xác mà ra đi.. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: "hồn xiêu phách lạc" (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ động), "sợ đến mức hồn vía lên mây" ... Chết tức là cơ thể từ trạng thái động trở thành tĩnh, cho nên theo triết lí âm dương thì hồn đi từ cõi Dương (Dương gian, Dương thế) sang cõi Âm (Âm ti, Âm phủ). Đó là một thế giới bên kia. Ở vùng nông nghiệp sông nước này thì "thế giới bên kia" cũng là nơi sông nước, ngăn cách chúng ta bằng chín suối (9 - con số lẻ ước lệ biểu thị số nhiều); tới đó phải đi bằng thuyền. Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam á, nhưng, theo quan sát của nhà dân tộc học người Nga G.G. Stratanovich thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người miền Nam gọi là Đạo Ông Bà. Người nguyên thủy tin rằng, con người sau khi chết linh hồn vẫn tiếp tục sống. Ý niệm về linh hồn người chết là trong yếu tố cơ bản nằm trong phức hợp biểu tượng và tổ tiên là một đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Một yếu tố tư tưởng khác có phần xa xưa hơn với ý niệm linh hồn có ảnh hưởng tới sự phát triển các biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh về họ hay còn gọi là “tô tem giáo”, một ý niệm về thần thánh che chở của cho gia đình thị tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dựa trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên ấy. Niềm tin ấy bắt nguòn từ ước muốn mang tính bản năng ước muốn trường thọ của con người. Chính con người đã thiêng liêng hóa tình cảm ấy bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Điều này thể hiện cách con người suy nghĩ về cái chết, về cuộc sống sau khi chết, giải tỏa nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với cái chết. Nói tóm lại việc thờ cúng chỉ một nghi lễ truyền thống và trút bỏ mọi ý niệm và cảm thức mơ hồ về tôn giáo. Đối với người việt, tổ tiên là một thành phần trong gia đình, việc thờ cúng rõ ràng là nét đặc biệt của tôn giáo và tín ngưỡng. Đặc biệt ở thế kỷ XV dưới thời Lê Thánh Tông, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng được thể chế hóa về mặt pháp luật, một bước chuyển mình lớn của văn hóa tín ngưỡng_từ đây tín ngưỡng được nhìn nhận đúng đắn hơn. Quốc triều hình luật ghi rõ: “Con cháu phải thờ cúng năm đời, ruộng đất hương hỏa không được bán”. Như vậy, việc thờ cúng tổ tiên đã di vào tiềm thức của mỗi cá nhân cộng đồng và đã được ghi nhận vào luật rất sớm. Có thể thấy đó là nhu cầu tất yếu xảy ra do ý muốn giải thoát tư tưởng của mình. Điều này luôn luôn đúng, bởi những dân tộc quốc gia khác trên thế giới đều tưởng nhớ đến người thân đã mất. Song tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt lại mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mà những điều chúng ta tìm hiểu dưới đây sẽ chứng minh cho điều đó. - Cơ sở từ yếu tố xã hội: Bắt nguồn từ trong xã hội nguyên thủy, ý thức về tổ tiên là một yếu tố phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên. Về sau, cùng với lực lượng tự nhiên là lực lượng mang tính xã hội, như sự áp bức, bóc lột, giai cấp,… luôn thống trị lên cuộc sống hằng ngày. Điều đó phản ánh sự bế tắc trong cuộc sống hiện thực của con người nguyên thủy muốn tìm sự giải thoát trong cuộc sống tinh thần. Cùng với đó là biểu tượng về thần linh, xuất hiện vào thời kì thị tộc mẫu hệ. Đây cũng là đặc điểm chủ yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Như vậy, nguồn gốc xã hội sâu xa mang tính khách quan của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đó cũng chính là tính hạn chế của lực lượng sản xuất kèm theo đó là sự hạn chế, tù túng trong quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong xã hội. Đặc biệt xã hội Việt Nam luôn coi thờ cúng tổ tiên như một thứ đạo. Nguyễn Ðình Chiểu đã nhắc đến điều này:                                     “Thà đui mà giữ đạo nhà                         Còn hơn có mắt ông cha không thờ” .   Như một học giả đã từng nói: “Ðạo nhà tức là thờ cúng gia tiên, hay là đạo thờ cúng ông bà tổ tiên”. Cũng như tác giả Phan Kế Bính đã từng coi thờ cúng tổ tiên như một sinh hoạt đức tin được giáng xuống thành một tình cảm thành kính nhớ ơn và ngưỡng mộ tổ tiên, do đấy mới nói là dùng cách nào cũng ngụ cho cái lòng ngưỡng mộ. Trong khi đó, người dân lại vẫn có một tin tưởng khác rằng tổ tiên vẫn là người gần gũi với con cháu và sẵn sàng tham gia vào mọi công việc của con cháu cũng như khi còn sống . Họ có thể dùng quyền uy ở cõi âm để che chở giúp đỡ người sống ? Đó chính là nền tảng gia đình của xã hội vậy nếu muốn xã hội mang tính chất nhân bản thì ngay tự gia đình cũng đã phải là hạt nhân của xã hội nhân bản. .Ðạo thờ ông bà không phải chỉ đơn thuần là những bữa cúng giỗ để con cháu họ mạc được thụ lộc, mà còn có nhiều hệ quả đối với xã hội. Việt Nam khác với Trung Hoa hay Nhật là đưa ơn tổ tiên cha mẹ lên  hàng thứ nhất của Tứ ơn ( ơn tổ tiên cha mẹ, ơn đất nước, ơn Tam bảo và ơn đồng bào). Đặc biệt Việt Nam là một xã hội nông nghiệp định cư trên một địa bàn rộng lớn, thì việc thờ cúng gia tiên cũng tiến hành song song với sự thành hình rộng rãi gia tộc. Lúc ấy bắt đầu nảy sinh quyền hạn và bổn phận riêng của gia tộc cũng như cộng đồng. Những sinh hoạt tâm linh cũng thay đổi theo chiều hướng cái nào thích hợp với xã hội mới thì được chuyển hóa, cái nào không thích hợp sẽ bị đào thải. Tục thờ cúng tổ tiên là một chuyển hóa quan trọng từ tín ngưỡng thờ linh hồn. Tuy vậy, người ta rất khó giải thích hay chứng minh sự hiện hữu của các linh hồn người, nhưng người ta vẫn tin tưởng và đã tạo nên một niềm tin vững chắc rằng chết chưa phải là hết. Linh hồn vẫn sống cùng với gia tộc nhưng họ rất thiêng liêng. Nên có thể hoặc làm hại tàn khốc hơn người sống, hay phù hộ để gặp may mắn hoặc gạt bỏ được tai ách. Tuy vậy sự tin tưởng của mỗi thời đại thật khác nhau. Ngày trước ta đã chỉ trích tục thờ cúng tổ tiên mà không tìm hiều rõ cội nguồn và những biến thái của nó để có thể thấy phần nào giá trị tốt đẹp của nó, tạo điều kiện thay đổi tương lai. Nhưng ngày nay, chúng ta không bao giờ nhắc đến sự cuồng tín như với đức tin tôn giáo được.  Bởi tín ngưỡng thờ linh hồn sơ khai rất đơn thuần chỉ là sự đề cao kỉ niệm. Ðạo thờ cúng tổ tiên với đầy đủ đức tin và nghi thức đã làm nên sức mạnh tinh thần cho những thành phần trong gia tộc mà xét về nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực phải gọi là yếu tố căn bản của văn hoá Việt Nam.  Còn nguồn gốc trực tiếp mang tính xã hội, đó chính là sự phân hóa xã hội mà là hệ quả của nó là là sự đề cao vai trò của người đứng đầu. Trong xã hội có giai cấp, Sự áp bức bóc lột giai cấp, sự bất công xã hội đã khiến con người không có lối thoát hiện thực phải đi tìm sự trợ giúp của tổ tiên cũng là những người có nguồn gốc xã hội quan làm nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mặt khác, thờ cúng tổ tiên cũng được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo, đạo ông bà chẳng qua là sự tiếp nối đạo hiếu, tin rằng ông bà tổ tiên sau khi mất không hoàn toàn biến mất mà vẫn còn mối liên hệ nhất định với con cháu, nên phận làm con phải lo trọn chữ hiếu, phải thực hiện những bổn phận như ông bà tổ tiên còn sống, hay đúng hơn như họ vẫn sống. .Con thờ cha mẹ không những lúc đang sống, mà xưa kia ngay cả một vị quan dù lớn trong triều đình mà gặp tang cha mẹ, cũng phải xin nghỉ để chịu tang, có khi còn làm túp lều bên cạnh mộ đó ba năm. Ngày nay chúng ta không còn áp dụng một cách quá cứng nhắc như vậy nữa. Nhưng quan niệm người chết đi sang một thế giới khác vẫn sinh hoạt như vậy thì không có gì là thay đổi nên thân nhân phải lo cho người chết đầy đủ để cuộc sống ở thế giới mới không gặp khó khăn, thiếu thốn. Đó là mối liên hệ nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa những người sống với người chết, giữa người thế giới hiện tại với thế giới tâm linh là sự thể hiện quan niệm nhân sinh của người Việt Nam. “Sự tử cũng như sự sinh, sự vong sự tồn”. Với người Việt, chết chưa phải là hết, lúc nào tổ tiên cũng ở bên cạnh người sống như tại trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống hằng ngày. Nếu như tuyệt đối hóa tinh thần hướng con người về thế giới siêu thoát thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hứớng con người về quá khứ song cũng rất coi trọng hiện tại và tương lai. Người Việt Nam rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là vì vậy. 2. Bản chất thờ cúng tổ tiên 2.1. Thờ cúng để lưu giữ kí ức về tổ tiên Theo “Kinh Lễ” lời nói sau đây là của Khổng Tử: "Coi người chết như là đã chết rồi thì sẽ là vô nhân. Chẳng nên làm thế. Nhưng coi họ như những người đang sống thì sẽ là vô lý. Chẳng nên làm thế". Như vậy không nên coi người chết như đã chết rồi, có nghĩa là không chăm nom gì đến họ nữa, quên bẵng luôn đi, cũng chẳng nên coi họ như còn sống, nghĩa là tin là họ còn sống thật. Sự thật, họ vẫn tồn tại trong ký ức của chúng ta, bằng sự sống động, tính nồng nhiệt của cái tình cảm mà chúng ta gọi là đức hiếu đễ, biết tôn kính những người đã cho ta sự sống và ý thức, khiến cho họ còn tồn tại mãi, nuôi giữ ký ức về họ, truyền nối việc thờ cúng mãi mãi cho con cháu chúng ta, bằng cách đó tạo cho ta cái ảo tưởng, một thứ ảo tưởng tốt lành không ảnh hưởng đến ai. Việc thờ cúng người chết là tôn kính ký ức về họ, cơ sở trên đức hiếu đễ và tình cảm về sự vĩnh hằng của gia đình và nòi giống. 2.2. Nhắc nhở ý thức về cội nguồn Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng giống như các loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác là sự phản ánh sai lệch hiện thực. Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn. Thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Sự sống là bất diệt , chết không phải là hết, các thế hệ nối tiếp nhau chết chỉ là sự bắt đầu một chu kỳ sinh mới theo vòng kiếp luân hồi của đạo Phật. Tổ tiên được gắn cho sức mạnh siêu nhiên, đó chính