Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)

Thủ công nghiệp là nền sản xuẩt trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Trong xã hội phong kiến mặc dù kinh tế thủ công ghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp song nó vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việc nghiên cứu hoạt động thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) giúp ta hiểu sâu sắc về kinh tế thủ công nghiệp và vai trò của hoạt động kinh tế này với nhà nước và gia đình. Hiểu toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội thời Tự Đức-một giai đoạn lịch sử đặc biệt: phát triển trong điều kiện của cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đó cũng là thời kì khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng của triều đình Tự Đức, từ đó có những lý giải cho sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế nước ta triều Nguyễn nói chung và thời Tự Đức nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân ta cuối thế kỉ XIX. Từ việc nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức sẽ cho ta thấy rõ vai trò to lớn của các thợ thủ công, công nghệ ở nước ta-những con người góp phần đáng kể cho việc duy trì và phát triển hoạt động thủ công nghiệp của đất nước, rút ra được những đặc điểm và kinh nghiệm phát triển thủ công nghiệp.

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn để tài Thủ công nghiệp là nền sản xuẩt trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Trong xã hội phong kiến mặc dù kinh tế thủ công ghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp song nó vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việc nghiên cứu hoạt động thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) giúp ta hiểu sâu sắc về kinh tế thủ công nghiệp và vai trò của hoạt động kinh tế này với nhà nước và gia đình. Hiểu toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội thời Tự Đức-một giai đoạn lịch sử đặc biệt: phát triển trong điều kiện của cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đó cũng là thời kì khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng của triều đình Tự Đức, từ đó có những lý giải cho sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế nước ta triều Nguyễn nói chung và thời Tự Đức nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân ta cuối thế kỉ XIX. Từ việc nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức sẽ cho ta thấy rõ vai trò to lớn của các thợ thủ công, công nghệ ở nước ta-những con người góp phần đáng kể cho việc duy trì và phát triển hoạt động thủ công nghiệp của đất nước, rút ra được những đặc điểm và kinh nghiệm phát triển thủ công nghiệp. Nghiên cứu về thủ công nghiệp thời Tự Đức giúp ta có những nội dung-tư liệu lịch sử, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, học tập về thời kì lịch sử-cuối thế kỉ XIX đầy khó khăn và biến động. Khóa luận cũng là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu lao động, tự lực tự cường…của dân tộc ta cho mọi tầng lớp nhân và thế hệ trẻ. Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, thủ công nghiệp có vai trò quan trọng. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư có viết “thủ công nghiệp nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cần được đặc biệt chú ý phục hồi và phát triển, mạnh nhất là những nghề thủ công cổ truyền mỹ nghệ ở các địa phương” [4;38]. Đến nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ 5, Đảng và nhà nước ta vẫn nhấn mạnh: “thủ công nghiệp ở nước ta có tiềm năng to lớn đã và đang được cải tạo, tổ chức lại thành một bộ phận kinh tế xã hội chủ nghĩa có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong chặng đường đầu tiên này” [5;61]. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thủ công nghiệp nửa cuối thế kỉ XIX góp phần thiết thực vào việc xây dựng, phát triển nền kinh tế thủ công nghiệp nước ta giai đoạn hiện nay. Thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) mặc dù đã được đề cập rải rác trong một số công trình song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vần đề này. Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và phạm vi của đề tài a. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thủ công nghiệp nhà Nguyễn nói chung và thủ công nghiệp thời Tự Đức nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên vấn đề này chỉ được trình bày rải rác, tản mạn ở nhiều công trình khác nhau. Tiêu biểu như một số công trình dưới đây: Sơ thảo lịch sử thủ công nghiệp Việt Nam của Phạm Gia Bền. Trong công trình này tác giả đã giới thiệu sơ lược lịch sử phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam, những nét lớn về tình hình phát triển của nền thủ công qua các thời kì trong đó có điểm qua về hoạt động thủ công nghiệp thời Tự Đức (từ trang 37 đến trang 45). Mấy nét lớn về các nghề thủ công có tính chất điển hình như nghề gốm, nghề dệt…(từ trang 73 đến trang 134). Tuy nhiên, sự đề cập đó còn chưa hệ thống và chưa hoàn thiện. Lịch sử Việt Nam của Hoàng Văn Lân-Ngô Thị Chính. Tác phẩm này đã nói tới một vài nét khái quát về tình hình kinh tế thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) xong rất ít ỏi và chưa đầy đủ. Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn của Vũ Huy Phúc. Công trình này nghiên cứu một cách khá hệ thống về tình hình thủ công nghiệp triều Nguyễn trong đó có thời Tự Đức. Tác phẩm cũng đã khái quát được sự phát triển của một số nghề thủ công truyền thống nằm trong bộ phận thủ công nghiệp dân gian như nghề gốm, nghề rèn, nghề dệt…nhưng chưa hoàn thiện. Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về thủ công nghiệp thời Tự Đức (1848-1883). b. Phạm vi nghiên cứu Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam từ 1848 đến 1883. 3. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu: Thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883). b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở những tư liệu được chọn lọc và chỉnh lý, đề tài dựng lại thực trạng nền thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức gồm một số vấn đề sau đây: Bối cảnh lịch sử và yêu cầu phát triển kinh tế nói chung, thủ công nghiệp nói riêng. Những chính sách, biện pháp của nhà nước phong kiến đối với thủ công nghiệp. Thực trạng hoạt động thủ công nghiệp trong khu vực nhà nước và dân gian. Từ đó rút ra những đặc điểm, vai trò, bài học kinh nghiệm và đánh giá vai trò, đặc điểm của vấn đề nghiên cứu. c. Đóng góp của khóa luận Đề tài lần đầu tiên trình bày một cách tương đối hệ thống và đầy đủ về thực trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883). Góp phần đánh giá vai trò của thủ công nghiệp thời kì này và rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong hoạt động thủ công nghiệp. Đề tài khóa luận là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống, ý thức dân tộc, nghiên cứu biên soạn, giảng dạy và học tập thời kì lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Việc nghiên cứu đề tài cũng giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dựng phát triển kinh tế thủ công nghiệp hiện nay. 4. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu a. Nguồn tư liệu nghiên cứu: Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: Sách kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, văn kiện Đảng và nhà nước về thủ công nghiệp. Nói về sản xuất nhỏ và sản xuất lớn của Mác-Anghen-Lênin. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư và lần thứ năm... Nguồn tư liệu này cung cấp cho chúng tôi những quan điểm đúng đắn trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tư liệu gốc: các tập Đại Nam thực lục chính biên do nhà Nguyễn biên soạn, chủ yếu là các tập từ 27-38. Đây là nguồn từ liệu cơ sở để nghiên cứu và viết đề tài khóa luận. Các sách và tài liệu tham khảo về thủ công nghiệp triều Nguyễn chủ yếu là thời Tự Đức. Những tác phẩm này cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, đánh giá, nhận định để nghiên cứu đề tài. Các tài liệu khác: tranh ảnh, văn học nghệ thuật thời Tự Đức đề cập đến thủ công nghiệp. b. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nghiên cứu để tài chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp lịch sử, phuơng pháp logic… trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác để nghiên cứu như, phân tích, tổng hợp, so sánh thống kê… Nghiên cứu đề tài này chúng tôi rất coi trọng việc làm tốt công tác tư liệu, xử lý, chọn lọc, đảm bảo tính khách quan, khoa học của tư liệu. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương. Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những chính sách của triểu Tự Đức đối với thủ công nghiệp. Chương 2: Thực trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883). CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU TỰ ĐỨC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1 Bối cảnh lịch sử Tình hình thủ công nghiệp thời Tự Đức gắn liền với bối cảnh quốc tế và trong nước những năm của thế kỷ XIX. Bối cảnh lịch sử ấy đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển hay những hạn chế của thủ công nghiệp và quy định đặc điểm của thủ công nghiệp thời kì này. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử chúng tôi chỉ xin được giải quyết vấn đề đó là: bối cảnh ấy có tác dụng thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển thủ công nghiệp thời Tự Đức (1848-1883). Bối cảnh quốc tế Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, trong khi phong trào cách mạng không ngừng tiếp diễn thì kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến quan trọng. Chủ nghĩa tư bản phát triển không ngừng và dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Nước Anh vẫn chiếm địa vị hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Từ năm 1830 tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng tăng, việc sử dụng máy móc vào sản xuất ngày càng nhiều. Ngành luyện kim vầ cơ khí phát triển rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cẩu trang bị kỹ thuật toàn bộ nền công nghiệp. Đồng thời, đường sắt tăng lên nhanh chóng: năm 1830 đường xe lửa đầu tiên nối liền Manchester và Liverpool được khánh thành và đến năm 1850 nước Anh đã có tới 10.000 Km đường sắt. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước và tăng cường mối liên hệ kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp. Nước Pháp đứng hàng thứ hai trong nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển. Số lượng máy hơi nước được sử dụng tăng lên nhanh chóng. Sản lượng các ngành công nghiệp cũng tiến bộ rõ rệt. Than tăng từ 225 nghìn tấn (1832) lên 373 nghìn tấn (1846). Việc xây dựng đường sắt được đẩy mạng. Pháp trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát đạt nhất trên lục địa châu Âu. Nước Mỹ đã tiến hành xong cuộc chiến tranh dành độc lập từ giữa thế kỷ XVIII nên có những điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản. Ở Mỹ có sự khác biệt giữa ba vùng kinh tế, tuy nhiên trong những năm 30-50 của thế kỷ XIX Mỹ cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, là thị trường cung cấp nguyên liệu, cây công nghiệp cho châu Âu mà chủ yếu là cho Anh. Trong một thời gian dài, nền kinh tế Mỹ vẫn đóng vai trò “thuộc địa của châu Âu”. Nguồn gốc chủ yếu của tình trạng đó là sự tồn tại của chế độ nô lệ trong các đồn điền ở miền Nam. Sau cuộc khủng hoảng chu kỳ đầu tiên 1837-1842, công nghiệp Mỹ mới phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đạt được nhiểu thành tựu. Trong nhiều nước khác ở châu Âu, tuy chưa tiến hành cách mạng tư sản, nhưng nhân tố tư bản chủ nghĩa cũng đã nảy nở trong nền kinh tế mỗi nước. Mặc dù quan hệ phong kiến còn chiếm đị vị thống trị, nước Đức cũng đã có một số chuyển biến nhất định tuy chậm hơn Anh, Pháp. Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nhất ở vùng sông Ranh và Vesphaland vì ở đó nhân dân được giải phóng một phần khỏi chế độ phong kiến và có nhiều nguyên liệu hơn cả thủ đô Berlin của Phổ. Ở nước Ý và nước Đức những yếu tố tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm và cũng đang trên đà phát triển mạnh. Như vậy, trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là trong khoảng 1818-1848, cuộc cách mạng công nghiệp tiếp tục phát triển trong các nước lớn, đẩy nền kinh tế lên một mức cao. Ở những nước khác mặc dù chưa tiến hành cách mạng tư sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đã bước đầu có được những thành tựu đáng kể. Tình hình đó đã tạo lên một nguồn của cải vật chất phong phú và mở ra khả năng sản xuất to lớn. Thị trường trong nước không đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế vì vậy các nước tư bản Âu, Mỹ tăng cường tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược giành giật thị trường thuộc địa. Và châu Á trong đó có Việt Nam trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của quá trình ấy. Cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đặt ra cho Việt Nam cả thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi đó là Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi những thành tựu kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển nền kinh tế nói chung và thủ công nghiệp nói riêng. Khó khăn đó là liệu Việt Nam có tiếp thu và áp dụng thành công những tiến bộ khoa học đó để phát triển nền kinh tế của mình phù hợp với bối cảnh quốc tế hay không? Tất cả những điều kiện đó đểu có tác động đến sự phát triển của kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng. Trước yêu cầu lịch sử như vậy, một câu hỏi đặt ra là vua quan triểu Nguyễn có nhận thức được yêu cầu đó không và họ đáp ứng yêu cầu ấy như thế nào? Do yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống và quốc phòng, bảo về độc lập của tổ quốc trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp cần thiết phải cải cách, phát triển kinh tế trong đó có thủ công nghiệp. Đã có một số đề nghị cải cách về thủ công nghiệp như: điều trần của Nguyễn Văn Chấn: cấm không được mua hàng nước ngoài để đảm bảo phát triển hàng nội hóa [18;87]. Năm 1867, Đặng Huy Trứ đi công cán ở Hồng Kông về đã có đề xuất lập cục cơ khí, mở xưởng đúc gang thép, đóng tàu, đúc súng đạn, mời chuyên gia phương Tây sang dạy, cử thanh niên tuấn tú đi học ở nước ngoài… Ngoài ra còn rất nhiều điều trần khác tiêu biểu là điều trần của Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều định Tự Đức thực hiện cải cách mở cửa thông thương với nước ngoài, học tập kỹ nghệ tiến tiến phương Tây, phát triển kinh tế-xã hội trong đó có phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp để dân giàu nước mạnh… Trước những đề nghị cải cách đó, triều đình Tự Đức bảo thủ, không thực hiện làm cải trở sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp. 1.1.2 Bối cảnh trong nước Tự Đức lên ngôi trong bối cảnh đất nước đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Vì thế ngay khi lên ngôi Ông đã đưa ra nhiều chính sách để khắc phục tình trạng đó. Ngược lại chính bối cảnh ấy cũng tác động không nhỏ đến các chính sách của ông trong đó có chính sách đối với thủ công nghiệp. Về chính trị: dựa vào sự ủng hộ của tập đoàn địa chủ miền Nam và sự giúp đỡ quân sự của tư bản Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn để lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long (1802). Sau Nguyễn Ánh, các vua kế tiếp (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) ra sức xây dựng và tăng cường chế độ quân chủ chuyên chế nhằm duy trì quyền thông trị lâu dài của dòng họ. Mọi quyền hành đều tập trung trong tay vua, các quan lại chỉ thừa hành lệnh vua. Nhà nước mang nặng tính bảo thủ, lo ngại đổi mới, đã gạt bỏ nhiều đề nghị cải cách duy tân của một số quan lại, sỹ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu Nguyễn Trường Tộ. Một chính quyền thống nhất trong cả nước, nhưng lại mang nặng tính quan liêu, độc đoán, tham nhũng, đè nặng lên đầu nhân dân. Năm 1815, bộ luật Gia Long mô phỏng bộ luật phản động của phong kiến nhà Thanh (Trung Quốc) được ban hành đã đề cao tuyệt đối quyền thống trị của vua quan, bảo vệ quyền bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nhân dân lao động. Vua quan nhà Nguyễn từ đầu đã huy động công sức của nhân dân vào việc xây dựng thành lũy kiên cố ở trung ương và các đại phương, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) là vùng đất cơ sở của dòng họ. Còn đối với nước ngoài thì đóng cửa không tiếp xúc với tư bản phương Tây trong khi đó lại thuần phục phong kiến nhà Thanh. Các vua triều Nguyễn khi lên cầm quyền đểu có ý thức nắm các hoạt động văn hóa để tuyên truyền tư tưởng Nho giáo, trên cơ sở đó củng cố trật tự phong kiến, bảo vệ chính quyền chuyên chế. Về kinh tế, nông nghiệp ngày càng bi đát. Ruộng đất phần lớn tập trung vào tay quan lại, địa chủ. Nông dân chỉ được phần đất nhỏ và xấu, năng xuất thấp, đời sống do đó rất cực khổ. Từng đoàn người phiêu tán bỏ làng đi nơi khác kiếm sống, những người ở lại phải làm công cho địa chủ hoặc nhận đất chịu tô cao, thuế nặng, phu phen tạp dịch. Đó là chưa kể tới thiên tai, lũ lụt làm mất mùa. Hai ngành công và thương nghiệp cũng ngày càng thêm bế tắc. Các công trường xây dựng, công trường sản xuất, cả những thợ giỏi ở các địa phương…đều do triều đình nắm giữ, sử dụng vào việc xây dựng cung điện thành quách, lăng tẩm…làm đồ dùng và đồ trang sức cho vua chúa. Triều đình giữ độc quyền khai mỏ trong cả nước, khai thác theo lối thủ công nên năng suất rất thấp. Đối với một số mỏ cho Hoa kiều hoặc người Việt khai thác thì đánh thuế sản vật rất nặng, lại còn độc quyền thu mua các kim loại khai thác được theo giá ấn định. Các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân không có điều kiện phát triển. Triều đình đề ra những luật lệ ngặt nghèo làm thui chột tài năng sáng kiến của người thợ, buộc họ phải đóng thuế bằng sản vật…Do đời sống nhân dân đói khổ nên sức mua rất thấp, thị trường trong nước gần như tê liệt, trong khi thị trường ngoài nước bị ngăn cấm. Tình hình đó ảnh hưởng trầm trọng đến nội thương lẫn ngoại thương. Về xã hội, kể từ năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế nhà Nguyễn đã đối lập găy gắt với nhân dân. Triều Nguyễn thi hành nhiều chính sách bảo thủ và phản động trên tất cả các mặt càng làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt dẫn tới bùng nổ quyết liệt. Nhiều cuộc nổi dây của nông dân và các tâng lớp nhân dân khác liên tục diễn ra suốt các triều vua nhà Nguyễn. Chỉ trong khoảng 10 năm từ khi Tự Đức lên ngôi (1848) đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (1859) đã có tới 10 cuộc nổi dậy chống lại triều đình Nguyễn. Triều đình đã dập tắt phong trào trong biển máu. Như vậy có thể nói rằng nền thống trị phong kiến mà nhà Nguyễn xác lập từ 1802 trên đất nước ta chỉ là sự thắng lợi nhất thời của một tập đoàn phong kiến lâu đời có tư bản nước ngoài giúp sức đối với phong trào nông dân chống phong kiến từ hơn một trăm năm trước đó kết tinh bằng phong trào Tây Sơn. Vì vậy sau khi xác lập quyền thống trị, triều đình Nguyễn đã mang trong lòng nó tính chất phục thù của các tập đoàn phong kiến vùa mới bị nông dân Tây Sơn quật đổ đối với quản đại quần chúng nhân dân. Điều này đã chi phối toàn diện các chính sách thống trị của nhà Nguyễn với kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong đó có chính sách với thủ công nghiệp. Một mặt để duy trì sự tồn tại của triều đại, chống lại các cuộc khỏi nghĩa nông dân, vương triều Nguyễn đặc biệt là triều Tự Đức đã có những cố gắng nhất định để xây dựng một nền tảng kinh tế mạnh. Kinh tế thủ công nghiệp có điều kiện phát triển đặc biệt là loại hình thủ công nghiệp phục vụ đời sóng triều đình như nghề dệt, may mặc và những nghề thủ công phục vụ quốc phòng như đúc súng … Đó là những cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883). Mặt khác do mang trong mình tính chất phục thù của các tập đoàn phong kiến cho nên trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XIX triều đình nhà Nguyễn chỉ ra sức củng cố quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, cũ kỹ chặn đứng mọi nhân tố tích cực tiến bộ về kinh tế, chính trị tư tưởng văn hóa…và ngày càng đối địch với nhân dân, trước hết là với nông dân. Kết quả trực tiếp của những chính sách này đó là khủng hoảng kinh tế xã hội dưới thời Tự Đức. Và đó cũng là trở ngại cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng thời kì này. Nhìn nhận kỹ hơn về thủ công nghiệp thời Tự Đức ta thấy thủ công nghiệp có những thành tựu nhất định. Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển, số người làm nghề thủ công tăng lên. Các nghề làm đồ gốm, sành sứ, dệt vải, làm đồ vàng bạc, làm giấy, làm đường phát triển khắp nới. Nghề làm pháo đã có từ trước nay phát triển thêm với nhiều loại pháo lớn nhỏ và có các làng chuyên làm pháo như Đồng Kỵ, Bình Đà. Trên cơ sở phát triển của nghề in bản gỗ xuất hiện nghề làm tranh dân gian nổi tiếng với làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội). Nghề làm nón phát triển ở nhiểu nơi với những đặc điểm khác nhau…Bên cạnh những thành tựu trên, thủ công nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế như phương thức sản xuất hầu như không thay đổi. Các làng thủ công vẫn gắn liền với nông nghiệp không hình thành các phường hội với quy chế riêng như ở Tây Âu trung đại. Bên cạnh đó chính sách của nhà nước cũng thiếu tính chất khuyến khích. Nhà nước giữ độc quyền mua một số sản phẩm như sa, lượt, lụa, là, người thợ thủ công vùa phải đóng thuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công quý… Sau quá trình chuẩn bị lâu dài, sáng sớm ngày 1-9-1859, chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đã Nẵng mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. Cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã cắt ngang tiến trình phát triển bình thường của dân tộc. Chiến tranh đòi hỏi nhân dân ta không thể chỉ tập trung phát triển kinh tế bình thường mà còn phải đấu tranh chống
Tài liệu liên quan