Việt Nam là đất nước có nếp sống tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và
đa dạng. Bên cạnh các tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào nước ta qua nhiều thời
kỳlịch sử khác nhau, nền văn hóa Việt Nam có hệtín ngưỡng dân gian phong phú
tồn tại đến ngày nay, trong đó có tín ngưỡng thờnữthần.
Tín ngưỡng thờ nữ thần có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời ở nước
ta. Tín ngưỡng này lấy việc tôn thờ người phụ nữ trên cơ sở truyền thống coi
trọng vai trò của người mẹ trong gia đình và xã hội của người Việt Nam. Cùng với
tín ngưỡng thờ nữ thần, các công trình kiến trúc, các hình thức nghi lễthờcúng, lễ
hội và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan cũng được phát triển, góp
phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu tín
ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờnữthần nói riêng trên tất cảcác mặt
biểu hiện của nó, không chỉ phác họa nên đời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư
liệu cho việc nhận thức về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh
người Việt.
Nằm trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam chung, tín ngưỡng dân gian
Huế đậm nét nữtính. Tín ngưỡng thờnữthần phát triển mạnh mẽ ở đây, đã ảnh
hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần cưdân Huế, góp phần tạo nên bản sắc văn
hóa Huế.
Sông Hương có một dòng chảy uốn mình, khúc quanh, tạo nên những bãi
bồi và vực sâu gắn liền với núi đồi. Dòng sông ấy đã tạo cảnh sắc gắn với sựhiển
linh của nhiều vịnữthần trên những khúc quanh của nó. Nghiên cứu các vịnữ
thần vùng ven sông Hương góp phần tìm ra những đặc trưng tín ngưỡng thờnữ
thần của vùng đất này nói riêng và tín ngưỡng dân gian Huếnói chung; những giá
trịtạo dựng nên một diện mạo văn hóa Huế.
Trong những năm gần đây, các di tích, lễhội, sinh hoạt văn hóa gắn kết linh
thiêng với tín ngưỡng thờnữthần ởvùng ven sông Hương được con người chú ý,
khôi phục, phát triển. Sựchuyển biến đó đặt ra nhiều vấn đềmà việc nghiên cứu
tín ngưỡng thờnữthần vùng ven sông Hương là sựcần thiết đểnhìn nhận, xem
xét, đềxuất những gì cần phát huy, cái gì cần điều chỉnh thậm chí loại bỏ đểtín
ngưỡng này ý nghĩa hơn trong đời sống cưdân Huế,
Với những ý nghĩa trên và mong muốn góp phần làm sáng tỏcác vấn đềtín
ngưỡng thờnữthần trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian ởHuế, chúng tôi chọn
vấn tài “Tín ngưỡng thờnữthần vùng ven sông Hương ởHuế” làm đềtài luận
văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Dân tộc học của mình.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương ở Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 60.22.70
ĐỀ TÀI:
TÍN NGƯỠNG THỜ NỮ THẦN VÙNG
VEN SÔNG HƯƠNG Ở HUẾ
TÁC GIẢ: DƯƠNG HẢI VÂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH
HỘI ĐỒNG BẢO VỆ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
NĂM BẢO VỆ: 2010
DƯƠNG HẢI VÂN © Copyright 2010
2
Ý nghĩa và tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam là ñất nước có nếp sống tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và
ña dạng. Bên cạnh các tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào nước ta qua nhiều thời
kỳ lịch sử khác nhau, nền văn hóa Việt Nam có hệ tín ngưỡng dân gian phong phú
tồn tại ñến ngày nay, trong ñó có tín ngưỡng thờ nữ thần.
Tín ngưỡng thờ nữ thần có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu ñời ở nước
ta. Tín ngưỡng này lấy việc tôn thờ người phụ nữ trên cơ sở truyền thống coi
trọng vai trò của người mẹ trong gia ñình và xã hội của người Việt Nam. Cùng với
tín ngưỡng thờ nữ thần, các công trình kiến trúc, các hình thức nghi lễ thờ cúng, lễ
hội và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan cũng ñược phát triển, góp
phần tạo nên tính ña dạng của văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu tín
ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ nữ thần nói riêng trên tất cả các mặt
biểu hiện của nó, không chỉ phác họa nên ñời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư
liệu cho việc nhận thức về bản chất và sắc thái ña dạng của ñời sống tâm linh
người Việt.
Nằm trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam chung, tín ngưỡng dân gian
Huế ñậm nét nữ tính. Tín ngưỡng thờ nữ thần phát triển mạnh mẽ ở ñây, ñã ảnh
hưởng sâu ñậm ñến ñời sống tinh thần cư dân Huế, góp phần tạo nên bản sắc văn
hóa Huế.
Sông Hương có một dòng chảy uốn mình, khúc quanh, tạo nên những bãi
bồi và vực sâu gắn liền với núi ñồi. Dòng sông ấy ñã tạo cảnh sắc gắn với sự hiển
linh của nhiều vị nữ thần trên những khúc quanh của nó. Nghiên cứu các vị nữ
thần vùng ven sông Hương góp phần tìm ra những ñặc trưng tín ngưỡng thờ nữ
thần của vùng ñất này nói riêng và tín ngưỡng dân gian Huế nói chung; những giá
trị tạo dựng nên một diện mạo văn hóa Huế.
Trong những năm gần ñây, các di tích, lễ hội, sinh hoạt văn hóa gắn kết linh
thiêng với tín ngưỡng thờ nữ thần ở vùng ven sông Hương ñược con người chú ý,
khôi phục, phát triển. Sự chuyển biến ñó ñặt ra nhiều vấn ñề mà việc nghiên cứu
tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương là sự cần thiết ñể nhìn nhận, xem
xét, ñề xuất những gì cần phát huy, cái gì cần ñiều chỉnh thậm chí loại bỏ ñể tín
ngưỡng này ý nghĩa hơn trong ñời sống cư dân Huế,
Với những ý nghĩa trên và mong muốn góp phần làm sáng tỏ các vấn ñề tín
ngưỡng thờ nữ thần trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian ở Huế, chúng tôi chọn
vấn tài “Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương ở Huế” làm ñề tài luận
văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Dân tộc học của mình.
Tình hình nghiên cứu của ñề tài
- Những công trình trước năm 1945: Một trong những tác phẩm sớm nhất
còn lưu ñến ngày nay là cuốn Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV). Các
chuyện về nữ thần là 3/27 truyện, con số còn rất khiêm tốn. Cuốn sách ñã cung
cấp cho những người nghiên cứu nhiều tư liệu lịch sử quý giá về thần tích các nữ
thần. Những ghi chép trong sách Dư ñịa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), các câu
3
chuyện trong các tập sách Ô Châu cận lục (Dương Văn An nhuận sắc năm 1555),
Phủ Biên tạp lục của Lê Quí Đôn (thế kỷ XVIII) cũng ñề cập nhiều ñến tục thờ nữ
thần ở Việt Nam.
Đầu thế kỷ XIX, Quốc Sử Quán triều Nguyễn với các bộ sách Đại Nam thực
lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện…cũng có nhiều phần viết về các
vị nữ thần. Đặc biệt, các ghi chép trong Khâm ñịnh Đại Nam hội ñiển sử lệ của
Nội Các triều Nguyễn cung cấp cho người nghiên cứu những thông tin về việc
tặng sắc phong cho các thần kỳ, ñổi cấp lại các thần sắc. Đây là nguồn tư liệu liên
quan ñến việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ nữ thần dưới triều Nguyễn. Ngoài ra còn
có nhiều truyện kể dân gian khác ñược sưu tầm, ghi chép và công bố trong nhiều
nguồn sử ñược xuất bản vào các thời kỳ khác nhau. Bản ghi chép về Thiên Y A
Na ñược Phan Thanh Giản ghi trên bia ñá dựng tại Tháp Bà Nha Trang (1856) là
một trường hợp ñiển hình. Các sự tích về nữ thần còn có nhiều trong những bài
hát văn tán ca ñạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với những lời miêu tả về sự tích, lai lịch
với bao tình tiết liên quan ñến nữ thần.
Đầu thế kỷ XX, những học giả và nhà khảo cổ người Pháp ñã góp phần lớn
trong việc nghiên cứu về nữ thần ở Việt Nam. Nhà khảo cổ H.Parmentier viết “Về
Pô Inư Nư Gar ở Nha Trang” năm 1902 và giáo sư H.Maspero công bố cuốn
“Thánh ca tắm tượng thần của người Chăm” (1919). Cùng với việc nghiên cứu
các nữ thần người Chăm, Nguyễn Văn Huyên, M.Durand, Đào Thái Hanh,
P.J.Simon, I.Simond – Baouch…ñã nghiên cứu chuyên sâu về Thánh Mẫu Liễu
Hạnh của người Việt. Theo hướng tiếp cận của Nguyễn Văn Huyên, qua các sự
tích ñược truyền tụng trong dân gian, Đào Thái Hanh ñã có hai bài về Thiên YaNa
và công chúa Liễu Hạnh công bố trên tạp chí Những người bạn cố ñô Huế
(Bulletin des amis du vieux Hue - B.A.V.H). Nhiều bài viết của nhiều tác giả khác
cũng in ở tạp chí vừa dẫn. Đối với người nghiên cứu tín ngưỡng và phong tục ở
Huế, bộ sách là một công trình không thể thiếu. Cuốn sách Văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadière do Đỗ Trinh Huệ biên khảo,
hệ thống những bài viết của vị chủ bút tạp chí B.A.V.H cũng là một trong những
công trình tham khảo ñáng quí. Năm 1944, cuốn sách Sự tôn thờ các vị thần tiên ở
Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên ñược Nhà in Viễn Đông xuất bản góp phần
sáng tỏ thêm vấn ñề trên.
- Những công trình sau năm 1945: Đến giữa thế kỷ XX, các tác giả quen
thuộc hoặc nổi tiếng như nhà cựu học Phan Kế Bính, học giả Toan Ánh, tiến sĩ
Thái Văn Kiểm ñã dày công sức nghiên cứu và thẩm ñịnh những công trình
nghiên cứu về văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam, di sản văn hóa Huế.
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Viện nghiên cứu văn hóa
dân gian, hình thành một nhóm công trình tập trung vào ñề tài tín ngưỡng dân
gian. Việc nghiên cứu xuất phát hai yêu cầu: tiếp cận tín ngưỡng dân gian từ ñời
sống thực tế; ñáp ứng nhu cầu ñời sống tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân vào
những năm ñổi mới. Một số công trình ñã ñược xuất bản, như Vân Cát thần nữ
(1990), Tứ bất tử (1990), Hát văn (1992), bộ sách Đạo Mẫu ở Việt Nam (1996,
4
2001).
Cuốn sách Thần, người và ñất Việt của Tạ Chí Đại Trường (in lần ñầu năm
1990, tái bản 2006) là một công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian cũng như
diện mạo xưa của các vị thần linh, thành Hoàng ñược tôn vinh từ xưa ñến nay ở
Việt Nam…Nhiều phần ñược viết về các thần linh ở “chân trời mới Đàng Trong
(chữ dùng của tác giả) theo hướng nhìn rất lý thú.
Năm 1994, cuốn Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam của Nguyễn Minh
San xuất bản. Tác giả ñã ñưa ra những thông tin, nhận xét có giá trị ñịnh hướng
rất lớn cho người nghiên cứu về vấn ñề tín ngưỡng Việt Nam. Cuốn Nam Hải dị
nhân của Phan Kế Bính tái bản năm 1998 cũng có viết nhiều thần tích các nữ thần
ở nước Nam ta. Cùng năm này, Huỳnh Đình Kết xuất bản cuốn Tục thờ thần ở
Huế. Cuốn sách chính là sự phác thảo bước ñầu của tác giả về tín ngưỡng thờ thần
linh ở Huế (trong ñó có tín ngưỡng thờ nữ thần). Đây chính là cái sườn cho chúng
tôi tiếp tục nghiên cứu sâu vào ñề tài mình quan tâm.
Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (Ngô Đức Thịnh chủ biên,
2001) lại cho thấy mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian và văn hóa dân gian,
ñồng thời phân biệt các mặt giá trị và phản giá trị của tôn giáo tín ngưỡng, giúp
cho việc nhận thức và chế ñịnh các chính sách ñối với tôn giáo tín ngưỡng cũng
như sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc hiện nay.
Phân viện Văn hóa miền Trung tại Huế1 có cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu
ở miền Trung Việt Nam (2002). Đây là công trình giới thiệu quý giá về tín ngưỡng
thờ Mẫu miền Trung, với hình ảnh trung tâm là Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Ngô Đức Thịnh chủ biên các cuốn Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong
các tộc người ở Việt Nam và châu Á (2004), nhằm tập trung giới thiệu Đạo Mẫu
của người Việt cũng như một số dân tộc khác; các hình thức lên ñồng của người
Việt và các nghi lễ Shaman của các dân tộc ở Việt Nam và các nước.
Cuốn Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh (2006) ñã cung cấp một
cái nhìn vừa tổng quát vừa chuyên sâu về tín ngưỡng dân gian Huế. Đây là cuốn
sách viết mang tính chuyên khảo về ñề tài tín ngưỡng rất có giá trị cho người
nghiên cứu khi viết về tín ngưỡng thờ nữ thần, phần quan trọng của tín ngưỡng
dân gian. Cũng trong năm này, phân viện Văn hóa miền Trung tại Huế tiếp tục ra
mắt cuốn sách Hải Cát, ñất và người. Cuốn sách không chỉ giới thiệu ñược mối
quan hệ mang tính lịch sử giữa làng và ñiện Huệ Nam, ñồng thời khắc ñậm hình
ảnh làng trên những khúc quanh dòng sông Hương, nơi có hàng loạt dấu ấn của
các nữ thần ñược truyền tụng từ lâu. Bộ sách 3 tập Văn hóa Huế xưa (gồm Đời
sống văn hóa gia ñình, ñời sống văn hóa làng xã, ñời sống văn hóa cung ñình)
của Lê Nguyễn Lưu (2006) ñề cập ñến ñời sống văn hóa Huế xưa về nhiều
phương diện, trong ñó số lượng trang viết ñáng kể về ñề tài tín ngưỡng và các nữ
1
Tên gọi của Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế vào thời ñiểm xuất bản sách
5
thần.
Trong hơn thập kỷ trở lại ñây, các nhà nghiên cứu Huế như Bùi Minh Đức,
Huỳnh Đình Kết, Lê Nguyễn Lưu, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Thuyên, Trần Đại
Vinh…ñã ñóng góp những bài chuyên khảo có giá trị về việc thờ thần linh ở Huế.
Sau thời gian dài bị ngộ nhận “mê tín dị ñoan” và chịu án “cấm hoạt ñộng”,
việc Lên ñồng hiện ñang bùng phát với nhiều hình thức. Các lễ hội và hình thức
hầu bóng ñều phát triển mạnh mẽ ở các nơi, trong ñó có Huế. Trong tình hình này,
Ngô Đức Thịnh xuất bản cuốn Lên ñồng, hành trình của thần linh và thân phận
(2008). Cuốn sách nhìn nhận hiện tượng Lên ñồng - một nghi thức ñiển hình của
tín ngưỡng thờ nữ thần mà ñỉnh cao của nó là Đạo Mẫu – ñúng với bản chất và ý
nghĩa của nó.
Thời gian gần ñây, những bài viết trên các tờ báo, tạp chí về ñề tài tín
ngưỡng dân gian Huế và tín ngưỡng thờ nữ thần ngày một nhiều. Phổ biến nhất
vẫn là các bài viết trên tạp chí (t/c) Văn hóa nghệ thuật; t/c Nghiên cứu tôn giáo;
t/c Văn hóa dân gian; t/c Khoa học xã hội, t/c Dân tộc học, t/c Khoa học xã hội
miền Trung... Riêng tại Huế, các nhà nghiên cứu có nhiều bài viết ñược ñăng tải
trên t/c Huế xưa và nay; t/c Nghiên cứu và phát triển, tập Nghiên cứu Huế, t/c
Nghiên cứu văn hóa miền Trung, tập nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên
Huế; Thông tin khoa học của Phân viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế.
Hàng loạt bài viết ñược công bố, như: Vài ñặc ñiểm kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng
truyền thống Huế (Phan Thuận An), Điện Hòn Chén từ truyền thuyết tâm linh ñến
nghệ thuật (Phan Thanh Bình), Dấu ấn Đèo Ngang trong tín ngưỡng thờ Thánh
mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam (Nguyễn Phước Bảo Đàn), Quanh việc thờ Mẫu (Trần
Thu Hà), Về một vài biểu hiện “tái thiêng hóa” trong ñời sống làng xã miền
Trung hiện nay; Sự tác ñộng qua lại giữa làng xã và nhà nước: trường hợp Hải
Cát (Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) (Trần Đình Hằng), Tính trội của
yếu tố nữ trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam (Mai Thị Hạnh), Tiếp cận
nhân học trong nghiên cứu về nguồn gốc cư dân Huế và vùng phụ cận – những
mảng màu làm nên sắc thái văn hóa vùng ñất núi Ngự sông Hương (Nguyễn Xuân
Hồng), Dấu ấn nữ thần trên bước ñường Nam tiến của Tiên chúa Nguyễn Hoàng
(Lê Đình Hùng), Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện ñại (Nguyễn
Văn Mạnh), Who live in the am (small outdoor shrines) in the central Việt Nam?
(Michio SUENARI), Những ñặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Huế
(Nguyễn Hữu Thông), Lễ hội dân gian và khía cạnh nguồn gốc tín ngưỡng của nó
(Trần Đại Vinh) v.v…
Hướng ñề tài này cũng nhận ñược sự chú ý của các sinh viên, nhất là chuyên
ngành Dân tộc học, Lịch sử và Văn hóa du lịch ở các trường ñại học tại Huế. Các
khóa luận nghiên cứu như Nghệ thuật trang trí ñiện Hòn Chén Huế (Mai Chí
Thành, 1993), Bước ñầu tìm hiểu ñời sống tinh thần của cư dân trên sông Hương
– Huế (Nguyễn Việt Hà, 1996); Tín ngưỡng lên ñồng ở Huế (Võ Thị Mỹ Thơ,
2004)…v.v cũng ñề cập hoặc hướng trọng tâm nghiên cứu ñến tục thờ các nữ
6
thần. Đây là những tài liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi.
Vấn ñề tín ngưỡng thờ nữ thần còn ñược ñề cập ở nhiều cuộc hội thảo khoa
học: hội thảo khoa học Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn tổ chức tại Huế (12/1999);
hội thảo quốc tế “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội Phủ Dầy”, từ ngày 30/3 ñến
2/4/2001 tại Hà Nội; hội thảo khoa học “Phụ nữ Việt Nam trong di sản văn hóa
dân tộc” tổ chức tại Huế vào ngày 21.02.2010; Tọa ñàm Bảo tồn và phát huy hệ
giá trị văn hóa Huế: trở lực trong bối cảnh cận ñại vào tháng 6.2010.
Việc nghiên cứu tín ngưỡng diễn ra một bình diện nghiên cứu khá sâu rộng.
Nhưng số lượng các ñề tài nghiên cứu chuyên biệt về tín ngưỡng thờ nữ thần ở
Huế khá ít. Trừ một số tác phẩm ñã in sách, những nghiên cứu về các nữ thần ở
Huế phần nhiều là các bài báo riêng lẻ của nhiều nhà nghiên cứu, các tiểu luận,
báo cáo, khóa luận của sinh viên. Riêng ở chương trình nghiên cứu cao học thì
chưa có ñề tài nào làm về tín ngưỡng thờ nữ thần ở Huế. Cũng chưa có công trình
nghiên cứu nào chọn nghiên cứu theo ñịa văn hóa (với trục ñịa lý chính là dòng
sông Hương) ñể thấy ñược tác ñộng qua lại giữa tín ngưỡng thờ nữ thần với thiên
nhiên Huế, văn hóa Huế.
Tính mới của ñề tài
Đề tài hệ thống các vị nữ thần có mặt ở vùng ñất ven dòng sông Hương ở
Huế, các di tích và những nghi thức thờ tự, lễ hội liên quan một cách trình tự theo
chiều trục dọc sông. Nhận diện ñặc trưng văn hóa tín ngưỡng thờ nữ thần vùng
ven sông Hương. Đưa ra một số ñề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tín
ngưỡng thờ nữ thần ở Huế hiện nay
Mục ñích nghiên cứu
Mục ñích chung là xác ñịnh các ñặc ñiểm, vai trò của tín ngưỡng thờ nữ
thần trong ñời sống hiện nay, ñề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị của tín ngưỡng thờ nữ thần. Một số mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu những tiền
ñề hình thành tín ngưỡng thờ nữ thần; - Nhận diện, hệ thống các nữ thần hiện diện
ở vùng ven sông Hương ở Huế; trên cơ sở ñó, chúng tôi tiến hành phân tích, ñánh
giá, rút ra ñặc ñiểm của tín ngưỡng thờ nữ thần ở vùng ñất này.; - Chỉ ra những
giá trị và hạn chế, ñề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
của nó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vùng sông Hương có hai nhóm cư dân: cư dân nông
nghiệp sống ở các làng xã hai bên bờ sông; cư dân ngư nghiệp sống ngay trên mặt
nước dòng sông, nhưng ñối tượng nghiên cứu của ñề tài là các cư dân nông nghiệp
dọc hai bờ sông Hương.
Phạm vi nghiên cứu: vùng ven sông Hương thuộc phạm vi nghiên cứu của
ñề tài ñược tính từ ngã ba Tuần ñến ngã ba Sình. Các phường xã nằm dọc hai bên
bờ sông trong phạm vi khảo sát gồm: Phía tả ngạn, các xã Hương Thọ, Hương Hồ
(huyện Hương Trà) ñến xã Hương Long, các phường Kim Long, Phú Nhuận, Phú
Hòa, Phú Cát, Phú Hậu (thành phố Huế) ñến hai xã Hương Vinh, Hương Phong
7
(huyện Hương Trà). Phía hữu ngạn sông từ xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy)
ñến các phường Thủy Biều, Phường Đức, Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Hội, Vỹ
Dạ (thành phố Huế) ñến các xã Phú Thượng, Phú Mậu (huyện Phú Vang). Về mặt
thời gian, luận văn ñề cập ñến những nữ thần từ khi xuất hiện và hiện diện trong
ñời sống tinh thần người Huế cho ñến ngày nay. Về mặt không gian, chúng tôi
chú trọng nghiên cứu tại các di tích cụ thể ở vùng ven sông Hương.
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành ñề tài mang nội hàm mới và phong
phú, bằng những phương pháp có tính chất ñịnh hình của phương pháp lịch sử
(trên lát cắt ñồng ñại và lịch ñại) kết hợp với phương pháp logich nhằm luận giải
những vấn ñề ñặt ra trên quan ñiểm của chủ nghĩa duy vật và biện chứng một cách
khoa học nhất.
Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp sau: -
Phương pháp ñiền dã Dân tộc học nhằm quan sát, nhận diện các nữ thần xuất hiện
dọc sông Hương, các kiến trúc thờ tự, cách thờ cúng, lễ hội có liên quan…từ ñó có
một cách nhìn cụ thể và chân xác khi ñối chiếu với các nguồn tư liệu thành văn. -
Phương pháp ñiều tra Xã hội học thu thập số liệu về dân cư vùng ven sông
Hương, số lượng các nữ thần, di tích….. ñể lý giải, xây dựng một bức tranh tổng quan
về tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương nói riêng và ở Huế nói chung.. -
Phương pháp so sánh ñối chiếu: từ những kết quả ñạt ñược, chúng tôi thực hiện
việc so sánh tín ngưỡng thờ nữ thần hiện nay với các nội dung trong trong các tư
liệu thành văn nhằm tìm ra những ñặc trưng riêng có, lý giải nguyên nhân, vai trò
những ñặc ñiểm giá trị ấy.
Nguồn tư liệu: - Nguồn tư liệu thành văn: các bộ sử của triều Nguyễn (Đại
Nam Nhất Thống Chí, Đại Nam Thực Lục, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sử Lệ);
bộ sách Những người bạn cố ñô Huế (B.A.V.H), các cuốn sách, bài báo về ñề tài
tín ngưỡng thờ thần, khóa luận, luận văn, luận án liên quan ñến lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng tôn giáo. - Nguồn tư liệu thực ñịa, ñiền dã của bản thân. - Nguồn tư
liệu Internet: ngoài các tài liệu thành văn, chúng tôi còn sử dụng tài liệu trên một
số trang ñiện tử như Cổng thông tin ñiện tử Thừa Thiên Huế, Thư viện Pháp luật,
trang Net Cố ñô, Văn hóa miền trung…
Nội dung tóm tắt các chương chính của luận văn
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ NỮ THẦN
VÙNG VEN SÔNG HƯƠNG Ở HUẾ VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
Nghiên cứu tín ngưỡng thờ nữ thần phải dựa trên hệ tọa ñộ ba chiều, gồm
không gian văn hóa, thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa. Do ñó, nghiên cứu
những tiền ñề hình thành tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương chính là
không gian văn hóa vùng ven sông Hương; lịch sử vùng ñất và dân cư vùng ñất
này.
- Không gian văn hóa: vị trí ñịa lý, ñiều kiện tự nhiên: Tỉnh Thừa Thiên
8
Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam, diện tích phần ñất liền 5.053,99km2,
dân số tỉnh năm 2009 là 1.088.822 người. Địa hình tỉnh có ñầy ñủ các dạng ñịa
hình. Hệ thống sông Hương là hệ thống sông lớn nhất tỉnh. Đoạn sông chính từ
ngã ba Tuần ñến ngã ba Sình là ñoạn sông phẳng lặng, dòng chảy khá yên ả, với
nhiều khúc quanh ấn tượng ta dễ dàng quan sát ñược. Đây là ranh giới ñịa lý tự
nhiên phân chia phạm vi hành chính vùng ñất hai bên bờ sông – ñịa bàn cư trú của
cư dân nông nghiệp.
- Thời gian văn hóa: Lịch sử vùng ñất: trước năm 1306, vùng ñất này
thuộc vương quốc Chămpa. Sau 1306, hai châu Ô, Rí thuộc về Đại Việt. Năm
1558, chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ñất Thuận Hóa, vùng ñất này từ miền biên
viễn ñã trở thành kinh ñô ñất nước dưới thời vua Nguyễn. Do hoàn cảnh lịch sử
của mình, vùng ñất này ñã trải qua biết bao biến ñộng. Thời gian văn hóa ấy,
chính là nhân tố tác ñộng chính tạo nên ñặc thù văn hóa Huế hiện nay.
- Chủ thể văn hóa: các cư dân Thuận Hóa – Phú Xuân - Huế: Chủ nhân
văn hóa là các các cộng ñồng người tồn tại và phát triển theo một quá trình lịch sử
liên tục, ñể sự giao thoa văn hóa của các cộng ñồng ấy ñã góp phần quan trọng
hình thành nên ñặc trưng văn hóa vùng ñất này nói chung, ñặc trưng tín ngưỡng
thờ nữ thần nói riêng. Theo kết quả tổng ñiều tra dân số 1999, ở hai bên dọc sông
Hương từ ngã ba Tuần về ñến Thuận An ñã có 413.492 người sinh sống, gồm cả
người Kinh, người Việt gốc Chăm và người Hoa.
- Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Huế: Cho ñến nay, ở Huế ñã và ñang tồn tại
những loại hình tín ngưỡng thờ thần, vạn vật linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Đặc trưng tín ngưỡng dân gian xứ Huế là sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với
thiên nhiên, sự hài hòa âm dương, mang tính tổng hợp linh hoạt (thể hiện qua hệ
thống ña thần) và ñặc biệt là ñề cao vai trò của phụ nữ, thể hiện ở sự hiện diện rất
nhiều