Tình hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong các nền kinh tế hiện nay, kể cả các nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) đều có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ tạo ra một tỷ lệ GDP đáng kể, mà còn góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và nguồn lực tại chỗ. Vì vậy nhiều nước trên thế giới đã có chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới và chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những bước phát triển nhanh chóng. Tới nay, theo kết quả điều tra thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra tổng sản phẩm chiếm gần 80% GDP, chiếm 79% lực lượng lao động của cả nước, góp 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu gạo, thuỷ sản, cà phê, chè kết quả này có được là do nhà nước ta đã nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù vậy, trên con đường phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại: Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế thấp, trình độ quản lý yếu kém, khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư Vậy, phải làm gì để khắc phục những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay? Có rất nhiều các giải pháp để giải quyết những khó khăn tồn đọng đó, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đúng với tiềm năng và vị trí của nó trong nền kinh tế thị trường. Bài viết này em chỉ đề cập đến những khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp huy động vốn để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn tới.

doc26 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề: Trong các nền kinh tế hiện nay, kể cả các nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) đều có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ tạo ra một tỷ lệ GDP đáng kể, mà còn góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và nguồn lực tại chỗ. Vì vậy nhiều nước trên thế giới đã có chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới và chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những bước phát triển nhanh chóng. Tới nay, theo kết quả điều tra thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra tổng sản phẩm chiếm gần 80% GDP, chiếm 79% lực lượng lao động của cả nước, góp 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu gạo, thuỷ sản, cà phê, chè… kết quả này có được là do nhà nước ta đã nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù vậy, trên con đường phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại: Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế thấp, trình độ quản lý yếu kém, khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư… Vậy, phải làm gì để khắc phục những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay? Có rất nhiều các giải pháp để giải quyết những khó khăn tồn đọng đó, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đúng với tiềm năng và vị trí của nó trong nền kinh tế thị trường. Bài viết này em chỉ đề cập đến những khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp huy động vốn để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn tới. B. Giải quyết vấn đề: I. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này tiêu thức dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên trong hàng loạt các tiêu thức phân loại đó có hai tiêu thức được sử dụng ở phần lớn các nước là quy mô vốn và số lượng lao động. Mặt khác việc lượng hoá các tiêu thức để phân loại quy mô doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào những yếu tố như: + Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. + Trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau. Điều này ta có thể thấy rõ thông qua số liệu ở bảng 1. Bảng 1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và vùng lãnh thổ. Nước Tiêu thức áp dụng Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị tài sản Inđônêxia Xingapo Thái Lan Hàn Quốc Nhật Bản EU Mêhicô Mỹ <100 <100 <100 <300 trong CN, XD <200 trong TM&DV <100 trong bán buôn <50 trong bán lẻ <250 <250 <500 0.6 tỷ Rupi <499 triệu USD <200 Bath <0.6 triệu USD <0,25 triệu USD <10 triệu yên <100 triệu yên <27 triệu ECU <7 triệu USD <20 triệu USD Nguồn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – NXVB CTQG, tr2. Tại Việt Nam tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện trong nghị định 90/2001/NĐ ngày 23-11-2001 của Chính Phủ. Theo quy định này doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: ”Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hành năm không qua 30 người”. Như vậy, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai điều kiện trên đều được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo cách phân loại này ở Việt Nam có khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệp hiện có là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước. 2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.1 Tính chất hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn. Trong đó cụ thể là: + Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư. + Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ. + Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ. Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế về tính linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2. Về nguồn lực vật chất: Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhận thức về vấn đề này các quốc gia đang tích cựu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tham gia tốt hơn trong các tổ chức hỗ trợ để khắc phục sự hạn hẹp này. 2.3. Về năng lực quản lý điều hành: Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô... các quản trị gia doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thường họ được coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu.. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất thấp so với yêu cầu. 2.4. Về tính phụ thuộc hay bị động: Do các đặc trưng kể trên nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thụ động nhiều hơn ở thị trường. Cơ hội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ. Nguy cơ “bị bỏ rơi”, phó mặc được minh chứng bằng con số doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Chẳng hạn ở Mỹ, bìng quân mỗi ngày có tới 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản (đương nhiên lại có số doanh nghiệp tương ứng phù hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới xuất hiện), nói cách khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ có “tuổi thọ” trung bình thấp. 3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay thì các nước đều chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho CN lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đối với Việt Nam thì vị trí doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng quan trọng. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những năm gần đây. Cụ thể; 3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 93% tổng số các doanh nghiệp thuộc các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua số liệu tham khảo ở bảng 2 chúng ta có thể thấy theo tiêu chí về vốn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99.6% tổng số các doanh nghiệp tư nhân, chiếm 97.38% trong tổng số HTX, chiếm 94.72% trong tổng số các công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 42.37% trong tổng số các công ty cổ phần và 65.88% trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước (Theo tiêu chí về vốn của công văn 681/CP – KT ngày 20-06-1998). Như vậy có thể nói rằng hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. DN Số DN Vốn dưới 1 tỷ Vốn từ 1-5 tỷ Vốn < 5 tỷ Vốn >5 tỷ DN % DN % DN % DN % 1. DN trong nước. 23016 16547 71.9 4076 17.7 20623 89.6 2393 10.9 -DNNN 5873 1585 28.0 2284 38.9 3869 65.9 2004 34.1 - DNTN 10916 10383 95.1 485 4.4 10868 99.6 48 0.4 - HTX 1867 1634 87.5 184 9.9 1818 97.4 49 2.6 - CTCF 118 17 14.4 33 28.0 50 42.4 68 57.6 - CTTNHH 4242 2928 69.0 1090 25.7 4018 97.7 224 5.28 2. DN có vốn ĐT nước ngoài 692 123 17.8 107 15.4 230 33.2 462 66.8 - 100% vốn nước ngoài 150 19 12.7 26 17.3 45 30 105 70.0 - LDTPKTNN 433 77 17.8 58 13.4 135 31.2 298 68.8 - LDTPKTTN 59 11 18.6 12 20.3 23 39 36 64 - LDTPKTTT 6 6 100 0 0 6 100 0 0 - LDTPKTHH 32 11 34.4 8 25.0 19 59.4 13 40.6 - Hợp đồng hợp tác KD 12 2 16.7 3 25.0 5 41.7 7 58.3 Tổng số 23708 16673 70.3 4183 17.6 20856 2852 12 Nguồn: Theo MPI – UNIDO tháng 1/99 3.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam. Thực tế những năm qua cho thấy toàn bộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phần lớn là khu vực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho tất cả các lĩnh vực. Cụ thể từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng gần 1 triêuh lao động chiếm 49% lực lượng lao động trên phạm vi cả nước, ở duyên hải miền Trung số lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với số lao động trong tất cả các lĩnh vực chiếm cao nhất trong cả nước (67%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp nhất (44%) so với mức trung bình của cả nước. Cụ thể từ năm 1996 đến nay số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ giảm trong năm 1997, còn lại đều tăng. So sánh với tổng lao động toàn xã hội thì khu vực này chiếm 11% qua các năm, riêng năm 200 là 12%. Năm 2000 số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân là 463844 người, so với năm 1999 tăng 778681 người (tăng 20.14%). Từ năm 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng lao động ở doanh nghiệp bình quân là 2.01%/năm, số lao động làm việc trong doanh nghiệp tăng thêm 48745 người (tăng 137.57%). Trong khu vực kinh tế tư nhân, lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 2712228 người, chiếm 45.67%, lao động trong ngành khai thác 786792 người chiếm 16.94%. Qua những số liệu trên ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm chủ yếu ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu việc làm của người dân, góp phần tạo ra thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. 3.3 Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động: Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sàng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn và thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với những tác động bất lưọi do sự phát triển, xu hướng tịch tụ và tập trung hoá sản xuất. Sự sáp nhập, giải thể và xuật hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những người quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám ngh, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm, sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp cới thị trường. 3.4. Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ: Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương. Chính điều này đã giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ. Chúng ta có thể chứng minh thông qua nguồn lực lao động: doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng gần 1/2 lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp (49%) trong cả nước, và tại một số vùng nó đã sử dụng tuyệt đại đa số lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp. Ngoài lao động ra doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết luận: Qua các phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên và tiềm năng phát triển của khu vực này rất rộng lớn. Bởi vì cá doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và huy động nguồn vốn trong nước… Vì những lý do đó việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta. II. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. 1. Xu thế phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đường lối đổi mới của Đảng ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, giải phóng sức sản xuất xã hội, dân chủ hoá đời sống kinh tế . Vì vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng to lớn, tiềm ẩn trong các thành phần kinh tế và trong toàn dân, đang được khơi dậy và phát triển. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tăng lên nhanh chóng khi khu vực kinh tế tập thể và các doanh nghiệp nhà nước tổ chức sắp xếp lại theo hướng giảm dần về lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, điều này được phản ánh qua: 1.1. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập: Chúng ta biết khối doanh nghiệp tư nhân (loại hình chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ) ở Việt Nam được tổ chức dưới 3 hình thức hợp pháp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần đang tăng lên mạnh mẽ về mặt số lượng và quy mô vốn. Vì vậy trong số gần 41000 doanh nghiệp mới thành lập từ năm 1991 – 1998 có gần 34000 là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó doanh nghiệp tư nhân là 26021, công ty trách nhiệm hữu hạn là 10000 chiếm 83% (bảng 3 số lượng các doanh nghiệp) Xem bảng 3 ta thấy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên nhanh chóng sau khi chungd được tự do hoá nhưng cũng phát triển chậm lại cùng tốc độ ấy cào những năm 97 trở đi. Đáng chú ý hơn tốc độ tăng trưởng giảm từ 60% năm 94 xuống còn 4.1% năm 97, nhưng sau đó tốc độ tăng cảu doanh nghiệp lại tăng lên. Đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, khi luật doanh nghiệp được thể hiện, số lượng đăng ký kinh doanh tăng lên rất nhanh. Tính từ năm 2000 đến hết thánh 9 năm 2001 số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 24384, nhiều hơn cả số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh của 5 năm trước cộng lại (22747 DN). Về cơ cấu các loại hình doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh: Trong tổng số 66777 doanh nghiệp (30/09/91) thì số lượng DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất 58.765 (39239 DN), công ty TNHH chiếm 31.68% (25835 DN), công ty cổ phần chiếm 2.55% (17000 DN), công ty hợp doanh chiếm 0.004% (3 DN) Đáng chú ý là doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập tập trung chủ yếu ở miền Nam (chiếm 81%) trong đó TP HCM là nơi tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều nhất cả nước (25%), số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung ở miền Bắc chỉ chiếm hơn 12.6% tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước, trong đó số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội chiếm hơn 50% của cả miền Bắc. tại miền Trung số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chưa đầy 6%. Bảng 3: Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo ngành kinh tế 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng số 6808 10881 15249 18894 25002 26021 %tăng so với năm trước - 59.8 40.1 23.9 32.2 4.1 TM 1835 3894 7645 12696 73639 12753 %tăng so với năm trước - 112.2 96.3 66.1 7.4 -65 SX 3322 4392 5006 5767 5122 5620 %tăng so với năm trước - 32.2 14.0 15.2 -11.2 9.7 XD 462 892 1294 - 1672 1672 %tăng so với năm trước - 93.1 45.14 - - 0 Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tháng 6/1999 1.2. Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp mới thành lập: Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy số lượng chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp, nhưng số lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm khoảng 11.2% số lượng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 85.6% số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới thành lập. Nguyên nhân chính của điều này là do vốn thấp là một trong những tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thế xét về mặt giá trị vốn đăng ký thì tỷ lệ vốn đăng ký của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm ưu thế hơn. Cũng chính vì lý do này mà quy mô vốn tư bản của cá doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhỏ bé, đơn cử quy mô vốn trung bình của DNTN mới thành lập là 184 triệu VNĐ, công ty TNHH là 920 triệu, trong khi DNNN có quy mô vốn trung bình là 15.9 tỷ đồng (xem chi tiết bảng 4) Bảng 4: quy mô vốn trung bình của các loại hình doanh nghiệp. (Xét theo công văn 681/CP-KTN) Năm Tổng DNTN Công ty TNHH Công ty CF DNNN 1991 1080.73 174.74 753.92 19560 - 1992 1583.16 212.99 1416.17 16525 4359.38 1993 2947.81 185.36 417.49 14225.38 4070.17 1994 2323.57 159.46 789.29 49625.56 40103.46 1995 4796.52 203.85 810.10 19492.17 66895.05 1996 3301.78 178.54 817.9 10977.51 26856.05 1997 2017.00 182.27 1032.37 10412.09 11688.26 TB 2979.95 184.64 919.17 17525.9 15863.24 Nguồn: Báo cáo ngiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đâỷ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam . Tháng 9/99 Cụ thể là tổng vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp từ năm 1997 đến hết tháng 9 năm 2001 đạt 50795.142 tỷ đồng, trong đó DNNN chiếm 11470.175 tỷ đồng, chiếm 22.58%, công ty TNHH 29064.16 tỷ đồng, chiếm 57.21% và công ty CF 10260.77 tỷ đồng, chiếm 20.20%. Năm 2000 tổng vốn thực tế sử dụng của DNTN là 110071.8 tỷ đồng tăng 38.46% so với năm 1999, trong đó công ty TNHH tăng 40.07%, DNTN tăng 37.64%, công ty CF tăng 36.79% 2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.1. Các nguồn huy động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: 2.1.1. Vốn tự có và nguồn phi chính thức: Vốn tự có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tạo ra từ nguồn vốn riêng của các nghiệp chủ, của cổ đông, bạn bè, họ hàng.... Nguồn vốn này thường chiếm khoảng 5 – 10% vốn luân chuyển. Còn nguồn vốn phi chính thức thì theo nghiên cứu của viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương thì 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 50 triệu đồng, chỉ có khoảng 1/3 số doanh nghiệp nhỏ vay được vốn, trong đó chỉ có 20% vay được từ ngân hàng còn lại khoảng 80% là nguồn vốn phi chính thức. Nguồn vốn phi chính thức được tìm kiếm từ cho vay nặng lãi, vay bạn bè, vay người thân.... Tuy nhiên phạm vi và quy mô nguồn vốn không lớn, chủ doanh nghiệp buộc phải cân nhắc các nhận xét của cá nhân người giúp đỡ tài chính, gây nên mối quan hệ có tính chất cá nhân, thậm chí còn có thể va chạm đến sự độc lập kinh doanh. 2.1.2. Nguồn tài chính chính thức: Nguồn vốn này bao gồm: + Quỹ hỗ trợ phát triển; Hoạt động qua ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ phát triển nông thôn, liên hiệp hợp tác xã, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.... Đến tháng 9 – 2001 trong cả nước có gần 7 tỷ USD nhàn rỗi, hàng tỷ đồng của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chưa được sử dụng và hàng trục nghìn ha đất và nhà
Tài liệu liên quan